Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống
Cách rèn luyện sự tự tin hiệu quả
Cách rèn luyện lòng tự tin cho bạn thêm động lực trong cuộc sống
Rèn luyện bản thân luôn là bước đầu của sự thành công. Hãy tham khảo các cách sau để giúp bạn chiến thắng bản thân nhé!
Phát triển kỉ luật của bản thân
Ý thức tự giác
Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công
Rèn luyện “Ý thức tự giác” cũng là một nhiệm vụ được định hướng và chọn lọc. Nó là kết quả của những nỗ lực hết mình, chứ không phải là của sự dễ dãi
Mỗi ngày, hãy lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nhỏ với thời gian định trước:
Tập cách cân nhắc việc chần chừ
Phân tích: Việc lên kế hoạch giúp bạn tập trung vào những thứ cần ưu tiên. Bằng cách chú trọng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ hơn là hoàn thành chúng, bạn có thể tránh được sự chần chừ không đáng có.
Phân tích: Việc Lập bảng ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi xem bản thân đã mất bao nhiêu thời gian để làm những công việc đó. Từ đó điều chỉnh lại cho thích hợp.
Khai thác sức mạnh của sự cân bằng
Phân tích: Khi làm như trên, bạn sẽ giải quyết những phần công việc được chia nhỏ, chứ k phải tất cả cùng một lúc. Hãy biến nó thành thói quen trước, và rồi thói quen đó sẽ giúp bạn hòan thành công việc. Nó sẽ giúp bạn đỡ “ngán”, tránh tình trạng “đuối” và làm chủ đuợc thời gian.
Từ việc rèn luyện “ý thức tự giác” nghiệm ra cách quản lý quỹ thời gian.
Quản lý quỹ thời gian có thể là một công việc rất vất vả.
Hãy tự hỏi, nếu bạn không quản lý được bản thân, làm sao bạn quản lý được thời gian?
Bắt đầu với việc “định hướng ý thức tự giác” và bắt đầu từ đó.
Phân tích: Khi bạn kiểm sóat được những công việc, bạn xây dựng ý thức tự giác. Khi bạn xây dựng ý thức tự giác, bạn hình thành cách quản lý thời gian. Khi bạn hình tàhnh cách quản lý thời gian, bạn xây dựng lòng tự tin.
Duy trì việc ghi nhận quá trình rèn luyện ý thức tự giác.
Phân tích: Dạng nhật ký rèn luyện này sẽ là một công cụ quý giá để giúp những họat động của bạn đạt được kết quả tốt hơn. Nó sẽ giúp bạn phân lọai công việc ưu tiên, nhận ra cái nào quan trọng, cái nào không, cũng như ước lượng thời gian thích hợp cho nó.
Lên kế hoạch cho ngày làm việc hoặc học tập của bạn
Phân tích: Khi bạn hình dung rõ đựơc những cái mà bạn muốn đạt trong ngày, thì khả năng hoàn thành những công việc đó của bạn sẽ rất cao. Viết hoặc phác thảo ra một ngày làm việc sẽ giúp bạn rất nhiều.
Sự ngã lòng
Bí quyết:
Phối hợp thói quen mới với thói quen cũ:
Nếu bạn hay uống cà phê sáng, hãy kết hợp, vừa uống tách cà phê đầu tiên trong ngày vừa viết và phân lọai ưu tiên những công việc của bạn.
Phân tích: Việc phối hợp này sẽ tạo nên sự liên kết trong hệ thần kinh, và giúp chúng ta dễ “ghi nhớ” hơn
Đánh dấu quá trình của bạn:
Trên lịch để bàn, trên trang word máy tính, trên bàn ăn sáng, bất cứ đâu thuận tiện, hãy:
Đánh dấu những ngày mà bạn đã thực hiện kế hoạch thành công. Nếu bạn phá vỡ quá trình, hãy bắt đầu lại!!
Phân tích: Giúp bạn mường tượng ra để củng cố quá trình thực hiện của bạn
Mẫu hình:
Quan sát những người xung quanh bạn để xem ý thức tự giác và thói quen đã giúp họ hoàn thành mục tiêu như thế nào. Xin lời khuyên của họ, xem những cái nào đã thực sự có tác dụng, những cái nào không.
Bí quyết nào để tạo sự tự tin cho bản thân?
Bí quyết nào để tạo sự tự tin cho bản thân?
Sự tự tin tôn vinh thêm giá trị của mỗi con người trong cuộc sống. Tuy nhiên lại có thể do một lý do nào đó khiến bạn chưa thực sự tự tin vào bản thân mình. Trong bài viết sau đây, chúng tôi xin “mách nhỏ” tới quý độc giả những bí quyết để tạo sự tự tin cho riêng mình.
Đâu là điểm mạnh của bạn?
Đã bao giờ bạn khám phá con người mình để tìm ra đâu là điểm yếu, điểm mạnh của mình chưa? Việc hiểu rõ mình của mình sẽ giúp bạn vượt qua những tự ti về bản thân và trở lên mạnh dạn hơn. Hãy nghĩ đến những phẩm chất tốt đẹp mà bạn có đủ như trong giao tiếp bạn bè, trong ứng xử hay thậm chí là một chút tài lẻ trong cuộc sống. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn đi tìm câu trả lời thì hãy thử các mẹo sau đây.
- Hãy nhớ lại những lời khen mà mọi người đã dành cho bạn. Không phải vô tình mà họ lại dành tặng bạn những lời khen tặng. Phải có lý do cụ thể nào đó, có thể vì vẻ ngoài hay sự tốt bụng của bạn…
- Những thành công mà bạn đã đạt được là gì? Nó có thể là thành tích cao trong học tập khiến mọi người phải ngưỡng mộ hay đơn giản chỉ là việc giúp đỡ ai đó trong cuộc sống. Hãy lặp lại những việc làm này nhưng ở mức độ đòi hỏi cao hơn.
- Luôn phấn đấu cho những phẩm chất mà bạn đang muốn hướng đến. Không một ai là hoàn hảo, nhưng đừng vì thế mà bạn lại không tự rèn luyện bản thân để trở thành con người hoàn thiện nhất về mọi mặt.
Hãy nhớ rằng sự tự tin không có sẵn trong mỗi cá nhân
Có thể nhiều người rất giỏi khi “giấu” được sự mất bình tĩnh của họ. Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả chúng ta đều phải trải qua một quá trình rèn luyện để đạt được nó.
- Đừng lúc nào cũng nghĩ rằng bạn là trung tâm “đổ dồn” của mọi ánh nhìn. Một số người luôn “quan trọng hóa” vẻ bề ngoài của mình khi ra ngoài nên thường có cảm giác này. Hãy hít thật sâu và thở nhẹ và nghĩ tới việc không phải lúc nào bạn cũng hoàn hảo.
- Xây dựng sự tự tin của mình bằng cách giúp đỡ người khác. Hãy dành cho ai đó một lời khen ý nghĩa hoặc làm một việc tốt nào đó cho họ. Kết quả là bạn sẽ có một ngày đầy cảm xúc khi làm người khác vui vẻ.
- Đừng bao giờ so sánh bạn với ai đó. Đơn giản vì trong cuộc sống này thì không một ai là hoàn thiện và mỗi người đều có một quan điểm sống khác biệt. Thay vì luôn phàn nàn về những điều vô nghĩa thì hãy dành thời gian để tự hoàn thiện bản thân mình.
Tiếp nhận những lời khen
Khi bạn được người khác khen tặng về một điều gì đó nghĩa là họ đang rất ấn tượng về bạn ở điều ấy. Hãy tiếp nhận lời khen một cách nhã nhặn và cũng đừng quên dành lại cho họ một lời cảm ơn chân thành nhất. Hiển nhiên, người tiếp chuyện cũng thấy được ở bạn toát lên vẻ tự tin và lịch sự đáng có.
- Nếu bạn cảm thấy gượng gạo khi phải khen ai đó thì hãy làm việc này sau khi nhận được lời khen từ đối phương. Việc làm này sẽ thể hiện được sự quan tâm của bạn tới người tiếp chuyện.
Văn hóa xin lỗi
Hãy luôn biết nói lời “Xin lỗi” tới mọi người những khi cần thiết. Điều này không những thể hiện sự hối tiếc của bạn mà còn khiến người tiếp nhận thấy được thành ý của bạn đối với họ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà lúc nào bạn cũng dùng cụm từ này như một câu cửa miệng. Dùng đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bạn hoàn toàn có thể tùy biến lời xin lỗi của mình bằng những câu nói cảm thán thể hiện sự hối tiếc như “Mình rất lấy làm tiếc. Chuyện này sẽ không tái diễn vào lần sau nữa”.
Nói to và rõng rạc
Đây là một cách đơn giản và cũng là một “đòn” tâm lý hiệu quả để trở nên tự tin hơn trước mặt mọi người. Một người tự tin sẽ không ăn nói lắp bắp, lí nhí hay nói như “thét lên” mà luôn duy trì một tốc độ nói chậm rãi với âm vực sâu, rõng rạc.
Liệt kê những thứ khiến bạn không thể tự tin
Còn điều gì khiến bạn luôn bị mất tự tin đến như vậy? Bạn học kém, ít bạn bè hay không ai muốn chơi với bạn? Hãy liệt kê những lý do chính đáng để hướng đến cách giải quyết. Ví dụ, kết quả học tập không tốt làm bạn mất tự tin thì liệu rằng với một thành tích tốt hơn có cái thiện được tình hình hiện tại không? Từ đó, bạn sẽ biết cách phải làm gì đối với bản thân mình. Nhưng có những thứ không thể một sớm, một chiều mà tốt ngay được. Cách tốt nhất là bạn phải luôn tự tin vào chính bản thân mình.
Cải thiện "góc" con người
- Tự chăm sóc bản thân: Hãy giành thêm một chút ít thời gian trong ngày để chăm sóc thân thể để mình được đẹp hơn trong mắt mọi người.
- Ăn mặc tạo sự tự tin: Bạn không cần phải chi quá nhiều tiền để mua về những “bộ cánh” mới thì mới cảm thấy tự tin. Thay vì điều lãng phí đó, hãy ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với bản thân. Đừng quên việc giặt ủi quần áo thường xuyên để chúng được sạch sẽ, phẳng phiu nhất.
- Hoàn thiện mọi tác phong: Cuộc sống hàng ngày của mỗi con người còn bao gồm cả việc giao tiếp nên bạn hãy hoàn thiện các kỹ năng ứng xử để người tiếp chuyện thấy được sự tự tin, chững chạc ở bạn. Hãy đứng thẳng và mắt hướng về người đối diện khi giao tiếp.
- Nở nụ cười và giao tiếp bằng mắt. Bạn cũng đừng ngại khi bắt gặp những ánh nhìn từ đối phương. Hãy giành cho nhau những lời nói, cử chỉ thân thiện nhất. Điều này là rất cần thiết trong mọi tình huống và sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều.
Phát huy sở trường
Nếu bạn là một người có khiếu nghệ thuật hay thể thao thì không có lý do gì để bỏ qua chúng. Chính những hoạt động này sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Hãy giành thời gian để tham gia những lớp học và có thêm cơ hội phát huy sở trường, cũng như giao lưu với những người cùng sở thích. Bạn sẽ thấy mình mạnh dạn hơn trước rất nhiều đấy.
- Đừng chán nản nếu kết quả rèn luyện chưa thực sự tốt. Bạn biết đấy, học tập vốn là cả một quá trình dài và thành công sẽ đến một cách từ từ.
- Hãy trở thành hội viên trong những nhóm cùng sở thích với bạn. Đây không chỉ là nơi để bạn chia sẻ, kết nối niềm đam mê mà còn rèn được cho mình sự tự tin tuyệt vời nhất.
Sự tự tin là thành quả sau một quá trình rèn luyện, chứ không phải là điều “một sớm, một chiều” mà có
Bản thân của mỗi một quá trình bất kỳ luôn chứa đựng sự vận động trong nó. Do đó, ngay cả khi bạn đã đạt được sự tự tin cho bản thân thì quá trình này luôn vận động, có thể là tốt lên, nhưng cũng có khi lại xấu đi. Điểm cốt lõi ở đây là hãy biết cách rèn luyện bản thân vì cuộc sống này luôn thay đổi.
- Đừng bao giờ có thái độ coi thường người khác và trở lên ngạo mạn, hơn người.
- Hãy sống hết mình và đừng khiến ai đó phải bận tâm về bạn. Luôn trong tư thế ngẩng cao đầu và tự tin sẽ đến với bạn.
- Hãy luôn là chính mình.
- Sự tự tin là chìa khóa của thành công do đó chính bạn là người sẽ quyết định mọi chuyện.
- Hãy tham khảo phong cách ăn mặc, tác phong đi lại, cách ăn nói của những người mà bạn cho là tự tin. Từ đó hãy chọn lọc những gì phù hợp nhất với bạn để “biến” nó thành phong cách riêng của mình.
- Tập tác phong giao tiếp trước gương.
Cách để rèn luyện đầu óc bạn luôn minh mẫn
Học nữa học mãi
1. Đọc sách: Chọn sách văn học, khoa học hay những quyển sách nâng cao tính chuyên môn nghề nghiệp để đọc, sẽ giúp bộ não của bạn hoạt động tích cực hơn. Kiếm một quyển tiểu thuyết hoặc một quyển truyện trước khi bắt đầu chuyến bay công tác hay kì nghỉ mát, do việc đọc còn mang lại cho bạn sự thoải mái, thư giãn vì bạn không phải để ý đến thực tế ở bên ngoài.
Đọc sách chính là cách để rèn luyện kĩ năng nhận thức và tăng cường vốn từ vựng của bạn. Hãy đọc thường xuyên, rồi bạn sẽ ngạc nhiên về những thông tin mình tiếp thu được và vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra mình trở thành người có tài nói chuyện lúc nào không hay.
2. Tham gia một khoá học: Hãy học một điều gì đó mới mẻ, chẳng hạn như đăng kí tham gia lớp nấu ăn, cắm hoa hay hội hoạ, v.v…Bản thân bạn sẽ gặp những thách thức vì phải hấp thụ những khái niệm, những thông tin và ý tưởng mới, và giữ lại những kĩ năng cần thiết suốt quá trình ghi nhớ của bộ não.
3. Học ngoại ngữ: Tham gia một lớp học ngoại ngữ. Nghe băng và hẹn gặp một người khác phái mà bạn có thể nói chuyện bằng ngoại ngữ. Thay vì xem một chương trình ti vi theo thói quen, bạn hãy xem một bộ phim nước ngoài có phụ đề. Việc học này có tác dụng gì?
Bạn nên biết rằng học ngoại ngữ chính là cách để bộ óc của bạn linh hoạt, suy nghĩ được nhạy bén, giúp rút ngắn tính chậm chạp của quá trình suy nghĩ lão hoá theo tuổi tác. Mặt khác, còn giúp bạn giao tiếp với người nước ngoài dễ dàng hơn.
Những bài tập trí óc
4. Chạy bộ: Giúp tăng cường lượng oxy trong não và cơ thể bạn. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và sảng khoái hơn.
5. Chơi golf: Hãy bỏ ra vài giờ để chơi golf trong một khung cảnh mát mẻ, trong lành. Đây là một môn thể thao vừa có tính tập thể vừa có thể giúp bạn thư giãn, khuyến khích tinh thần bạn.
6. Tập yoga: Bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì việc tập yoga đòi hỏi sự cố gắng đến mức nào. Mặc dù yoga yêu cầu toàn thân thể bạn phải thực sự tập trung, nhưng lại đem đến sự bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng.
7. Chơi bi-a: Việc tập trung vào một khoảnh khắc sẽ giúp bạn nhạy bén hơn.
Tiếp tục tư duy:
8. Chơi game: Rủ bạn bè tham gia một trò chơi, chẳng hạn như chơi cờ…Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội cũng giúp trí óc bạn linh hoạt hơn. Vì khi đó, bạn sẽ phải vận dụng trí nhớ và các kĩ năng tư duy logic của mình.
9. Đặt mua báo hàng ngày: Những thông tin bạn nhận được mỗi ngày sẽ tích luỹ trong “phần cứng” của đầu óc bạn. Sự kích thích tư duy sẽ giúp bạn phát triển khả năng lĩnh hội và nhận thức.
Sáng tạo
10. Học một nhạc cụ: như guitar, piano, organ,… Việc đọc những bản nhạc sẽ khuyến khích tư duy của bạn.
11. Chơi ô chữ: sẽ giúp bạn trau dồi những kinh nghiệm, hiểu biết và lượng từ vựng của bạn.
12. Tranh luận: Một cuộc thảo luận sẽ làm tinh thần bạn thêm hăng hái. Miễn là bạn cố gắng đừng đi lạc đề thành một cuộc cãi vã, bạn sẽ rèn luyện được lối tư duy nhanh, sắc sảo, logic và sáng tạo. Khả năng thuyết phục được người khác chính là một điều kiện tốt cho công việc của bạn và làm vững chắc thêm các mối quan hệ.
Cách rèn luyện sự tự tin hiệu quả
Lấy lại sự tự tin cho bản thân dễ dàng
Tập thể dục thế nào để tốt cho sức khỏe
Cách kiềm chế cơn giận
Cách tự tin vào bản thân không khó
Cách nói chuyện khéo léo
(ST)