Ngày nay chỉ số EQ đang dần trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá con người bên cạnh chỉ số IQ.
CÁCH RÈN LUYỆN EQ
Con đường giúp bạn tăng chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ
Trắc nghiệm: Chỉ số EQ của bạn ở mức nào?
EQ (Emotion Quotient) là chỉ số “Đo sự thông minh cảm xúc” được tìm ra vào những năm 1990, thể hiện khả năng hiểu cảm xúc và ứng xử của bạn khi gặp tình huống khó khăn. Ngày nay một số người còn quan tâm nhiều đến EQ còn hơn cả IQ (chỉ số thông minh), vì EQ góp phần không nhỏ mang đến sự thành công của bạn. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số EQ của mình.
Câu 1: Một người mượn bạn một món đồ nhỏ (Nhưng có giá trị lớn về mặt tinh thần) nhưng mãi mà vẫn chưa mang trả. Phải làm sao đây?
A Bạn nói thẳng đây là món đồ rất quan trọng với bạn và bạn đề nghị trả lại.
B Từ mặt mấy người này ra, không bạn bè gì hết.
C Thui chẳng đáng là bao nhiêu, tình bạn quan trọng hơn hết.
D Làm mặt lạnh, ngó lơ cho đến khi người kia mang đến trả.
Tình bạn luôn quan trọng với bạn (Ảnh minh hoạ)
Câu 2: Vì một số lí do, người bạn thân thiết của bạn bỗng dưng không muốn nhìn mặt bạn nữa, bạn sẽ thế nào?
A Ngồi tự kỉ một mình.
B Tìm cách giải tỏ nỗi buồn bằng hiểu lầm như shopping, học nhảy… cho đến khi người kia hết giận bạn.
C Kiếm bạn mới để chơi, thiếu gì bạn, mất một người có gì đâu.
D Lao vào công việc để không nghĩ linh tinh nữa.
Câu 3: Bạn phải share phòng ngủ với em/chị/anh, nhưng khổ nỗi em/chị/anh của bạn lại cực kì bừa bộn và chẳng chịu dọn dẹp gì cả, những lúc như thế bạn làm sao?
A Bạn hù doạ, dùng bạo lực để nó phải chọn phòng.
B Nói hoài mà nó không chịu thay đổi, bạn đành phải sống cùng sự bừa bãi này thôi.
C Bạn nói rõ ràng, giải thích tại sao ở bừa bãi lại không tốt, rằng…
D Bạn cố tìm cách để làm bẽ mặt nó.
Bạn đành phải sống cùng sự bừa bãi này thôi (Ảnh minh hoạ)
Câu 4: Bạn sẽ làm gì khi tìm được một học bổng rất lớn? Để có được học bổng, bạn đã phải làm cho xong một bài luận dài ngoằng và cực kì khó khăn.
A Bạn vô cùng lo lắng, đến mức chẳng làm được gì.
B Bạn để bài luận sang một bên, phải xả xì trét rồi làm gì thì làm.
C Bạn dành cả tuần để làm bài luận, nhưng tuyệt đối không nói ra với ai.
D Bạn bình tĩnh để làm tiểu luận, lên dàn bài và tham khảo ý kiến của một số người.
Câu 5: Bạn đang ung dung trong sân trường, thì bỗng nhiên bạn bị ngã ngay trước mặt một đám con trai. Và:
A Bạn đứng lên, mỉm cười và bước đi tiếp.
B Bạn rất khó chịu khi đứng dậy.
C Bạn đỏ mặt vì quá mắc cỡ.
D Bạn cáu điên và lườm mọi người.
Bạn luôn mỉm cười dù gặp phải khó khăn (Ảnh minh hoạ)
Câu 6: Tưởng tượng trong một buổi tiệc bạn được nói chuyện với hotboy đình đám của trường, nhưng có vẻ cậu ấy không thoải mái lắm, bạn sẽ:
A Cứ suy nghĩ tại sao cậu ấy lại không hứng thú nói chuyện với mình.
B Bạn cố hỏi nhiều vấn đề để hiểu hơn về cậu ấy.
C Bạn bỏ đi vì thấy cậu ấy không hứng thú.
D Tự nhủ lần sau sẽ rủ cậu ấy tham gia hoạt động nào đó mà cậu ấy thích, dù bạn không thích cũng không sao.
Câu 7: Nhỏ bạn thân vừa chia tay bạn trai, bạn sẽ làm gì?
A Bạn cũng thấy lo lắng, liệu sau này mình có buồn và đau khổ như nhỏ bạn thân.
B Bạn nói xấu anh chàng kia và thà sống một mình còn hơn “cặp kè ăn muối mè” với những người như vậy.
C Bạn thẳng thắn hỏi cô bạn, xem bạn có thể giúp được gì không.
D Bạn rủ cô bạn ấy đi chơi, shopping, ăn uống để vơi nỗi buồn.
Rủ bạn bè đi shopping để không còn buồn nữa (Ảnh minh hoạ)
Sau khi làm xong bài trắc nghiệm, bạn hãy thử so sánh với đáp án đúng: 1a, 2b, 3c, 4d, 5a, 6b, 7c. Nếu số câu đúng của bạn quá ít thì bạn nên xem lại cách xử lí tình huống của mình trước mọi người. Còn nếu bạn đúng hoàn toàn hay là đúng gần hết thì xin chúc mừng, vì bạn là người cực kì khéo cư xử, có chính kiến riêng và biết cách làm cho suy nghĩ của mình ảnh hưởng lên người khác lắm đấy.
Sở dĩ những đáp án bên trên là đúng vì phù hợp với cách cư xử đúng mực trước tình huống khó xử. Vì theo định nghĩa quốc tế, EQ là sự thông cảm với người khác, đứng lên bảo vệ những gì mình tin tưởng theo cách tôn trọng và thuyết phục nhất. Có chỉ số EQ cao sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng lúc và quan trọng trong cuộc sống.
Cuối cùng, chúc teen nhà mình có được chỉ số EQ vừa đủ để đạt may mắn và thành công trong cuộc sống nhé!
Rèn chỉ số EQ giúp trẻ thành đạt
Theo thạc sĩ - chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy, chỉ số thông minh xúc cảm (EQ) không phụ thuộc vào chỉ số thông minh (IQ), mà có thể hiểu nó là cách sống của một người. "Nếu IQ đánh giá về năng lực tư duy, duy lý (một điều kiện cần để thành đạt về mặt học thuật) thì EQ là yếu tố quyết định sự thành đạt về lối sống trong cuộc đời", bà Thúy định nghĩa.
Cha mẹ nên rèn luyện chỉ số EQ cho con từ khi còn nhỏ. Ảnh: Thi Ngoan. |
EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống làm nên thành công trong tương lai.
Ngược lại trẻ có EQ thấp sẽ thiếu bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bé học kém. Nhiều khi chỉ vì tính thích gây hấn, hay không thích chia sẻ cái mình có với bạn bè mà trẻ bị bạn trong lớp tẩy chay, cảm thấy đơn độc, ảnh hưởng tâm lý, từ đó việc học cũng sút đi. Trong tương lai, nhóm trẻ này cũng khó kiến tạo các mối quan hệ tốt để phát triển sự nghiệp. Tình trạng thiếu xúc cảm có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, thậm chí hành vi phạm tội. Hoặc do không nhạy cảm với tình cảm của người khác, trẻ có thể làm họ đau khổ mà không thấy hối hận hay cắn rứt...
Năm 1995, nhà tâm lý Dainel Goleman đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá EQ gồm:
- Ý thức về khả năng của mình.
- Động lực phấn đấu.
- Tính kiên trì.
- Khả năng kiềm chế.
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc.
- Lòng thấu cảm.
- Tinh thần lạc quan.
Để rèn luyện chỉ số EQ cho con, cha mẹ nên dạy bé từ lúc còn nhỏ, dù lúc ấy trẻ chưa biết nói nhưng vẫn hiểu được. Tương ứng với từng tiêu chí trên, sẽ có cách giáo dục phù hợp:
1. Để trẻ ý thức về khả năng của mình, cha mẹ cần tạo cho con lòng tự tin và thấu hiểu năng lực của bản thân. Nếu cha mẹ đánh giá con quá cao dễ khiến trẻ trở nên tự cao, còn nếu đánh giá quá thấp, sẽ khiến trẻ tự ti và hoài nghi về năng lực của mình. Lời khuyên cho cha mẹ mỗi khi con vấp ngã hay bị điểm kém, đừng chăm chăm la rầy, mà biến đó thành cơ hội để luyện cho trẻ động cơ phấn đấu. Lúc cha mẹ gặp khó khăn trong công việc, hãy cho con biết rằng cha mẹ đang cố gắng vượt qua như thế nào.
2. Động lực phấn đấu: Cha mẹ cần nuôi dưỡng ước mơ, xây dựng mục tiêu phấn đấu cho trẻ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, cần tránh áp đặt ước mơ, mục tiêu của cha mẹ lên con cái. Mục tiêu của bé có thể dễ thay đổi theo thời gian, do vậy cha mẹ nên kiên nhẫn theo dõi và ủng hộ con.
3. Kiên trì: Cha mẹ có thể luyện tính kiên trì cho trẻ qua việc cùng chơi với trẻ, ví dụ chơi xếp hình, nặn tượng, tô màu… Nên khích lệ con mỗi khi bé nhẫn nại thực hiện một hoạt động nào đó.
4. Khả năng kiềm chế: Muốn con trẻ có khả năng kiềm chế thì chính cha mẹ phải biết kiềm chế để làm gương, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu trong từng tình huống cụ thể.
5. Khả năng điều chỉnh cảm xúc. Cha mẹ cần phải điều chỉnh cảm xúc khi dạy dỗ con. Khi con hư hỏng, nghịch phá mà người cha quá giận dữ còn người mẹ lại quá mềm mỏng sẽ khó dạy trẻ biết điều chỉnh cảm xúc. Vì thế cả cha và mẹ cần điều chỉnh cảm xúc để có thái độ dạy con đúng mực, như vậy trẻ mới hiểu mình cần phải xử sự thế nào cho phù hợp.
6. Lòng thấu cảm ở trẻ, cụ thể là lòng nhân ái, biết thương cả con vật, cây cỏ. Cha mẹ nên phát huy sự thấu cảm của con cái bằng cách dạy trẻ giúp đỡ, chia sẻ với những người bất hạnh, kém may mắn.
7. Tinh thần lạc quan: Nếu cha mẹ luôn rên rỉ, trách móc cuộc đời thì đứa trẻ cũng dễ bị nhiễm không khí nặng nề đó. Vì thế để truyền đạt được tinh thần này, chính phụ huynh phải sống lạc quan trước đã.
Tóm lại cha mẹ không chỉ giảng giải cho con 7 tiêu chí về EQ bằng lời nói mà còn bằng cả lối sống và cách cư xử của mình. Đó chính là bài học thiết thực dành cho con.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần hiểu rằng cảm xúc chi phối mạnh mẽ hành động của con người, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của hành động. Trên thực tế, không có quyết định nào của con người là thuần lý trí, mà luôn có vai trò của cảm xúc trong đó. Chẳng hạn, nếu cha mẹ giao cho con một việc mà con không muốn làm, con sẽ làm một cách miễn cưỡng cho xong rồi chẳng màng đến việc ấy nữa. Nhưng nếu đó là một việc con yêu thích, con sẽ dồn hết tâm sức để làm, nên kết quả thường rất tốt, và khi làm xong, con cũng sẽ cảm thấy rất vui. Vì thế hãy cố gắng tạo cho trẻ cảm xúc tích cực khi làm bất kỳ việc gì.
Những bé có EQ cao thường học giỏi, nghe lời bố mẹ, khỏe mạnh, vui vẻ, thông minh
Cách cải thiện EQ hiệu quả nhất
Chỉ số EQ? Làm sao để tăng nó?
Diễn tập giúp bé tăng EQ
EQ & Hạnh Phúc:
(ST)