Những điều kiêng kỵ về tâm linh trong cuộc sống
Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống
inShareCuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá,mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình.
“Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi” 1. Tư duy tích cực là gì? Tinh thần và thể xác luôn là hai thứ song hành cùng nhau để giúp chúng ta sống và làm việc, vui chơi và giải trí, nói chung là giúp chúng ta tồn tại trong thế giới này. Bạn biết rằng để có một cơ thể khỏe mạnh, ta phải ăn và uống, chính xác hơn, ta phải ăn và uống những thứ bổ dưỡng cho cơ thể. Do đó thực phẩm bổ dưỡng là thức ăn cần thiết cho cơ thể ta. Vậy còn tinh thần của chúng ta, thì cần “thực phẩm bổ dưỡng” gì? Đó chính là những “suy nghĩ tích cực”. Vậy suy nghĩ hay tư duy tích cực là gì? Có thể hiểu một cách ngắn gọn về tư duy tích cực như sau: Một đầu óc tích cực luôn đề cập đến sự vui sướng, hạnh phúc, lành mạnh và kết quả thành công trong mọi tình huống, mọi hành động. Phân loại tư duy
Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ. Trong con số khá lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và bao nhiêu đã làm mất năng lượng một cách vô ích? Để phân loại chúng, người ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm: Tư duy Tích cực: Là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả người khác như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết… Tư duy Tiêu cực: Là những suy nghĩ làm tổn hại đến mình và đến người khác như: tự ti, ganh tỵ, mặc cảm, ích kỷ… “May mà tôi không vớ phải cô ta!” cũng thuộc nhóm câu “Nho trên cành còn xanh lắm!” có lợi cho mình, nhưng không có lợi cho người khác (vì cô ấy đang bị bạn nói xấu). Tư duy Lãng phí: Là những suy nghĩ “rác”, nghĩ vơ vẩn về những gì đã qua hoặc chưa đến làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian của hiện tại. Một thí sinh trong phòng thi mà lại mơ tưởng đến chuyến đi nghỉ sắp tới hay tưởng tượng thầy giám thị tặng cho đáp án thay vì tập trung vào làm bài thì thật là đang tư duy lãng phí. Tư duy Cần thiết: Là những suy nghĩ cần thiết về công việc đang phải làm, đang phải giải quyết. Như thầy cô giáo thì phải suy nghĩ về bài giảng, diễn viên suy nghĩ cách nhập vai hay người hùng thì phải nghĩ cách chứng minh điều đó... Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Tất cả các ý nghĩ sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lời nói và hành động. Và vô hình trung nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến chúng ta tùy theo điểm xuất phát của nó thuộc loại tư duy nào. Mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu diễn bằng lược đồ sau: Một ví dụ: Chồng của Ly hôm nay về muộn. Hai cách phỏng đoán sau đây của Ly sẽ mang tới những kết quả trái ngược nhau. Cách một: Chắc là lại đi uống rượu với bạn bè? Hay đi hẹn hò với cô thư ký? Hay bị tai nạn xe?… Cơ thể: nét mặt thể hiện sự lo lắng, căng thẳng, lời nói cáu gắt, đứng ngồi không yên, gọi điện cho hàng xóm, bố mẹ, bạn bè và khi chưa có kết quả thì bất an và giận dữ. Các mối quan hệ: hàng xóm, bố mẹ và bạn bè cũng bị bận tâm và suy nghĩ về vấn đề của gia đình Ly. Bầu không khí: trong nhà trở nên căng thẳng, bức bối và nặng nề. Cách hai: Có lẽ cơ quan có việc đột xuất! Hay gặp gỡ bạn bè để tạo mối quan hệ! Hay về thăm bố mẹ bên ấy! Chúng ta không bàn về lý do thật sự tại sao chồng Ly về muộn, nhưng rõ ràng là với cách nghĩ tích cực này thì Ly đã không tự tạo một áp lực gì cho mình và cho xung quanh ít nhất là trong khoảng thời gian trước khi chồng về. Đó là lý do vì sao chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự tươi vui ấm cúng khi đến những gia đình hạnh phúc ngược lại sẽ thấy khó chịu và ngột ngạt với bầu không khí thường xuyên xung đột, thiếu vắng sự thương yêu. Hoặc bạn có thể dễ dàng thấy sự ảnh hưởng tâm trí hoàn toàn khác nhau giữa bầu không khí tại một thánh đường, một thiền viện so với bệnh viện hay một nhà lao. Nếu nhận thức đúng sự ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tư duy đối với tự thân và môi trường xung quanh, phải chăng chúng ta cũng cần như các doanh nghiệp uy tín ngày nay, phải cho sản phẩm ý nghĩ qua giai đoạn kiểm tra chất lượng (KCS) trước khi nó thể hiện bằng lời nói và hành động. Cuộc sống sẽ rạng ngời biết bao khi các ý nghĩ của ta đều mang tên “tích cực”. 2. Tại sao phải tư duy tích cực? Trên thế giới, người ta thường nói: Tạm dịch: Bạn là cái bạn nghĩ. Bạn cảm thấy cái bạn muốn Câu trên mang ý nghĩa rằng: những suy nghĩ bên trong (inner thoughts) của bạn sẽ điều khiển bạn trở nên cái bạn mong muốn.
Cuộc sống hàng ngày của mỗi người luôn bị điều khiển bởi các suy nghĩ nội tại dù chúng ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó. Do đó, từ những suy nghĩ nội tại, những quan điểm cá nhân khác nhau, sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau: - Có người luôn vui vẻ và năng động, nhưng cũng có người luôn mệt mỏi và buồn chán. Do đó, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng: bạn muốn sống cuộc đời như thế nào? Buồn chán và ảm đạm? Vui vẻ và lành mạnh? Ngập trong stress? Luôn cáu kỉnh và bực bội? Bạn hãy quyết định cho cuộc đời mình. Theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực đem lại cho bạn rất nhiều ích lợi:
Được rồi, tôi biết tất cả những điều trên rồi, vậy tôi muốn suy nghĩ tích cực thì phải làm sao? Xin mời bạn qua phần thứ 3 của bài viết này. 3. Làm thế nào để tư duy tích cực? Như phần trên đã đề cập, chính suy nghĩ nội tâm của bạn đã điều khiển cuộc đời bạn. Do đó, điều trước tiên bạn cần làm để trở thành một người có tư duy tích cực là thay đổi những suy nghĩ bên trong của bạn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để biến các suy nghĩ tiêu cực trở thành các suy nghĩ tích cực. Trước tiên, bạn có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge – Cam kết, Quản lý và Thử thách) Cam kết: đặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc học hành của bạn, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực hiện việc đó một cách nhiệt tình và say mê. Ví dụ:
Quản lý: luôn tập trung đầu óc của bạn vào những việc quan trọng và có ý nghĩa. Đưa ra các mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra. Thử thách: Hãy can đảm thay đổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày. Hãy tập cách nhìn việc học và những sự thay đổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm điều khác điều mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc. Ví dụ:
Bạn càng nhận ra rằng đứng trước một sự kiện, một con người, bạn càng có nhiều “góc nhìn” thì bạn sẽ càng thoải mái hơn và có nhiều “lựa chọn” để quyết định hơn. Và hãy nhớ, luôn lựa chọn mặt tích cực của vấn đề. Bên cạnh mô hình 3C, bạn còn có thể tham khảo một số lời khuyên sau: - Học cách thúc đẩy và khuyến khích bản thân. |
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Tư Duy Tích Cực Tạo Thành Công
Suy nghĩ tích cực hay tiêu cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống mỗi con người.
Nếu bạn suy nghĩ tích cực, sẽ cho kết quả tích cực. Ngược lại, suy nghĩ tiêu cực sẽ đưa bạn đến điều bạn không muốn.
Tập trung chú ý vào những mặt tiêu cực sẽ tạo điều kiện cho bạn dễ cáu gắt vì những chuyện vặt.
Điều này đặt sự chú ý của bạn vào tất cả những gì sai lầm với bản thân bạn và với cả thế giới này, và làm cho bạn có cảm giác bất ổn.
Sự tập trung vào những mặt tiêu cực tạo ra năng lượng tiêu cực mình cứ tạm gọi là nuôi dưỡng những cách ứng xử tiêu cực.
Nó nhắc nhở bạn về những rắc rối, những khó khăn và bất lợi.
Nó làm cho bạn cảm thấy bực dọc và tạo điều kiện dễ dàng cho bạn trở nên hay chỉ trích và dễ phản ứng.
Chỉ một phút thôi, hãy nghĩ lại xem có biết bao nhiêu lần bạn thường xuyên tính toán, theo dõi hoặc bị ám ảnh bởi những chuyện sai lầm hoặc không vừa ý trong một ngày nào đó.
Những điều như : bỏ quên chìa khóa ở đâu đó, mạng internet quá chậm, mất vé xe, máy tính quá chậm.v.v…
Cuộc sống đầy những lỗi lầm và những điều không hài lòng.
Chỉ đơn giản là vì có quá nhiều việc để có thể thực hiện và quan tâm đến, để có thể tránh mọi lỗi lầm và mọi việc đến một cách hoàn hảo.
Để duy trì được một tâm trạng thăng bằng, bạn phải dễ dãi với chính mình và chấp nhận những khuyết điểm trong thực tế.
Thật ra, nếu bạn có thể làm tất cả mọi việc đều hoàn hảo và mọi việc xảy ra đều hài lòng, hẳn là cuộc sống sẽ thật sự chán ngắt.
Tuy nhiên, khi bạn nghĩ đến những gi tốt đẹp đã làm hoặc đã xảy ra, điều này giúp bạn hướng sự chú ý trở về những điều tốt đẹp trong chính bản thân mình.
Nó nhắc nhở về năng lực và thiện chí của bạn.
Nó tạo điều kiện để bạn có thể dễ dãi với bản thân mình và chấp nhận những sai lầm vặt vãnh đã mắc phải hoặc những vấn đề không hài lòng trong cuộc sống.
Ví như bạn thấy bỗng nhiên mạng internet hôm nay sao chậm quá, và sau đó bạn phàn nàn một mình hoặc nổi nóng lên…
Những điều đó không mạng lại gì cho bạn ngoài sự lãng phí thời gian tập trung vào nó và “khóc như một đứa trẻ” .
Bạn nên nghĩ rằng, có một mạng internet tệ còn hơn là không có, biết ơn và cám ơn vì bạn có nó.
Bằng không, nó sẽ rất là khó cho bạn trao đổi thông tin với quốc tế một cách miễn phí.
Đừng tập trung vào mặt tiêu cực như người nghèo…
Người nghèo chỉ nhìn vào những mặt tiêu cực trong tất cả mọi thứ và diện lý do tại sao họ không thể làm điều đó…
Thay vào đó, người giàu nhìn vào tình hình tương tự và tìm kiếm những cơ hội …
Bởi vì họ có một thói quen suy nghĩ tích cực.
Khi bạn ở trường hoặc nơi làm việc…hãy chú ý kỹ những người xung quanh bạn… khi có một vấn đề… tất cả mọi người đổ lỗi cho người khác và tìm đường thoát ra…họ chỉ tập trung vào vấn đề.
Một người giàu có thì khác… khi họ vướng vào một vấn đề họ không lãng phí thời gian tập trung vào “vấn đề” và khóc về điều đó, họ trở thành một nhà lãnh đạo và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời và giải pháp cho vấn đề.
Bạn hãy tập luyện để trở thành một người giải quyết vấn đề và không phải là một “em bé khóc” như mọi người khác!
Những Cách Để Bạn Sống Tích Cực & Yêu Đời
Sống tích cực luôn là mục tiêu của nhiều người, tuy nhiên thực hiện được điều đó không phải là dễ dàng. Bạn có bao giờ cảm thấy mình chán nản, thất vọng và không ngừng tỏ ra bi quan? Bạn nghĩ rằng để sống tích cực là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua điều đó bằng việc học hỏi những cách để sống tích cực hơn.
“Nếu bạn vẽ ra trong trí mình một bức tranh về những ước vọng sung sướng và rạng rỡ thì bạn đặt mình vào một tình huống thuận lợi dẫn đến những mục đích của mình.” - Norman Vincent Peale
Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên phức tạp và mâu thuẫn, đầy tức giận và sợ hãi, phân cực nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau.
Vậy thì, làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát được nhiều hơn nữa số phận của mình giữa ngổn ngang những khó khăn thách thức và quá ít câu trả lời rõ ràng như thế này?
Câu chuyện về một bà mẹ đơn thân nuôi ba đưa con trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng lúc nào cũng hướng đến một tương lai tươi sáng, một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng hành động kiên trì, ý chí và nỗ lực không ngừng.
Khó khăn và thử thách là những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống này! Bạn suy nghĩ và phản ứng như thế nào khi gặp chúng? Câu chuyện về con chim ó, coi dơi và con ong nghệ sau đây sẽ hé lộ cho bạn nhiều điều bất ngờ!
Hãy biến nỗi lo thành động lực vươn lên trong cuộc sống!
"Có đối diện với những thử thách khó khăn, bạn mới thấy cuộc đời mình là một công trình lớn lao, một sự trưởng thành, và bản thân bạn hoàn toàn có khả năng đương đầu với số phận nghiệt ngã." - Osho
Cheese Group - Website kỹ năng hàng đầu Việt Nam - Danh mục bài viết Tư Duy Tích Cực Để Hạnh Phúc & Thành Công - P1
Napoleon Hill “Duy Trì Trạng Thái Tích Cực Để Thành Công”
Napoleon Hill từng là cố vấn cho hai đời tổng thống Mỹ: Willsons và Roosevelt. Đặc biệt là ông đã có nhiều kinh nghiệm về thành công mà chúng ta cần biết và vận dụng đối với bản thân mình.
Nghị lực phi thường của Người Đàn Ông Kì Diệu
Một câu chuyện có thể làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của bạn vào cuộc sống, tin vào những điều thần kì chỉ có trong chuyện cổ tích và tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao để bạn vững bước vượt qua các thử thách trong cuộc đời này!
Cách Đơn Giản Rèn Luyện Tư Duy Tích Cực
Tư duy tích cực có mối quan hệ mật thiết với sự tự tin và là một yếu tố quan trọng giúp bạn tự lên tinh thần cho chính mình đặc biệt là khi khó khăn liên tục ập đến còn bạn thì đã sẵn sàng đầu hàng.
Khi bạn nghĩ rằng mọi chuyện đang xấu đi và rằng mình sẽ thất bại, suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ và có xu hướng trở thành sự thật. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang phấn đấu để đạt được thành công hoặc đang kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người giúp bạn thành công. Suy nghĩ của bạn sẽ quyết định bạn thành công hay thất bại. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những suy nghĩ đó luôn “ủng hộ” bạn.
Tư duy tích cực còn giúp bạn phác hoạ một tương lai tươi sáng mà bạn muốn theo đuổi. Khi bạn kì vọng một kết quả tích cực, bạn sẽ quyết định tích cực hơn và ít khi giao phó kết quả cho số phận hay sự may mắn. Một phác hoạ sinh động về con đường thành công, cùng với một suy nghĩ lạc quan chính là cầu nối giữa khát vọng và hành động.
Và bây giờ, chúng ta hãy cùng làm 5 điều sau để rèn luyện tư duy tích cực:
Hãy ý thức suy nghĩ của bạn. Hãy viết những suy nghĩ trong một ngày ra giấy .
Hãy thay thế bằng những tư tưởng lạc quan.
Phác hoạ một bức tranh gồm những ý tưởng và kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục đích cuối cùng.
Sáng tạo ra những khẩu lệnh hoặc câu nói mà bạn có thể lặp đi lặp lại hàng ngày vì chúng sẽ nhắc nhở bạn điều gì bạn muốn đạt được và lý do tại sao.
Hãy tập cách suy nghĩ tích cực liên tục cho đến khi nào bạn có thể hành động và suy nghĩ lạc quan mới thôi.
Nghĩ tích cực liên tục cho đến khi nào bạn có thể hành động và suy nghĩ lạc quan mới thôi.
Giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
Những sao Việt học giỏi nhất với thành tích cực khủng
Chăm chỉ học tập, tích cực động não
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Làm sao để hết lo âu hồi hộp,
(ST)