Học cách kiềm chế nước mắt như thế nào?
Cách ướp thịt bò né cực chuẩn, cực ngon
Học cách kiềm chế nước mắt hiệu quả
Cách sử dụng cao hổ cốt tốt nhất . Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể...
CÁCH SỬ DỤNG CAO HỔ CỐT TỐT NHẤT
Tác dụng
Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương...
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Bộ phận dùng, Cách nấu cao hổ cốt:
Toàn bộ xương con hổ. Nấu cao hổ cốt phải dùng toàn bộ xương con hổ, không nên thiếu miếng xương nào và không được lẫn các xương khác. Do đó phải có người tinh thạo, biết xem xương và chọn lọc xương. Xương hổ quý nhất là xương tay (hổ hình cốt) rồi xương chân, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi (không thể thiếu những xương này được). Xương tay hơi vặn ở khuỷu, có một lỗ ‘thông thiên’; đặc điểm này dùng phân biệt xương hổ, xương beo với các xương khác: răng hàm có hình chữ ‘tam sơn’. Hổ chết trong rừng lâu ngày xương trắng bợt, nếu ngâm nước lâu thì bị ải, hổ săn bắn được thì xương dính liền nhau, trắng ngà, để hơi vàng. Xương hổ tốt nhất nặng 10 - 15kg. Nếu có đủ 5 bộ xương cùng nấu thì tốt nhất, nếu không một bộ trên 10kg cũng tốt. Một kg xương đã chế nấu được độ 230g cao mềm, cho nên nấu cao hổ cốt người ta thường nấu lẫn với xương Sơn dương (tỷ lệ 1/5). Nếu được "ngũ dương nhị hổ" thì càng có lực mạnh. Xương sơn dương nấu với xương hổ cũng phải làm sạch như gạc (sạch tuỷ, gân, thịt).
Cao hổ cốt rởm
Hiện tại hổ là động vật quí hiếm, đã được đưa vào sách đỏ và có nguy cơ tuyệt chủng. Nhưng hiện tại ở việt nam nhiều người đã nuôi và cho sinh sản thành công giống hổ đông dương, nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế, cho nên Cao hổ cốt vẫn là một chế phẩm rất đắt đỏ vì vậy kẻ xấu thường tìm mọi phương cách chế ra cao hổ cốt “rởm” để trục lợi.
Những thủ đoạn thường được dùng là
- “Treo đầu dê bán thịt chó”: nghĩa là bầy bộ xương hổ thật ra để bán cao rởm, họ bầy ra một bộ xương, mời thật nhiều người chung, họ cũng chỉ lấy mấy lạng, nhưng họ bán vài cân vẫn chưa hết cao
- “Điêu khắc” : dùng nghệ thuật điêu khắc, gọt rũa, đánh bóng chế tác ra những bộ xương hổ “rởm” từ các loại xương động vật khác để lừa bán trục lợi. Xương gấu thường được sử dụng nhiều nhất vì khá giống xương hổ, rẻ tiền hơn và lại dễ chế tác. Thậm chí với công nghệ lăng xê, nối, cạo, mài, khoan... kẻ xấu còn dùng cả xương lợn, xương trâu, xương bò, xương chó... để tạo ra hổ cốt “rởm” mà nom như thật!
- “Giải phẫu thẩm mỹ”: cắt ghép khâu vá một số động vật thành “hổ tươi nguyên con, ướp lạnh”. Ví dụ kẻ xấu thường tìm mua giống chó bò hung dữ và có vóc dáng to lớn, nặng từ 50-60kg, thậm chí có con nặng tới 100kg, mõm ngắn, đầu tròn, bộ mặt ngắn tũn và nhăn nhúm rồi nhuộm lông, uốn xương, tạo dáng, ướp lạnh... làm cho có hình hài trông giống như hổ thật. Hiện nay, tại Thái Lan cũng đã xuất hiện công nghệ “giải phẫu thẩm mỹ cho chó thành hổ” bán sang việt nam để nấu cao
- Trộn một số thuốc Tây vào cao xương hổ để tạo ra cảm giác “hiệu nghiệm” tức thì nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và khiến họ sẵn lòng bỏ tiền ra mua. Ví như, kẻ xấu thường trộn vào cao hổ cốt các thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh để lừa những người đang bị hành hạ bởi chứng đau khớp.
Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên. do vậy
Ngày dùng 6 - 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau
Lâu nay người ta luôn đồn thổi rằng cao hổ có thể tăng cường sinh lực, chữa được bách bệnh, từ bổ thận tráng dương đến tim mạch, cao huyết áp. Nhưng mấy ai biết trong mỗi miếng cao hổ bày bán trên thị trường, có bao nhiêu phần cao được nấu từ xương hổ và tác dụng của cao hổ có đúng như thế.
Trung tâm Yến huyết Hoàng gia Thái Lan (nằm trên đường Bangkok đi Pattaya), ngoài việc giới thiệu tổ yến và bán các sản phẩm từ ong như mật, sữa ong chúa và phấn hoa, còn quảng bá cho đặc sản miền trung nước Thái: cao hổ cốt. Tại quốc gia này, ngày càng có nhiều cơ sở nuôi hổ phục vụ cho nhu cầu lấy cao. Nếu như ở Việt Nam, hoặc các nước khác, việc giết hổ là trái phép thì tại Thái Lan Chính phủ lại cấp phép nuôi và giết hổ. Khách du lịch cũng có thể xem hổ tại những trại nuôi.
Nuôi hổ như nuôi... heo
Người Thái nuôi hổ như nuôi... heo, du khách thậm chí có thể sờ tay vào chúa sơn lâm hoặc chơi đùa với chúng (ít nơi nào trên thế giới lại để hổ nuôi tiếp xúc trực tiếp với con người). Ở Thái Lan có hẳn một ngôi chùa nuôi hổ, gọi là “Chùa Hổ”, nằm cách Bangkok khoảng 120 km. Hổ ở đây được nhốt trong các lồng sắt, nhưng hằng ngày có giờ dạo chơi trong hồ nước, khuôn viên chùa; đến bữa thì được cho ăn bằng thịt gà, heo, bò... Chúng không thể sống được trong môi trường hoang dã, đơn giản vì đã mất bản năng săn mồi.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã cho thí điểm những trang trại nuôi hổ để bảo tồn tại tỉnh Bình Dương vào năm 2007. Nhưng trên thực tế, nhiều cơ sở đã bị biến tướng thành nơi nuôi hổ lấy cao, pín ngâm rượu. Các nhà bảo tồn cáo buộc các trại nuôi hổ đã đăng ký chỉ là mắt xích trong một thị trường buôn bán các bộ phận hổ bất hợp pháp đang phát triển mạnh. Hơn nữa, hổ nuôi không có giá trị bảo tồn.
Theo lời quảng cáo, cao hổ cốt uống tốt cho xương khớp, nhất là những người bị đau lưng hay nhức mỏi, phong thấp, thấp khớp, thoái hóa cột sống, gai đốt sống...
Cao hổ cốt có 2 cách dùng: ngâm miếng cao chung với một lít rưỡi rượu. Nếu không uống rượu được thì lấy dao xắt một góc nhỏ, chưng cách thủy hoặc ngậm trực tiếp. Cao hổ cốt dùng được cho cả nam lẫn nữ; riêng phụ nữ mang thai tốt nhất là không nên uống.
Quý nhất là pín hổ. Nam giới thường ngâm pín với rượu, vì tin uống vào có thể bồi bổ sinh lý, thận; chữa đổ mồ hôi tay chân. Pín hổ và mật gấu ngâm chung trong 5 lít rượu, để qua hai tháng nghe nói dùng rất tốt.
Thật giả lẫn lộn
Trên thực tế, hầu hết xương của các loại động vật khi nấu lên dùng đều tốt cả. Chẳng hạn xương heo nấu canh cũng tốt cho phụ nữ sau sinh, huống chi là xương hổ. Nhưng tác dụng bổ thận, tráng dương, trị đau khớp hoặc vô số những khả năng chữa bệnh từ hổ đều do người ta gán cho, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Một người cao tuổi, dù uống cao hổ nhiều đến thế nào cũng không thể khỏe mạnh như một thanh niên.
Hiện nay, do số lượng rất ít nên cao hổ thường bị làm giả từ xương chó, bò, heo rừng nuôi… Có những bệnh nhân uống cao hổ giả mà đỡ bệnh vì cao hổ này được pha trộn với các loại tân dược kháng viêm, giảm đau cực mạnh đã được ngành y tế liệt vào dạng cực độc, dẫn đến tổn hại cho sức khỏe về lâu dài.
Tại Việt Nam, cao hổ đa phần nhập lậu vì người Việt rất chuộng cao hổ, cung không đủ cầu. Cao hổ cốt ở Thái Lan rẻ hơn so với ở Việt Nam. Nhưng đây là hổ nuôi công nghiệp, nếu hổ tự nhiên chắc chắn không có nhiều xương đến vậy để nấu thành cao.
Người Thái chính gốc khi giết hổ không biết sử dụng xương để làm gì, chỉ người Thái gốc Hoa mới biết nấu thành cao hổ cốt.
“Thường cứ mỗi miếng cao trọng lượng một lạng rưỡi. Nhưng tỉ lệ phần trăm xương hổ nấu và pha chế chỉ 40%, còn lại 60% gồm sâm nhung, thuốc bắc với thảo dược. Nếu nghe ở đâu có cao hổ cốt 100% thì chắc chắn là không đúng, vì cơ thể người sẽ không chịu đựng được khi uống cao hổ 100% nấu từ cốt hổ”, hướng dẫn viên du lịch cho biết.
Ngoài cao hổ cốt, Trung tâm Yến huyết Hoàng gia còn bán móng hổ. Móng hổ thường được cẩn vàng, cẩn bạc đeo trên người để cầu may mắn. Da hổ để xuất khẩu. Ở đây có nhiều loại giá. Một hộp nhỏ có 2 miếng cao hổ rời, trọng lượng 300 gram, bán 1.900 baht. Hộp lớn 4 miếng, trọng lượng gấp đôi hộp nhỏ, giá 3.700 baht. Móng hổ rời 6.800 baht, cả bàn chân 5 móng 18.800 baht. Đắt nhất là pín hổ: 28.800 baht. Còn mật gấu có giá 32.000 baht. Khi mua sản phẩm ở đây, có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng đồng bạc xanh hoặc tiền Thái, tiền Việt.
Nói chung, mục tiêu cuối cùng của Trung tâm cũng là để bán hàng. Nhưng hàng hóa ở đây quá đắt không phù hợp với túi tiền của đại đa số du khách.
Cách ngâm rượu cao hổ cốt
Hổ cốt thường được dùng trong các chứng teo xương ở hai chi dưới, bắp chân bị co giật, đau ở thắt lưng và đau nhức xương. Hổ cốt được ngâm thuần túy hay được phối hộp với những dược thảo khác chẳng hạn như toa Hổ cốt Mộc qua tửu đặc trị để khu phong, bớt đau nhức, khử chứng thấp hàn, cường cân kiện cốt.
Ngâm rượu thì dùng khoảng từ một lạng đến bốn lạng ta ( 1 lạng tương đương 37 gr 500 ) trong một lít rượu, thường là rượu gạo hay rượu vodka càng tốt. Vật liệu ngâm không cần tán bột mà chỉ cần cưa khúc nhỏ để cho tinh tuý dễ tan ra. Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thử, mà ngâm càng lâu càng tốt- 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.
HỔ CỐT MỘC QUA TỬU
Hổ cốt ( Tigris Os) 10 gr
Mộc qua ( Chaenomelis fructus) 30 gr
Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr
Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr
Đương qui ( Angelicae sinensis radix) 10 gr
Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr
Ngũ gia bì ( Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr
Hồng hoa ( Carthami flos) 10 gr
Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr
Kiết cánh ( Solani Melongae radix) 10 gr
Ngọc trúc ( Polygonati officialis rhizoma) 20 gr
Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr
Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr
Tang chi ( Mori ramulus) 40 gr
Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3,000 cc
Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr
HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬU
Hổ cốt 10 gr
Nhân sâm 10 gr
Ngâm trong một lít vodka, gin.
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp
Có thai , hoả vượng do âm hư cấm dùng.
Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể
Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Cách dùng:
Ngày dùng 6 – 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau
Tuổi nào có thể dùng cao hổ cốt :
Nếu dùng để trị bệnh thì không cứ độ tuổi, cốt sao vị thuốc hợp với bệnh tình, nên khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc
Dùng để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 8 lần 5 là 40 tuổi , Phụ nữ 7*5= 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên răng khô, xương loãng đi. có thể dùng được.
Cách phân biệt thật giả
Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một số cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên.
Sự thật về cao hổ cốt
Những truyện có thật về cao hổ cốt .
Truyền kỳ về cao hổ cốt
Đợt đi công tác tại vùng ngã ba biên giới ấy, tôi ăn và uống không biết bao nhiêu cao hổ cốt. Hiệu lực của cao thế nào, tôi cũng chẳng để ý, nhưng chỉ biết rằng thấy làm việc gì cũng băng băng. Có lần 4h sáng lái xe Xitđờca chạy vào Vinh, lấy tài liệu xong, ăn qua quít miếng cơm độn ngô lủng củng rồi lại phóng về Hà Nội, đêm thức trắng viết bài, sáng hôm sau đến nộp mà vẫn tươi tỉnh.
Theo số liệu của Diễn đàn loài hổ toàn cầu (Global Tiger Forum – GTF) thì ở Việt Nam, giống hổ – một loài vật được dân gian kính trọng gọi bằng “ông” (ông Ba Mươi; ông Kễnh; ông Cọp…) nay chỉ còn khoảng 150 “ông”. Vậy mà chưa khi nào thị trường cao hổ cốt lại sôi động như hiện nay và cũng chưa bao giờ người ta lại “phong tặng” cho cao hổ cốt nhiều tính dược lạ kỳ như vậy.
Vậy cao hổ cốt có thực là “thần dược” như những lời đồn hay không? Và người ta đã nấu cao hổ cốt (cả thật lẫn giả) như thế nào?
Bắt đầu từ chuyện của… tôi?
Tôi sống được cho đến ngày hôm nay, chính là nhờ… Hổ? Mẹ tôi bảo thế.
Số là vào cuối năm 1956, khi ấy mới lẫm chẫm biết đi, thì một hôm, tôi bị sốt cao và bố mẹ tôi hoảng hồn khi thấy người tôi cứ mềm dần, mềm dần và chỉ sau ba ngày là nằm bất động và chỉ ngúc ngắc được mỗi cái đầu.
Bố mẹ mang tôi vào Bệnh viện Bạch Mai và lúc này mới biết miền Bắc đang có trận dịch bại liệt. Bệnh viện Bạch Mai chật như nêm, và bị bại liệt hầu hết là trẻ con loại tuổi như tôi. Mỗi giường bệnh có khi phải để ba đứa trẻ nằm, còn bố mẹ đi chăm con thì nằm vạ vật dưới nền nhà hay ngoài hành lang.
Các bác sĩ đã bẻ gập người tôi xuống và chọc kim vào lấy nước tủy sống đem đi xét nghiệm và kết luận rằng tôi bị bại liệt toàn thân và là đứa bị nặng nhất trong khoảng 500 trẻ đang bị bại liệt nằm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tình thế lúc này thật là tuyệt vọng. Giá như bị liệt chân hoặc tay thì còn khả dĩ làm người được, đằng này tôi chỉ nằm, hai mắt mở thao láo.
Các bác sĩ thì khẳng định rằng trường hợp như tôi thì không còn cách nào cứu được, nếu có sống thì cũng chỉ là một cục thịt mà thôi? Và cũng đã có người khuyên bố tôi (Nhà văn Hoài An, khi đó là phóng viên báo Quân đội nhân dân – TG) là đưa tôi về nhà và đành chịu tội với Giời bằng cách cho tôi một liều thuốc ngủ để… đi cho nhẹ! Chứ nếu để thế này, kẻ bị bệnh đã khổ mà người sống lại còn khổ hơn.
Nhưng lại cũng có một vị bác sĩ bảo rằng chữa bại liệt bằng thuốc tây y là không được, mà chỉ có đông y thì may ra có thể cứu được phần nào. Nghe thế, bố mẹ tôi như người ngủ mê sực tỉnh và chạy lên ông ngoại tôi là nhà văn – lương y Nguyễn Tử Siêu, ở số 8 phố Yên Phụ
Nghe bố mẹ tôi kể xong, ông ngoại tôi bảo phải đưa tôi về, trước mắt, lấy thân cây sắn dây đun nước và cho tôi ngâm hàng ngày. Còn thứ thuốc duy nhất có thể cứu được tôi là phải có cao hổ cốt loại tốt.
Nghe nói thế, bố tôi như trút được một phần nỗi lo và ông chuẩn bị đi Hòa Bình tìm cao hổ cốt. Thời đó, vùng núi Tây Bắc là vương quốc của hổ. Ở thị xã Hòa Bình, đêm đêm, hổ còn mò ra dốc Cun vồ người, cho nên muốn có bộ xương hổ nấu cao là chuyện… đơn giản.
Nhưng bố tôi chưa kịp đi thì có một người từ Cao Bằng về biếu ông ngoại tôi hai lạng cao hổ cốt để trả ơn cứu mạng.
Lập tức một lạng cao được đem ngâm rượu và một lạng thì được cắt nhỏ ra để nấu cháo. Có thuốc rồi nhưng để cho tôi uống được thì lại rất khó khăn bởi vì một phần sợ các bác sĩ, một phần phải giấu những người xung quanh. Thế là cứ đêm đêm, khi mọi người ngủ, mẹ tôi lại lén đổ rượu cho tôi uống… Uống rượu vào, người tôi đỏ rực lên, cái đầu cứ lúc lắc liên tục.
Được 5 ngày thì tôi cử động được ngón tay.
Được 7 ngày thì chân tôi co được và bàn tay đã cầm được ngón tay của mẹ.
Được 15 ngày thì tôi… ngồi dậy và lại vịn thành giường tập đi.
Cả Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai xôn xao. Các bác sĩ không còn có thể hiểu nổi và họ quyết định mang tôi đi… nghiên cứu bởi vì đây là trường hợp độc nhất vô nhị.
Còn một số ông bố bà mẹ đang có con bị bại liệt nằm cùng phòng với tôi biết được là mẹ tôi có thuốc lạ. Họ rình theo dõi bà và phát hiện bà cho tôi uống thuốc về đêm, thế là họ van lạy bà cho thuốc. Không thể giữ bí mật được, mẹ tôi mách cho họ lên gặp ông ngoại tôi… Nghe nói là cũng nhiều người được cứu khi tắm nước cây sắn dây và uống cao hổ cốt.
Thấy cảnh bác sĩ lại bẻ gập người tôi xuống, chọc kim tiêm vào giữa hai đốt sống để rút nước tủy, bố tôi không chịu nổi, ông quyết định ?obùng?? Một buổi chiều, bố tôi mặc quân phục, đeo sao hàm cẩn thận, vào viện bế tôi đi chơi. Mẹ tôi đi ra ngoài hàng rào chờ sẵn và nhân lúc nhập nhoạng, ông tuồn tôi qua hàng rào đưa cho mẹ tôi rồi biến thẳng.
Tôi được cứu thoát, nhưng căn bệnh đã để lại cho tôi một di chứng… là teo nửa người bên trái, và nặng nhất là cánh tay trái. Giữa năm 1972, tôi khám sức khỏe để đi bộ đội. Chị bác sĩ quân y bắt tôi cởi quần áo rồi nhìn ngắm tôi bằng con mắt ngạc nhiên và phì cười mà bảo rằng: ?oMặc quần áo vào, về đi. Người thế này cũng đòi đi bộ đội, xấu cả quân ngũ?.
Nhưng rồi mấy năm sau, tôi lại được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Và lần này, một vị bác sĩ lại bảo: ?oTay phải khỏe là tốt rồi. Vào bộ đội, chịu khó rèn luyện có khi tay trái sẽ phát triển?. Nghe lời ông, những ngày ở quân ngũ bên Lào, tôi rất chịu khó tập tạ tay trái, nhưng cũng chỉ xách nặng được bằng hai phần ba tay phải.
Chuyện tôi sống được nhờ cao hổ cốt là như vậy.
Một thời gian dài về sau, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến cao hổ cốt, mặc dù thi thoảng bố tôi có nói rằng phải làm thế nào kiếm được bộ xương hổ để nấu cao dành cho tôi. Ông ngoại tôi dặn lại rằng vì tôi uống cao từ khi còn bé tý, nên sau này, có bị bệnh tật gì, uống các loại thuốc bổ khác đều vô ích, trừ cao hổ cốt.
Năm 1984, tôi đi công tác ở tỉnh Lai Châu (cũ) và quyết định đi lên xã Xín Thầu là xã ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào. Hồi đó, nói đến vùng ngã ba biên giới này, ai cũng hãi. Ngay Công an tỉnh Lai Châu, số cán bộ đi được đến đây cũng rất hiếm. Thấy tôi quyết tâm đi, ông Vàng Văn Phương, Chủ tịch huyện cho miếng cao hổ cốt to bằng nửa bao thuốc lá, anh em kiểm lâm cho ít tam thất… Ông Phương dặn tôi là ngâm miếng cao đó với rượu, tối đến uống một chén con. Rồi ông còn rỉ tai tôi bảo là phải uống… giấu vì ?oanh leo núi không quen mới cần uống cao hổ, còn mấy đứa đi cùng, đừng cho chúng nó uống, phí đi?.
Nghe lời ông, cứ đến bản nào, trước khi đi ngủ, tôi lại lôi bi đông rượu giấu trong balô ra và tợp vài ngụm… Uống rượu xong, được khoảng một tiếng sau thì thấy các khớp xương mỏi rã rời và trong người cứ như phát phiền, nằm ngủ không yên, cứ vật bên này, vật bên kia. Nhưng khi thiếp đi rồi thì giấc ngủ đến sâu thăm thẳm và sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy trong người nhẹ nhõm, hoạt bát và cái cảm giác mệt bã người của mấy chục cây số leo núi hôm trước biến đi đâu hết.
THAM KHẢO THÊM:
Tác dụng cao xương ngựa bạch và cách dùng
10 Lý do sử dụng cao xương ngựa
1. Đề phòng và hỗ trợ những bệnh về xương khớp là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của Cao xương ngựa vì xương ngựa chứa nhiều canxi, keratin, oscein, protein, các acid amin v.v… và đó chính là lý do nhiều người đã thành công trong việc hỗ trợ điều trị: Thiếu hụt canxi, đau nhức gân xương, loãng xương và thoái hoá xương khớp.
2. Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, cao xương ngựa sẽ bổ sung nguồn đạm và các axid amin cao hơn người bình thường để mẹ khỏe con khỏe (mẹ không mập).
3. Rất nhiều người phải chịu tình trạng suy giảm sức lực. Một trong những mặt tích cực của cao xương ngựa tăng cường sức khỏe và phục hồi sức khỏe người bệnh.
4. Người lớn tuổi, ăn ngủ không tốt, khả năng tiêu hóa hấp thụ và tổng hợp chất đạm kém. cao xương ngựa sẽ khắc phục tình trạng trên vì hàm lượng đạm cao đáp ứng nhu cầu cơ thể.
5. Trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi và thiếu niên tuổi dậy thì ,đây là thời kỳ tăng trưởng nhanh. Với thành phần canxi, đạm, acid amin cao trong cao xương ngựa là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể.
6. Rất nhiều trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm phát triển sau khi dùng cao xương ngựa, các bà mẹ đều nhận thấy con mình được cải thiện rõ rệt.
7. Cao xương ngựa giúp con người giảm cân qua việc tạo ra giấc ngủ ngon hơn, cân bằng lượng mới giữa protein, chất béo và cacbonhydrat, không có cảm giác thèm ăn.
8. Cao xương ngựa cũng rất có ích cho những người lao động nặng, vì những thành phần có trong cao xương ngựa rất hiệu quả cho việc tăng cường sức khỏe .
9. Các vận động viên cần một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng (3.000-6000 calo/ngày), với cao xương ngựa độ đạm 80% sẽ giúp vận động viên không phải ăn quá nhiều mà vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng .
10. Cao xương ngựa hỗ trợ rất tốt cho những người yếu sinh lý, vì xương ngựa có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân…
Cách sử dụng cao xương ngựa
1) Liều dùng:
từ 2 đến 9 tuổi và người lớn trên 60 tuổi mỗi ngày 5g (dùng 1 lấn)
từ 20 đến 59 tuổi: mỗi ngày dùng từ 5g đến 10g (dùng từ 1 đến 2 lần)
2) Cách dùng:
C1: Thái mỏng 100g cao rồi ngâm trong 0,5 lít rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ
20ml.
C2: Mỗi lần cho một miếng cao vào chén nhỏ cùng 1 thìa café mật ong và một chút nước lọc rồi hấp cách thủy từ 10 đến 15 phút.
C3: Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn cao cùng với cháo nóng.
* Lưu ý:
- Dùng tốt nhất trước bữa ăn từ 15-30 phút.
- Người đang phát bệnh gút không nên dùng.
Cách bảo quản cao ngựa để lâu không bị hỏng
Kỹ thuật nuôi rắn hổ mang
Rượu thuốc
Cách ngâm rượu thuốc
Kỹ thuật nuôi cá ngựa cảnh
Cách ngâm rượu cá ngựa
Hội chứng đuôi ngựa