Cách sử dụng Yến sào tốt cho sức khỏe nhất

Cách sử dụng Yến sào tốt cho sức khỏe nhất. Yến sào, từ xưa tới nay vẫn được coi là món ăn bổ dưỡng và quý giá. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, rất có thể bạn đã vô tình làm mất đi một số chất, hoặc dùng không đúng phương pháp, khiến cho cơ thể chúng ta không hấp thụ được tối đa dưỡng chất từ yến.





CÁCH SỬ DỤNG YẾN SÀO  TỐT CHO SỨC  KHỎE NHẤT


Hướng dẫn dùng yến sào

 LƯU Ý CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN

  •   Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.

  •   Không nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất, hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến.

  • Thời gian ngâm tổ yến không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được

LƯU Ý KHI BẢO QUẢN TỔ YẾN

  • Nếu không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.

  • Yến là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…

LƯU Ý KHI DÙNG YẾN SÀO

  • Khi nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

  • Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.

  • Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.

LƯU Ý ĐỐI TƯỢNG DÙNG YẾN SÀO

  • Ai nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào

Hướng dẫn sử dụng Yến Sào

Yến Sào được xem là thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm dược phẩm. Đây là món ăn được coi là cao lương mỹ vị của các quốc gia như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam ...

Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ,...

Các đối tượng khuyến dùng:

  • Người già

  • Trẻ em

  • Người bệnh

  • Phụ nữ mang thai

  • Phụ nữ làm đẹp

Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu cách sử dụng và liều lượng cho từng đối tượng cụ thể để phát huy tối đa hiệu quả của Yến Sào.

LIỀU LƯỢNG CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG

1. Trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh không nên sử dụng Yến sào. Ở giai đoạn này trẻ sơ sinh dễ bị ốm do các tác động khách quan của thiên nhiên và môi trường. Bạn có thể cho con bạn một thứ quý giá nhất mà không ai có thể cho đó là sữa mẹ. Sữa mẹ cung cấp khoảng trên 200 dưỡng chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và kháng thể trong một công thức đặc chế dành riêng cho con của bạn.

2. Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: Em bé từ 12 đến 36 tháng tuổi có thể dùng Yến sào nhưng nên thử từ từ. Xay Yến chung với sữa và cho bé uống. Việc bé dùng Yến đều đặn, giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh về hô hấp, tạo giấc ngủ sâu…

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày ¼ chén, uống đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2 trở đi: Mỗi ngày ¼ chén, uống đều mỗi 2 ngày.

3. Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: Tổ Yến giúp củng cố hệ miễn dịch, điều này cực kỳ quang trọng đối với trẻ em. Nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tổ Yến giúp trẻ ngăn ngừa được bệnh cảm lạnh thông thường, cúm và một số bệnh nặng hơn. Tổ Yến làm giảm đi sự mệt mỏi, giúp trẻ em chuẩn bị tốt cho kì thi. Nếu sử dụng tổ Yến trong thời gian dài thì sự phát triền của trẻ em sẽ theo chiều hướng tích cực.

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày ½ chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Mỗi ngày ½ chén, ăn đều mỗi 2 ngày.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày ½ chén, ăn đều mỗi 3 ngày.

4. Phụ nữ từ 30 đến 35 tuổi: Phụ nữ ở độ tuổi này làn da bị lão hoá rất nhanh, một phần do áp lực công việc, gia đình – stress, một phần do tác động khách quan của môi trường – nắng, gió, khói, bụi… Chính vì vậy phụ nữ ở giai đoạn này nên dùng Yến. Khi dùng Yến một cách đều đặn sẽ ngăn chặn sự lão hóa của tế bào da và giúp tái tạo một cách nhanh chóng các tế bào da mới. Hơn nữa, giúp giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi và cho giấc ngủ sâu,…

Tháng đầu tiên & tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.

5. Người lớn: Phụ nữ sử dụng thường xuyên tổ Yến sẽ giúp cho làn da điều tiết cân bằng. Có được tác dụng này là do trong tổ Yến giàu chất collagen, protein và vitamin. Ba hoạt chất trên có khả năng chống lão hóa da, làm da mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn. Điều này giúp cho cả nam lẫn nữ trông trẻ và hấp dẫn hơn. Ngoài ra cả nam và nữ đều được cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng. Tổ Yến có khả năng cải thiện chức năng của thận, phổi và tim.

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.

6. Người già: Yến sào chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Ngoài ra còn có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm,… Cho người già sự minh mẫn và có những giấc ngủ ngon,…

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.

7. Phụ nữ đang mang thai: Tổ Yến có thể coi là nguồn tăng lực hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời, sử dụng tổ Yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai sử dụng tổ Yến sẽ nhanh phục hồi sau khi sanh hơn nhờ các biểu bì tăng trưởng Factor (EGF) và hoạt động của các chất dinh dưỡng có trong tổ Yến.

- Tháng mang thai thứ 4: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng mang thai thứ 5 đến sau khi sinh 6 tháng: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày

- Tháng thứ 7 sau khi sinh trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.

8. Người bệnh: Tổ Yến có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong thành phần tổ Yến chứa hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein (45 - 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao, giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khoẻ.

- Tháng đầu tiên: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi ngày.

- Tháng thứ 2: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 2 ngày.

- Tháng thứ 3 trở đi: Mỗi ngày 1 chén, ăn đều mỗi 3 ngày.

Lưu ý:

- Cách sử dụng Yến sào hiệu quả nhất là bằng phương pháp chế biến đơn giản nhất, đó là: “Yến chưng đường phèn”.

- Dùng Yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên dùng hằng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng Yến vừa đủ thay vì thỉnh thoảng mới dùng một lượng Yến lớn.

- Cách nấu Yến tốt nhất là chưng cách thủy, vì cách này sẽ giữ được các chất của tổ Yến. Dù bạn có chế biến món gì cũng nên chưng cách thủy tổ Yến rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.

Cách Chưng Tổ Yến Sào Đường Phèn



Nguyên Liệu


  • Tổ yến đã qua sơ chế, khoảng 5gr/một lần ăn/một người  ( quý khách xem phần hướng dẫn 


  • sơ chế làm sạch lông Tổ Yến, Yến Sào

  • Đường phèn liều lượng tùy thích (khoảng 3 muỗng cafe đường phèn hạt cho 5gr Tổ yến).

  • Nước để nguội.

  • Một chén nhỏ (hay tô nhỏ) để chưng cách thủy

  • Một nồi vừa đủ để đựng chén (hay thố nhỏ).


Cách Làm

Bước 1:  Tổ Yến sau khi mua về


  • Nếu là yến thô (còn nguyên tổ) chúng ta phải làm sạch lông và tạp chất ( 


  • ) trước khi qua bước 2.

  • Nếu là yến đã qua sơ chế ( yến đã làm sạch lông ), chúng ta nên ngâm yến vào nước khoảng 20ph rồi đổ bỏ nước đã ngâm và tiếp tục làm bước 2.

  • Bước 2:  Cho tổ yến đã làm sạch vào một chén ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc. Đổ nước đầy chén. Quý khách chú ý không cho đường phèn vào chưng chung.

Bước 3:  Đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 thân của chén.



Bước 4:  Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa, thời gian chưng thông thường là 20 phút, có thể khác nhau theo từng loại, xin tham khảo thêm bảng thời gian ngâm nở và chưng cách thủy ở phần sơ chế để đạt kết quả tốt nhất.


Bước 5:  Sau khi kiểm tra thấy tổ yến đã đạt được độ mềm cần thiết ( theo ý thích tùy mỗi người ), tắt lửa, sau đó tiến hành cho đường phèn vào. Dùng yến nóng hay để lạnh đều được , có thể thêm 2 lát gừng để khử mùi tanh và thêm phần thơm ngon cho chén yến


Lưu ý : không nên chưng quá lâu so với thời gian trong bảng đã quy định, tổ yến có thể bị nhão, làm mất hương vị đặc trưng của tổ yến.


Yến sào tiềm đu đủ:  món ăn ngon, vừa lạ miệng vừa nhiều dưỡng chất.





Nguyên liệu
- Yến sào khô 10g,
- Đu đủ 1 trái,
- Đường phèn 20gr.

Cách chế biến
- Yến ngâm nước 4 tiếng, làm sạch.
- Đu đủ lấy bỏ phần ruột.
- Cho yến và đường phèn, một chút nước lọc vào trái đu đủ, đút lò tiềm khoảng 30 phút.
- Món ăn vừa lạ miệng, nhiều dưỡng chất.


Yến sào nấu chè thập cẩm: Yến sào nấu chè thập cẩm rất thơm ngon bổ dưỡng





Nguyên liệu:

- Yến: 20g, yến lớn thì 1 tai, yến nhỏ thì hai tai.
- Hạt sen: 10 hạt - Bạch quả: 10 hạt
- Táo đỏ 10 trái.
- Đường phèn: 20g
Thực hiện:
- Yến ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở mềm, nhặt sạch.
- Hạt sen, táo đỏ, bạch quả luộc riêng từng thứ cho mềm.
- Cho đường vào nồi với 2 chén nước nấu tan, lược sạch.
- Cho tất cả vào thố chưng cách thủy 45 phút là được.
- Dùng nóng hoặc lạnh tùy ý thích.
Mách nhỏ: Yến sào là thực phẩm có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, cầm máu, chữa được bệnh ho...


Yến sào hầm sữa tươi:


Yến sào hầm sữa tươi là một trong những món ăn ngon làm từ Yến sào - món đứng hàng đầu trong bát trân.


Hai thành phần chính của món này là Yến sào và sữa tươi. Từ trước đến nay, hầu hết phụ nữ ai cũng đều biết đến công dụng làm đẹp da của sữa tươi. Hôm nay, nó được chế biến kết hợp với Yến sào tạo nên 1 món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng, vừa phòng chữa bệnh vừa đặc biệt hữu ích cho công việc làm đẹp cho nữ giới.



Món Yến sào hầm sữa tươi được chế biến như sau:



Nguyên liệu:


- 3 quả trứng gà,


- sữa tươi 50g,


- yến sào đã ngâm 20g


- lượng muối hoặc đường vừa đủ


Cách thực hiện:


- Đánh đều trứng gà, cho sữa tươi vào, lọc qua.


- Cho yến sào và gia vị vào sữa tươi, hột gà trộn đều lên, cho vào thố, đậy lại bằng giấy bạc hoặc đĩa, chưng cách thủy 8-10 phút là có thể dùng.



Thưởng thức:

- Rất ngon khi dùng nóng.


Súp cua yến sào:                         

                                         


Món Súp cua yến sào giúp bồi bổ sức khỏe, tẩy nếp nhăn, làm cho làn da thêm hồng hào.

1. Nguyên liệu:


- 40g yến tươi,


- 2 cái càng cua,


- 1 trái bắp ngọt,


- 100g bí đỏ,


- 50g nấm rơm,


- 3 chén nước dùng gà,


- 1 thìa súp bột bắp,


- 1 thìa café tiêu,


- 1 thìa café hạt nêm,



- ½ thìa café muối,


- ½ thìa café đường. Hành ngò.

2. Cách thực hiện:

- Càng cua luộc chín, để nguội, bóc vỏ.

- Bắp ngọt tách hạt, rửa sạch.


- Nấm rơm gọt chân, ngâm nước muối loãng, vớt ra rửa sạch, tỉa hoa.


- Bí đỏ gọt vỏ, luộc chín mềm, tán nhuyễn


- Tổ yến ngâm nở, làm sạch, đem chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.


- Cho nước dùng gà vào đun sôi, trút bắp ngột vào đun khoảng 3 phút. Cho bí đỏ vào khuấy đều. Tiếp tục cho nấm rơm và thịt cua vào nấu sôi.


- Làm sánh với bột nếp bắp pha loãng, nêm nếm thịt lại vừa ăn, tắt bếp, cho yến chưng vào khuấy đều.


- Nhắc xuống, rắc tiêu và hành ngò cắt nhỏ vào. Dùng nóng.


Cơm gà tổ yến:

                           

Nguyên Liệu


30gr yến tươi (hay 5g yến khô) đã qua sơ chế 

200 Gr thịt đùi gà

2 nấm rơm đen khô

4 trái chà là đỏ

1 ly nước cốt gà

1 1/2 ly nước

2 ly gạo

hành lá thái nhỏ

xì dầu

Gia vị ướp


1/2 muỗng cà phê muối

2 muỗng cà phê xì dầu

1/2 muỗng cà phê xì dầu đặc

1 muỗng cà phê rượu

1 muỗng cà phê nước gừng

3/4 muỗng cà phê bột ngô

1/2 muỗng cà phê dầu mè

1 muỗng cà phê dầu

Cách Làm

Bước 1. Tổ yến sau khi ngâm để ráo nước. Nấu với nước cốt gà cho sôi  khoảng 2 phút và để cạn.

Bước 2. Thịt gà rửa sạch. Lau khô và cắt thành từng miếng vừa ăn. Nấm rơm và chà là ngâm cho mềm. Cắt thành từng lát mỏng. Cho thịt gà, nấm rơm và chà là vào nồi. Cho gia vị ướp vào, trộn đều và để sang một bên.

Bước 3. Vo gạo. Cho vào nồi nấu cho đến khi nửa chín nửa sượng. Cho gà, nấm rơm và chà là lên phần trên. Ðể lửa nhỏ và nấu thêm 1 lúc nữa. Sau đó cho tổ yến vào. Ðậy nắp lại cho đến khi cơm chín. Nêm xì dầu vào cơm cho vừa ăn và có màu sắc thích hợp. Rắc hành lên trên và ăn nóng.

  Trái cây tổ yến


                             

Nguyên Liệu


30gr yến tươi (hay 5g yến khô) đã qua sơ chế 


3 muỗng cafe đường phèn

viên dưa hấu tùy thích

viên dưa gang tùy thích

2 chén nước đầy

Cách Làm

Bước 1. Đế ráo nước tổ yến

Bước 2. Cho đường phèn vào 1 nồi nước nhỏ, đong 2 chén nước đầy vào nồi, nấu sôi cho đến khi đường phèn tan hết là được.

Bước 3. Lấy 1 chén nhỏ hay thố nhỏ dùng để chưng yến, cho nước đường đã nấu ở trên vào, cho tiếp tổ yến vào.Đem chưng cách thủy thêm 30ph

Bước 4. Cho thêm viên dưa hấu, dưa gang hay trái cây tùy thích và thường thức.

Tổ yến súp bồ câu non:


Nguyên Liệu

60gr yến tươi (hay 10g yến khô) đã qua sơ chế 
1 bồ câu non
60 Gr hạt sen
100 Gr thịt heo nạc
1/4 miếng vỏ quýt khô
8 ly nước sôi
Bột nêm 

Cách Làm

Bước 1. Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.

Bước 2. Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.

Bước 3. Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa và ăn nóng.


Yến sào tiềm đu đủ:  món ăn ngon, vừa lạ miệng vừa nhiều dưỡng chất.





Nguyên liệu
- Yến sào khô 10g,
- Đu đủ 1 trái,
- Đường phèn 20gr.

Cách chế biến
- Yến ngâm nước 4 tiếng, làm sạch.
- Đu đủ lấy bỏ phần ruột.
- Cho yến và đường phèn, một chút nước lọc vào trái đu đủ, đút lò tiềm khoảng 30 phút.
- Món ăn vừa lạ miệng, nhiều dưỡng chất.


Yến sào nấu chè thập cẩm: Yến sào nấu chè thập cẩm rất thơm ngon bổ dưỡng





Nguyên liệu:

- Yến: 20g, yến lớn thì 1 tai, yến nhỏ thì hai tai.
- Hạt sen: 10 hạt - Bạch quả: 10 hạt
- Táo đỏ 10 trái.
- Đường phèn: 20g
Thực hiện:
- Yến ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở mềm, nhặt sạch.
- Hạt sen, táo đỏ, bạch quả luộc riêng từng thứ cho mềm.
- Cho đường vào nồi với 2 chén nước nấu tan, lược sạch.
- Cho tất cả vào thố chưng cách thủy 45 phút là được.
- Dùng nóng hoặc lạnh tùy ý thích.
Mách nhỏ: Yến sào là thực phẩm có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, cầm máu, chữa được bệnh ho...

Yến sào hầm sữa tươi

Yến sào hầm sữa tươi là một trong những món ăn ngon làm từ Yến sào - món đứng hàng đầu trong bát trân.


Hai thành phần chính của món này là Yến sào và sữa tươi. Từ trước đến nay, hầu hết phụ nữ ai cũng đều biết đến công dụng làm đẹp da của sữa tươi. Hôm nay, nó được chế biến kết hợp với Yến sào tạo nên 1 món ăn không chỉ giàu dinh dưỡng, vừa phòng chữa bệnh vừa đặc biệt hữu ích cho công việc làm đẹp cho nữ giới.


Món Yến sào hầm sữa tươi được chế biến như sau:



Nguyên liệu:


- 3 quả trứng gà,


- sữa tươi 50g,


- yến sào đã ngâm 20g


- lượng muối hoặc đường vừa đủ


Cách thực hiện:


- Đánh đều trứng gà, cho sữa tươi vào, lọc qua.


- Cho yến sào và gia vị vào sữa tươi, hột gà trộn đều lên, cho vào thố, đậy lại bằng giấy bạc hoặc đĩa, chưng cách thủy 8-10 phút là có thể dùng.



Thưởng thức:

- Rất ngon khi dùng nóng


Cơm gà tổ yến:

                           

Nguyên Liệu


30gr yến tươi (hay 5g yến khô) đã qua sơ chế 

200 Gr thịt đùi gà

2 nấm rơm đen khô

4 trái chà là đỏ

1 ly nước cốt gà

1 1/2 ly nước

2 ly gạo

hành lá thái nhỏ

xì dầu

Gia vị ướp


1/2 muỗng cà phê muối

2 muỗng cà phê xì dầu

1/2 muỗng cà phê xì dầu đặc

1 muỗng cà phê rượu

1 muỗng cà phê nước gừng

3/4 muỗng cà phê bột ngô

1/2 muỗng cà phê dầu mè

1 muỗng cà phê dầu

Cách Làm

Bước 1. Tổ yến sau khi ngâm để ráo nước. Nấu với nước cốt gà cho sôi  khoảng 2 phút và để cạn.

Bước 2. Thịt gà rửa sạch. Lau khô và cắt thành từng miếng vừa ăn. Nấm rơm và chà là ngâm cho mềm. Cắt thành từng lát mỏng. Cho thịt gà, nấm rơm và chà là vào nồi. Cho gia vị ướp vào, trộn đều và để sang một bên.

Bước 3. Vo gạo. Cho vào nồi nấu cho đến khi nửa chín nửa sượng. Cho gà, nấm rơm và chà là lên phần trên. Ðể lửa nhỏ và nấu thêm 1 lúc nữa. Sau đó cho tổ yến vào. Ðậy nắp lại cho đến khi cơm chín. Nêm xì dầu vào cơm cho vừa ăn và có màu sắc thích hợp. Rắc hành lên trên và ăn nóng.

  Trái cây tổ yến


                             

Nguyên Liệu


30gr yến tươi (hay 5g yến khô) đã qua sơ chế 


3 muỗng cafe đường phèn

viên dưa hấu tùy thích

viên dưa gang tùy thích

2 chén nước đầy

Cách Làm

Bước 1. Đế ráo nước tổ yến

Bước 2. Cho đường phèn vào 1 nồi nước nhỏ, đong 2 chén nước đầy vào nồi, nấu sôi cho đến khi đường phèn tan hết là được.

Bước 3. Lấy 1 chén nhỏ hay thố nhỏ dùng để chưng yến, cho nước đường đã nấu ở trên vào, cho tiếp tổ yến vào.Đem chưng cách thủy thêm 30ph

Bước 4. Cho thêm viên dưa hấu, dưa gang hay trái cây tùy thích và thường thức.

Tổ yến súp bồ câu non:


Nguyên Liệu

60gr yến tươi (hay 10g yến khô) đã qua sơ chế 
1 bồ câu non
60 Gr hạt sen
100 Gr thịt heo nạc
1/4 miếng vỏ quýt khô
8 ly nước sôi
Bột nêm 

Cách Làm

Bước 1. Ngâm nước vỏ quýt khô và gỡ lớp màng xốp phía trong vỏ. Rửa hạt sen cho sạch và ngâm nước khoảng 30 phút.

Bước 2. Mổ bụng bồ câu lấy ruột và rửa sạch. Luộc sơ bồ câu và thịt nạc. Rửa và để ráo nước.

Bước 3. Cho bồ câu, thịt nạc và hạt sen vào trong nồi hấp. Ðổ nước sôi vào và đậy nắp lại. Hầm khoảng 2 giờ rưỡi. Sau đó cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút nữa. Nêm muối cho vừa và ăn nóng.



Ăn yến sào đúng cách

Từ lâu, yến sào được đánh giá là một món ăn quý, có giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe của con người. Theo thời gian, xã hội phát triển, con người còn nghiên cứu những công năng của “yến sào” và thấy rằng nó còn là một vị thuốc quý… Cũng bởi yến sào có nhiều công dụng như vậy mà mấy năm gần đây, người ta rủ nhau ăn yến sào và các cửa hàng bán yến sào cũng mọc lên khá nhiều trong thành phố.

Yến sào được xếp vào hàng “cao lương mĩ vị” hàng đầu, bởi từ xa xưa, món ăn này chủ yếu được Vua và các quan đại thần trong triều đình sử dụng. Trong cuộc sống hiện đại, với rất nhiều tác dụng của nó, yến sào đã đến gần người dân hơn và trở thành một thực phẩm quý được ưa chuộng. Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Thủy sản, và Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong thành phần của yến sào có đến 18 loại acidamin, Tyrosine, Vanine, Leucine…

Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng và hồng cầu. Yến sào còn có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng. Ngoài ra, yến sào còn có giá trị đặc biệt là làm đẹp da đối với phụ nữ, nước da hồng hào, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào da.

Tiến sỹ, Lê Thúy Tươi, nguyên bác sỹ Viện Y Dược học dân tộc giải thích về công dụng, tác dụng của yến sào: “Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Yến sào giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Phụ nữ muốn có làn da đẹp, giữ mãi nét thanh xuân nên ăn yến bởi có chứa threonine là chất hình thành elastine và collagene của da, giúp da không bị lão hóa”…

Tại Việt Nam, yến sào bắt đầu xuất hiện phổ biến và được người dân ưa chuộng sử dụng vài năm gần đây. Nhưng hiện nay, giá thành của yến sào vẫn còn cao, chưa thực sự phù hợp với người dân có mức thu nhập thấp. Chị Cao Thị Dung, nhân viên cửa hàng Yến sào Sài Gòn, 65 Hàng Giấy, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết có nhiều loại yến, và công dụng, chất lượng đến giá thành của từng loại yến cũng khác nhau. Yến trắng thô có giá thấp nhất là 3,8 triệu đồng/100gram; yến huyết thô có giá cao nhất khoảng 12 triệu đồng/100gram. Đặc biệt còn có rất nhiều loại yến sào khác như yến huyết tinh chế, hồng yến tinh chế, yến trắng thô sạch…

Giá cả từng loại yến trên cũng chênh nhau từ khoảng 2-3 triệu đồng/100 gram. Khi được hỏi về đối tượng đến mua và sử dụng yến sào, chị Cao Thị Dung tiếp tục tư vấn: “Hầu hết mọi độ tuổi đều có thể sử dụng yến sào. Nhưng khách hàng chủ yếu đến mua yến sào có độ tuổi trung niên. Có người mua về để cá nhân hay gia đình sử dụng, nhưng một số khác lại làm quà tặng”. Có mặt tại cửa hàng lúc đó, chúng tôi đã trao đổi với anh Ngọc Phong, địa chỉ tại B18-Kim Liên đang chọn mặt hàng yến sào phù hợp với điều kiện của mình: “Qua sách báo, tôi cũng đã tìm hiểu và biết được nhiều tác dụng tốt của yến sào.

Tuy gia đình tôi không có điều kiện dùng nhiều, nhưng cũng “đầu tư” một chút cho món ăn dinh dưỡng này. Vì có sức khỏe là có tất cả mà”… Nhưng khi hỏi về cách dùng và liều lượng sử dụng của yến sào thì anh Phong lại lắc đầu. Theo khoa học đã nghiên cứu, công dụng của yến sào rất tốt với sức khỏe của con người. Nhưng hiện nay có một số người dân lại sử dụng yến sào quá liều lượng, một số trường hợp còn ăn yến sào thay cơm… PGS.TS Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Trung ương cho biết: “Không ít trường hợp đã sử dụng yến sào quá số lượng.

Yến sào là một loại thức ăn dinh dưỡng có protein và đạm khá cao, nên khi người dân sử dụng nhiều sẽ dẫn đến cơ thể không hấp thụ được hết các chất đó. Theo phản xạ tự nhiên thì những chất thừa sẽ đi ra ngoài cơ thể theo đường tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần lưu tâm. Khi chế biến các món ăn về yến sào, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, vì lông của yến sào có thể gây dị ứng nhẹ cho người dùng”. PGS.TS Lê Bạch Mai cũng khuyến cáo rằng trẻ em bị suy dinh dưỡng, còi xương… có thể sử dụng yến sào nhưng nên sử dụng theo liệu trình và có sự giám sát của thầy thuốc.

Như vậy, để sử hữu 100 gram yến sào, người dân phải bỏ ra một số tiền không nhỏ, và việc sử dụng yến sào là tốt cho sức khỏe nhưng nếu cần nên tham khảo sự tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng để tránh việc sử dụng bừa bãi, khiến cơ thể người dùng không hấp thụ được hết; hoặc cần tìm hiểu công dụng, liều lượng, độ tuổi và giới tính của từng người thân trong gia đình để có một chế độ thích hợp tránh gây lãng phí.




Trẻ em không nên ăn yến sào và uống nước yến
Hướng dẫn làm yến sào cực bổ dưỡng
Bà bầu ăn tổ yến và uống nước yến có tác dụng gì
Món ngon từ tổ yến
Cách làm sạch lông tổ yến đơn giản

Cách nấu chè yến bổ dưỡng cực kì
Cách chế biến tổ yến
Cách bảo quản Yến xào không mất dinh dưỡng



(ST)

mon canh yen sao an khong het cat vao tu lanh mai ham lai an tiep duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận