Cách suy nghĩ của người giàu bí quyết của tỉ phú

Cách suy nghĩ của người giàu bí quyết của tỉ phú. Qua nhiều số liệu, những tấm gương tỷ phú thành công từ con số 0, chúng tôi đưa ra những nhận định sau để quý đọc giả có thể thấy làm tỷ phú khó hay dễ.





CÁCH SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI GIÀU BÍ QUYẾT CỦA TỈ PHÚ.

Cách suy nghĩ của những tỷ phú

Bạn có bao giờ mơ đến việc trở thành tỷ phú?

Như những ông trùm tư bản sáng lập các công ty lừng danh thế giới Google và Apple: dạo chơi trên du thuyền, phiêu lưu – khám phá bằng máy bay riêng, ngủ trong lâu đài, ngồi xe thượng hạng, và mua kim cương tùy hứng…

Ai cũng từng ít nhất một lần mơ đến việc có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn.

Nghĩ đến đó, bạn có bao giờ tự hỏi: Làm cách nào những người đó giàu như vậy? Họ có tài năng thiên phú? Tư chất và tiềm lực khác chúng ta hoàn toàn?… Công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc của chúng tôi quyết tâm tìm ra lời đáp cho những thắc mắc đó.

Suốt 5 năm qua, nhằm nỗ lực vén bức màn bí mật sau những thành công vang dội đem lại nhiều tiền của, chúng tôi tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện và phỏng vấn những nhà tài phiệt bất động sản TQ, các ông chủ đi tiên phong ngành internet của Hoa Kỳ, nhiều trùm tư bản lãnh đạo đại tập đoàn của Ấn Độ, và cả những anh quý tộc thừa kế ở Châu Âu… Chúng tôi đã trực tiếp đối thoại với khoảng một chục tỷ phú dollar và gần một trăm nhà tài phiệt có giá trị tài sản không dưới 100 triệu USD.

Cùng là con người, tất cả chúng ta đều lo lắng cho tương lai con trẻ, ái ngại khi nghĩ đến vấn đề sức khỏe. Mỗi người đều có những khao khát và đam mê. Tuy nhiên, họ giàu còn tôi và bạn thì không. Hầu hết những người trả lời phỏng vấn tin rằng vận may và gặp thời là hai nhân tố quyết định dẫn dắt thành công hiện tại. Tuy nhiên, ngoài nhân tố “trời đãi” đó, thì họ còn khác chúng ta ở điểm nào? Nói cách khác, đi���m chung của họ là gì?

Chúng tôi đã đúc kết lại ba bí quyết dẫn dắt thành công của những tỷ phú dollar. Đó là:

1. Không e ngại, không sợ thất bại

Tất cả nhân vật chúng tôi phỏng vấn đều phát biểu rằng: có những thời điểm họ đứng giữa ngả ba đường với hai lựa chọn. Hoặc con đường dễ dàng và an toàn, hoặc lối đi mạo hiểm có tính toán. Để đạt đến tầm cao thực sự của tài sản, để có của cải nhiều đếm không xiết như bao người khao khát, thì nhất thiết phải có mạo hiểm. Những ai tìm kiếm công việc ổn định, luôn e ngại trải nghiệm mới mẻ, lo sợ và không dám thử cái khác biệt, thì mãi mãi không thể giàu như mơ.

Trên thực tế, những nhà đại tư bản thất bại ít nhất một lần. Những người tái thành công chia sẻ rằng: Chính nhờ thất bại, họ mới có thể nhìn lại những sai lầm và thiếu sót của mình, biến nó thành bài học kinh nghiệm vô giá khi trở lại cuộc chơi. Thất bại chỉ thảm hại khi đánh mất sự lạc quan và những đam mê.

Một giám đốc công ty internet tâm sự với chúng tôi về việc làm thế nào anh vực dậy công ty có giá trị tài sản vượt 1 tỷ USD trong thời đại bong bóng “chấm com”. Khi mới lập nghiệp, anh từng đạt đến vinh quang và đỉnh giàu sang: đi ăn tiệc với Elton John, đi du lịch vòng quanh thế giới bằng máy bay riêng. Khi kinh tế bong bóng vỡ, khó khăn chồng chất.

Tuy nhiên, thay vì để thất bại và khủng hoảng tài chính làm yếu lòng, anh đã kiên trì bền chí, khởi nghiệp lần nữa. Từ kinh nghiệm thất bại, anh lập ra một công ty kỹ thuật mới, mạnh hơn, sát hợp với thời đại hơn. Kết quả là anh vừa bán công ty với giá vài trăm triệu dollar, mua chiếc máy bay phản lực mới. Và thay vì lao vào ăn chơi hưởng thụ, anh lại bắt tay thành lập doanh nghiệp mới…

2. Bí quyết thứ hai của những ông trùm tư bản là khả năng xoay chuyển tình thế

Khó khăn và trở ngại khiến người bình thường yếu lòng, nhưng lại thúc đẩy với doanh nhân tài ba bộc lộ tài năng và óc sáng tạo để tìm nguồn doanh thu mới. Không suy nghĩ theo lối mòn, cũng không đi ngược trào lưu một cách xa vời. Những nhà đại bản đó phân tích khó khăn – trở ngại ở nhiều góc độ khác nhau. Rồi kiên trì bền chí với phát kiến của mình.

Một ông chủ ngành xăng dầu kể chuyện này cho chúng tôi. Nhiều năm trước, ông thấy những trạm xăng tốn quá nhiều diện tích. Đó đều là đất vàng đất bạc mà mọi người chỉ ghé vào đổ xăng rồi đi thì phí quá. Nghĩ vậy, ông mới nảy ra sáng kiến là kết hợp trạm xăng với cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, lúc đó, ông cũng bị nhiều lời cười nhạo: Ai lại vừa đi đổ xăng vừa mua càfê?

Nhưng, ngày nay, bạn nhìn xem, ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, hiếm có trạm xăng nào mà không có cửa hàng tiện lợi ngay đó. Doanh nhân đó thành công vì ông đã nhìn ra lời giải đáp cho một vấn đề bất cập. Đồng thời, ông cũng là người kiên định trong việc thực hiện ý tưởng, quyết thử cái mới, chứ không chần chừ, do dự, lung lay mà để vuột mất cơ hội.

3. Bí quyết thứ ba của một người giàu thật thụ là có người bạn đời phù hợp

Họ đã kết hôn đúng một nửa cần có của mình. Tôi không nói rằng các ông muốn làm giàu thì phải chọn mấy chị nữ thừa kế để kết hôn mới là thượng sách. Trên thực tế, những người giàu bằng chính công sức của mình cần một người bạn đời tâm giao. Trong quá trình lập nghiệp, trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, căng thẳng và áp lực. Vậy nên, họ cần người bạn đời có thể là chỗ dựa tinh thần. Đặc biệt là cần người giàu lòng tin khi họ đang chiến đấu để leo lên ngôi vị dẫn đầu.

Hầu hết những ông trùm tư bản mà chúng tôi có dịp trò chuyện đều có tuổi thơ túng thiếu. Họ từng ở nhà thuê hoặc cầm cố tài sản và đất đai để làm vốn khởi nghiệp. Nhiều người cặm cụi lao động trong tiệm sửa xe, hoặc làm nhiều việc cùng một lúc trước khi lập nghiệp thành công. Vài người thành công vang dội, rồi thất bại thảm hại, trước khi lại tái lập từ hai bàn tay trắng. Nhiều khó khăn vậy khiến doanh nhân thành đạt thật sự cần người bạn đời luôn tin tưởng và cùng họ vượt qua mọi trở ngại trên đường.

Thật tuyệt vời nếu ta giàu

Chúng tôi đi phỏng vấn người giàu thôi mà đã thấy lâng lâng khi hưởng “ké” chút cuộc sống hào nhoáng của họ… Tuy nhiên, chúng tôi còn tìm thấy một bí mật khác ẩn dấu trong đời sống những người giàu: Tiền không phải là tất cả. Hãy nỗ lực để kiếm tiền. Nhưng, không có gì quan trọng hơn gia đình và sức khỏe.



Suy nghĩ khác nhau giữa người giàu và người nghèo



Mọi kết quả gặt hái đều xuất phát từ suy nghĩ chứ không phải từ hành động của mỗi người. Và cách duy nhất để thay đổi kết quả là thay đổi suy nghĩ, nhận thức của họ. Chính những suy nghĩ khác nhau đã tạo ra người giàu có và người nghèo.

1. Người giàu luôn tin rằng “Tôi tạo ra cuộc sống của tôi”. Người nghèo tin rằng “Cuộc sống toàn là những sự việc bất ngờ xảy đến với tôi”. Bạn chứ không ai khác – là người có quyền quyết định cuộc đời mình sẽ như thế nào. Người giàu chịu trách nhiệm với chính mình về những việc xảy đến với họ trong khi người nghèo khó lại cho rằng mình là nạn nhân. Cách họ phản ứng với vấn đề tài chính là:

- Đổ lỗi cho thị trường, quy trách nhiệm cho chính phủ và nền kinh tế thay vì nhận trách nhiệm với chính mình.

- Biện minh cho sự bất lực của mình trong việc kiếm tiền bằng cách viện dẫn những phép so sánh khập khiễng thay vì hiểu đúng tầm quan trọng và bản chất của tiền.

- Than thân trách phận, chú tâm vào những rắc rối thay vì tìm cách giải quyết nó.

- Mỗi khi đổ lỗi, biện minh hay oán trách người khác là bạn đang tự đặt thêm những tấm rào chắn trên con đường tài chính vốn đã chật hẹp của mình.

2. Người giàu tham gia “cuộc chơi kiếm tiền” để giành chiến thắng. Người nghèo tham gia chỉ để không bị thua. Mục đích kiếm tiền của người giàu và người nghèo khác nhau hoàn toàn: người giàu tích lũy một khối lượng lớn của cải để tạo ra sự giàu có; người nghèo chỉ cần kiếm đủ tiền để thanh toán các hóa đơn mỗi tháng mà thôi. Havr Eker khuyên bạn rằng nếu bạn muốn giàu lên thì mục đích của bạn phải là làm giàu, không đơn thuẩn chỉ để trang trải sinh hoạt phí và cảm thấy thoải mái mà giàu có nghĩa là phải thật sự sung túc.

3. Người giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo muốn trở nên giàu có. Lý do khiến phần lớn mọi người không có những thứ như họ mong muốn vì họ không biết mình thực sự muốn gì. Người giàu biết rõ cái họ muốn là sự giàu có; họ luôn kiên định với mong muốn của mình. Người nghèo, ngược lại, thường xuyên lúng túng và mâu thuẫn với chính mình, lúc mong muốn giàu có, lúc lại e ngại điều đó. Nếu bạn không thật sự quyết tâm làm giàu thì không bao giờ bạn giàu lên được.

4. Người giàu suy nghĩ khoáng đạt. Người nghèo suy nghĩ hạn hẹp. Định luật về thu nhập được phát biểu rằng “Những giá trị mà bạn nhận được luôn tỉ lệ với giá trị mà bạn bỏ ra (đã tính đến tình trạng thị trường)”. Trong cuốn sách “Trở lại với tình yêu”, tác giả Marianne Williamson cũng nói rằng “Nếu bạn sống hẹp hòi, bạn sẽ không thể phục vụ mọi người. Mọi người sẽ cảm thấy bất an về bạn. Khi chúng ta để cho mình tỏa sáng thì trong vô thức chúng ta đã kêu gọi người khác làm điều tương tự”. Nếu muốn trở nên giàu có, bạn cần bỏ đi lối suy nghĩ hạn hẹp của mình. Lối tư duy hạn hẹp, kiểu hành động nhỏ nhen chỉ dẫn đến sự túng thiếu và không toại nguyện. Suy nghĩ khoáng đạt và hành động cao thượng sẽ mang lại cho bạn cả tiền tài lẫn ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống. Bạn có quyền lựa chọn cách sống cho mình!

5. Người giàu luôn chú trọng đến cơ hội. Người nghèo chỉ quan tâm đến trở ngại. Người giàu chịu trách nhiệm về những kết quả mình nhận được, họ đón đợi thành công vì họ tin vào khả năng và sức sáng tạo của mình. Họ luôn nhìn thấy cơ hội dành cho mình chính vì thế họ không ngần ngại chấp nhận rủi ro. Ngược lại, người nghèo luôn nghĩ đến thất bại, họ thiếu tự tin vào bản thân cũng như năng lực của mình. Họ luôn thấy trở ngại nên họ không sẵn sàng mạo hiểm. Người giàu luôn chú trọng vào những điều họ muốn trong khi người nghèo lại tập trung suy nghĩ của họ vào những điều họ không muốn. Người giàu thấy cơ hội lập tức nắm bắt lấy nó và trở nên giàu có trong khi người nghèo vẫn “đang chuẩn bị”!

6. Người giàu ngưỡng mộ những người giàu có và thành công khác. Người nghèo bực tức với những ai thành công và giàu có. Con người luôn có những thói quen cũng như định kiến của riêng mình. Ghen tức với người khác cũng là điều khó tránh ở con người. Harv Eker khuyên rằng thay vì bực bội với người giàu, bạn nên tập ngưỡng mộ, tôn trọng, nể phục, chúc phúc cũng như học cách yêu thương họ. Ngạn ngữ Huna có câu “Hãy chúc phúc cho những thứ mà bạn muốn có”. Đây là cách mà những người giàu thường làm.

7. Người giàu kết giao với những người thành công và có suy nghĩ tích cực. Người nghèo giao du với những người thất bại và luôn suy nghĩ tiêu cực. Người thành công luôn biết nhìn vào những người thành công hơn mình để học hỏi. Ngược lại, người nghèo hay hồ nghi, phán xét, chỉ trích những thành quả mà người khác có được. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Bạn nên học cách chọn người để kết giao, đặc biệt là kết giao với những người lạc quan, thành đạt đồng thời tách mình ra khỏi những người có hành vi, tư tưởng tiêu cực.

8. Người giàu sẵn sàng tôn vinh bản thân và những giá trị của họ. Người nghèo suy nghĩ một cách tiêu cực về việc bán hàng và quảng bá. Đa số người giàu có là những người có tài quảng bá, sẵn sàng quảng bá cho bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào của mình với lòng đam mê và niềm hăng hái kỳ lạ! Đồng thời họ cũng biết giới thiệu các giá trị của bản thân một cách khéo léo và thu hút. Điểm mấu chốt ở đây là bạn có thích làm việc này hay không mà quan trọng hơn, bạn có tin vào những gì mình đang nói hay không. Nếu bạn tin vào các giá trị bản thân mình, bạn hoàn toàn tự tin quảng bá điều đó.

9. Người giàu muốn chinh phục những khó khăn trước mắt. Người nghèo luôn lo nghĩ về những khó khăn phía trước. Người thành đạt và giàu có luôn bình thản đón nhận và xử lý mọi vấn đề của họ, trong khi người thất bại và nghèo khó tỏ ra lúng túng trước vấn đề của mình. Bí quyết thành công, theo Havr Eker không phải là cố tránh hay chùn bước trước khó khăn mà là phải nâng bản thân mình lên để có thể đứng cao hơn bất kỳ khó khăn nào. Người nghèo luôn giữ thói quen trách móc, than phiền về những khó khăn trước mắt trong khi người giàu không lùi bước trước khó khăn, đặc biệt chẳng bao giờ họ than phiền về những khó khăn mà họ gặp phải. Tất cả quay về một điều cơ bản: bạn cần rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề của mình và như thế, tất cả với bạn sẽ là không gì cả!

10. Người giàu là người luôn biết đón nhận. Người nghèo là những người không biết tận dụng cơ hội. Nếu bạn nói bạn xứng đáng để đón nhận một điều gì đó, có nghĩa là bạn sẽ xứng đáng. Nếu bạn nói bạn không xứng đáng, có nghĩa là bạn không xứng đáng. Dù bạn chọn cách nào thì bạn cũng sẽ sống với câu chuyện cuộc đời mình. Tâm hồn rộng mở và thái độ sẵn sàng đón nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng một khi bạn muốn tạo ra của cải cho bản thân cũng như cất giữ số của cái đó. Và đừng quên nói “Cảm ơn” với những điều bạn được đón nhận trong cuộc đời này.

11. Người giàu hướng đến suy nghĩ “cả hai”. Người nghèo chỉ nghĩ đến “một trong hai”. Nếu bạn thật sự mong muốn có cuộc sống mà không tồn tại các giới hạn thì dù ở hoàn cảnh nào đi nữa bạn cũng nên xóa bỏ lối suy nghĩ “chỉ một trong hai” và quyết tâm để có “cả hai”.

12. Người giàu chú trọng vào tài sản của họ. Người nghèo chú trọng vào thu nhập từ công việc của họ. Thước đo sự giàu có là tài sản chứ không phải thu nhập từ công việc. Tài sản là thước đo cuối cùng và chính xác nhất sự giàu có của một người. Bốn yếu tố tạo nên tài sản là: a. Thu nhập b. Tiền tiết kiệm c. Các khoản đầu tư d. Sự “đơn giản hóa” nghĩa là để dành từ các khoản bạn chi tiêu không cần thiết.

13. Havr Eker cũng khuyên bạn nên tìm và hợp tác với một nhà hoạch định tài chính giỏi để họ giúp bạn trong việc theo dõi việc tích lũy tài sản, hỗ trợ tổ chức và quản lý vốn, làm quen với các hình thức tiết kiệm và đầu tư nhằm gia tăng tài sản của mình.

14. Người giàu quản lý tiền của mình rất giỏi. Người nghèo không biết cách quản lý tiền. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không phải ở chỗ ai khôn ngoan hơn ai mà ở chỗ người giàu có thói quen đối với tiền khác biệt so với người nghèo và có tác dụng tích cực hơn. Chỉ cần bạn dành 10% thu nhập mỗi tháng của mình gửi vào một tào khoản tiết kiệm, sau 20 năm, số tiền đó sinh sôi thành một con số khổng lồ! Một công thức Havr Eker đưa ra giúp bạn kiểm soát tiền bạc của mình là:
a. Dành 10% cho các khoản tiết kiệm dài hạn dành để chi tiêu
b. 10% cho tài khoản giáo dục
c. 50% cho tài khoản nhu yếu phẩm
d. 10% cho tài khoản phụ.

15. Hoặc là bạn kiểm soát tiền, hai là tiền kiểm soát bạn!

16. Người giàu bắt tiền phục vụ mình. Người nghèo làm việc vất vả để kiếm tiền. Với người giàu, mỗi đô-la đều là một hạt giống có thể trồng để tạo ra hơn 100 đô-la, rồi hạt giống ấy có thể trồng lại nhiều lần để tạo ra nhiều hơn thế.

17. Người giàu vươn lên trên sự sợ hãi để hành động. Người nghèo thường để cho nỗi sợ hãi ngăn cản hành động của mình. Hành động là “chiếc cầu nối” giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Nhưng hành động được bắt nguồn từ suy nghĩ. Không nhất thiết phải vượt qua các nỗi sợ hãi bạn mới có được thành công. Nếu bạn chỉ sẵn sàng làm những việc đơn giản thì lập tức cuộc sống của bạn sẽ đầy rẫy những khó khăn nhưng nếu bạn sẵn sàng làm những việc khó khăn thì dường như cuộc sống lúc nào cũng đơn giản và nhẹ nhàng trước mắt bạn.

18. Người giàu luôn học hỏi và tự nâng cao kiến thức. Người nghèo nghĩ rằng họ đã biết tất cả. Theo Havr Eker, mục đích của việc làm giàu không phải là để kiếm thật nhiều tiền mà để giúp bản thân phát triển thành con người tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Những người giàu thường là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó trong khi người nghèo lo mơ về tất cả các lĩnh vực, ngay cả lĩnh vực của họ. Một người còn khả năng phát triển khi họ còn khả năng học hỏi. Đó là điều bạn không nên quên trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là khi bạn muốn mình trở thành một người giàu có!


Bí Mật Trong Cách Nghĩ Của Người Giàu


Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số người dường như sinh ra là để giàu có và hạnh phúc, trong khi một số người dường như sinh ra là để nghèo khó và thất bại?

Nguyên nhân phải chăng là do sự khác nhau về học vấn, sự thông minh, thời cơ, mối quan hệ hay sự may mắn?

Câu trả lời đầy ngạc nhiên là: Không phải bất cứ yếu tố nào ở trên.

Theo T. Harv Eker, bí mật thành công của người giàu nằm ở chính trong những suy nghĩ của họ. Dưới đây là 17 sự khác biệt đó.

STT

Người nghèo khó, thất bại, tiêu cực

Người giàu có, thành công, tích cực

1

Suy nghĩ nhỏ --> Hành động nhỏ --> Kết quả nhỏ.

Suy nghĩ lớn --> Hành động lớn --> Kết quả lớn.

2

Tập trung vào khó khăn, nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Vì họ thích tập trung vào khó khăn nên vũ trụ thường gứi… khó khăn đến cho họ!

Tập trung vào mục tiêu, cơ hội nên họ luôn đi giải quyết khó khăn cho người khác và biến nó thành cơ hội cho mình.

3

Đổ lỗi cho người khác, hay kêu ca, oán thán, đổ lỗi cho số phận hay sự thiếu may mắn.

Tự tạo ra cuộc đời và chịu trách nhiệm với bản thân. Slogan: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.

4

Đố kị, ghét bỏ người giàu và thành công. Không biết vì nghèo nên họ ghét giàu hay vì ghét giàu nên họ nghèo. Đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả?

Ngưỡng mộ những người thành công và giàu có khác. Họ làm được thì tôi cũng làm được. Họ luôn biết ơn những người thành công vì đã tạo ra con đường thành công để họ đi theo.

5

Kết giao với người nghèo, người thất bại để tìm kiếm sự đồng cảm. Hay nói xấu, chê bai người giàu để bảo vệ cái tôi của mình.

Kết giao với người thành công. Do vậy họ biết được con đường dẫn tới thành công của người giàu và đi theo con đường đó.

6

Ghét bán hàng và quảng cáo, tiếp thị. Họ thường khiêm tốn quá mức (hay thiếu tự tin?) nên  không dám nói cả những điều mình có.

Sẵn sàng tôn vinh giá trị bản thân. Họ thường cho người khác biết họ đang có gì và những khả năng  của họ.

7

Luôn giới hạn bản thân mình. Đối với họ, câu nói thường được dùng là Tôi không làm được, Tôi không mua được hay Tôi không xứng đáng!

Luôn đứng cao hơn khó khăn của mình. Đối với họ, vấn đề không phải là tầm vóc của khó khăn mà là tầm vóc của chính họ.

8

Để nỗi sợ ngăn cản. Khi va vào nỗi sợ, họ thu mình không dám hành động và đứng xem. Và họ cũng trở thành những khán giả… đứng xem người khác giàu có và hạnh phúc!

Hành động bất chấp sợ hãi. Người giàu luôn có những tham vọng lớn, họ quyết tâm giành được cái họ muốn và chính tham vọng đã giúp họ vượt qua nỗi sợ để hành động.

9

Không biết đón nhận. Họ được giáo dục cho đi thì tốt hơn là đón nhận, do vậy họ luôn mong muốn mình trở thành người “tốt hơn”!

Biết đón nhận. Bạn đã từng nghe Nước chảy chỗ trũng. Tại sao vậy? Đơn giản là vì chỗ trũng là chỗ biết đón nhận!

10

Chọn trả công theo thời gian

Chọn trả công theo kết quả

11

Trú trọng vào thu nhập từ lương. Họ làm việc để trả cho chi phí hiện tại và rơi vào vòng luẩn quẩn thu nhập-chi phí, nên họ phải làm việc… mãi mãi!

Trú trọng vào tổng tài sản: thu nhập lao động, tiết kiệm, sống đơn giản hóa và tạo ra nguồn thu nhập thụ động lớn.

12

Suy nghĩ chỉ một, hoặc cái này hoặc cái kia. Giữa giàu có và hạnh phúc cũng vậy, họ chỉ chọn 1, đó là hạnh phúc.

Suy nghĩ cả hai. Họ luôn hành động để có cả giàu có và hạnh phúc. Như bạn biết đấy, họ đúng là những người rất có tham vọng!

13

Tham gia cuộc chơi để không thua. Với cuộc chơi tiền bạc, họ luôn lo sợ làm sao để không bị mất tiền. Vì họ tập trung vào việc mất tiền nên vũ trụ ủng hộ để họ được... mất tiền!

Tham gia cuộc chơi để chiến thắng. Giống như trong một trận bóng đá, họ luôn chới với tinh thần tấn công. Vì họ tập trung vào chiến thắng nên vũ trụ thường ủng hộ họ để họ chiến thắng!

14

Không biết quản lý tốt tiền của mình

Biết cách quản lý tốt tiền của mình

15

Mong muốn giàu có

Quyết tâm làm giàu

16

Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền

Làm cho tiền làm việc chăm chỉ cho mình

17

Luôn nói tôi đã biết. Như một cốc nước đầy, không ai nói cho họ biết nữa và tầm vóc họ mãi… nhỏ bé!

Luôn học hỏi và phát triển. Tầm vóc của họ ngày càng lớn và lớn hơn tầm vóc mọi khó khăn!

THAM KHẢO THÊM:

Học cách tiêu tiền của người giàu


Đó có thể là sự thật ở một chừng mực nào đó, nhưng không phải tất cả những người giàu có đều sống theo cách như vậy. Trong lập luận này, chúng ta sẽ định nghĩa “giàu” là sự dư thừa tiền bạc, và “xa hoa” là cách tiêu khiển tiền như phần lớn các ngôi sao Hollywood.

Với những người giàu có, đặc biệt là làm giàu bằng chính sức lực mình, họ sống và chi tiêu theo một cách riêng. Họ làm những điều hoàn toàn khác, lối sống khác và cách nghĩ khác. Bởi tiền làm ra bằng chính sức lao động của bản thân bao giờ cũng có ý nghĩa hơn. Vậy cách tiêu tiền của họ như thế nào? Làm sao họ lại có thể giàu có như vậy? Hãy cùng phân tích và học hỏi.

1. Tích lũy tiền mặt bằng cách tiết kiệm

Đúng vậy, những người giàu có luôn tiết kiệm tiền mặt của họ. Thay vì ăn uống mọi lúc mọi nơi, họ nhét những tờ USD vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu để thanh toán.

Theo Jean Chatzky, trong Sự khác biệt giữa người giàu và nghèo, 55% người tự sức làm giàu thành công nhờ tiết kiệm.

Hành động: Đừng tiêu khi bạn chưa thực sự cần? Hãy viết ra và tìm kiếm giải pháp thay thế ít tốn kém hơn. Nếu bạn mua sắm tại Starbucks vào mỗi buổi sáng, hãy dừng lại. Đều đặn gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, bạn sẽ có được một khoản tiết kiệm. Khi đã tiết kiệm được chút đỉnh, hãy thử mạo hiểm đầu tư vào một quỹ tương hỗ cổ phiếu và xem nó phát triển.

2. Không chi tiền vào những thứ không cần thiết

Nói cách khác, dừng mua sắm, ăn uống hay đổ tiền vào những thứ không cần thiết và chi ngân sách của bạn thật thông minh đối với những thứ như nhà và xe hơi.

Nếu bạn phải trả 400 USD mỗi tháng cho một chiếc SUV, đó quả thực là một chiếc xe uống đô hằng tuần, hãy tìm cách giảm dần xuống. Bạn có thực sự cần một chiếc SUV? Chiếc xe tải nhỏ thay thế sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn?

Đánh giá bản thân và thay đổi: Bạn đang chi cả đống tiền hằng tháng cho một chỗ ở xa hoa? Tại sao bạn không chọn một ngôi nhà nhỏ hơn? Bạn có thể chọn những loại quần áo ít tốn kém? Hãy trung thực trong đánh giá của bạn, hoặc bạn đang lãng phí thời gian của mình.

3. Mặc cả

Đừng bao giờ trả đủ tiền cho một thứ gì đó. Luôn luôn tìm cách để có được mức giá rẻ hơn. Nói chuyện với người quản lý cửa hàng. Xếp hàng, chờ đợi và mua sắm trong những ngày giảm giá. Nếu bạn là một người mua sắm có mục tiêu, bạn chỉ cần chăm chú theo dõi thông tin là biết lịch trình giảm giá của các cửa hàng, siêu thị.

Hành động: Hãy nhanh chóng thực hiện kế hoạch mặc cả. Nếu bạn muốn mua sắm thứ gì đó, hãy tra thông tin những địa điểm bán rẻ hơn, sử dụng phiếu giảm giá, hoặc mặc cả để có một mức giá tốt hơn. Sau đó, nhanh chóng gửi số tiền dư lại vào tài khoản tiết kiệm nếu không muốn tiêu hết mất

4. Chỉ cần làm điều đó

Điều này đúng trên nhiều cấp độ. Những người làm giàu bằng chính sức mình thường có lối suy nghĩ rằng, họ có thể và sẽ thay đổi tình huống của họ. Thay vì chờ đợi những điều tốt đẹp xảy ra hoặc tự hỏi tại sao họ không đến, họ nhận ra và làm cho chúng xảy ra. Họ đầu tư vào các doanh nghiệp. Họ bắt đầu kinh doanh hoặc đầu tư vào những thứ sẽ mang lại lợi nhuận cao.

Hành động: Cho dù bạn đang làm việc ở trung tâm mua sắm hay các cửa hàng tạp hóa, hãy tìm cách để kiếm được nhiều tiền hơn. Đừng tự cho mình thời gian nhàn rỗi. Nếu muốn kiếm được nhiều hơn, bạn phải tìm cách kiếm tiền và làm cho tiền sinh sôi.

5. Thiết lập mục tiêu và đạt được chúng

Công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn nếu bạn biết thiết lập mục tiêu cho mình. Những người giàu có biết rõ thứ mà họ muốn kiếm được, và họ thiết lập một kế hoạch trước khi ra ngoài làm điều đó. Họ nghiên cứu kỹ thứ mà họ cho rằng sẽ kiếm được bộn tiền, sau đó thiết lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu.

Hành động: Thiết lập mục tiêu tài chính nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạt được và xây dựng sự tự tin cho mình. Khi bạn đã đạt được mục tiêu, hãy tiếp tục thiết lập mục tiêu mới, điều này sẽ giúp bạn không ngừng phấn đấu và tìm thấy niềm lạc quan trong cuộc đời.

6. Sống giản dị

Cuộc sống của những người làm giàu bằng sức mình đơn giản hơn chúng ta tưởng, bởi vì càng dùng nhiều bạn càng phải trả nhiều. Bạn có cần đến 100 đôi giày? Hay dùng đến ba chiếc máy tính xách tay trong nhà?

Bạn có thể tồn tại với một thứ chứ? Chúng ta đang ở trong một xã hội tiêu dùng, và nó phản ánh trong tất cả các “công cụ” mà chúng ta mua. Và hầu hết chúng ta không thực sự cần.

Hành động: Đi quanh nhà, xem xét và loại bỏ những thứ bạn không cần. Sau đó, ghi nhớ không chi tiền cho những thứ không cần thiết. Hãy suy nghĩ ba lần trước khi mua, và luôn luôn tìm cách sống đơn giản.

7. Tự chăm sóc sức khỏe

Vâng, người giàu luôn tự ý thức chăm sóc bản thân. Ai muốn trả tiền viện phí hàng ngàn đô để chữa trị những thứ do chính mình phá vỡ? Không chỉ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm, họ duy trì sức khỏe bằng cách chăm chỉ tập luyện và ăn uống đúng cách.

Hành động: Nếu bạn chưa tập một môn thể thao nào, hãy bắt đầu. Tăng mức độ tập thể dục và xem kết quả (cả thể chất lẫn tinh thần) sau một vài tuần. Tâm trí và cơ thể của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt.

Học cách làm giàu của người giàu nhất nước Mỹ

Với tài sản ước tính 62 tỉ USD, tỉ phú Mỹ Warren Buffett, 78 tuổi, hiện là người giàu nhất nước Mỹ. Sự thành công đáng kinh ngạc của Buffett có nhiều yếu tố và mới đây ông đã chia sẻ với công chúng.


Với tài sản ước tính 62 tỉ USD, tỉ phú Mỹ Warren Buffett.

Warren Buffett

Nhà văn Alice Schroeder đã bỏ ra hàng trăm giờ trò chuyện với người được tôn vinh là “Sage of Omaha” (Hiền nhân Omaha) để thực hiện cuốn tiểu sử chính thức mới có nhan đề The Snowball nói về tài năng làm giàu này. Sau đây là một số bí quyết làm giàu của Buffett trích trong cuốn sách và cách biến chúng trở thành hiện thực ở những con người bình thường.

Tái đầu tư lợi nhuận

Khi tự tay kiếm được những khoản tiền đầu tiên bằng tâm sức của mình, nhiều người có thói quen tiêu xài xả láng. Đừng làm thế, hãy tái đầu tư số tiền kiếm được. Buffett học được bài học này từ rất sớm. Lúc còn ngồi ghế trung học, ông đã cùng vài người bạn mua một máy trò chơi lăn bi (pinball) và đặt nó tại một tiệm hớt tóc. Kiếm được tiền nhờ máy này, họ mua thêm nhiều máy nữa đến khi có tá chiếc trang bị cho các tiệm hớt tóc khác nhau.

Khi nhóm bạn quyết định bán doanh nghiệp, Buffett chuyển sang mua cổ phiếu và thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác. Ở độ tuổi 26, ông đã tích lũy được 174.000 USD, tương đương 1,4 triệu USD hôm nay. Rõ ràng, ông đã chứng minh là người ta có thể biến một số tiền nhỏ thành gia tài lớn.

Hãy nuôi khát vọng trở thành khác biệt

Đừng quyết định dựa vào những gì người khác đang nói hay làm. Khi Buffett bắt đầu tập quản lý tiền vào năm 1956 với 100.000 USD gom góp từ một nhóm nhà đầu tư, ông bị xem là kẻ lập dị. Buffett khởi nghiệp ở Omaha chứ không phải tại Wall Street, thủ đô tài chính Mỹ. Ông cũng không cho cha mẹ biết mình bỏ tiền vào đâu. Nhiều người dự đoán Buffett sẽ thất bại nhưng khi kết toán phần chia của mình 14 năm sau đó, ông chứng tỏ họ đã sai. Tài sản của Buffett đã nhân lên 100 triệu USD.

Thay vì a dua theo số đông, ông đầu tư vào những cổ phiếu “bán như cho”. Không ngờ, giá của chúng tăng theo từng năm. Theo Buffett, bạn không nên bắt chước người khác mà nên quyết định dựa vào những tiêu chuẩn của riêng bạn chứ không phải chung cho thế giới.

Đừng bao giờ “mút ngón tay”

Thu thập trước người khác những thông tin cần thiết để làm quyết định và nhờ bà con, bạn bè theo dõi, nhắc nhở việc tuân thủ lịch trình đã đặt ra để chúng không đi chệch hướng. Buffett rất hãnh diện là mình có khả năng đưa ra các quyết định nhanh và trung thành với nó. Ông phê phán hành động ngồi chờ thời và suy nghĩ vẩn vơ là “mút ngón tay”. Khi có ai đó đề nghị với ông một công việc làm ăn hay đầu tư, ông luôn trả lời thẳng tại chỗ: “Tôi sẽ không có ý kiến gì nếu bạn không đưa ra một giá biểu”.

Buffett thích đầu tư vào các doanh nghiệp được điều hành bởi những con người luôn thận trọng.

Phải có hợp đồng cụ thể trong tay trước khi bắt đầu nó

Lực đẩy của thương lượng luôn là yếu tố lớn nhất khi bạn bắt đầu một công việc. Đó là lúc bạn có gì đó để đề nghị mà bên kia cần, và chúng phải được thể hiện bằng hợp đồng cụ thể. Buffett học được bài học xương máu này từ lúc ông còn bé, khi ông nội Ernest thuê ông và người bạn dọn dẹp cửa hiệu tạp hóa của gia đình bị bão tuyết vùi lấp. Hai người bỏ ra năm giờ để đào đến khi đôi bàn tay tê cóng không thể duỗi thẳng được. Xong việc, người ông trả công 90 xu cưa đôi. Buffett kinh hoàng khi thấy chỉ kiếm được vài chục xu cho một công việc “gãy lưng” như thế. Vấn đề là do ông không thỏa thuận trước về tiền công. Từ đó ông nhủ lòng là phải cụ thể hóa một thỏa thuận trước khi bắt tay vào việc cho dù đối tác là bạn bè hay thân nhân.

Hãy thận trọng với cả những chi tiêu nhỏ

Buffett thích đầu tư vào các doanh nghiệp được điều hành bởi những con người luôn thận trọng với các chi phí, dù là nhỏ nhất. Một lần ông mua một công ty mà chủ nhân của nó đếm kỹ từng tờ giấy một trong hộp giấy toilet 500 tờ để xem có bị lừa không. Ông cũng khâm phục người bạn chỉ sơn phía tường nhà quay ra đường mà không sơn phần trong để tiết kiệm. Hãy thận trọng với mọi khoản chi tiêu nếu bạn muốn làm giàu.

Giới hạn việc vay mượn

Những người sống bằng tiền vay mượn và thẻ tín dụng sẽ không thể giàu được. Vì vậy, Buffett không bao giờ vay mượn một khoản tiền lớn để tiêu dùng hay đầu tư. Ông cũng ghét thế chấp. Buffett cho biết ông đã nhận được nhiều lá thư tâm sự đau lòng của những người cứ tưởng mình quản lý được nợ nần nhưng lại khốn đốn vì chúng. Lời khuyên của ông là chỉ mượn đến số tiền bạn có thể trả và hãy đầu tư bằng tiền tiết kiệm của chính mình.

Hãy kiên trì

Bằng sự kiên trì và khéo léo, bạn có thể chiến thắng trước cả những đối thủ sừng sỏ nhất. Buffett mua siêu thị bán đồ trang trí nội thất Nebraska Furniture Mart năm 1983 chỉ vì ông thích phong cách kinh doanh của chủ nhân Rose Blumkin. Là di dân đến từ Nga, bà đã biến một tiệm cầm đồ nhỏ thành cửa hàng đồ trang trí nội thất lớn nhất Bắc Mỹ. Chiến lược của Blumkin là bán dưới giá của các cửa hàng khác và sẵn sàng thương lượng đến cùng về giá mua vào. Đối với Buffett, Rose là hiện thân của lòng can đảm không mệt mỏi và đã chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Hãy biết cách rút lui khỏi một thất bại và đừng để rơi vào phiền muộn do tính háo thắng.

Biết rút lui đúng lúc

Có lần khi Buffett còn bé, ông đến một trường đua đánh cược và thua. Quyết gỡ lại tiền, ông đánh cược lần nữa và lại thua gần cháy túi. Ông hóa bệnh sau khi mất sạch số tiền kiếm được trong một tuần. Từ đó, Buffett không bao giờ lặp lại sai lầm. “Hãy biết cách rút lui khỏi một thất bại và đừng để rơi vào phiền muộn do tính háo thắng” - ông nói.

Nhận thức được nguy cơ

Năm 1995, ông chủ của Howie, một người con của Buffett, bị FBI tố cáo ấn định giá bán. Ông khuyên Howie hãy mường tượng ra tình trạng tệ nhất nếu cậu tiếp tục ở lại với công ty. Người con nhanh chóng nhận thức được những nguy cơ của việc ở lại đã vượt quá lợi lộc tiềm ẩn và quyết định bỏ việc ngay ngày hôm sau. Hãy tự cân nhắc giữa cái được và cái mất có thể giúp bạn sớm đi đến một quyết định tinh khôn vào lúc cấp bách để tránh những tổn thất lớn hơn.

Hiểu rõ ý nghĩa thật sự của sự thành công

Bất chấp sự giàu có hơn người, Buffett không bao giờ đo lường thành công bằng USD kiếm được. Năm 2006, ông đã hứa sẽ chuyển gần như tất cả tài sản của mình cho các hội từ thiện, mà ưu tiên là Hội Bill and Melinda Gates Foundation. Ông cũng kiên quyết không thành lập một cơ sở hay tượng đài nào mang tên mình. “Tôi biết có nhiều người giàu có xây dựng những cơ sở y tế mang tên mình. Nhưng sự thật là không có ai trên thế giới này yêu mến họ. Khi bạn già dần, bạn sẽ đo sự thành công trong cuộc sống bằng số người bạn muốn được yêu thương và thật lòng yêu bạn. Đó là mục tiêu tối hậu của cuộc sống” - ông nói.





Bí quyết làm giàu của doanh nhân Việt Nam -
Những sao Việt giàu có nhất Việt Nam hiện nay
Xem tướng phụ nữ giàu sang thành đạt
Bí quyết làm giàu của những tỷ phú
Những bí quyết làm giàu giúp bạn thành công nhanh chóng
Bí quyết làm giàu nhanh chóng
Bí quyết của người thành công và giàu có
Kế hoạch làm giàu để bạn 'cán đích' thành công nhanh nhất
Giấc mơ làm giàu của giới trẻ




(ST)

Tôi đang làm kinh doanh theo mạng trong 1 công ty đa cấp vậy tôi phải làm thế nào để phát triển được doanh nghiệp và quản lý được con người?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận