Trang phục truyền thống của người Mường
Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Cách giao tiếp của người Malaysia
- Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?
- Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?
- Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
- Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?
1. Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?
Người Nhật gọi đơn vị cơ bản của xã hội là “Ie” (Ie là chữ “gia”). “Ie” không chỉ có nghĩa là “ngôi nhà” mà còn mang ý nghĩa là “tập đoàn” trong xã hội, trường học, tôn giáo … Mặc dù chế độ gia tộc và chế độ đồ đệ thời phong kiến không còn nữa nhưng khác với châu Âu, trong xã hội Nhật Bản “tập đoàn” vẫn được ưu tiên hơn là cá nhân. Chế độ tuyển dụng suốt đời vẫn phổ biến ở Nhật, nghệ thuật pha trà (shado, trà đạo) và nghệ thuật cắm hoa “Ikebana” vẫn mang tính gia truyền. Trong một xã hội như thế này, các thành viên luôn tự coi mình là một phần gắn liền với tập đoàn. Đối với nhiều người nước ngoài thì việc này được xem như là thiếu những hành động mang tính độc lập và thiếu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên nếu tập đoàn không còn hoạt động thì sự tồn tại của các thành viên cũng biến mất. Có thể nói người Nhật rất khéo léo trong việc giữ thăng bằng giữa “cá nhân” và “tập đoàn”.
2. Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?
Nhiều người nước ngoài chỉ trích rằng người Nhật không nói rõ ý kiến của mình. Tuy nhiên trong một xã hội mà trật tự được duy trì bằng sự ưu tiên tập thể hơn là cá nhân thì việc không biểu hiện rõ ý kiến của mình là một điều cần thiết. Việc không nói thật ý nghĩ của mình là một phương pháp để giải quyết công việc một cách hiệu quả và tránh làm tổn hại đối phương. Đồng thời đó cũng là cách để tránh việc nói dùng từ quá cứng rắn.
3. Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
4. Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?
Trong cuốn sách Người Nhật trong cái hộp của nhà kinh tế học Robert March có viết: “Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”. Điều này có nghĩa là do tất cả đều nằm trong những cái hộp nên có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. Nếu nghĩ như thế này thì có thể hiểu được là lý do tại sao người nước ngoài lại nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Nhưng qua đó ta cũng có thể hiểu được tại sao nước Nhật lại trở thành một cường quốc về kinh tế và là một nước an toàn, ít có tội phạm.