Cách suy nghĩ logic cho bạn trở nên thông minh nhanh nhạy

Cách suy nghĩ logic cho bạn trở nên thông minh nhanh nhạy. Con người là một sinh vật biết suy nghĩ, sự suy nghĩ dựa trên nền tảng của tư duy và chúng ta có 2 loại tư duy chính là tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng







CÁC SUY NGHĨ LOGIC CHO BẠN TRỞ NÊN THÔNG MINH NHANH NHẠY
Xây dựng tư duy logic









Tư duy cụ thể là phải có một vật ( người/con vật/ đồ dùng...) trước mắt ta mới hình dung hay nhận biết - ví dụ : thấy hình 1 người ta nhận ra đó là ai - Thấy hình một con thú, ta nhớ lại tên của con thú ấy ... Đây là loại tư duy mà trẻ em phát triển đầu tiên ( từ 0 -3 tuổi )

Tư duy trừu tượng là những suy nghĩ mà chỉ cần một gợi ý, một cái tên thì ta sẽ biết đó là cái gì - ví dụ: Nói đến sự chăm sóc - ta nghĩ đến người mẹ - nói đến sự hung dữ ta nghĩ đến con cọp ( hay 1 con ác thú nào đó ) nhìn vào con số 1 ta nghĩ đến một vật gì đó ( một trái táo ... ) Đây là tư duy được hình thành sau 3 tuổi ( hoặc sớm hơn một chút tùy theo sự giáo dục và năng lực nhận thức của trẻ)

Ngoài ra còn có các tư duy khác ( nằm trong 2 loại này ) đó là :

Tư duy logic ( hay tư duy liên tưởng - tư duy nhân /quả ) từ điều A nghĩ đến điều B , từ điều B lại nghĩ đến điều C ( nhìn cái ly ta có thể nghĩ đến cái muỗng - nhìn cái chén ta nghĩ đến đôi đũa ..) thông thường thì trẻ phải có được tư duy trừu tượng thì mới có thể phát triển được tư duy logic

Tư duy sáng tạo : Đây là loại tư duy mang tính bẩm sinh, nhưng nếu không có điều kiện thuận lợi thì sẽ dần dần bị lãng quên. Tư duy này được phát triển bởi sự hòa trộn các hình ảnh, các nhận thức trong đầu để nghĩ ra 1 điều mới lạ mà từ trước đến nay chưa có . Các nhà phát minh, các nghệ sĩ v.v. là những người có được những yếu tố thuận lợi để phát triển loại tư duy này.

Hai loại tư duy này là sự phối hợp giữa tư duy cụ thể với tư duy trừu tượng – vừa mang tính hỗ trợ cho nhau, vừa mang tính đối kháng nhau. Nhưng nếu không khéo thì có thể tạo sự hạn chế lẫn nhau: Quá thiên về logic sẽ mất đi tính sáng tạo ( vì luôn nghĩ là có cái A rồi mới có cái B hoặc A là A, A không thể là B ) vì vậy, nếu quá chú trọng tập cho trẻ cách suy nghĩ logic sớm - thì trẻ sẽ có khả năng lý luận tốt nhưng lại làm giảm bớt khả năng sáng tạo ( vì sáng tạo là nghĩ ra những điều có khi rất phi logic )

 

HÌNH THÀNH TƯ DUY LOGIC CHO TRẺ

Trẻ bình thường thì việc hình thành tư duy logic cũng là điều tất yếu, nó sẽ được nhận biết qua kinh nghiệm và những bài học ở trường. Nhưng với những trẻ có khó khăn về tâm lý nhận thức thì hầu như không có khả năng trải nghiệm để hình thành tư duy logic cho bản thân. Vì vậy, phụ huynh cần sử dụng những công cụ cần thiết, giúp bé phát triển khả năng tư duy logi qua các khía cạnh sau:

  • Trẻ cần hiểu được nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề. Đây chính là một nhân tố quan trọng để dẫn đến khả năng nhận thức và phát triển của trẻ. Vì vậy, thông qua các hoạt động thường ngày, chúng ta nên hướng dẫn và đặt câu hỏi để trẻ có thể trả lời : Khi cho trẻ ăn ( trái cây, bánh kẹo, thức ăn ) ta có thẻ hỏi : Con ăn có ngon không ? Khi trẻ trả lời : Ngon, thì ta sẽ hỏi : Tại sao ( bánh, kẹo, trái cây , thức ăn …) lại ngon ? nếu trẻ chưa hiểu hay không trả lời được, ta sẽ đưa ra những gợi ý như : Con thấy nó có ngọt không? Có dẻo không?có thơm không ? … Có phải vì vậy mà nó ngon không ?

Chúng ta cũng có thể dạy trẻ qua một số hoạt động như : Khi tắm hay tưới cây, ta dội nước vào người trẻ ( hay tưới cây ) và hỏi : Sao người của con ướt vậy? trẻ đáp :tại dội nước, ta sẽ nói: Đúng, nước làm cho con ướt – Nếu trẻ không biết, thì ta sẽ giải thích đơn giản : Tại nước sẽ làm cho con ướt.

  • Trẻ sẽ tự giải quyết một số vấn đề. Người giải quyết vấn đề tốt là người hiểu rõ vấn đề và đưa ra một danh sách những giải pháp thích hợp. Các bé có thể học được điều này từ cha mẹ. Khi trẻ chơi, và làm bể, gãy…đồ chơi, chúng ta hãy cứ để cho trẻ tìm cách giải quyết và trong một số hoạt động khác trong nhà cũng vậy. Chỉ can thiệp nếu ta thấy điều đó có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ.

  • Trẻ sẽ cần được biết "số đông" là như thế nào và "số ít" ra sao. Hãy tập cho trẻ phân biệt “nhiều” và “ít” trong các hoạt động tại gia đình.

  • Trẻ sẽ có khả năng đánh giá được người nói qua quan sát người đó. Ví dụ, bé tin nha sĩ khuyên bé nên chăm sóc răng miệng cho đúng cách vì ông ta chữa răng rất giỏi, nhưng nếu ông ta chỉ cho bé học môn văn thì chưa hẳn bé đã chịu nghe.

GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC

Khi tư duy chưa phát triển, thì trẻ em sống gần như là bằng cảm xúc - mọi sự biểu lộ và cảm nhận đều thông qua các giác quan ( mà giác quan đầu tiên tạo ra cảm xúc đó là xúc giác - sự ôm ấp, vuốt ve, bú mớm ... sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thỏa mãn, hài lòng ) và nếu thiếu điều này thì trẻ sẽ chậm phát triển về cảm xúc từ đó dẫn tới những hạn chế về mặt giao tiếp ( mà chậm nói là 1 biểu hiện rõ ràng nhất ).

Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách giúp trẻ phát triển khả năng cảm xúc bằng những tác động cụ thể ( từ việc ôm ấp, vuốt ve, cầm nắm cho đến những lời nói, ánh mắt thái độ vui vẻ, yêu thương ... ) Khi trẻ đã được phát triển cảm xúc (hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc ) thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận các tác động để phát triển khả năng tư duy trừu tượng và logic (hoặc tư duy sáng tạo ) , còn nếu chúng ta chỉ quan tâm đến việc phát triển tư duy logic cho trẻ, khi mà khả năng cảm nhận và biểu hiện cảm xúc của trẻ chưa được ổn định ( vì chúng ta cho rằng đó là điều không cần tác động mà trẻ sẽ tự cảm nhận ) thì trẻ có thể vẫn trở nên thông minh, học giỏi , biết nhiều nhưng sẽ trở nên thiếu sức sống, thiếu sự vui vẻ, thân thiện, thiếu kỹ năng hòa nhập, ứng xử và thích nghi.

Tư duy logic - Nền tảng của mọi tri thức

“Tại sao tư duy logic tốt mà lại quá ít (hay chưa có) nhà khoa học tầm cỡ thế giới? Tại sao có nhiều người thông minh mà lại quá ít thiên tài? Hay tại sao chỉ số giáo dục được UNDP đánh giá cao mà nền giáo dục lại quá nhiều điều dở?” (PGS. Hồ Sĩ Quý)

Sự phát triển của tư duy logic

Theo truyền thống, logic được nghiên cứu như là một nhánh của triết học. Kể từ giữa thế kỉ 19, logic đã thường được nghiên cứu trong toán học và luật.

Ngày nay, dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, logic học (hình thức) phát triển hết sức mạnh mẽ dẫn đến sự hình thành một loạt các bộ môn logic học hiện đại, như logic học mệnh đề, logic học vị từ, logic học đa trị, logic học tình thái, logic học xác suất, v.v.. Các bộ môn đó cung cấp cho nhân loại những công cụ sắc bén giúp tư duy con người ngày càng đi sâu hơn vào nhận thức các bí mật của thế giới khách quan.

Sự ra đời của logic học hiện đại tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của khoa học và công nghệ. Điều này là hoàn toàn rõ ràng và thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực công nghệ hiện đại. Logic học hiện đại đã cung cấp cho nhân loại những công cụ để xây dựng các bộ điều khiển, từ đó xây dựng nên các công nghệ tự động hoá. Nó cũng cung cấp các phương tiện logic cho việc chế tạo máy tính điện tử. Gần đây nhất logic được áp dụng vào khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo.

Chính vì vậy, có thể nói rằng, không có logic học hiện đại thì khó có khoa học hiện đại phát triển như ngày nay. Hơn thế nữa, các hệ thống logic phi cổ điển (tình thái, đa trị, xác suất, v.v.) cũng trang bị cho nhân loại những phương tiện logic để nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn “cái biện chứng” khách quan bằng các công cụ chính xác.

Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy logic

- Đọc sách: Đọc sách chính là cách để rèn luyện kĩ năng nhận thức và tăng cường vốn từ vựng của bạn. Chọn sách văn học, khoa học hay những quyển sách nâng cao tính chuyên môn nghề nghiệp để đọc, sẽ giúp bộ não của bạn hoạt động tích cực hơn.

- Tham gia một khoá học: Hãy học một điều gì đó mới mẻ, chẳng hạn như đăng kí tham gia lớp nấu ăn, cắm hoa hay hội hoạ, v.v…Bản thân bạn sẽ gặp những thách thức vì phải hấp thụ những khái niệm, những thông tin và ý tưởng mới, và giữ lại những kĩ năng cần thiết suốt quá trình ghi nhớ của bộ não.

- Học ngoại ngữ: Bạn nên biết rằng học ngoại ngữ chính là cách để bộ óc của bạn linh hoạt, suy nghĩ được nhạy bén, giúp rút ngắn tính chậm chạp của quá trình suy nghĩ lão hoá theo tuổi tác. Mặt khác, còn giúp bạn giao tiếp với người nước ngoài dễ dàng hơn.

- Chơi game: Rủ bạn bè tham gia một trò chơi, chẳng hạn như chơi cờ… Bên cạnh đó, các hoạt động xã hội cũng giúp trí óc bạn linh hoạt hơn. Vì khi đó, bạn sẽ phải vận dụng trí nhớ và các kĩ năng tư duy logic của mình.

- Chơi ô chữ: sẽ giúp bạn trau dồi những kinh nghiệm, hiểu biết và củng cố lượng từ vựng của bạn.

- Tranh luận: Một cuộc thảo luận sẽ làm tinh thần bạn thêm hăng hái. Miễn là bạn cố gắng đừng đi lạc đề thành một cuộc cãi vã, bạn sẽ rèn luyện được lối tư duy nhanh, sắc sảo, logic và sáng tạo.

Ở trên đây là một số phương pháp mà Hiếu Học đã tổng hợp để giúp bạn có thể rèn luyện và phát triển khả năng tư duy. Chúc các bạn sẽ làm ra được nhiều "chìa khóa" để tự tin mở mọi cánh cửa thành công trong cuộc sống.




THAM KHẢO THÊM:


Học cách xả bỏ logic cũ của đầu óc

Logic của đầu óc là cả một quá trình kinh nghiệm mà chúng ta hấp thụ từ khi nằm trong lòng mẹ cho đến khi sinh ra và lớn lên. Mỗi người có một logic, một trật tự, một triết lý riêng trong đầu óc của mình.

 

Trật tự, triết lý ấy là một bộ máy cũ kỹ lưu lại trong đầu óc và chi phối cuộc sống của chúng ta hoàn toàn. Chúng ta đánh đổ nó để đầu óc của mình trống không.

Thực hành xả bỏ trong đầu óc là bỏ lòng chấp vào sự đánh giá của chúng ta. Luôn luôn nhận thấy nó, không tin tưởng nó và vứt nó đi.

Vài ví dụ về xả bỏ cách làm việc cũ của đầu óc

Trong quan hệ gia đình, quý vị nào không vừa lòng và hay đánh giá các thành viên trong nhà là như thế này, như thế khác, bây giờ hãy xả bỏ cái đó đi thì sẽ dễ chịu hơn, có sức thuyết phục với người nhà hơn và gia đình êm ấm hơn.

Trong quan hệ xã hội, quý vị nào có tính ưa góp ý, ưa đố kỵ với người khác mà xả bỏ được cái tính đó, sẽ chinh phục được người và bản thân mình sống hạnh phúc hơn. Nếu quý vị có một ít tiền, một chút tri thức hay một chút kinh nghiệm sống mà sẵn sàng đem chia sẻ cho người khác, quý vị cảm thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn, cuộc đời mình đẹp hơn và có ý nghĩa hơn.

Trước đây, khi nghe người khác nói, quý vị có thói quen tự ái, phản ứng lại. Bây giờ quý vị hãy đánh cho thói quen đó sụp đổ luôn. Người ta nói kệ người ta. Cứ quan sát, lắng nghe. Cái đầu của mình đừng phản ứng lại, đừng có ý kiến. Đó là cách thực tập để cho kiểu làm việc cũ của cái đầu sụp đổ.

Sự đổ vỡ- cơ hội để bừng sáng

Khi từ bỏ tất cả những trật tự trong đầu, mình đối diện với chính mình trong một thế giới trần trụi và sự bừng sáng sẽ xuất hiện, khiến tâm hồn đầu óc con người sắp đặt lại một trật tự mới. Nếu không có sự sụp đổ, không có sự trần trụi thì không thể nào tạo ra sự bừng sáng được.

Nếu quý vị có ở trong cảnh sụp đổ cũng đừng sợ. Hãy bình tĩnh để đón nhận một sự bừng sáng. Đừng bao giờ sợ tất cả sự sụp đổ sẽ xảy đến cho cuộc đời của mình. Đừng bao giờ lo sợ trước sự sụp đổ hoàn cảnh chúng ta đang sống, trật tự chúng ta đang có, những gì chúng ta đang sở hữu.

Nếu quý vị sợ sự sụp đổ thì sẽ mỏi mệt đem hết toàn bộ sức lực, năng lực của mình để giữ sự thăng bằng cho những thứ mà mình đã gây dựng. Và hóa ra quý vị sinh ra ở cõi đời này là để làm việc đó sao?! Đối với tôi, việc đó không có gì hay cả. Cuộc sống của chúng ta nghèo nàn làm sao nếu chỉ có sự góp nhặt, gìn giữ, bảo vệ cho tới khi nhắm mắt xuôi tay.

Giữ được tới đâu hay tới đó, nhưng đừng bao giờ sợ sụp đổ. Hãy chấp nhận sự đổ vỡ một cách bình thản. Chính nhờ sự đổ vỡ mà một thế cân bằng mới sẽ được tạo ra. Quý vị sẽ sáng tạo ra cái mới. Hãy đón nhận sự sụp đổ như một cơ hội bừng sáng. Có như vậy quý vị mới thấy mình bản lĩnh hơn.

Sự xả bỏ không phải là chuyện viển vông

Có nhiều người cho rằng bỏ cái này mà không có cái khác để nắm vào là chuyện viển vông. Chẳng hạn, trước đây tôi kinh doanh mười tiếng một ngày, giờ mỗi ngày tôi bỏ hai tiếng không kinh doanh, không nắm bắt được cái gì thì người ta bảo điều đó viển vông quá.

Họ cho là viển vông vì họ không thấy rằng khi tôi bỏ ra hai tiếng đồng hồ này, ít nhất tôi nắm bắt được linh hồn của tôi, tôi nắm bắt được linh hồn của người khác. Nhờ hai tiếng đồng hồ này mà tôi thấy rõ tất cả nguyên nhân của sự khổ đau, thấy rõ sự vô nghĩa của chuyện húc đầu kiếm đồng tiền mỗi ngày. Tôi thấy rất rõ như vậy nên không thể gọi là viển vông được.

Phương pháp coi chừng cái đầu, coi chừng ý nghĩ – là những người đang làm cho trật tự cũ trong đầu của mình sụp đổ. Đây là một cuộc cách mạng đối với chính đầu óc của mình. Đánh sụp được trật tự hay logic của cái đầu. Ý nghĩ sẽ không tự do hoành hành được và chúng ta làm chủ được cái đầu của mì.


Tốc độ suy nghĩ và kỹ năng giao tiếp

Khi nói thì thường phải nghĩ trước, nghĩ sau.

Đôi khi nghĩ quá nhanh và nói cũng nhanh (+ nhiều) sẽ trở thành kẻ vô duyên – ảnh từ internet

Có người nghĩ rất nhanh, trước khi kịp nói xong ý tưởng trong đầu lúc trước thì đã nghĩ ra một ý tưởng khác trong đầu để nói tiếp. Họ có thể là những người nói rất nhanh, nhanh đến mức có khi người nghe không theo kịp, thậm chí không hiểu gì từ đầu đến cuối.

Cũng có người chậm hơn, nhưng số này ít.

Đa số mắc phải chuyện nghĩ nhanh hơn nói, bởi vì thường thì chúng ta vốn dĩ thông minh và hay logic hoá, khi nói tới một cụm từ hay một ý tưởng thôi là trong đầu đã có cả đống các ý tưởng khác xuất hiện.

Vì thế, mọi người hay bị lắp và có thể nói thao thao bất tuyệt, nói rất nhanh. Thậm chí càng thông minh càng nói nhanh.

Nhưng buồn một chuyện, thông minh và nghĩ nhanh thì chưa chắc là trở nên hấp dẫn trong giao tiếp hàng ngày.

Để nói chuyện hay hơn, có đầu có cuối, cần thiết phải tập luyện “suy nghĩ”:

Luyện nghĩ chậm lại.

Luyện nghĩ một cách bài bản.

Điều chỉnh suy nghĩ của mình, đặc biệt là tốc độ và độ chắc chắn của logic mình đưa ra.

Cố gắng bắt kịp suy nghĩ của người đối diện trong giao tiếp.

Cũng không phải quá khó, nhưng giống như hồi bé luyện nói ngọng hay nói lắp, nhiều đứa trẻ thậm chí phải ngậm cả một nắm sỏi một cách vất vả và đau khổ. Luyện suy nghĩ lúc giao tiếp thì không thể nhồi nắm sỏi vào não được, nhưng cũng có cách khác khá hiệu quả.

Bạn có thể thử một số cách:

Tách cái đầu của mình ra làm 2 (không phải dùng dao kéo đâu nhé, đây là nói chữ nghĩa thế thôi). Sau đó, một nửa để nghĩ lúc giao tiếp và một nửa tự quan sát và điều khiển cái nửa còn lại.

Tự đứng trước gương, hình dung về câu chuyện mình sẽ nói trong những lần giao tiếp trong tương lai. Nếu bạn gặp khách hàng, có thể làm trước slide, nếu tốt, slide đó sẽ giúp bạn tổng quan hoá được cuộc nói chuyện, thậm chí nếu bạn đầu tư cho slide tốt, khi nói chuyện, có thể bỏ qua luôn slide mà vẫn hấp dẫn.

Học cách suy luận logic có trước có sau, học cách lý luận chặt chẽ, học cách đưa ra những dẫn chứng rất thuyết phục.

Cố gắng sử dụng hình ảnh. Chuyện này thật khó nếu chỉ nói chuyện trực tiếp, trong trường hợp này, thay vì giơ ra cái hình ảnh, bạn hãy cố gắng miêu tả các chi tiết thú vị của hình ảnh đó.

Học cách bao quát vấn đề. Thực sự việc này khá khó, không hề dễ như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng khi bao quát được vấn đề, bạn không những logic hoá được khi trình bày, bạn còn có thể trở thành người giải quyết vấn đề tuyệt vời.





Dạy trẻ biết tư duy
Phương pháp thiền chỉ căn bản cho người mới tập
Cách kiểm soát suy nghĩ giúp bạn làm chủ cuộc sống của mình
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực cho bạn sớm lấy lại sự cân bằng cảm

Cách suy nghĩ của người Nhật nhiều điều đáng học hỏi
Cách suy nghĩ thông minh những điều bất ngờ thú vị
Cách suy nghĩ của thiên tài khác biệt đầy thú vị




(ST)

sau 30t toi moi bat dau biet xuy nhgi nhung rat chamtoi ko biet m lieu co kha hon dc ko cac ban co cach nao dup toi co dc xuy nhgi va tu duy nhanh hon dc ko xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
hay
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Luyện tập hoặc chơi các trò chơi hỏi đáp IQ cũng chính là một cách giúp bạn tư duy logic hơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Ý nghĩa của câu làm chi người mình quan tam có suy nghĩ tích cực trong cuộc sống đừng dặt người mình thương vào trò chơi được và mất
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận