Cách tạo dáng cây cảnh đẹp cực đơn giản

Cách tạo dáng cây cảnh đơn giản , cực đẹp. Một số người chơi cây thiếu kinh nghiệm do chưa để ý kĩ lắm về sinh lí riêng của từng lọai cây nên không hiểu vì sao sau khi uốn cây lại gặp các trường hợp chi chết bỏ cành, hay thậm chí chết nguyên cây...






CÁCH TẠO DÁNG CÂY CẢNH ĐƠN GIẢN, CỰC ĐẸP

Cắt tỉa cây cảnh, tạo dáng cây cảnh đẹp nhất

Cắt tỉa cây cảnh, tạo dáng cây cảnh đẹp nhất cùng Nọc Bảo Đại

- Ở dáng nguyên liệu mỗi cây đều có một dáng dấp cơ bản của một kiểu Bonsai nào đó, nhưng chưa được rõ nét. Dù là cây thu hái lừ thiên nhiên, hay trồng từ hột, từ cành giâm hay cành chiết, ghép v.v... tất cả đề phải cần cắt tỉa, uốn nắn, sửa chữa để đưa vào một thế kiểng mỹ thuật nào đó.

- Mục đích chính của việc cát tỉa là tạo hình dáng cho cây Bonsai theo ý ta định. Tuy nhiên các biện pháp này cũng có hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng của các phần trên mặt đất (khí sinh), nhâm duy trì sự cân bằng với sự tăng trưởng của rễ.

- Khi các nhánh đang tang trưởng bi cát tỉa đi thì sự phát triển của rễ cũng giảm bớt. Ngược lại cắt tỉa bớt rễ thì cũng hạn chế được phần nào sự phát triển của các phần khí sinh.

- Tỷ lệ các phần của cây Bonsai (thân, nhánh, làng lá) phải phù hợp với dáng dấp của cây trong thiên nhiên. Kết quả này chỉ đạt được sau nhiễu lần cắt tỉa, uốn nắn. Tinh thần của Bonsai là chỉ giữ lại những gì cốt yếu mà thôi, nghĩa là một dáng cây đã được hóa cách.


Ngọc Bảo Đại -
dịch vụ căt tỉa tạo dáng cây cảnh đẹp

Trong một kỹ thuật trồng cây, đâu có áp dụng việc cát tỉa để khống chế sư tăng trưởng của cây và kiểm soát sự phát triển của nhánh, lá (và đôi khi quả nữa).

- Đối với cây kiểng Bonsai thì cắt tỉa là một công việc thật quan trọng, cần phải duy trì suối đời sống của cây.

Chúng ta phân biệt có hai giai đoạn cắt tỉa

+ Cắt tỉa đuợc tạo dáng (hay là đưa vào một thế kiểng Bonsai)
+ Cắt tỉa để tu bổ duy trì dáng (thế)kiểng đã chọn
Hai giai đoạn này cần những dụng cụ rất chuyên biệt phù hợp với các thao tác chính xác.
Một số phương pháp chiết và ghép cành

Khi tạo bonsai bằng phương pháp này đòi hỏi bạn phải lựa chọn những cành không bị sâu hoặc cằn cỗi và một số dụng cụ cần thiết để tiến hành

Chiết cành

Cách làm cũng giống như giâm từ cây non, nhưng chúng ta cắt dài hơn từ 7-10cm và cắt ở mắc cây. Loại bỏ các lá ở phần gốc, nhúng vào hocmon tạo rễ và chuyển đến các chậu khi cây đã có lá non và rễ.

Cách chiết cành hiệu quả nhất là lột một đoạn cành và vùi chúng xuống đất. Nếu cành cây cao hơn mặt đất thì có thể dùng một cái chậu, cắt một đoạn vào cành cây để làm gián đoạn việc cung cấp nhựa cho cành và kích thích phần bị vùi dưới đất ra rễ.

Cách thứ hai là chiết từ một cành có nhiều chồi. Cách này khi thành công sẽ tạo được mảng cây có nhiều gốc cao thấp khác nhau.

Một cách khác nữa là chiết cành trên cây. Chúng ta lột vỏ một đoạn cây vừa ý, dùng rêu ẩm bó xung quanh, cho chất tạo rễ vào và bó lại. Khi cành đâm rễ chúng ta có thể cắt để trồng vào chậu.

* Giâm từ cành cây lớn: Trong tháng 11 chúng ta chọn những cành đâm chồi tốt và có thể trồng được bằng cành, cắt lấy chiều dài khoảng từ 15-25cm. Cũng dùng chất tạo rễ và tưới nước, bón phân khi cây đã phát triển. Thời gian khoảng chừng một tháng trở nên, nếu thời tiết thuận lợi thì cây sẻ đâm nhiều.

* Ghép (chiết)gốc: Dùng gốc cây làm cây được chiết, cành triết phía trên. Nếu biết kết hợp hài hoà chúng ta sẽ được một cây dáng tuyệt đẹp, có bộ gốc như ý. Chúng ta có thể chiết trên phấn gốc, hoặc xem phần dưới cành có dáng đẹp chiết trên gốc và trồng sâu trong đất, như vậy ta sẽ có một bonsai có gốc như đã chọn từ trước với bộ rễ khác.

Tạo hình trong chậu

Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tiả cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.

Cái tinh tuý của nghệ thuật bonsai là ở chỗ có thể dùng những kĩ thuật đặc sắc để tạo ra một cây cảnh mang dấp cổ thụ cả trăm năm cho nên ngoài vấn đề am hiểu sâu sắc về nghệ thuật tạo hình cho cây mà nghệ nhân cũng phải là những nghệ sĩ biết cách thổi hồn vào cây sao cho người thưởng ngoạn cảm thấy trong chốc lát khi ngắm nhìn bỗng quên đi đây là một cây cảnh mà chỉ thấy hiện lên một thiên nhiên kỳ vĩ, hài hoà, huyền ảo.Tất nhiên nếu chúng ta đơn thuấn muốn có ngay một bốn cảnh thì rất dễ dàng. Một chậu cạn, một thân cây đã uốn sẵn, các vật liệu...lúc nào cũng có thể mua bán cây cảnh non bộ.


Dịch vụ chăm sóc cắt tỉa
cây cảnh đẹp

Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng cúa các loại cây ngoài thiên nhiên ...Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây.

Công cụ: gồm có cưa tay kéo tỉa cành,kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.

*Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thậut hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vái ba cm là rất quan trong. Do sự sinh trưởng của cây chíng là sự sinh trưởngcủa tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây " tí hon" trong chậu cảnh.

Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết địng đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng...và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dung các biện pháp nhằm điều khiến quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là:

*Sử dụng các chất ức chế thực vật

*Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.

Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng

*Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời

Uốn cây theo chủng lọai và thời điểm

Để tránh các trường hợp như vậy chúng ta phải để ý đến đặc điểm từng lọai cây để có cách thức uốn và thời điểm uốn cho thích hợp.

Bài này sẽ nói về cách thức uốn dây cho một số chủng loại hay gặp và thời điểm uốn để giúp các bạn tránh làm chết chi, hay chết cây đồng thời đạt được kết quả tốt nhất để có được 1 tác phẩm như ý :

Về thời điểm nói chung là chọn lúc nào cây chuẩn bị bước vào thời kì phát triển mạnh thì uốn là thời điểm tốt nhất bình thường là mùa hè và mùa xuân. Và tuyệt đối không được vặt lá uốn chi cành khi lá còn non.

Còn về chủng lọai Tổng hợp có thể chia ra làm 2 lọai cây để chọn cách thức uốn:

  • Đối với lọai cây xanh quanh năm thì quấn dây vào thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân) .
  • Đối với loại cây rụng lá theo mùa thì vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông).

Nói riêng về một số chủng lọai có một số cần chú ý sau:

- Các lọai tùng hay lọai lá kim, lá dài như Vạn niên tùng, dương, thanh liễu, ngọa tùng, duyên tùng, thông … thì không được lặt lá hoặc thay chậu trước khi uốn.

- Các lọai cây xanh quanh năm hoặc xanh với thời gian dài như sanh si, kim quýt khi lặt lá để uốn nên chú ý : không lặt hết mà phải chừa lá lại hoặc cắt nửa lá già nếu cây còn non, hoặc phải lặt hết tòan bộ lá đối với cây già.

- Mai chiếu thủy: cũng phân làm 2 lọai:

  • Loại xanh quanh năm như Thanh mai, kim thanh mai, lá tứ, kim lá tứ, đuôi chồn…không nên lặt lá khi uốn
  • Lọai rụng lá theo mùa như lọai lá kim: thì khi thấy lá vàng khỏang 20% thì phải lặt tòan bộ, nếu không cây sẽ ttự động bỏ chi, hay yếu dần, sau khi lặt có thể uốn ngay.
  • Riêng lọai lá trung và lá lớn uốn khi đã lặt hết lá già.

- Sam núi: Uốn khi chi còn xanh hoặc hơi sẫm màu.

- Các lọai cây da mỏng như Khế, Sơri, Bông giấy…không nên lặt lá khi uốn, Phải uốn cong từ từ trong 1 thời gian, không nên uốn ngay, khi uốn tránh làm da bị “vỡ nước” sẽ gây bỏ cành

- Linh sam, hoặc các lọai cây dễ bị trả lại vị trí cũ sau khi tháo dây: Để tránh trường hợp uốn không bị trả lại, khi uốn phải chú ý vừa uốn vừa xoắn vặn, tại các điểm cong khi uốn chú ý uốn quá điểm cong mình mong muốn cho đến khi nghe phần gỗ bên trong hơi “chuyển mình” thậm chí hơi bị rạn da 1 chút rồi uốn lại điểm mình định làm.


Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh
Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày, thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay. 

       Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bon sai của thế giới đã được cải biến không ngừng nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

      Nếu như cây cảnh cổ lâu đời thường chỉ đơn điệu một kiểu hình thể bông tán thì ngày nay có rất nhiều kiểu khác nhau, cách tạo tán đột phá này tạo cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng:

      *Tạo tán cổ: Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho phát triển lá để có hình mâm xôi; tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất. Chú ý là không được nghiêng ngã; đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều không loãng và túm tụm, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ. Hình thể cây có tán cổ ở mỗi vùng mỗi khác, phía Bắc đa số các cây tán cổ cành nhánh gần như áp sát còn phía Nam thì thoáng hơn có vẻ như phản ánh về đất đai và lối sống thoáng đãng. Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp, nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề và những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

       *Tạo tán cách tân:

       -Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

       -Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

       -Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…). Loại tán đa dạng chơi cành là chủ yếu, có cành tạo nhánh vươn dài, nhánh buông, nhánh vươn ngắn và không đỉnh ngọn. Loại cây tạo tán thường là Sam, Trắc, Mai, Liễu…Nét cấu tạo tán loại này cần sự tự do, ít dùng dây thép buộc hay nẹp sắt. đường nét tán đa dạng có vẻ đẹp tự do, mang tính nghệ thuật hội họa phù hợp vườn cảnh tư gia, quán cà phê vườn.

       Có rất nhiều cách tạo tán cây cảnh mà mỗi nghệ nhân làm theo ý tưởng riêng mình, tuy vậy kiểu nào cũng đáng trân trọng và tùy theo nơi cần trưng bày, tùy theo ý thích của người chơi mà chọn hình thể phù hợp cho dù quy vào các kiểu tán trên. Và chắc chắn rằng, mỗi vùng miền, mỗi nghệ nhân sẽ còn tiếp tục sáng tạo nên các hình tán trong nghệ thuật cây cảnh, nhằm phát huy không ngừng thú chơi sinh vật cảnh của mọi người.
 
Lý Bội Thuyên



THAM KHẢO THÊM:
Dáng cây cảnh đẹp

Chơi cây cảnh, xét về dáng cây ta thấy tập trung vào 4 nhóm dáng cây cơ bản là: Trực, huyền, hoành và xiêu. Nhưng trong thực tế ông cha ta xưa khi tạo dựng thế cây thì theo 4 dáng cơ bản đó rồi phát triển ra muôn hình dáng cây và thế cây phong phú, mang đậm chất thơ, chất nhân văn, chất thy sỹ, chất lãng tử trong đời. Xin giới thiệu với quý vị một số dáng cây thường được tạo hình:

 1/Cây dáng long

Nói đến “Long” là ai cũng nghĩ ngay đến rồng. Rồng tượng trưng cho thiên tử, và rồng thuộc trong tứ linh: Long – ly – quy – phượng. Để tạo cây mang dáng long thì có nhiều thế để áp dụng như: Long thăng – rồng bay lên, long giáng – rồng hạ, hay long cuốn thủy, cửu long ẩn vân, cửu long tranh châu, long hổ hội đầu, long đàm, phượng vũ hóa long trì, chép hóa long… Trong cách tạo cây dáng long cổ theo người xưa thì cây được uốn lượn mình rồng (đầu lân, mình rắn): có điểm hầu, tế thân, tả hữu, quả phúc, các bông tán tròn phẳng như mâm xôi. Nhưng nay thì xu hương có phần biến đổi, dáng cây thêm uyển chuyển, vẽ bông tay và bông tán nhìn tự nhiên hơn (long hóa). Cây dáng long mang cốt cách của tao nhân, của triết lý sống, vẻ đẹp cao sang mà người đời thường mơ ước.

2/ Cây dáng làng

 Nhìn tổng thể chúng ta thấy cây mang dáng đứng (trực). Phần gốc rễ sù sì, cổ thụ, phủ kín diện tích mặt đất cây trồng. Phần thân và tán vươn và phủ đều về các phương và hướng, các cành lá đan xen, xum xuê tỏa bóng mát – mang hình ảnh tượng trưng rất gần với hình ảnh cây đa cổ thụ đầu làng – Nét đẹp của làng quê Việt Nam: Cây đa giếng nước sân đình.

3/ Cây dáng trực

 Tổng quan thì từ gốc đối chiếu đến ngọn của cây dáng trực đều theo phương thẳng. Tuy vây khi tạo thế thì người nghệ nhân sẽ tạo thân cây sao cho hơi uốn để nhìn sinh động hơn. Dáng cây biểu hiện của sự kiên cường, bản lĩnh của con người cho dù có bị gió dập, sóng dìm, bị phong ba bão táp hay những điều kiện nghịch cảnh nhất thì cây – người vẫn giữ tấm lòng son, đứng vững, đứng thẳng không hề chuyển lay.

4/ Cây dáng huyền

 Cây dáng huyền nhìn uyển chuyển, nhẹ nhàng, cheo leo và có phần tạo cảm giác hiểm trở như thác đổ, không những vậy nhìn vào nó ta thấy một vẻ đẹp lạ lùng, thơ mộng, kỳ dị mà khoáng đạt. Trong điều kiện sống không một chút thuận lợi cây bị đổ dốc ngược ngọn xuống phía dưới đất, nhưng với sức sống mãnh liệt từ trong cây luôn vươn mình bám chắc vào sườn đá, sống treo leo, lơ lửng giữa mây trời để mà vươn lên, để mà phát triển, hướng ngọn về cội nguồn gốc rễ. Qua dáng cây ta lại thấy dáng người cho dù trải qua một nắng hai sương vất vả, khó khăn những vẫn kiên định, can trường và lạc quan vào ngày mai tươi sáng.

5/ Cây dáng hoành

Nhìn qua thì cây dáng hoành có phần hơi giống một chữ tâm trong tiếng hán, cây nằm ngang mặt đất, cành lá tự do vươn, cân đối, thăng bằng, có nhánh cây chiếu thủy, ngọn cây vươn thẳng lên trời cao thể hiện được nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên của con người trên mọi hoàn cảnh.

6/ Cây dáng siêu

Cây mang dáng đứng ngả, chiếc góc hơi nghiêng. thể hiện sự vươn mình trong khó khăn, trắc trở để đấu tranh, tồn tại và phát triển.

7/ Cây dáng lão

Cây dáng lão mang vẻ già nua mà khỏe khoắn, gốc rễ, chi cành gân guốc, nhưng ngọn vẫn vươn lên phát triển nhằm mang ý nghĩa vĩnh cửu, trường tồn với thời gian, thể hiện khát vọng của con người: phú quý thọ trường.



Hướng dẫn làm cây cảnh bonsai phát triển tốt và đẹp

Cách uốn cây cảnh Bon sai thành hình dáng rất nghệ thuật
Cách uốn cây sanh cảnh tạo thành hình đang rất đẹp
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Cách chăm sóc cây linh sam và tạo dáng cây đẹp nhất
Cách chăm sóc cây sanh
Kỹ thuật trồng cây trên đá
Cây cảnh trong dịp Tết theo phong thủy mang lại tài lộc may mắn
Phong thủy cây cảnh trong nhà




(ST)

k co do thi lam the nao
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận