Cách tẩy giun hiệu quả

Một số loại rau quả có thể sử dụng để tẩy giun sán rất an toàn mà hiệu quả, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho trẻ nhỏ và cả bà bầu.

Trâm bầu: Cây trâm bầu có thể dùng làm bài thuốc chữa giun đũa. Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới dùng ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn hàng ngày từ 3-5 ngày. Rau sam: Rau sam được dùng chữa giun kim. Lấy khoảng 50g rau sam đã rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, thêm đường hoặc muối cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày. Tỏi: Tỏi có thể được dùng để trị giun kim, loại giun thường có rất nhiều ở trẻ nhỏ. Lấy tỏi giã nát ngâm với nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 10% trong 1-2 giờ, sau đó lọc tỏi đã ngâm qua gạc để lấy nước cốt. Trộn nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà. Dùng dung dịch này thụt rửa hậu môn hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày. Tỏi cũng có thể giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim.

Lưu ý: ngâm tỏi với tỷ lệ nước phù hợp để hạn chế tỏi khỏi gây nóng, bỏng rát khi sử dụng. Cây sử quân: Còn có tên là cây quả giun, dây giun, quả nấc, tên khoa học là Quisqualis indica L) có thể tẩy được giun đũa. Dùng hạt quả sử quân nghiền thành bột, trẻ nhỏ uống từ 5-10 g, người lớn uống từ 10-20 g. Uống liền 3 ngày vào buổi sáng.

Hạt Bí: Hạt bí có thể dùng chữa sán, giun móc, giun kim.

Để tẩy sán, dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100 g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30 g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50 g, 7-10 tuổi dùng 75 g uống vào sáng sớm, lúc đói.

Tẩy giun đũa, có thể rang hạt bí, ăn vào sáng sớm, lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.

Tẩy giun kim dùng khoảng 30-50g hạt bí 30-50g giã nát. Ngày uống hai lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.

Tẩy giun móc dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, liền trong 3 - 4 ngày.

Để chữa giun kim, có thể lấy tỏi giã nát ngâm với nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 10% trong 1-2 giờ, lọc qua gạc. Trộn 100 ml dịch đó với lòng đỏ trứng gà, thụt giữ trong 20 phút. Làm 3-5 ngày.

Một số phương pháp tẩy giun sán khác:

Rau sam chữa giun kim: Rau sam tươi 50 g rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước, thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liền trong 3-5 ngày.

Hạt bí ngô chữa sán: Bóc hết vỏ cứng của hạt bí ngô, để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100 g nhân giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50-60 ml nước để tráng sạch cối, thêm vào 50-100 g mật hay xirô hoặc đường và trộn đều.

Bệnh nhân dùng thuốc vào lúc đói, uống hết cả liều này trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ, 3 giờ sau uống thuốc tẩy muối, đại tiện trong một chậu nước ấm.

Trẻ em 3-4 tuổi dùng 30 g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50 g, 7-10 tuổi dùng 75 g nhân hạt bí ngô.

Trâm bầu chữa giun đũa: Quả trâm bầu với lá mơ tam thể lượng bằng nhau, thái nhỏ, trộn đều, thêm bột vào làm bánh, hấp lên, ăn vào sáng sớm lúc đói.

Bách bộ chữa giun đũa: Ngày uống 7-10g bách bộ khô (mua ở hàng thuốc Bắc) dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm lúc đói, uống 5 ngày liền.

Mebendazol: Thuốc này có nhiều biệt dược (tên thương mại) quen thuộc như: vermox, fugacar, mebendacin, noverm... Thuốc có phổ tác dụng rộng, công hiệu trị cùng lúc các loại giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, và giun lươn.

Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun. (Ảnh minh họa)

Mebendazol có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp tubulin (một loại protein đặc biệt dạng cầu chứa 10 -14 phân tử sắp xếp để tạo ra một vi cấu trúc hình ống) khiến cho không thành lập được các tiểu quản trong cơ thể giun. Thuốc hay được dùng, không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn, hoặc uống kèm thuốc tẩy như các thuốc trị giun cũ.

Mebendazol có các dạng bào chế: viên nén 100mg, 500mg, dung dịch uống 20mg/ml, hỗn dịch uống 20mg/ml. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Albendazol: Với các tên biệt dược quen thuộc như aldazol, abentel, zeben, zentel... có phổ tác dụng rộng, diệt giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn. Cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như mebendazol. Thuốc không độc, nên người lớn và trẻ em trên 2 tuổi uống liều lượng như nhau. Albendazol có các dạng viên nén 200mg và 400mg, lọ 10ml hỗn dịch 20mg/ml (2%) và 40mg/ml (4%).

Không dùng albendazol cho người có thai và phụ nữ nuôi con bú, người bệnh gan, bệnh máu và tủy xương. Với phụ nữ có thai, có tài liệu còn ghi mạnh mẽ hơn: không được có thai ít nhất sau 30 ngày dùng thuốc, vì thuốc có thể gây tai biến nguy hiểm cho thai (nên dùng thuốc ở tuần lễ đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau xét nghiệm thai âm tính). Còn các phản ứng phụ rất ít xảy ra, nếu có cũng nhẹ (chóng mặt, buồn nôn, đau bụng...) và ngừng thuốc sẽ khỏi.

Pyrantel pamoat: Thuốc thuộc nhóm amidin vòng. Với các biệt dược như: anthel, combantrin, pilcom, panatel... có tác dụng diệt giun đũa, giun kim, giun móc nhưng không có tác dụng với giun tóc. Pyrantel có cơ chế tác dụng như acetylcholin, làm cơ giun khử cực bền, cơ giun co mạnh cấp tính, ngừng co bóp tự phát (tác dụng nicotinic), đồng thời pyrantel ức chế cholinesterase, rút cuộc cơ giun liệt cứng và bị tống ra khỏi ruột người.

Pyrantel pamoat ít hấp thu qua ống tiêu hóa người nên tác dụng tại chỗ mạnh và là nhóm thuốc được đánh giá khá an toàn cho phụ nữ có thai bị nhiễm giun cần tẩy. Tuy vậy, để dè chừng, người ta vẫn khuyên tránh dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng nên tránh dùng cho người bệnh gan và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Các tác dụng phụ thường nhẹ (nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn...) và sau khi ngừng thuốc sẽ hết.

Điều quan trọng là phải phòng bệnh để tránh bội nhiễm, tái nhiễm giun. Cần phải giữ gìn môi trường sống tốt (vệ sinh phân, nước, rác, chống ruồi, nhặng, gián...) và có ý thức vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun 4 - 6 tháng một lần.

Bên cạnh việc uống thuốc theo Tây y, các bài thuốc Đông y trị giun, sán sẽ hỗ trợ thêm cho bạn rất hữu hiệu.

Theo báo cáo tổng hợp điều tra từ năm 2006 đến năm 2010 của Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương, tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở cộng đồng còn cao. Tại đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ này chiếm hơn 58%; trung du và miền núi phía Bắc khoảng hơn 65%; đồng bằng sông Cửu Long khoảng 12-14%.

Các loại ký sinh trùng này là thủ phạm gây lên tình trạng thiếu máu, thiếu chất, xuất huyết và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Để loại bỏ ký sinh trùng độc hại, bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc từ cây nhà lá vườn sau đây.

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho.

Hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Các tài liệu cho thấy, người bệnh nên dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.

Bạn bóc lớp vỏ cứng của hạt, giữ lại lớp màng xanh ở trong. Với người lớn, bạn lấy 100g nhân, cho vào cối sạch giã nhỏ rồi cho vào bát, thêm 50-100g mật ong hoặc đường vào, trộn đều rồi dùng.

GS-TS. Đỗ Tất Lợi cho biết, bạn nên ăn hỗn hợp này trong vòng một giờ và ăn khi đói. Khoảng ba giờ sau, bạn có thể uống thuốc tẩy (ma-giê-sunfat), sau đó đi ngoài trong một cái bô đựng nước ấm để kích thích sán ra hết. Với trẻ nhỏ, tùy theo từng lứa tuổi mà bạn dùng lượng hạt bí ngô phù hợp. Cụ thể, trẻ con 3-4 tuổi ăn 30g nhân hạt, 5 – 7 tuổi ăn 75g. Bạn dùng hạt bí ngô tươi sẽ hiệu quả hơn hạt khô. Loại hạt này có thể gây rối loạn dạ dày ở một số người.


Hạt bí ngô có tác dụng trị giun, sán. (Ảnh minh họa)

Vỏ rễ cây lựu

Vỏ thân, vỏ cành, vỏ quả, đặc biêt là vỏ rễ của cây lựu có tác dụng mạnh trong việc điều trị sán. Đó là nhờ vào pelletierine, isopelletierin kết hợp với tanin tạo thành một chất không tan có thể diệt trừ sán mà không gây mệt mỏi cho người sử dụng.

Bạn cho 40g vỏ rễ lựu, 4g đại hoàng, 4g hạt cau vào nồi, thêm 750g nước và đun đến khi còn khoảng 300ml nước và chia phần thuốc này thành 2-3 liều. Trước khi uống, người dùng cần nhịn ăn vào tối hôm trước. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi đến khi muốn đi ngoài, ngâm hẳn mông vào chậu nước ấm. Lưu ý, phụ nữ có thai và trẻ em không nên dùng thuốc này.

Đu đủ

Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine.

Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.

Hạt cau khô

Để điều trị sán, bạn dùng hạt của quả cau phơi khô kết hợp với hạt bí ngô. Do hạt cau có độc nên người dùng cần tuân thủ khối lượng như sau: trẻ dưới 10 tuổi dùng 30g hạt cau, phụ nữ và đàn ông nhỏ người dùng 50-60g, người cao lớn uống 80g. Khi đói bụng, người bệnh ăn 40-100g hạt bí bó vỏ và uống nước sắc hạt cau vào hai giờ sau đó. Bạn lấy lượng hạt cau phù hợp, thêm 500ml nước đem đun, nhỏ một ít dung dịch gelatin 2,5% vào đến khi kết tủa để gạn lọc. Đun tiếp còn 150-200ml rồi uống. Sau 30 phút, bạn sẽ uống 30g ma-giê sunfat.

Thông tin cần biết

Nước sắc hạt cau có thể gây gây tê liệt thần kinh của sán khiến chúng không thể bám vào thành ruột, phải theo đường tiêu hóa ra ngoài. Ở một số nơi, bài thuốc dùng hạt cau để chữa sán có cách thực hiện đơn giản hơn. Bạn lấy 30g hạt cau nghiền thành bột rồi cho vào hai chén nước, đun sôi từ từ trong khoảng một giờ. Sau khi lọc sạch hỗn hợp này, người bệnh sẽ uống lúc trước khi ăn sáng.

(ST).

Tôi đang nuôi con bú cháu đươc 3tháng 2ngày nay tôi bi giun ngoáy lỗ đít rất khó chịu có cách nào trị nhanh giúp tôi mấy
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Thời gian cho con bú thường kéo dài, nếu trong giai đoạn cho con bú mà được bác sĩ phát hiện bị nhiễm giun sán, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như áp xe gan do nhiễm sán lá lớn ở gan (Fasciola sp), áp xe gan do amip (Entamoeba histolytica), áp xe phổi do nhiễm sán lá phổi (Paragonimus westermanii) hoặc nhiễm giun Gnathostoma sp gây áp xe di chuyển ngoài da, nhiễm ký sinh trùng lạc chỗ lên não, nội tạng (do Toxocara canis hoặc do Cysticercus cellulosea...) hoặc nhiễm giun sán dễ lây truyền cho người thân trong gia đình, nhất là lây trực tiếp cho trẻ như nhiễm sán dải bò (Taenia saginata), giun kim (pinworm)... thì có chỉ định điều trị cho bà mẹ. Nếu bệnh nhân không nhiễm các loại ký sinh trùng nêu trên hoặc chỉ muốn tẩy giun định kỳ thì không nên uống thuốc tẩy giun trong thời gian cho con bú, khi nào bé được cai sữa thì mới nghĩ đến tẩy giun định kỳ.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Gửi hỏi đáp - bình luận