Cách thêu tranh bằng tay cực đẹp

 Dù Bắc hay Trung Nam, dù cơ sở thêu lớn hoặc nhỏ ở trong thành phố này hay khắp cả nước, thì đặc tính kỹ thuật thêu tay - cung cách thực hiện sản phẩm thêu đều gói gọn trong 7 phương pháp căn bản không riêng cho đất nước ta và hầu như khắp thế giới cũng giống nhau, có khác biệt chăng chỉ là tiểu dị. Trong kĩ thuật thêu tay, người thợ phải thông thạo 7 phương pháp căn bản từ dễ đến khó như sau:






KỸ THUẬT CĂN BẢN CỦA NGHỀ THÊU TAY

 

 1/7 - Thêu nối đầu: Có ba dạng khác nhau:

- Nối đầu uốn lượn, nối đầu đường thẳng và nối đầu cong vòng. Nguyên tắc cách thêu này là thêu mũi chỉ sau nối vào đầu mũi chỉ trước, cứ như thế lập lại nhiều lần tạo thành từng hàng thêu đầy nét vẽ. Mỗi mũi chỉ thêu dài không quá 5m/m, nếu gặp họa tiết cong hay uốn lượn buộc phải thêu ngắn mũi để đường thêu không bị gãy khúc. Thêu nối đầu dùng cho các chi tiết như thảm cỏ, lá tre, lá trúc hoặc từng mảng thêu lớn hơn.

2/7 - Thêu chăng chặn: Đây là 2 động từ gồm chăng và chặn, dùng chỉ giăng ngang hay dọc một đoạn dài theo qui định sau đó dùng một sợi chỉ khác chặn lên để định vị sợi chăng bằng cách xuống kim ôm sát  từng đoạn ngắn không xê dịch, đừng quá chặt làm gãy khúc sợi chỉ giăng. Ngoài cách thêu chăng chặn đường thẳng trên, còn có chăng chặn chéo chữ thập dùng cho mái ngói, nhụy hoa ... chăng chặn cong lúc thêu mây trời sóng nước.

3/7 - Thêu lướt vặn: Còn có tên “thêu thụt lùi”. Cách thêu: Bắt đầu bằng mũi thêu dài chừng 5m/m, mũi thứ hai cắm sát vào nửa mũi thứ nhất và mũi thêu thứ ba cắm tiếp vào đuôi thứ nhất. Cách thêu đơn giản này dùng thêu nhánh cây, sống và cuống lá, nét chữ, các đường viền và họa tiết mây trời ... Thêu lướt vặn có nhiều lối khác nhau: Lướt vặn đường thẳng hay uốn lượn cong, trong trường hợp sau phải thêu mũi chỉ ngắn nhằm bảo đảm đường nét thêu  mềm mại tự nhiên.

4/7 - Thêu bó bạt: Cách thêu này giống thêu lướt vặn, tuy nét thêu to và rộng Cách thêu từ phải chếch qua trái, từ trên chúc xuống dưới.

Thêu bó bạt cần phải giữ thật bằng chân chỉ theo nét vẽ, mũi chỉ đều sát và mặt chỉ láng bóng không bị răng cưa, có thể thêu 2 mặt chỉ. Có nhiều kiểu thêu bó bạt như bó bạt cành mềm, thẳng ngang hay bó bạt lượn cong tạo nên những đường viền lớn, những nét nhấn mạnh trong bố cục tranh.

5/7 - Thêu đâm xô: - Còn gọi là thêu trùm, thêu tràn. Cách thêu này có khả năng tạo nền cho các mảng màu lớn, phối hợp màu sắc trong tranh với sắc độ đậm nhạt và những khoảng sáng tối chiều sâu hợp lý. Các canh chỉ - đường thêu sợi chỉ của  đâm xô giống như nét bút trong hội họa sơn dầu tô bóng đậm nhạt nổi hình khối canh chỉ phủ kín cùng chiều, mũi chỉ ngắn dài so le chen vào các khe giữa những sợi chỉ thêu trước, tạo thành mảng thêu lớn được chuyển màu và sắc độ đậm nhạt nhuần nhuyễn. Thêu đâm xô là môn thêu chính được thực hiện nhiều nhất trên một tấm tranh, có ít nhất 12 lối thêu đâm xô: thêu xô ngang, xô dọc, xô vát, xô tỏa, xô lượn, xô lượn xoay, xô lượn tỏa, xô tỉa lượn... Người thợ có thể linh hoạt thực hiện từng họa tiết riêng biệt như thêu đâm xô lá cỏ khác với đâm xô lá hồng và khó hơn là cách đâm xô trốn mũi chỉ, đâm xô ẩn mũi ... trong những lối thêu trên thì việc pha màu, chen màu, chồng màu - cách màu ... người thợ thêu chủ động ứng dụng góp phần sáng tạo hoặc thực hiện đúng yêu cầu khách đặt hàng hoặc bản mẫu qui định. Sự kết hợp hài hòa trên một mảng màu bằng nhiều lối đâm xô khác nhau sẽ tạo cho tranh thêu  thêm  nghệ thuật phản ánh tài năng, tính cách và trình độ tay nghề.

6/7 - Thêu đột: Đây là kỹ thuật phối màu cùng một mũi chỉ, dùng 2 - 3 sợi màu chỉ khác nhau xoắn xe chung thành một sợi để thêu chèn hay đè lên một phần họa tiết đã thêu để điểm xuyết hay bổ sung  thêm phần linh động. Thêu đột thường giấu mũi chỉ thật ngắn nhỏ, cách khoảng và giấu phần lớn mũi chỉ vào nền thêu, tạo thành từng hạt nhụy hoa  những chi tiết ẩn hiện từ xa của một mũi đất, lùm cây, khóm lau ... Lối thêu này có nhiều dạng như đột ngang, đột dọc, đột tỏa, đột cong lượn, đột cong khum, đột xoay.

Lối thêu đột để tu chỉnh lần cuối, kèm theo thêu lối bắt cầu tiếp cận và phủ kín những khiếm khuyết trong quá trình thêu, dằn lại những múi chỉ bị lỏng lộ nên vải ... Ngoài ra còn có thể thêu vờn và thêu tách để nhấn mạnh một số chi tiết tăng thêm độ sáng tối, gần xa.

7/7 - Thêu sa hạt (thường gọi là thắt gút)

Bằng một sợi chỉ, quấn nhiều vòng trước đầu mũi kim đâm thẳng đứng xuống nền vải và giữ cố định bằng cách lên kim tạo thành những hạt tròn nhỏ, cái khó là phải làm nút chỉ thật gọn tròn và đều nhau mười hạt như một. Dùng kết đính vào nhụy hoa nhỏ của hoa mai đào cúc huệ ... làm nổi bật trên những cánh hoa. Thêu sa hạt thường sử dụng thêu áo kimono của Nhật như trên thân chim, đôi cánh bướm ... có 2 cách sa hạt đơn và kép.

8. Thêu khoán vảy: Khoán vảy chìm và khoán vảy nổi dùng thể hiện lông và vảy của các loài ngư điểu. Trên những họa tiết như thân chim bồ câu, gà ... đã được thêu điểm xô pha màu dài mũi với sắc độ đậm nhạt thì phải khoán vảy chìm, riêng với các loài cá, rồng ... phù hợp bằng khoán vảy nổi.

Trong giáo án dạy thêu, học lý thuyết và thực hành thêu khoán vảy được hướng dẫn chung thêu sa hạt. Hai bài này tương đối dễ học chóng thành công, thời lượng giáo trình ngắn.

Tốt nghiệp 7 phương pháp thêu tay căn bản trên, ban huấn nghiệp chọn lọc một số học sinh giỏi, để hướng dẫn bổ túc về 2 môn thêu sau:

a. Thêu độn nổi

b. Thêu kim tuyến

A. Thêu độn nổi: Những bức tranh thêu chân dung, trướng chữ và áo long bào ... thường có một số họa tiết được thêu nổi (en relief). Ở tranh chân dung cũng như thân và đầu rồng trên long bào được độn nổi gồ cao, các chữ đại tự cũng vậy. Có hai cách độn nổi:

Dùng loại chỉ xấu hoặc vải vụn kết chằm lên nhau nhiều lần làm nổi gồ lên cao thấp tùy theo họa tiết, rồi  thêu trùm lên bằng chỉ các màu tương ứng.

Xe xoắn nhiều sợi chỉ thành một sợi có đường kính lớn phù hợp từng đoạn họa tiết, có thể dùng giấy mỏng vê tròn kết chặt tạo thành những đường nổi, nhô cao trên nền vải, thêu đè lên đường sóng.

B. Thêu kim tuyến: Tùy thuộc theo loại kim tuyến có đường kính to nhỏ để thực hiện cách thêu thích ứng.

Nếu kim tuyến lớn sợi, thì cách thêu tương tự như thêu chăng chặn 2/7 ở trên, dùng thêu bao quanh và viền một số họa tiết làm đẹp sáng và che chắn những đoạn thêu không đạt yêu cầu.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Tranh thêu là 1 sản phẩm thủ công và cũng là 1 sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Vì vậy, ngay từ khâu sản xuất  đã có những quy tắc nghiêm ngặt nhất định. Từ việc chọn màu chỉ, loại vải phù hợp đến khi vẽ mẫu, lên khung. Tất cả đều cần đến bàn tay khéo léo của người thợ.

Nếu có cơ hội, bạn hãy thử ngồi xem cô thiếu nữ 17 đến cụ già 70 vẽ tay từng chi tiết bức tranh lên vải, kiên trì, tỉ mỉ... mới thấy hết cái tinh tế, hoa mỹ của nghề thêu, mới hiểu thêm được giá trị tinh thần trong mỗi bức tranh hoàn chỉnh. 



Tranh thêu đắt vì sao?
 
Có nhiều người hỏi tôi: tại sao 2 bức tranh này kích cỡ bằng nhau mà giá tiền lại chênh lệch đến 2, 3 lần? Tại sao bức này nhỏ hơn mà giá lại cao đến thế?

Thưa anh, thưa chị! Tranh thêu cũng như nhiều môn nghệ thuật khác " Quý hồ tinh bất quý hồ đa". Giá trị bức tranh nằm ở thời gian, công sức người thợ làm ra, đôi khi to hay nhỏ chỉ là thứ yếu. Bức tranh thêu kĩ càng nhìn càng thấy sắc sảo, tinh tế, màu sắc tương phản, sáng tối rõ ràng, mũi kim ngắn, chỉ mịn...Lật đằng sau tấm tranh lên cơ hồ có thể tưởng tượng ra bức tranh thực tế. Một bức tranh thêu bình thường có khi chỉ dăm ba ngày đã hoàn thành, còn một bức tranh thêu kĩ thì có thể gấp nhiều lần như thế...Vì vậy, người yêu tranh, mê tranh thêu có thể phải chờ đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm để có được bức tranh như ý.

Tại sao nên treo tranh thêu?

Trước hết, tranh thêu là sản phẩm hoàn toàn làm bằng tay. Trong cuộc sống hiện đại, khi máy móc đã thay thế con người trong khá nhiều lĩnh vực, con người ta lại có xu hướng trở về với những sản phẩm bằng tay tỉ mỉ, mộc mạc.

Tranh thêu tay đáp ứng đầy đủ yêu cầu cảm quan nghệ thuật, màu sắc, nội dung...là vật trang trí sang trọng, tinh tế, hợp với tất cả các không gian hiện đại hay cổ điển.

Tranh thêu tay có nhiều ưu điểm: bền mãi theo thời gian, không nhanh bay màu như tranh vẽ, sơn dầu, không tối như sơn mài, không nặng như tranh đá...

Bảo quản tranh thêu như thế nào?

Tranh thêu tỉ mỉ ngay từ khâu đóng khung sản phẩm. Một sản phẩm hoàn chỉnh khi đưa ra thị trường đã có thể chống lại độ ấm tương đối, khung không cong vênh, mối mọt  Vì vậy, gia chủ chỉ cần định kì 2-3 tuần/lần tháo khung ra vệ sinh bụi và hơi ẩm bám vào tranh là được. Khi tranh bị bẩn, có thể giặt nhẹ rồi phơi khô...

Lời kết

Khi bản sở hữu cho mình một bức tranh thêu nghĩa là bạn đã có một quyết định chính xác. Nếu bạn chưa có một bức nào, bạn hãy tìm hiểu về nó. Sự quan tâm của bạn là cơ sở đề nghề thêu có thể phát triển hơn, rực rỡ hơn...
 

Những cách trưng bày tranh thêu tay cực đẹp


Tranh thêu tay không đơn thuần chỉ là trang trí nó còn giúp tôn nên vẻ đẹp của ngôi nhà cũng như mang những ý nghĩa về phong thủy. Để có sự hài hòa giữa các yếu tố trong tổng thể căn phòng thì việc kết hợp giữa tranh trang trí và nội thất luôn đóng vai trò quan trọng.

Tranh thêu chữ thập " Hoa sen" tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà

1. Kích thước bức tranh nên chiếm khoảng 2/3 diện tích mảng tường

  Khi  treo tranh ở vị trí phía trên đồ nội thất trong phòng, chẳng hạn như ghế sofa, bộ bàn ghế uống nước, bạn cần ước lượng được diện tích mảng tường ở khoảng giữa đồ nội thất và trần nhà. Bạn nên chọn các bức tranh có kích thước bằng 2/3 diện tích của mảng tường này.

Tranh thêu chữ thập tạo nên sự cảm nhận mới mẻ


2. Chiều cao treo tranh hợp lý

 Nếu bức tranh được treo quá cao so với đồ nội thất phía dưới, sẽ làm cho bức tranh và đồ nội thất như rời rạc với nhau. Vị trí đẹp nhất để treo tranh cao hơn 12-22 cm so với đồ nội thất phía dưới.

Tranh thêu chữ thập tạo nét đẹp cho phòng khách

3. Khoảng cách treo tranh

Khi bạn treo tranh phía trên ghế sofa trong phòng khách, bức tranh nên treo cách thành sau sofa một khoảng bằng cách tay. Một mẹo để xác định khoảng cách này: bạn đưa cánh tay sát tường, theo thành sau sofa, phía trên cánh tay chính là vị trí hợp lý, bạn đánh dấu lại, và treo tranh sao cho mép dưới bức tranh đúng vào vị trí này.

Tranh thêu chữ thập bộ tứ quý

4. Nên chọn vị trí treo tranh ngang với tầm mắt

 Tầm mắt nhìn được xác định bằng chiều cao khoảng 1,4-1,5 m tính từ sàn nhà. Ở chiều cao này thích hợp hơn để treo các bức tranh lớn.

Tranh thêu chữ thập hoa cúc đem lại vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn

5. cách treo ngang với nội thất

Với những đồ nột thất lớn, bạn nên treo các bức tranh có kích thước lớn bên cạnh để tạo cảm giác cân đối về không gian. Ngoài ra, để thu hút sự chú ý bạn cũng có thể treo thành nhóm gồm 2-3 bức tranh bé có màu sắc bắt mắt, hoặc chọn loại khung tranh có độ dày lớn để bố cục căn phòng hài hòa hơn.


Cách làm khung tranh thêu chữ thập đẹp lung linh
Hướng dẫn làm tranh thêu chữ thập
Hướng dẫn thêu tranh chữ thập đẹp
Cách thêu tranh chữ thập nhanh nhất, cực đẹp
Cách thêu tranh chữ thập in sẵn đơn giản


(ST)


Tôi muôń thiêu tên
hơn 1 tháng trước - Thích (2)
Bạn có thể kẻ tên trước khi thêu nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
truc
hơn 1 tháng trước - Thích
dan sao vay
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận