Cách thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tốt nhất


Xây dựng bảng hỏi là một nghệ thuật đòi hỏi phải có nhiều suy xét quyết định về nội dung, từ ngữ, hình thứ, thứ tự… Các suy xét này có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ nghiên cứu.
Xây d
ựng bng hỏi






Một số kinh nghiệm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan

1. Câu hỏi nhiều lựa chọn

- Câu dẫn: Là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh yêu cầu học sinh phải chọn trong đáp án để thành câu hoàn chỉnh. Câu dẫn phải viết ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu tránh viết dài dòng gây mất thời gian khi học sinh đọc hoặc gây nhầm lẫn cho học sinh.

- Các phương án lựa chọn: Gồm 1phương án đúng và có khoảng 3 đến 4 phương án gây nhiễu .

+ Phương án đúng thể hiện sự hiểu biết của học sinh khi chọn đáp án chính xác. Học sinh nắm vững kiến thức mới phân biệt được.

+ Phương án nhiễu là câu trả lời sẽ dễ gây nhằm lẫn đối với học sinh học bài chưa kĩ hay kiến thức chưa vững.Phương án nhiễu cần phải có mối liên hệ với câu dẫn và tạo nên một nội dung hoàn chỉnh, có nghĩa..Tránh những phương án nhiễu nhìn vào thấy sai ngay. Phương án nhiễu phải có cấu trúc và nội dung tương tự như câu trả lời đúng.

- Khi viết loại câu này cần chú ý những điểm sau:

- Tránh có 2-3 câu trả lời đúng
- Tránh có phương án “Tất cả đều đúng”, “Tất cả đều sai”. Vì có 2 khó vấn đề chính là học sinh dễ chọn đáp án là những câu này và trong quá trình trộn đề sẽ khó khăn vì các đáp án này có thể sẽ không nằn ở đáp án cuối cùng.
- Hạn chế loại phương án lựa chọn câu trả lời đúng nhất, vì câu hỏi này thường khó và cũng dễ gây khó khăn hoặc nhầm lẫn khi giáo viên ra đề .
- Hạn chế cho học sinh lựa chọn phương án trả lời sai vì học sinh dễ nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ định hoặc sai thì phải in đậm, gạch chân hoặc làm nổi rõ những từ đó ở câu dẫn.
- Không nhắc lại các thông tin của câu dẫn trong mỗi câu lựa chọn.

- Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng Câu hỏi nhiều lựa chọn

- Phương án gây nhiễu không học sinh nào bị mắc phải khi làm bài.
- Có các phương án nhiễu phủ định nhau hoặc đồng nghĩa
- Đáp án đúng mà học sinh nhìn vào là chọn được ngay ( Vì quá dễ)
- Có nhiều hơn 1 phương án đúng
- Không có phương án nào đúng
- Lệnh không thống nhất (Khoanh tròn đáp án đúng , đánh dấu X , gạch chân, …)
- Hình vẽ không chính xác, quên chiều mũi tên, không rõ ràng
- Câu phủ định không gạch chân, không in đậm, làm rõ

2. Câu “Đúng – Sai”

- Phần dẫn: Trình bày một nội dung nào đó, một câu trả lời, một đáp án… mà học sinh phải đánh giá là đúng hay sai bằng cách điền (Đ) hoặc (S) vào ô trống.

- Phần trả lời : Chỉ có 2 phương án: Đúng (Đ) và sai (S).

- Khi viết loại câu này cần chú ý những điểm sau:

+ Các câu trong phần dẫn nên viết ngắn gọn, không nên trích dẫn nguyên văn nội dung sách giáo khoa
+ Tránh sử dụng những thuật ngữ không xác định về mức độ như “thông thường”, “hầu hết”, “luôn luôn”,“tất cả”, “không bao giờ”… vì học sinh dễ đoán được câu đó đúng hay sai.
+ Loại câu Đ-S thường chỉ kiểm tra kiến thức ở mức độ “biết”, ít kích thích suy nghĩ, khả năng phân hoá học sinh thấp. Yếu tố ngẫu nhiên, may rủi nhiều hơn so với câu nhiều lựa chọn

- Một sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng câu hỏi Câu “Đúng sai”: Câu khẳng định không rõ tính đúng, sai

3. Câu ghép đôi

- Câu lệnh: Tùy yêu cầu trả lời của câu hỏi mà có lệnh khác nhau.

- Hai dãy thông tin: Dãy thông tin bên trái (cột A) là phần dẫn gồm các câu hỏi hoặc các câu chưa hoàn chỉnh. Dãy thông tin bên phải ( cột B) là phần trả lời gồm các câu trả lời hoặc mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn.

- Kết quả: Ghép các câu dẫn với các câu trả lời thích hợp bằng một gạch nối cột (A) với cột (B), cột trái với cột phải hoặc cũng có thể trả lời đơn giản như điền 1 với……, 2 với……..
Loại câu ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhóm kiến thức sự kiện.

- Khi soạn loại câu này cần chú ý những điểm sau:

- Dãy thông tin đưa ra không nên quá dài.
- Nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn. và câu trả lời dư ra này phải có mục đích là gây nhiễu.
- Thứ tự câu trả lời không nên trùng với thứ tự câu hỏi

- Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ dạng câu hỏi Câu ghép đôi

- Số dòng ở hai cột bằng nhau
- Một số dòng ở cột bên trái ( Cột A) ghép được với hơn một dòng ở cột bên phải (Cột B).

4. Câu điền khuyết

- Phần nội dung: Bao gồm những câu có chỗ để trống (…..) để học sinh điền từ thích hợp.

- Phần cung cấp thông tin: Gồm những từ hoặc cụm từ cho trước, số từ (cụm từ) phải nhiều hơn số chỗ trống cần điền để tăng sự cân nhắc của học sinh khi lựa chọn.
- Cũng có thể không có phần cung cấp thông tin. Học sinh phải tự tìm từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống v à mỗi chỗ trống chỉ có một từ ( cụm từ) được chọn là điền đúng. Dạng này khó hơn nên có thể dành cho học sinh khá, giỏi.

- Chú ý khi soạn loại câu hỏi điền khuyết

- Bảo đảm mỗi chỗ trống chỉ điền được 1 từ hoặc cụm từ. Không được chừa 2 chỗ trống gần nhau.
- Mỗi câu nên chỉ có 1 hoặc 2 chỗ trống, được bố trí ở giữa hay cuối câu. Độ dài của các khoảng trống nên bằng nhau để học sinh không đoán được từ ( cụm từ) phải điền là dài hay ngắn.
- Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong sách giáo khoa vì sẽ khuyến khích học sinh học thuộc lòng, “học vẹt”. Thiếu tư duy khi làm bài.
- Một số sai sót thường gặp khi ra đề TNKQ Dạng điền khuyết
- Từ hoặc cụm từ cần điền không có ý nghĩa hoặc không liên hệ với câu hỏi
- Cụm từ cần điền quá dài.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Cách thiết kế câu hỏi phỏng vấn

Viết câu hỏi liên quan đến:

-quyết định mục đích, phạm vi và nội dung câu hỏi

-chọn dạng câu trả lời sử dụng thể thu thập thông tin từ người trả lời

-sử dụng từ ngữ để khiến cho vấn đề trở nên thú vị

Sau khi đã viết xong câu hỏi, cần xem xét nên đặt chúng ở đâu cho hợp lý.

Sau đây tài liệu sẽ đề cập đến một số câu hỏi có cấu trúc có thể sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng hỏi được sử dụng rộng rãi và là một công cụ hữu ích thể thu thập thông tin, cung cấp dữ liệu theo cấu trúc đã có sẵn; dữ liệu có thể kiểm soát được mà không cần sự có mặt của người nghiên cứu; dữ liệu rõ ràng, thuận tiện cho công tác phân tích. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian để xây dựng, thử nghiệm và hoàn chỉnh bảng hỏi; dữ liệu thu được còn đơn giản và ở phạm vi hạn chế, ít linh hoạt trong câu trả lời.
Câu hỏi 2 lựa chọn
Khi một câu hỏi có thể có hai câu trả lời, chúng ta gọi đó là câu hỏi 2 lựa chọn. Câu hỏi hai lựa chọn thờng được sử dụng là dạng Có /Không, Đúng /Sai hoặc Đồng ý /Không đồng ý.

Câu hỏi theo mức độ đo lường

Câu hỏi có thể được phân loại theo mức độ lường.

‘Câu hỏi không cần sắp xếp theo thứ tự’, ví dụ như câu hỏi về nghề nghiệp. Con số đặt cạnh mỗi tên nghề nghiệp không có nghĩa về mặt thứ tự lớn bé, người trả lời có thể tùy ý chọn là “2” hay “1”.

Bạn là:

1.Hiệu trưởng

2.Giáo viên

‘Câu hỏi cần sắp xếp theo thứ tự’: người trả lời sẽ sắp xếp thứ tự các câu trả lời:

Ý nghĩa của các thành phần trong Chương trình phát triển/bồi dưỡng chuyên môn về Phương pháp giảng dạy. Sắp xếp thứ tự từ có ý nghĩa nhất đến ít có ý nghĩa nhất. (Thành phần có ý nghĩa nhất xếp thứ nhất: số 1)

Thứ tự

Tham vấn giữa chuyên gia trong nước và ông, bà

Các hội thảo giới thiệu mô đun

Tập huấn cho đồng nghiệp

Tập huấn cho sinh viên

Học qua làm/thực hành (thiết kế kế hoạch bài học, áp dụng phương pháp giảng dạy mới vào lớp học)

Học từ đồng nghiệp

Tài liệu tập huấn

Đĩa CD với nguồn tài nguyên

Người trả lời bảng hỏi sẽ sắp xếp thứ tự  các thành phần từ 1 đến  8 (Thành phần có ý nghĩa nhất xếp số 1).  Chú ý: phần này cần được giải thích rõ cho người trả lời để họ có thể sắp xếp thứ tự cho đúng.

Câu hỏi không liên tục/câu hỏi theo thang Likert

Câu hỏi theo thang Likert thường ở dạng có 5, 7 hoặc 9 lựa chọn.
Câu hỏi sàng lọc/phân loại

Câu hỏi sàng lọc là câu hỏi để xác định xem người trả lời có đủ trình độ hoặc kinh nghiệm để trả lời bảng hỏi hay không.

Ông, bà tham gia vào chương trình tập huấn về Phương pháp giảng dạy của VVOB với  vai trò?

Tham dự các khóa tập huấn nhân rộng (là học viên) của ít nhất một trong các mô đun phương pháp giảng dạy

o  về Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề (=> câu hỏi 14-15; 16-18 A)

o  về Học theo góc (=> câu hỏi 14-15; 16-18 B)

Có thể có một số câu hỏi sàng lọc cùng một lúc để hướng dẫn người trả lời có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi tiếp theo. Một số lưu ý khi sử dụng các câu hỏi sàng lọc:

-Tránh có nhiều hơn 3 mức độ trong một câu hỏi

-Nhiều mức độ trong câu hỏi có thể khiến người trả lời không tiếp tục trả lời các câu hỏi tiếp theo.

Nội dung câu hỏi

Câu hỏi trong bảng hỏi cần thể hiện đúng nội dung cần thu thập. Sau đây là một số câu hỏi về nội dung người xây dựng bảng hỏi cần lưu ý.

Câu hỏi có ích/có cần thiết không?

Kiểm tra xem liệu có cần hỏi câu hỏi này không và chi tiết cần phải có là gì.

Vd.       Có cần thiết phải hỏi tuổi của mỗi em hay chỉ cần số lượng trẻ dưới 16 tuổi?

Có cần hỏi thu nhập  của người trả lời bảng hỏi hay  bạn chỉ cần ước lượng thu nhập?

Có cần đặt một số câu hỏi?

Đây là vấn đề thường gặp về câu hỏi có hai ý. Nên tách câu hỏi sau đây thành hai câu riêng biệt. Có thể phát hiện ra vấn đề với câu hỏi 2 ý bằng cách tìm sự kết hợp trong câu hỏi (từ “và”).

Ông, bà đã tổ chức cho sinh viên ...

Chưa bao giờ áp dụng 

Hiếm khi                áp dụng

Tỉnh thoảng áp dụng

Thường xuyên áp dụng

1.Học theo góc thực hành học qua giải quyết vấn đề

o

o

o

o

Một lý do nữa để phải hỏi nhiều câu hỏi là câu hỏi đưa ra chưa phủ được hết các khả năng có thể. Ví dụ nếu hỏi về sự tham gia trong các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực khác:

  1. Ông, bà có tham dự các chương trình phát triển/bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giảng dạy khác không?

1.Tôi tham dự các khóa tập huấn đầu vào, khóa tập huấn và hội thảo về phương pháp giảng dạy khác ngoài các khóa tập huấn của VVOB.

o  có

  Nếu câu trả lời là có, đề nghị ông, bà điền thông tin các khóa tập huấn, hội thảo đó vào bảng sau

Tên khóa tập huấn/hội thảo

Đơn vị tổ chức

o  không

2.Tôi đã thực hiện nghiên cứu về phương pháp giảng dạy. 

o  có

          nếu có, đề nghị ông, bà nêu tên đề tài nghiên cứu:  .......................................................

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

o  không

3.Tôi là một thành viên của cộng đồng mạng có liên quan đến phương pháp giảng dạy như các diễn đàn trên mạng, blog, website …   

o  có

o  không

Đôi khi cần phải hỏi thêm một số câu hỏi vì chỉ một câu hỏi không thể cho câu trả lời đầy đủ. Ví dụ nếu chỉ hỏi về thái độ đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học thì liệu chúng ta có đưa ra kết luận được không khi mà chúng ta không có thông tin về thái độ  của họ đối với việc học tập nói chung?

Đôi khi cần hỏi thêm một số câu hỏi khác vì câu hỏi chính không thể quyết định mức độ cụ thể của thái độ và niềm tin của người trả lời. Ví dụ nếu hỏi xem họ có sử dụng tài liệu tập huấn được cung cấp hay không, có thể hỏi thêm về mục đích sử dụng

Ông, bà sẽ sử dụng tài liệu tập huấn vê PP Dạy học dựa trên  giải quyết vấn đề và Học theo góc  cho những mục đích sau?

Không

1.Tự học

o

o

2.Tập huấn cho đồng nghiệp

o

o

3.Tập huấn cho sinh viên

o

o

4.Áp dụng vào hoạt động giảng dạy trên lớp

o

o

5.Mục đích khác

Nêu rõ:…………………………………………………...

o

o

6.Hỗ trợ sinh viên trong thời gian thực tập.

o

o

Người trả lời cho biết họ ủng hộ điều gì. Tuy nhiên, mức độ ủng hộ sẽ thuyết phục hơn nếu có thêm thông tin về hành vi của người trả lời để thuyết phục về mức độ ủng hộ đó.

Người trả lời được cung cấp thông tin cần thiết?

Kiểm tra lại từng câu hỏi để xem liệu đã cung cấp đủ thông tin cho người trả lời câu hỏi. Ví dụ, nếu muốn hỏi xem người trả lời có phải là thành viên nhóm nòng cốt của VVOB. Người trả lời sẽ không thể trả lời câu hỏi này nếu họ không biết gì về nhóm nòng cốt của VVOB.

Có cần làm rõ câu hỏi hơn không?

Đôi khi câu hỏi đặt ra lại quá chung chung nên gặp khó trong khâu phân tích thông tin . Ví dụ, muốn tìm hiểu ý kiến ​​về một hội thảo hoặc một khóa tập huấn, câu hỏi có thể là:

Ông/bà có hài lòng về hội thảo/khóa tập huấn?

trên thang đo từ "Không một chút nào" đến "Rất hài lòng"

Nhưng ý nghĩa đằng sau của câu trả lời là gì? Thay vào đó, cần đặt câu hỏi cụ thể như sau:

  1. Hoạt động/Suy nghĩ trước và sau khóa tập huấn: 

Không hiệu quả

Hiệu quả ở một số phần

Hiệu quả

Rất hiệu quả

1.Liệu khóa tập huấn này có cần thiết? 

o

o

o

o

2.Liệu các hiệu trưởng có ủng hộ khóa tập huấn này?

o

o

o

o

3.Liệu khóa tập huấn có đúng với những mô tả trước đó về nó? 

o

o

o

o

4.Đã xác định được đúng đối tượng học viên chưa? 

o

o

o

o

5.Liệu học viên có thể áp dụng ngay những kiến thức và kĩ năng vừa học được vào giờ dạy của họ?

o

o

o

o

6.Sau khi tham gia khóa tập huấn này, liệu phần lớn các học viên có thể có được các kiến thức và kĩ năng cần thiết không?

o

o

o

o

7.Ông, bà có giới thiệu khóa tập huấn này với người khác không? 

o

o

o

o

Câu hỏi đã đủ bao quát?

Mặt khác, câu hỏi cũng có thể quá hẹp. Ví dụ câu hỏi yêu cầu liệt kê các chương trình TV yêu thích trong tuấn qua. Câu trả lời sẽ rất khác so với câu hỏi: ông/bà thích chương trình nào trong năm qua. Có thể chương trình họ thường không thích nhưng tuần vừa qua lại có phần hay, hoặc trong tuần qua chương trình yêu thích của họ lại bị chương trình khác thế chỗCâu hỏi đặt ra theo định kiến?Một vấn đề gặp phải trong thiết kế câu hỏi nữa là những điểm mù/thành kiến ​​của riêng người thiết kế có thể ảnh hưởng đến cách sử dụng từ ngữ trong câu hỏi. Ví dụ, người thiết kế ủng hộ việc cung cấp tài liệu học tập sẽ đặt câu hỏi là:Theo ông/bà lợi ích của tài liệu học tập là gì?Như vậy người thiết kế chỉ hỏi về một mặt của vấn đề. Người thiết kế có thể thu được cách nhìn khác của người trả lời nếu đồng thời hỏi cả về những nhược điểm của tài liệu học tập.


Liệu người trả lời câu hỏi có trả lời một cách trung thực?

Đối với mỗi câu hỏi trong bảng hỏi, hãy tự hỏi xem người trả lời sẽ có những khó khăn nào để trả lời các câu hỏi một cách trung thực. Nếu có một số lý do để họ không thể trả lời trung thực cần viết lại câu hỏi. Ví dụ, một số người rất nhạy cảm với các câu hỏi về tuổi tác và thu nhập chính xác. Trong trường hợp này, có thể để họ chọn trong khoảng (ví dụ, giữa 30 và 40 tuổi, từ $ 50.000 đến $ 100.000 thu nhập hàng năm).

Nếu cần tìm hiểu ý kiến đánh giá của người trả lời về tài liệu học tập được cung cấp, có thể hỏi xem họ có sẵn sàng mua tài liệu hay không.

Bộ công cụ CNTT cho DHTC được phân phối miễn phí cho các trường ĐH/CĐSP là đối tác của VVOB. VVOB có kế hoạch cung cấp bộ công cụ này cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nếu ông/bà thấy bộ công cụ này được bày bán trong hiệu sách, ông/bà có mua bộ công cụ này không? (giá của bộ sách + đĩa CD là 80.000 đồng)

ocó, sẽ trả toàn bộ số tiền

ocó, nhưng chỉ một phần

okhông

Các dạng câu trả lời

Các dạng câu trả lời là cách thu thập thông tin từ người trả lời. Hãy bắt đầu bằng cách phân biệt giữa dạng câu trả lời có cấu trúc (structured) và dạng câu trả lời không có cấu trúc (unstructured).  

Dạng câu trả lời có cấu trúc

Dạng câu trả lời có cấu trúc giúp người trả lời dễ trả lời các câu hỏi và giúp các nhà nghiên cứu dễ thu thập và tóm tắt các câu trả lời. Tuy nhiên, định dạng này cũng có thể hơi ép buộc đối với người trả lời và hạn chế khả năng của nhà nghiên cứu để hiểu ý thực sự của người trả lời câu hỏi. Có rất nhiều dạng câu trả lời khác nhau  với những ưu và nhược điểm riêng. Sau đây sẽ là một số dạng thường gặp:

Điền vào chỗ trống: một dạng câu trả lời đơn giản nhất là điền vào chỗ trống. Chỗ trống có thể được sử dụng cho nhiều dạng câu trả lời khác nhau. Ví dụ:

Xin vui lòng điền giới tính:

_____ Nam

_____ Nữ

Với câu hỏi này, người trả lời có thể đánh dấu (x) hoặc (v) vào trước câu trả lời của mình. Đây cũng là ví dụ cho dạng câu hỏi có 2 ý trả lời vì nó chỉ có hai cách trả lời. Ví dụ khác về câu hỏi có 2 ý trả lời là câu hỏi Đúng/Sai hoặc câu hỏi Có/Không.

Người trả lời viết một chữ số vào mỗi chỗ trống hay đánh dấu (x) vào ô trống như ở ví dụ sau:

Hãy đánh dấu vào bộ phận máy tính mà ông/bà sử dụng nhiều nhất:

oModem

oMáy in

oỔ đĩa CD-dom

oMáy scan

Chú ý: trong ví dụ này người trả lời có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án trả lời. Dạng câu hỏi chọn bằng cách đánh dấu (x) này thường được dùng khi cho phép người trả lời có thể lựa chọn nhiều hơn 1 đáp án trả lời.

Đôi khi dạng câu hỏi này được gọi là câu hỏi nhiều lựa chọn. Cần lưu ý khi thực hiện phân tích dữ liệu từ câu hỏi nhiều lựa chọn vì người trả lời có thể chọn bất kỳ đáp án nào, người phân tích cần coi mỗi đáp án là một biến riêng biệt.

Ví dụ trên cũng là một ví dụ cho dạng câu hỏi bảng kiểm (check list). Khi sử dụng bảng kiểm, cần phải lưu ý các câu hỏi sau:

-Đã liệt kê đủ các lựa chọn có thể chưa?

-Bảng kiểm có độ dài hợp lý?

-Từ ngữ đã rõ ràng (không thiên vị, định kiến)?

-Hình thức đáp án đã dễ dùng, thống nhất?

Bảng kiểm có thể chưa có đủ hết các thông tin cần có. Nên để người trả lời bổ sung thêm thông tin (các ý kiến khác).


Đôi khi người trả lời được yêu cầu chọn một câu trả lời.

Mức độ áp dụng các phương pháp sau vào thực tế giảng dạy:

Chưa bao giờ áp dụng 

Hiếm khi                áp dụng

Tỉnh thoảng áp dụng

Thường xuyên áp dụng

1.Dạy học dựa trên  giải quyết vấn đề

o

o

o

o

2.Học theo góc  

o

o

o

o

3.Lồng ghép CNTT cho DHTC

o

o

o

o

Chú ý: chỉ chọn một lựa chọn cho mỗi câu hỏi. Nguyên tắc hàng đầu là bạn yêu cầu một người nào đó khoanh tròn một mục hoặc bấm vào một nút khi bạn chỉ muốn họ chọn một đáp án. Dạng câu hỏi một lựa chọn này ngược lại với câu hỏi nhiều lựa chọn được mô tả ở trên.

Dạng câu trả lời không có cấu trúc

Có nhiều dạng câu trả lời có cấu trúc, tuy nhiên chỉ có một số ít các định dạng câu trả lời không có cấu trúc. Dạng câu trả lời không có cấu trúc là gì? Nói chung, nó là những từ/câu viết. Nếu người trả lời phiếu (hoặc người được phỏng vấn) viết ra các từ/câu thì đó là dạng câu trả lời không có cấu trúc. Dạng câu trả lời không có cấu trúc có thể chỉ là những câu nhận xét ngắn hay bản ghi chép lại một cuộc phỏng vấn.

Một bảng hỏi ngắn thường có một hoặc một số câu hỏi yêu cầu người trả lời viết thông tin vào.

Ông/bà có tham dự các chương trình phát triển/bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giảng dạy khác không?

Tôi tham dự các khóa tập huấn đầu vào, khóa tập huấn và hội thảo về phương pháp giảng dạy khác ngoài các khóa tập huấn của VVOB.

o  có

 Nếu câu trả lời là có, đề nghị ông, bà điền thông tin các khóa tập huấn, hội thảo đó vào bảng sau

Tên khóa tập huấn/hội thảo

Đơn vị tổ chức

o  không

Cần có hướng dẫn cụ thể và ước lượng chỗ trống đủ cho người trả lời viết thông tin vào.

Ví dụ:

Cảm ơn ông, bà đã dành thời gian trả lời các câu hỏi trên. Xin vui lòng chia sẻ với chúng tôi các nhận xét/ý kiến của ông, bà về các câu hỏi trên.

Bản ghi chép (transcripts) có sự khác biệt so với việc viết thông tin như đã mô tả ở trên. Người ghi chép phải quyết định xem sẽ ghi lại tất cả các từ ngữ hay chỉ ghi lại những ý chính, lời nói chính…Trong bản ghi chép chi tiết, cũng cần phân biệt người phỏng vấn, người trả lời … và có quy định cho việc đưa thêm nhận xét của người ghi chép về buổi phỏng vấn: suy nghĩ của người phỏng vấn…(xem Chương II).

Kỹ thuật viết câu hỏi

Một trong những khó khăn lớn nhất trong việc viết các câu hỏi khảo sát là tìm được từ ngữ chính xác. Chỉ cần dùng từ ngữ khác đi một chút cũng có thể khiến người trả lời khó hiểu hoặc hiểu sai. Sau đây là một số câu hỏi để kiểm tra lại cách diễn đạt các câu hỏi khảo sát:

Câu hỏi có thể bị hiểu sai đi không?

Người tiến hành khảo sát cần lưu ý đối với các câu hỏi khó hiểu hoặc dễ bị hiểu sai. Ví dụ, câu hỏi về quốc tịch (nationality), câu hỏi này có thể chưa rõ ràng (một người từ Malaysia sẽ trả lời rằng anh ta là người Malaysia, châu Á hay Thái Bình Dương?). Hoặc, câu hỏi về tình trạng hôn nhân: đã lập gia đình hay chưa lập gia đình? chi tiết hơn có thể là: góa phụ, đã ly dị, …

Ngoài ra còn có một số từ ngữ đa nghĩa. Ví dụ như câu hỏi về việc ứng dụng CNTT trong dạy học: CNTT có nghĩa là máy tính, TV, đài hay internet…

Câu hỏi có những giả định gì?

Đôi khi chúng ta không xem xét câu hỏi từ góc độ của người trả lời hay những giả định đằng sau câu hỏi. Ví dụ khi hỏi xem người trả lời có phải là thành viên nhóm nòng cốt hay không, bạn mặc định là người trả lời đã biết nhóm nòng cốt là gì và những người trả lời nghĩ là họ là thành viên nhóm nòng cốt. Trong trường hợp này, nên sử dụng câu hỏi sàng lọc trước để xem liệu giả định này có đúng hay không.

Khung thời gian đã chi tiết?

Khi sử dụng câu hỏi có khung thời gian cần chỉ rõ lượng thời gian.

Ví dụ:

Trong học kỳ trước (6 tháng) bạn có thường xuyên sử dụng máy tính?

o

Ít nhất một lần/ngày

o

Ít nhất một lần/tuần nhưng không phải ngày nào cũng sử dụng

o

Ít nhất một lần/tháng nhưng không phải tuần nào cũng sử dụng

o

Ít hơn 1 lần/tháng

o

Không sử dụng

Tính cá nhân trong từ ngữ?

Chỉ cần thay đổi một vài từ, câu hỏi có thể thay đổi từ mang tính khách quan sang chủ quan. Hãy xem xét 3 câu hỏi sau hỏi về sự hài lòng với công việc: 

Câu 1: Ông/bà có hài lòng với điều kiện làm việc trong trường (nơi ông/bà làm việc) không?

Câu 2: Ông/bà có cảm thấy hài lòng với điều kiện làm việc trong trường (nơi ông/bà làm việc) không?

Câu 3: Cá nhân ông/bà có hài lòng với điều kiện làm việc trong trường (nơi ông/bà làm việc) không?

Câu hỏi 1 mang tính khách quan. Câu 2 có từ “cảm thấy”, Câu 3 có từ “cá nhân”.

Lưu ý: câu hỏi phải phù hợp với mức độ yêu cầu của cuộc điều tra.

Các vấn đề khác

Các sắc thái của ngôn ngữ sẽ luôn  gây khó khăn cho người thiết kế câu hỏi. Sau đây là một số điểm khác cần lưu ý:

-   Câu hỏi có chứa các thuật ngữ khó hiểu hoặc không rõ ràng không?

-    Câu hỏi làm rõ phương án trả lời chưa?

-    Từ ngữ đã tròn trịa chưa?

-    Từ ngữ có mang thành kiến?

Trật tự câu hỏi

Quyết định về trật tự câu hỏi

Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với người thiết kế phiếu khảo sát là việc sắp xếp trật tự các câu hỏi. Chủ đề nào giới thiệu trước, chủ đề nào giới thiệu sau? Nếu để  câu hỏi quan trọng nhất ở cuối cùng, thì có thể người trả lời đã quá mệt. Nếu để ở trên thì có thể họ lại chưa sẵn sàng (đặc biệt là với câu hỏi khó hoặc câu hỏi tế nhị). Khó có thể giải quyết vấn đề này, người thiết kế cần có các suy xét phù hợp. Cân lưu ý đến các câu hỏi sau:

-Câu trả lời có bị ảnh hưởng bởi các câu hỏi trước đó không?

-Câu hỏi đặt ở đây có quá sớm hoặc quá muộn để thu hút sự chú ý?

-Câu hỏi có thu hút được sự chú ý không?

Ví dụ: Với câu hỏi về việc sử dụng máy tính trong hoạt động giảng dạy, đầu tiên nên đặt câu hỏi về kỹ năng sử dụng máy tính.

Để đánh giá tác động của hoạt động nâng cao năng lực, người ta quan tâm đến sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ và thực hành của người trả lời (học viên). Nên hỏi về kiến thức và thái độ của người trả lời trước khi hỏi  họ về việc thực hành.

Câu hỏi mở đầu

Ấn tượng đầu tiên cũng rất quan trọng trong công tác khảo sát. Các câu hỏi đầu tiên sẽ quyết định đến kết quả cuộc điều tra, và có thể giúp người trả lời cảm thấy thoải mái. Vì vậy, các câu hỏi mở đầu nên là những câu hỏi dễ trả lời hoặc câu hỏi mang tính mô tả đơn giản để khuyến khích người trả lời tiếp tục. Không nên bắt đầu cuộc khảo sát với những câu hỏi nhạy cảm hoặc câu hỏi mang tính ‘đe dọa’.

Câu hỏi nhạy cảm

Nhiều nghiên cứu xã hội cần hỏi về các vấn đề khó hoặc không thoải mái để trả lời. Trước khi đặt câu hỏi như vậy, nên cố gắng xây dựng niềm tin và mối quan hệ với người trả lời. Thông thường, trước những câu hỏi nhạy cảm cần có những câu hỏi khởi động dễ trả lời. Tuy nhiên, cần đảm bảo các vấn đề nhạy cảm không được đề cập đến một cách đột ngột và phải có liên hệ với các phần còn lại của bảng hỏi. Cũng nên có câu chuyển tiếp giữa các phần để người trả lời biết về phần tiếp theo. Ví dụ, có thể có lời dẫn như sau:

Trong phần tiếp theo của bảng hỏi này, chúng tôi muốn hỏi ông/bà về mối quan hệ cá nhân của ông/bà. Ông/bà có thể không trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà ông/bà thấy không thoải mái để trả lời.

Bảng kiểm

Có rất nhiều của quy tắc trong việc thiết kế bảng hỏi. Dưới đây là một danh sách để kiểm tra một số vấn đề quan trọng nhất. Bạn có thể sử dụng bảng kiểm này để kiểm tra lại bảng hỏi:

obắt đầu bằng những câu hỏi dễ trả lời

ođặt những câu hỏi khó ở gần cuối

okhông nên mở đầu bảng hỏi với một câu hỏi mở

ovới các mốc lịch sử, hãy theo thứ tự thời gian

omỗi lần chỉ hỏi một chủ đề

onên dùng từ dẫn nếu muốn thay đổi chủ đề

ogiảm nguy cơ trả lời đồng nhất một  ý từ trên xuống dưới

Quy tắc vàng

Bạn đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người trả lời bảng hỏi. Bạn đang yêu cầu thời gian của họ, sự chú ý của họ, sự tin tưởng của họ, và cả thông tin cá nhân. Vì vậy, bạn nên luôn luôn ghi nhớ các quy tắc "vàng" của nghiên cứu khảo sát cũng như trong cuộc sống: Hãy đối xử với người trả lời như bạn muốn họ đối xử với bạn.

Cụ thể, bạn nên:

-Đầu tiên nên cảm ơn người trả lời vì đã hợp tác trả lời bảng hỏi

-Bảng hỏi nên ngắn gọn -- chỉ gồm những gì cần thiết

-Cần hiểu các nhu cầu của người trả lời

-Chú ý đến những dấu hiệu không thoải mái của người trả lời

-Cuối cùng nên cảm ơn người trả lời vì đã hợp tác trả lời bảng hỏi

-Thông báo với người trả lời rằng họ sẽ được nhận bản sao kết quả của cuộc khảo sát.


Trắc nghiệm công việc phù hợp với bạn cực thú vị
Trắc nghiệm tính cách và chọn nghề nghiệp phù hợp rất chuẩn
Trắc nghiệm vui: Bạn mang thai bé trai hay gái?
Kinh nghiệm thi đại học môn Hóa để đạt kết quả cao
Trắc nghiệm vui về dinh dưỡng cho bà bầu



(ST)