Cách thiết kế phòng nghe nhạc đạt chuẩn

Để có một hệ thống âm thanh hay, ngoài việc lựa chọn đúng thiết bị phối ghép hợp nhau còn phải kể đến các bố trí sắp xếp sao cho hệ thống có thể phát huy tối đa chất lượng trình diễn.





Các nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng nghe


Hạn chế tối đa rung chấn ảnh hưởng đến thiết bị nguồn phát:

Người dùng nên bố trí loa càng xa các thiết bị nguồn cáng tốt vì những thiết bị như đầu CD, DVD, đầu đĩa than vốn rất "nhạy cảm" với rung động. Khi loa đặt quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng. Hệ thống tốt sẽ trình diễn một bức tranh âm thanh cân đối. Một hệ thống được xem là set-up đúng khi thể hiện được một bức tranh âm thanh cân đối, trong đó, người nghe có thể cảm nhận như ca sĩ đang đứng trước mặt vị trí nhạc cụ, độ sâu của không gian trình diễn...

Vị trí nghe tốt nhất và không gian trình diễn:

Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Vậy nên, cách thức đơn giản để tiếp cận âm thanh trực tiếp là bạn có thể di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì khi tai bạn có thể tiếp nhận đúng phân lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp (phản hồi), lúc đó, hình âm hay không gian trình diễn sẽ được thể hiện chính xác theo đúng bản thu. Người nghe sẽ cảm nhận tốt hơn về độ sâu và độ rộng của sân khấu.

Tránh xa những bức tường:

Đây là quy tắc khá cổ điển vẫn được các chuyên gia âm thanh nhắc đi nhắc lại trong những lần tư vấn set-up hệ thống âm thanh. Các bức tường, góc nhà, gầm cầu thang là những vị trí sẽ tạo nên sự tăng cường bass, gây méo tiếng. Để tránh cộng hưởng phòng nghe và đảm báo dù khoảng cách thời gian giữa sóng trực tiếp và sóng phản hồi đến tai người nghe, hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tương tự như ở vị trí ngồi, bạn không nên ngồi quá gần tường sau và cách tường bên khoảng cách tốt thiểu là một mét. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh.

Tránh cộng hưởng phòng nghe:

Mỗi loa trong hệ thống có thể gây nên sự cộng hưởng trùng với cộng hưởng phòng nghe gây nhiễu âm. Cộng hưởng phòng xảy ra ở ba hướng của phòng nghe, theo chiều ngang, cao, và chiều sâu của phòng. Mức độ cộng hưởng ở chiều ngang, cao hay thấp tùy thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai tường bên. Tương tự như vậy, cộng hưởng chiều sâu phụ thuộc vào khoảng cách giữa loa và hai mặt tường trước sau. Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc lao lên khoảng 20 độ.

Sử dụng vật liệu tiêu âm phòng nghe:

Để giảm thiểu cộng hưởng phòng và sự méo tiếng do sóng âm phản hồi, bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm. Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ. Lót thảm, dùng thêm màn hoặc sử dụng mousse cách âm dán lên tường và trần. Lưu ý, cộng hưởng theo chiều cao và sóng đứng có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng âm thanh nên tốt nhất bạn nên xử lý trần bằng mousse. Chi phí cho việc cách âm trần cũng không quá cao. Nếu chưa có điều kiện, bạn có thể chỉ thi công khoảng diện tích ở giữa trần với chiều ngang 1,5 đến 2 m chạy dài đến cuối tường sau.

Kiểm tra độ cộng hưởng của phòng:

Cách đơn giản nhất để kiểm tra mức độ tiêu âm phòng nghe là vỗ tay. Nếu tiếng vang kéo dài thì có nghĩa là phòng tiêu âm chưa tốt.

Khoảng cách từ vị trí nghe đến hai loa phải bằng nhau:

Hãy đo lại khoảng cách từ vị trí ngồi nghe đến hai loa để đạt được hiệu quả trình diễn stereo và không gian sân khấu tốt nhất - khoảng cách này phải bằng nhau. Nếu sử dụng thảm, bạn nên dùng bút lông đánh dấu luôn vị trí nghe để khỏi phải đo lại mỗi khi vệ sinh sàn, thảm.

Không đặt loa song song với cạnh tường:

Mặc dù đã đề cập ở nguyên tắc trước là nên set-up loa hướng vào vị trí người nghe một góc từ 15 - 20 độ, nhưng một số sách hướng dẫn đặt loa bán trên thị trường vẫn mô tả cách bố trí loa song song với cạnh trường. Cách này rất dễ gây cộng hưởng phòng. Các chuyên gia khi test thông số kỹ thuật của loa (dải tần, độ nhạy...) đều hướng loa ở một góc 15 độ vào micro test thì không có lý do gì để không tuân theo quy tắc này.

Giảm trầm ở loa có thiết kế bass refle, lỗ hơi phía sau:

Đối với loa có thiết kế bass reflex lỗ hơi phía sau, nếu sau khi thực hiện các nguyên tắc trên mà bass vẫn bị dư thì bạn có thể sử dụng một tấm vải cũ, hoặc mousse xốp chèn vào lỗ hơi. Làm như vậy bạn sẽ giảm được khoảng từ 30 đến 50 Hz cộng hưởng của thùng loa.

Giảm chói ở dải cao:

Một thủ thuật nhỏ để giảm những âm treble bị chói: Bạn hãy thử với một tấm thảm lót sàn. Không dùng loa thiết kế bass reflex ở phòng nghe có diện tích nhỏ
Theo những nguyên tắc trên, việc trang bị loa có thiết kế bass reflex trong phòng nghe có diện tích nhỏ là một điều nên tránh. Ở phòng nhỏ, khoảng cách giữa tường trước, tường sau nhỏ nên tần số cộng hưởng sẽ rất dễ trùng với tần số của loa, nhất là thiết kế bass reflex. Nhưng nếu đã trang bị một đôi, bạn hãy dùng những nguyên tắc đã kể trên để giảm cộng hưởng.

Chú ý độ cao của loa treble và độ cao của tai người nghe:

Khi set-up, bạn nên chú ý độ cao của loa treble phải ngang với độ cao của tai người ở vị trí nghe. Điều này làm tăng không gian trình diễn và độ mở của sân khấu.

Với tất cả những điều này hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để tạo nên một rạp hát ngay tại ngôi nhà nhỏ bé của mình.

Phòng Nghe Nhạc “Đạt Tiêu Chuẩn”


- Sàn phòng được trải thảm ( có tác dụng hấp thu sóng âm tần số cao và hạn chế hiệu ứng “ rung âm” giữa sàn và trần phòng).
- Mặt trước của tường nên treo một tấm màn mỏng, đối với cửa sổ cũng được xử lý tương tự như vậy.
- Phía sau lưng người nghe nên là vật liệu hấp thụ âm để tránh âm thanh phản xạ ngược về tai người nghe.
- Các thiết bị xử lý âm nên đặt ngay góc tường, phía sau hệ thống loa.
- Tạo ra những vùng” thiếu ánh sáng” cho phòng, vì bóng tối trong phòng có khả năng hạn chế độ “rung” của tín hiệu âm tần số thấp cũng như âm bass phản xạ.
- Tính toán khoảng cách thích hợp giữa vị trí loa và mặt sau của tường phòng.
- Không đặt những vật có tính phản xạ gần loa.
- Bộ khuyếch đại công suất nên đặt phía sau loa.

Một phòng nghe nhạc được thiết kế dựa trên những tiêu chí kỹ thuât như trên nhất định sẽ cho chúng ta chất lượng âm thanh hài lòng nhất, các thiết bị âm thanh của chúng ta sẽ có dịp trình diễn hết khả năng của chúng.

Sơ Lược Về Nguyên Lý Âm học
Thật ra chúng ta vẫn có thể tạo ra được những âm thanh như mong muốn từ các thiết bị âm thanh của mình mà không cần phải” thông suốt” về khái niệm âm thanh, âm học. Tuy nhiên, chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ cách thức hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào?

Nguyên Tắc Cộng Hưởng Âm Trong Phòng Nghe Nhạc
Cộng hưởng là qúa trình “rung động” của một vật ở một tần số tự nhiên của vật đó, chất liệu và kích thước của vật cũng quyết định đến qúa trình này. Cộng hưởng diễn ra quanh chúng ta mọi lúc, mọi nơi. Tiếng chuông ngân, tiếng bật nắp của một chai soda…cũng xãy ra cộng hưởng.
Để hiểu về hiện tượng này một cách thấu đáo hơn, chúng ta hãy xem qua ví dụ sau đây:

Một cô ca sĩ khi cất lên tiếng ca có thể làm vỡ chiếc cốc thủy tinh bằng chính giọng hát của mình. Có thể giải thích hiện tượng này như sau:
Thật ra bản thân cô ca sĩ không phải là tác nhân làm vỡ chiếc cốc. Khi giọng ca của cô ta chạm đến tần số cộng hưởng của không khí bên trong chiếc cốc, năng lượng từ giọng ca càng được tăng cường thêm do qúa trình cộng hưởng, đến một giới hạn nào đó, bản thân chất liệu làm nên chiếc cốc không thể chịu đựng nổi áp lực này, chiếc cốc sẽ vỡ tan ra.

Là những người say mê âm nhạc, chúng ta không thể không quan tâm đến “cộng hưởng âm”. Sự tăng cường cộng hưởng trong một không gian khép kín như phòng nghe nhạc là điều thú vị đáng quan tâm đối với những “cư dân” mê âm thanh.

Không gian trong phòng nghe nhạc là một không gian khép kín, vì vậy, khi bị tín hiệu âm thanh phát ra từ loa kích ứng, không gian của phòng sẽ ”phản ứng” lại bằng một tần số riêng, mức độ” phản ứng” này còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các vách tường, sàn và trần phòng. Quá trình này được gọi là “ cộng hưởng âm không gian hẹp”

Phòng nghe nhạc hoạt động tương tự như một thiết bị điều chỉnh tần số âm thanh giữa loa và tai người nghe, nó khuyếch đại những âm có cường độ mạnh và làm suy yếu những âm có cường độ yếu hơn. Như vậy sẽ làm cho chất lượng âm nhạc trong phòng giảm đi.

Hiểu được nguyên lý hoạt động của âm thanh trong một phòng nghe nhạc như thế nào, chúng ta sẽ dể dàng làm chủ đươc chúng. Chúng ta có thể hạn chế được những tác nhân “ có hại” cho âm nhạc cũng như tạo ra được “ môi trường âm nhạc tốt” để âm nhạc có thể trình diễn hết khả năng của chúng.

Các Tỉ Lệ Về Kích Thước Phòng Hợp Lý
Thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xãy ra với phòng nhạc khi không khí trong phòng bị âm thanh của loa kích ứng mạnh? Như chúng ta đã biết, tương tự như trên ,tần số và cường độ “cộng hưởng âm” được quyết định bởi khoảng cách giữa các vách tường , sàn và trần phòng. Khoảng cách này càng lớn tần số cộng hưởng càng giảm. Ngoài ra , một phòng nhạc có trần phòng dốc sẽ hạn chế “cộng hưởng âm” tốt hơn một phòng có trần phẳng.
“Sự kích ứng” do âm thanh phát ra từ loa tác động đến không gian của phòng sẽ giảm dần đi theo sự tăng kích thước về chiều dài, rộng và chiều cao của phòng nhạc.

Sóng Âm Đứng
Nếu chúng ta đã từng chứng kiến hình ảnh một tách café được đặt trên một mặt phẳng đang rung, chúng ta đã nhìn thấy sóng đứng rồi đó.

Sự rung động tác động lên chất lỏng bên trong tách café tạo ra làn sóng lan truyền từ trung tâm ra đến thành của tách, Theo qui luật tự nhiên , sau khi chạm đến thành ly làn sóng này sẽ phản xạ theo chiều ngược lại.
Ở một vài vị trí các rợn sóng này sẽ bổ sung năng lượng cho nhau, ở những vị trí khác các rợn sóng bị triệt tiêu. Kết quả là hình dáng bên ngoài của tách café vẫn bình thường, mặc dù chất lỏng bên trong đang chuyển động.
Hiện tượng này giống như hiện tượng cộng hưởng âm trong phòng nhạc của chúng ta.

Sóng đứng là những vùng cố định có áp lực về âm cao hoặc thấp hơn những khu vực khác của phòng âm.
Chúng được tạo ra từ sự phá vỡ cấu trúc giao thoa giữa âm thanh trực tiếp từ loa và âm thanh phản xạ. Ví dụ như khi pha dương của sóng âm phản xạ xếp chồng lên pha dương của sóng âm trực tiếp từ loa, hai dạng sóng này sẽ tương tác lực lẫn nhau và tao ra một “ đỉnh sóng” . Ngược lại khi pha âm của hai sóng này giao thoa với nhau chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau và biến mất.

Quá trình giao thoa này sinh ra những khu vực “tĩnh”, có tần số âm bass thấp hơn hoặc cao hơn các khu vực khác trong phòng.
Tuy nhiên sóng đứng lại tạo ra những vùng có cường độ âm bass lớn và mềm mại hơn.
Mặc dù hiện tượng giao thoa tạo ra sự mất cân đối về âm cho phòng nhạc nhưng chúng ta có thể tận dụng những ưu điểm của nó. Nếu như hệ thống loa và bản thân phòng nghe của chúng ta có khuynh hướng thiên về âm bass, hãy di chuyển vị trí người nghe về phía trước hoặc phía sau cho đến khi chọn được vị trí nghe được âm bass mềm mại và êm hơn.

Sự Vang Âm
Âm thanh chúng ta nghe được trong phòng nhạc là kết hợp giữa ba yếu tố ,đó là:
1.Âm phản xạ trễ ( Âm Vang).
2.Âm thanh trực tiếp từ loa.
2.Âm phản xạ sớm của tường , trần và sàn phòng.

Âm vang là thành phần cơ bản của âm thanh. Mặc dù chúng ta không thể nghe riêng biệt chúng, âm vang góp phần làm cho tiếng nhạc ấm áp và sâu hơn.

Âm vang ít có tác dụng với phòng nghe nhạc nhỏ hơn là vói những phòng hòa âm có qui mô lớn. Do những tác dụng của nó đã bị các vật liệu trong phòng hấp thu hoặc khuyếch tán.
Một phòng nhạc có nhiều bề mặt phản xạ sẽ kéo dài thời gian hiệu ứng của âm vang. Trái lại một phòng có nhiều vật liệu hấp thu âm như thảm, drap…sẽ nhanh chóng làm mất tác dụng của âm vang

Như vậy thời gian lý tưởng để âm vang tồn tại trong phòng là bao lâu? Kết hợp các vật liệu phản xạ và hấp thu âm như thế nào để tạo điều kiện cho thời gian tồn tại của âm vang lâu hơn?

Câu trả lời như sau : Thời gian tồn tại của âm vang trong một phòng nhạc sẽ thay đổi theo thể tích của phòng. Với một phòng có thể tích 300m3 thời gian thích hợp là 0.9 giây. Đối với phòng có thể tích 2000m3 thời gian lý tưởng là 1.4 giây.

Chúng ta có thể kiểm tra độ vang của phòng bằng tiếng vỗ tay hay bằng cách ném một quả bóng nhỏ trên nền, độ vang của tiếng vỗ tay và của quả bóng sẽ cho ta biết được mức độ vang âm của phòng.

Thiết Kế Phòng Nghe Nhạc
Mục này không hướng dẫn cho chúng ta qui trình phức tạp của công việc xây dưng một phòng nghe nhạc đủ tiêu chuẩn mà chỉ hướng chúng ta đến các tiêu chí thiết kế của một phòng nghe nhạc mà thôi.
Đầu tiên tự chúng ta nghĩ ra chủ đề và cách kiến trúc cho phòng nhạc, nhờ một người có chuyên môn và am hiểu nhiều về âm thanh tư vấn cho chúng ta trong quá trình xây dựng và thiết kế.
Thật sự chúng ta cũng có thể tạo ra một phòng nhạc có chất lượng như mong muốn mà không cần phải đầu tư nhiều tiền bạc và công sức
Về kiến trúc bên trong đảm bảo đầy đũ các tiêu chí kỹ thuật và các thiết bị xử lý âm thanh của một phòng nghe nhạc. Với cách đầu tư như vậy, rất thích hợp cho những ai không có nhiều thời gian tìm hiểu nhiều về kỹ thuật âm thanh cũng như đáp ứng được vấn đề tiết kiệm.

Cách Âm Cho Phòng Nhạc

Nhiều người chơi nhạc có sở thích mở âm lượng cao, sôi động nhưng lại sợ làm phiền đến những người xung quanh. Điều này buộc chúng ta phải tạo ra môt không gian riêng, cách biệt với không gian bên ngoài, đó gọi là cách âm.
Cách âm sẽ ngăn chặn âm thanh từ khu vực này lan truyền sang khu vực khác.

Một ví dụ điển hình của hiêu quả cách âm là một phòng thu âm ở thành phố Mahattan có thể làm việc bất cứ thời gian nào trong ngày, kể cả vào những giờ cao điểm mà không làm ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.

Âm thanh từ phòng nhạc có thể thoát qua môi trường bên ngoài bằng nhiều cách như qua đường cửa phòng, các khe hở hay thậm chí là những điểm tiếp xúc giữa trần nhà và cửa phòng. Hiện tượng này gọi là “ hở sườn”.

Để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên xử lý cách âm cho các điểm hở, cửa phòng bằng những vật liệu cách âm như của tủ lạnh, sử dụng bản lề cho cửa phòng bằng loại có lõi chất lỏng.
Tường phòng quá dày và cứng sẽ tạo ra âm bass dày và đặc. Vì vậy cần lắp đặt thêm các vật liệu hấp thu âm để hạn chế âm trầm.

Phòng Nhạc Kỹ Thuật Số – Một Hứa Hẹn Tương Lai

Thiết bị xử lý âm kỹ thuật số cho phòng nhạc gọi tắt là DSP ( Digital Signal Processing)
Trong một phòng nhạc kỹ thuật số, tín hiệu âm thanh được xử lý bằng kỹ thuật số, các rắc rối thường gặp của phòng âm như cộng hưởng âm, phản xạ âm…sẽ được loại trừ bằng các thiết bị lọc. Kết quả là âm thanh đến tai người nghe tròn trịa và trung thực hơn , sự méo âm sẽ không còn.

Phòng âm kỹ thuật số không chỉ chỉnh sửa được hiện tượng méo âm, các tần số âm đối kháng mà còn khắc phục được tình trạng phản xạ âm..

Trên đây là những hiệu quả thực tế mà phòng âm kỹ thuật số làm được. Khi chúng ta trang bị một hệ thống xử lý âm kỹ thuật số cho phòng nghe nhạc của mình , nhân viên bán hàng sẽ tiến hành đo đạc diện tích phòng, vị trí nghe nhạc… trước khi tiến hành lắp đặt thiết bị này. Các thông số kỹ thuật sau khi đo đạc sẽ được gởi về hệ thống DSP của nhà sản xuất và được lưu vào thiết bị lọc của DSP.

Sau cùng tất cả các dữ liệu này được nhà sản xuất cài vào bộ nhớ trong DSP của chúng ta, mỗi khi DSP hoạt động vi xử lý sẽ điều khiển bộ lọc làm việc theo đúng các thông số kỹ thuật đã được cài đặt

Các Thiết Bị Xử Lý Âm Thanh

Mặc dù hầu hết những thiết bị xử lý âm thanh được giới thiệu đều sử dụng cho nhu cầu chuyên nghiệp như phòng thu âm, phòng hòa nhạc qui mô lớn , nhưng chúng lại tỏ ra rất hiệu quả đối với một phòng nghe nhạc gia đình. Nhìn chung chúng trông giống những thiết bị âm thanh chuyên dụng hơn là của một phòng nhạc gia đình.

Các tấm xốp, tấm lợp trần Sonex,rất đa dạng về màu sắc và kích cở, thích hợp với nhiều kiểu thiết kế của phòng âm, tuy nhiên chúng khá đắt tiền và thường được sử dụng cho phòng thu âm nhiều hơn.

Tấm lợp trần Sonex : trông bắt mắt hơn nhưng khả năng hấp thụ âm kém hơn
Tấm xốp. Tuy nhiên ngoài ngoài mục đích thiết kế để lợp cho trần phòng, chúng còn có thể được sử dụng ở nhiều vị trí khác như những thiết bị hấp thu âm.

Tấm xốp Marker : không đẹp nhưng có giá rẻ và hiệu quả hấp thụ âm tốt hơn.

Tấm lợp Marker Blade có khả năng chống cháy, dễ lắp đặt và xử lý âm tốt.

Bẫy lọc âm hình tháp : là thiết bị xử lý âm hiệu quả, có phạm vi hoạt động rộng, được sử dụng nhiều trong các phòng thu, phòng nhạc, và cả nhà thờ. Tính năng hấp thu âm bass của chúng rất cao, triệt tiêu được âm phản xạ do tường phòng tạo nên. Bẫy lọc có mẩu mã đẹp, giá cả chấp nhận được và hiệu quả làm việc cao.
Thiết Bị Khuyếch Tán Âm RPD : có phạm vi hoat động rộng, thường được trang bị riêng cho các thiết bị âm thanh của phòng nhạc gia đình, thính phòng, phòng thu âm và cả các phòng hòa nhạc có qui mô lớn.

Kết Luận
Chương sách này không nhấn mạnh đến phương pháp xử âm thanh một cách chuyên nghiệp cho phòng nhạc, nó chỉ gợi ý cho chúng ta về những ý tưởng “ Làm sao để có chất lượng âm thanh tốt nhất cho phòng nhạc của mình” và giới thiệu với chúng ta những nguyên lý cơ bản về cách thức hoạt động của âm thanh trong phòng nghe nhạc một cách đơn giản và dễ hiểu.
 

Hồ sơ bản vẽ thiết kế phòng nghe nhạc

Thiết kế phòng nghe nhạc với gỗ tiêu âm

Ít ai có điều kiện thiết kế phòng nghe nhạc trước khi xây nhà, mà các thiết bị thường được đưa vào căn phòng xây sẵn. Nhưng theo kinh nghiệm của giới audiophile chuyên nghiệp, chất lượng phòng nghe quyết định 30-40% chất lượng âm nhạc. Vì vậy, những người đã đầu tư một bộ dàn loa “đỉnh” không nên bỏ qua việc thiết kế nội thất phòng nghe để có được âm thanh chất lượng tốt hơn.

Tiêu chí tối quan trọng với một phòng nghe nhạc là việc xử lý tiêu âm. Căn phòng được sử dụng làm phòng nghe nhạc thường không khác gì những căn phòng khác trong nhà, có hình chữ nhật với các bức tường song song. Chính kết cấu đó khiến âm thanh phát ra từ loa bị phản xạ giữa các bức tường, dội đi dội lại thành những âm vang khó chịu. Để xử lý tiêu bớt âm dội, hệ vách gỗ tiêu âm được thiết kế làm nền tảng chính cho nội thất căn phòng.

Gỗ tiêu âm AK với mẫu mã đa dạng được sử dụng. Vừa xử lý tiêu âm hiệu quả, vật liệu này còn mang đến những mảng tường với họa tiết hoa lá trang trí đan xen đa dạng, mang lại sự khác biệt so với các loại vật liệu tiêu âm khác. Không đơn điệu nhàm chán, phòng nghe nhạc tại gia của anh Hoàng Anh mang đến những giờ phút thư giãn thật thoải mái.

Gỗ tiêu âm cũng được dùng ốp trần để mang lại vẻ đẹp đồng bộ.

Thiết kế nội thất phòng nghe nhạc không dừng lại ở việc ghép những miếng gỗ tiêu âm vào với nhau. Vải nỉ tiêu âm được sử dụng để hút âm dội phức tạp ở các góc, đồng thời tạo nên điểm nhấn nhá cho căn phòng. Mảng tường bọc nỉ trông như một cây mai đang nở rực, mang tiết xuân nồng xua đi lạnh giá mùa đông. Mỗi khi khách đến chơi nhà, mời những vị khách quý vào căn phòng này cùng thưởng thức một bản nhạc âm thanh nổi cũng là một cách biểu thị lòng hiếu khách đầy lịch thiệp.

Không gian trong âm nhạc, hay hiệu ứng khoảng cách giữa âm nhạc đến tai người nghe được tạo ra nhờ các thiết bị âm thanh, công nghệ thu âm và chính cách thiết kế, sắp xếp nội thất phòng nghe nhạc. Để chất lượng phòng nghe nhạc của bạn giúp bạn cảm nhận âm nhạc trọn vẹn nhất, đừng ngại ngần nhờ đến các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý âm học. Nội thất aK với kinh nghiệm thiết kế, thi công tiêu âm của mình sẽ giúp bạn tận hưởng âm nhạc đích thực.




Cách chọn loa nghe nhạc hay âm thanh tuyệt đỉnh
Khi nào thì thai nhi có thể nghe nhạc

Bà bầu nghe nhạc cổ điển
Hướng dẫn làm loa nghe nhạc cực dễ
Cách chọn loa phù hợp với ampli hoàn hảo nhất
Hướng dẫn làm loa mini đơn giản mà chất lượng


(ST)