Cách thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tốt nhất
Cách thiết kế menu nhà hàng ấn tượng
Cách thiết kế bìa đĩa CD đẹp, đơn giản
Tùy thuộc vào kích thước và vị trí khu đất lớn hay nhỏ để thiết kế sân vườn phù hợp, ngoài ra còn phải theo ý thích gia chủ mà tư vấn để lựa chọn kiểu vườn như mong muốn. Sau đây là bốn kiểu sân vườn phổ biến cho đất vườn đô thị.
Phương pháp thiết kế vườn gia đình đạt hiệu quả
1. MỘT SỐ KIỂU VƯỜN GIA ĐÌNH Ở VIỆTNAM
Theo một số nghiên cứu cho thấy vườn gia đình ở Việt Nam gồm một số loại chủ yếu như sau: Vườn cây ăn quả ở miền nam; Vườn có ao thả cá và chuồng trại chăn nuôi hay mô hình VAC ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền trung; Vườn với các loài cây rau ở Đồng bằng sông Hồng và miền trung; Vườn với cây lâm nghiệp ở miền núi phía bắc.Chúng ta sẽ đề cập đến các loại vườn gia đình ở góc độ về cây trồng.
1.1. Vườn cây ăn quả
Là loại vườn đặc trưng tại các tỉnh phía nam đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long. Trong vườn chủ yếu trồng các loại cây ăn quả. Có thể chuyên canh một loại cây ăn quả nào đó như dừa, bưởi, quýt, xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, vải, nhãn ... hoặc trồng 3-5 loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm, quả doi, măng cụt..... Loại vườn cây ăn quả yêu cầu diện tích tương đối lớn.
1.2. Vườn tạp với cây ăn quả là chính
Loại vườn trồng xen một số loại cây nhưng chủ lực vẫn là cây ăn quả. Loại vườn này thường gặp ở các vùng bán sơn địa và miền núi các tỉnh phía bắc, nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với cây ăn quả nhưng do nền kinh tế tự cung tự cấp nên trong vườn duy trì một số loài cây rau, cây thức ăn chăn nuôi, cây làm thuốc để phục vụ cuộc sống hàng ngày của gia đình. Ví dụ tại Sơn la khá phổ biến vườn trồng mận là chủ yếu nhưng dưới tán mận trồng khoai mùng, khoai môn làm thức ăn chăn nuôi, trồng rau cải, mùi tàu và một vài loại cây trị bỏng, đứt tay...
1.3.Vườn với cây rau, gia vị là chính
Loại vườn này đặc trưng cho các hộ gia đình sống ở đồng bằng, ven đô hoặc gần thành phố. Trong vườn trồng chủ yếu các loại cây rau và cây gia vị để bán cung cấp rau cho dân thành thị. Ví dụ ở Bắc Ninh, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì. Vườn có thể chuyên canh hoặc trồng nhiều loại rau đồng thời theo mùa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Gia vị đựơc hiểu nôm na là món ăn thêm vào trong khẩu phần ăn nhưng có mùi vị đặc biệt có thể giúp ta ăn ngon miệng hơn, thoải mái hơn.
1.4.Vườn tạp với cây có củ là chính
Loại vườn này đặc trưng tại vùng bán sơn địa nơi chỉ phù hợp trồng các loại cây có củ. Ví dụ ở Bắc giang, Phú thọ trong vườn chủ yêú trồng khoai từ, khoai mỡ và các loại khoai lang, sắn, môn sọ...
1.5.Vườn cây lâm nghiệp
Loại vườn này đặc trưng tại vùng bán sơn địa và vùng núi nơi chỉ phù hợp trồng các loại cây lâm nghiệp. Ví dụ ở Sơn La, Lào Cai, Phú thọ tại một số vùng trong vườn chủ yêú trồng keo tai tượng, bạch đàn... xen rất ít các loại cây trồng khác.
1.6.Vườn cây thuốc
Một số địa phương trong vườn chủ yếu trồng các loại cây làm thuốc phục vụ sức khoẻ gia đình và cộng đồng. những loại cây thuốc này vừa có thể là cây làm rau...Ví dụ ở Sapa, Nho Quan, Sìn Hồ có rất nhiều vườn như vậy.
2.CÁCH BỐ TRÍ TRỒNG CÁC LOẠI CÂY TRONG VƯỜN
2.3.Tận dụng ánh sáng
Mỗi loài cây đều yêu cầu một lượng ánh sáng nhất định phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của loài cây đó. Ví dụ cây rau cải phải trồng nơi ánh sáng đầy đủ trong khi cây khoai mùng, cây mùi tàu, cây rau diếp cá, cây gừng lại có thể trồng dưới bóng râm của những loài cây khác. chính vì vậy khi có một mảnh vườn nhỏ muốn trồng được nhiều loại cây để tăng hiệu quả sử dụng đất chúng ta cần chọn những loài cây có tính hỗ trợ cho nhau về điều kiện ánh sáng.
2.4.Tận dụng làm giá đỡ cho cây
Trong vườn nên chọn một vài loại cây có tính bổ trợ cho nhau về điều kiện canh tác ví dụ ta trồng cây rau chùm ngây làm giá đỡ luôn cho cây hồ tiêu hay cây khoai mỡ, cây mướp...
2.5.Tận dụng đất
Đất đai vườn ngày càng bị thu hẹp vì thế chọn các loại cây có đặc điểm sinh học phù hợp để có thể trồng xen, trồng gối vụ trong một vườn là vô cùng quan trọng.
2.6.Tăng hiệu quả sử dụng nước
Để tăng hiệu quả sử dụng nước trong vườn cần thiết kế ra sao để tận dụng được nguồn nước mưa, vườn không bị ngập úng hay khô hạn. Ví dụ vườn nên thiết kế có rãnh to sâu để trồng dọc mùng đồng thời cũng là nơi thoát hoặc dự trữ nước cho vườn.
2.7.Đa dạng loài cây để giảm sâu bệnh hại
Mỗi loài cây, thậm chí các giống cây khác nhau của cùng một loài đều có phản ứng rất khác nhau với sâu bệnh hại. Chính vì vậy chọn loại cây giống cây trong vườn cần quan tâm đến tính chống chịu sâu bệnh của chúng. Một vườn với đa dạng các loài cây rau, cây gia vị, cây ăn quả chắc chắn sẽ ít sâu bệnh hại hơn trồng một hai loại cây.
3.KỸ THUẬT CHUNG TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
3.1.Thiết lập vườn quả
Căn cứ điều kiện sinh thái, điều kiện vườn và kinh tế hộ để chọn các loại cây ăn quả phù hợp trồng. Sau khi đã định hưóng trồng loại cây ăn quả nào cần thiết lập vườn quả hợp lý.
Trước khi trồng khoảng 1 tháng đất phải được làm sạch cỏ, cày bừa kỹ, phân lô, xây dựng hệ thống đường chính, đường phụ tuỳ thuộc vào diện tích và địa hình của vườn. Các vườn quả cần đựơc bố trí gần nguồn nước, chủ động tưới được nước trong điều kiện khô hạn, có rãnh thoát nước chống úng trong mùa mưa lũ.
Lập vườn quả trên đất dốc, cần tạo các luống bậc thang rộng 3-5 m theo đường đồng mức, các hàng cây nên bố trí theo hướng BắcNam.
Mỗi chủng loại cây ăn quả cần một diện tích thích hợp để phát triển, do vậy cần xác định mật độ trồng hợp lý. Diện tích thích hợp cho nhãn vải là 40-50 m2 /cây; cam quýt, mận, đào, hồng 20-25m2/ cây. Mật độ trồng và khoảng cách trồng cho các loại cây như sau:
Chủng loại cây |
Mật độ trồng( cây/ ha) |
Khoảng cách trồng(m) |
Nhãn vải |
200-250 |
5 x 10 - 5 x 8 |
Cam quýt |
400-500 |
5 x 5 - 5 x 4 |
Bưởi |
200-250 |
6 x 7 – 7 x 7 |
Mận đào |
400-500 |
5 x 5 - 5 x 4 |
Hồng |
400-500 |
5 x 5 - 5 x 4 |
3.2. Đào hố trồng cây
Hố trồng cây ăn quả nên đào to, kích thước hố 1x1x1 m hoặc 0,8x 0,8 x 0,8m tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại đất và địa hình. Nếu tầng đất dưới cứng nhiều sỏi đá thì đào to rộng hơn thay vì đào sâu. Ở vùng đất nghèo dinh dưỡng cần đào hốc to rộng và sâu hơn. Khi đào hốc trồng cây ăn quả chú ý đổ riêng lớp đất mầu phía trên về một bên lớp đất phía dưới về một bên.
3.3. Bón phân lót và lấp hố
Khi đào hố xong, phần đất màu của mỗi hố được trộn đều với 20-30kg phân chuồng hoai mục, 0,2-0,3kg đạm sunfat amôn, phân lân vi sinh hoặc hoặc 3kg phân lân nung chảy, 0,2 kg kali (K2SO4) và 0.5-1kg vôi bột. Khi lấp hố cần cho 1 lớp đất đáy trước, sau đó mới cho hỗn hợp phân chuồng với đất xuống sau, vun thành vồng đất cao hơn so với mặt đất vườn 15-20 cm để khi đất lún cây không bị trũng, không bị úng nước, dễ chăm sóc, tránh được nấm bệnh Phytophthora.
3.4. Trồng cây
Dùng dao hoặc kéo cắt đáy và phái trên túi bầu, bỏ túi bầu ra. Lúc trồng chỉ cần đào một hố lớn hơn bầu cây một ít ở giữa võng đất, đặt thẳng cây đã bỏ bầu , rồi lấy ngay phần đất vừa đào lên, lấp lại cho kín và nén nhẹ, không nên lấp đất quá cao phủ lên mắt ghép xuống.
3.5. Trống cây và tưới nước
Sau khi trồng cây xong, dùng 1 hoặc 2 đoạn cây gỗ hoặc tre chống giữ cho cây luôn đứng thẳng. Cây chống cần cắm nghiêng và cách một khoảng nhất định với thân cây để tránh làm tổn thương bộ rễ cây. Dùng dây vải hoặc dây cao su ( cắt từ xăm xe cũ) buộc vào cọc.
Sau khi trồng xong, cây phải được tưới nước ngay. Độ ẩm đất thường xuyên phải đạt 70% trong 15 ngày đầu để cây không chết, bộ rễ nhanh chóng tiếp xúc với đất, lượng nước tưới khoảng 10-15 lít/ cây/ ngày. Những ngày sau tuỳ thuộc vào độ ẩm đất, thời tiết có thể cách 2-3 ngày tưới 1 lần. Trước khi tưới nên chọc 2 lỗ 2 bên gốc cây để nước ngấm xuống dễ dàng. Chú ý không nên tưới vào thân cây tránh để cây bị ẩm dễ nhiễm bệnh Phytophthora.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu bệnh hại cây có múi
Rầy chổng cánh, Sâu vẽ bùa, Bướm phượng, Ngài chích hút, Rệp cam, Rệp sáp
Ruồi đục quả, Nhện đỏ, Nhện ống hại cam.
Bệnh greening, Bệnh tristeza, Bệnh loét, Bệnh thối gốc rễ, Bệnh ghẻ cam.
Sâu bệnh hại nhãn vải
Nhện lông hung, Bọ xít, Sâu đục cuống quả vải, ve sầu bướm nâu, sâu đục thân, rệp muội màu vàng nâu, rệp muội nâu đen
Bệnh chết rũ vải thiều, bệnh chết cây con trong vườn ươm, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh chổi rồng nhãn, bệnh tơ hồng.
Sâu bệnh hại mận đào
Rệp mận, rệp đào, Sâu đục ngọn đào, Ruồi đục quả đào,
Bệnh chảy gôm, Bệnh thủng lá, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt, bệnh thối nâu, bệnh phồng lá.
Sâu bệnh hại hồng
Sâu đục quả, Sâu đo, Rệp sáp,
Bệnh đốm đa giác, Bệnh đốm tròn.
Biện pháp phòng trừ chung
Chọn giống chống chịu sâu bệnh
Đốn tỉa sau thu hoạch và trong mùa đông tạo độ thông thoáng và loại bỏ những bộ phận cây bị bệnh.
Thu nhặt và huỷ bỏ những lá bị sâu bệnh, quả rụng,
Sau thu hoạch kết hợp với biện pháp chăm sóc, tiến hành vệ sinh vườn quả
Quét vôi vào gốc cây cam quýt.
Phun phòng trừ theo qui trình riêng cho từng loại cây. Diệt các vật chuyển bệnh.4 cách thiết kế sân vườn cho đất vườn đô thị
dàn dây leo,bộ bàn ghế dùng chân, hoa cỏ ven lối đi- kiểu thiết kế thường được chọn để tạo không gian xanh cho ngôi nhà
Nên chọn thiết kế vườn hoa, thảm cỏ và các lối đi dạo và chổ dừng chân nghỉ ngơi uống trà ngắm cảnh, các loài cây có hoa đẹp hay hoa có hương thơm được trồng dọc lối đi hay trồng trong chậu để chia cắt không gian khu vườn tránh sự nhàm chán, dùng các chậu hoa treo để trang trí tầng trên cao, các loài dây leo che đi các khối bêtông khô cứng. Ngoài ra có thể bổ sung thêm đài phun nước và cây trong nước làm cho khu vườn thêm sinh động và nhiều sức sống.
Các loài hoa kiểng tham khảo lựa chọn như: hoa hồng, thơm ổi, hoa giấy, tường vi…chậu treo gồm dã yến thảo, dừa cạn thái, thiên môn đông, dương xỉ…dây leo gồm ti gôn, sử quân tử, sao đỏ, chanh dây…cây kiểng có hoa thơm như Lài, nguyệt quế, mai chiếu thủy, ngâu, Hoàng lan…
Khu vườn khô với sỏi nhiều hình dạng và cây nội thất
Sử dụng chủ yếu là đá sỏi làm nền thay cho cỏ. Người ta thường gọi đây là khu vườn khô vì bề mặt vườn được rải một lớp đá sỏi có màu sắc kích thước khác nhau được phối hợp khéo léo, các loài cây sử dụng chủ yếu là cây sống trong điều kiện ít ánh sáng hay còn gọi là cây nội thất. Bao gồm các cây như phát tài, vạn niên thanh, dương xỉ, trầu bà, cau,…
khu vườn khu một tiểu cảnh thiên nhiên thu nhỏ
Hiện nay khu vườn để phát triển tự nhiên ít cắt tỉa đang là xu hướng mới tại các nước phát triển, trong đó bố trí các loài cây cao thấp xen kẻ, cây hoa cỏ lạ mọc chen chúc cùng nhau khoe đủ màu sắc của lá và hoa, cùng với đường đi dạo, vài chậu hoa bồn cây tạo nên lối đi tự nhiên như khu rừng nhỏ khép kín.
Đây là khu vườn có nhiều chức năng vừa tạo cảnh quan, vừa có thể thu hoạch trái cây rau quả cung cấp bữa ăn hàng ngày. Gia chủ có thể trồng cây thư giãn sau cả ngày làm việc lại vừa có thể tạo nên sản phẩm nông nghiệp sạch an toàn cho sức khỏe. Người chủ khu vườn này phải am hiểu kỹ thuật trồng cây đồng thời cũng là người có thời gian chăm sóc cho khu vườn của mình.
khu vườn với các loại rau ăn trái…bí, cà chua – Ảnh minh họa
Để có thể thiết kế sân vườn kiểu này đòi hỏi diện tích khu đất khá rộng và đầy đủ ánh nắng mặt trời. Bố trí cây ăn trái với khoảng cách từ 4-5 m( cây có tán lớn), xen giữa là những luống rau xanh, rau ăn quả, các loài cây ăn trái có thể trồng trong môi trường đô thị gồm Xoài, Mít, dừa, đu đủ, ổi, bưởi, quít, chanh, tắc, vú sữa, khế, sa kê, ….các cây ăn trái có kích thước nhỏ có thể trồng trong chậu để không chiếm diện tích đất.
Chăm sóc vườn cây ăn trái đầu mùa mưa
1. Chăm sóc: Cần cắt tỉa cành trên vườn cây ăn trái ngoài mục đích giúp vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh còn tạo cành lá cho vườn cây ra hoa kết trái trong vụ tới.
Trong thực tế có bà con xôm đất rải phân trước rồi sau đó mới cắt tỉa, vì sau khi thu hoạch hoặc đầu mùa mưa cần làm cho mặt đất tơi xốp rồi cắt tỉa những cành lá rơi xuống đất góp phần đậy mặt liếp, phân bón không bị bốc hơi tạo thời gian cho cây hấp thu tốt hơn. Cũng có bà con cắt tỉa cành trước để thông thoáng dễ quan sát, dễ kiểm tra những cành lá chưa vừa ý rồi mới bón phân. Cả hai cách làm đều cho hiệu quả tạo chồi và bảo đảm năng suất. Tuy nhiên tính hiệu quả không cao và chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Tốt nhất bà con nên tiến hành cắt tỉa trước rồi dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn; đồng thời hạn chế gây tổn thương rễ cây.
Để tránh hiện tượng rửa trôi thì việc cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc là rất hợp lý. Bà con có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi. Nhiều nơi bà con còn bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp, có thể làm hàng năm hoặc hai năm một lần. Tuy nhiên khi vét lấy bùn ở dưới mương đem lên chú ý đến tầng phèn vì lớp đất đó nằm cận tầng phèn, nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 phân) không nên quá dày vì thời gian để lớp đất này khô rất lâu làm phần đất bên dưới không được thông thoáng, cây thiếu oxi sẽ xuống lá ngay.
Mặt khác hiện tượng thấm lậu cũng sẽ kéo theo một số dưỡng chất : Ca, Mg, K làm cho đất bị chua. Do đó bà con cần bón thêm vôi để vừa hạ phèn vừa cung cấp thêm chất canxi đồng thời giảm đi mầm bệnh trong đất. Chất hữu cơ như rơm rạ, phân chuồng bón trộn vào trong đất sẽ bị vi sinh vật tấn công tạo ra chất mùn. Chất mùn nếu gặp Canxium sẽ kết chặt lại với nhau gọi đó là canxi- mùn, khi đó canxi sẽ không còn tác dụng cải tạo đất như mong muốn và chất mùn này cũng không là chất dinh dưỡng cho đất. Do đó nếu bón hai loại phân này với nhau thì sẽ không tác dụng, vì vậy nên bón vôi trước rồi sau một thời gian bón thêm chất hữu cơ hoặc ngược lại. Tuy nhiên nếu trong điều kiện thời gian cấp bách vẫn có thể sử dụng hai loại phân này cùng lúc, nhưng sau khi bón vôi nên tưới nước, cho nước rút rồi mới bón phân hữu cơ và xới xáo bên trên.
2. Phòng trừ dịch hại: Trong điều kiện thời tiết giao mùa, cây trồng đang rất háo nước nên khi mưa xuống lượng nước dư bất ngờ sẽ gây ra hiện tượng sốc nước ở cây ăn trái. Có thể gây nên một số bệnh cụ thể như loét trên cây có múi. Bệnh này do vi khuẩn gây ra, thường tấn công vào thời điểm giao mùa rất nặng; đồng thời lượng nước thừa còn làm cho trái bị nứt ra.
Bệnh xì mủ gốc trên cây có múi, sầu riêng, hoặc bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi sẽ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoát nước tốt. Bệnh xì mủ trên cây sầu riêng do nấm Phytopthora gây ra, bào tử nấm có khả năng lây lan rất mạnh theo nguồn nước mưa, nước tưới, kênh rạch... chúng tấn công vào đất, rễ cây qua những vết thương do kỹ thuật chăm sóc làm tổn thương bộ rễ hoặc do côn trùng cắn phá... Mùa mưa cũng là lúc cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ bà con nên dùng thuốc Gramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn cây được êm hơn. Nếu vườn có nhiều cỏ dại, cỏ hoang: Cỏ củ, cỏ tranh... hoặc vườn mới kiến thiết bà con có thể sử dụng thuốc Glyphosan để huỷ diệt phần gốc rễ.
Phương pháp tưới nước cho vườn cây ăn trái
Tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng kinh doanh cây ăn quả. Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho cây ăn quả:
Hướng dẫn ghép cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu
Cách lam vườn rau tại nhà đơn giản mà thú vị
Kinh nghiệm du lịch Tiền Giang 2013
Những cảnh đẹp ở Miền Tây bồng bềnh với sông nước
Cách chăm sóc cây xoài ra hoa đậu quả tốt nhất
(ST)