Cách trả lời câu hỏi giới thiệu về bản thân ấn tượng, thuyết phục
Cách trả lời thư mời nhận việc khôn ngoan nhất
Cách viết mail cho sếp khôn ngoan nhất
Cách trả lời phỏng vấn hay nhất nhà tuyển dụng bị thuyết phục
Cách từ chối cho mượn tiền khôn ngoan, không làm mất lòng bạn
Hãy tâm sự với mẹ để hiểu nguyên nhân và nói chuyện với bố để tìm kiếm đồng minh.
CÁCH THUYẾT PHỤC BỐ MẸ CHO CƯỚI
5 bước thuyết phục bố mẹ để bảo vệ tình yêu
Sẽ là một thông tin chẳng vui vẻ gì khi gia đình bạn không thích người ấy. Bởi đó là bất lợi lớn cho bạn khi duy trì tình yêu, quyết định hôn nhân và ổn định đời sống vợ chồng. Khi ở vào tình huống này, các chuyên gia tâm lý khuyên bạn không nên quá lo lắng hay chán nản, buông xuôi mà cần kiên nhẫn thực hiện theo các bước dưới đây.
1. Cho mọi người thời gian
Với một cặp đôi bình thường, bạn đã phải dành rất nhiều thời gian để bố mẹ làm quen và tìm hiểu về đối tác của bạn. Vì thế, khoảng thời gian này có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba khi người ấy không được lòng gia đình bạn. Cá biệt, có những cặp đôi đã phải dành tới vài năm để đạt được mong muốn này.
2. Tìm hiểu nguyên nhân
Nếu bạn đã dành cho bố mẹ thời gian để tìm hiểu nhưng mối quan hệ của họ với người ấy vẫn không được cải thiện thì bạn cần trực tiếp nhập cuộc. Hãy tâm sự với mẹ trước để tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ ghét "một nửa" của bạn đến vậy.
Sau đó, hãy tìm cách thuyết phục bố bởi trong nhiều gia đình, bố là người có vai trò trụ cột và có tiếng nói trọng lượng. Nếu bạn là con gái thì những lời thì thầm của bạn giống như rót mật vào tai và hầu như ông bố nào cũng mềm lòng với con gái. Còn nếu bạn là con trai, hãy thể hiện cho bố thấy bạn đã chững chạc, trưởng thành và dám chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Cần kiên trì và luôn bên nhau trong mọi rào cản để tình yêu bền vững. |
3. Giữ bí mật với người ấy
Đừng bao giờ nói với người ấy một cách thẳng băng rằng: "Bố mẹ anh/em không thích em/anh". Điều đó sẽ làm cho mối quan hệ vốn không tốt đẹp trở nên trầm trọng. Tất nhiên lời nói dối thì không được đánh giá cao nhưng trong trường hợp này, nói giảm, nói tránh là điều cần thiết. Thay vì công khai sự thật "trần trụi" thì hãy góp ý để người ấy hoàn thiện những khiếm khuyết.
4. Nói chuyện thẳng thắn với cả bố và mẹ
Một cuộc nói chuyện thẳng thắn giữa bố mẹ và bạn là điều cần thiết để làm cho mọi việc sáng tỏ, rõ ràng. Bởi có thể căn nguyên của việc cha mẹ ghét người ấy xuất phát từ một sự hiểu lầm và giải thích là nên làm.
Đặc biệt, hãy nói cho bố mẹ hiểu được cảm xúc đau khổ của bạn khi phải đứng giữa hai sự lựa chọn: tình và hiếu. Hãy chứng tỏ rằng tình yêu bạn đang có là đúng đắn và bạn đã suy xét kỹ càng trước khi đưa ra quyết định này. Bố mẹ cũng từng yêu và họ hiểu rõ cảm xúc của người đang yêu. Nếu cần thiết, hãy để cho người ấy xuất hiện cùng bạn trong cuộc nói chuyện.
5. Tối hậu thư
Cuối cùng, bạn cần đưa ra một quyết định cuối cùng nếu đó là điều tốt nhất dành cho bạn. Bởi cứ dùng dằng mãi thì sẽ chỉ mất thêm thời gian và làm cho mọi người mệt mỏi thêm. Có thể tối hậu thư này khiến bố mẹ bạn thất vọng nhưng suy cho cùng thì bạn đang sống cuộc sống của chính mình và bạn cần chịu trách nhiệm với nó. Miễn sao trong mọi chuyện bạn cần đảm bảo rằng mình không hành động một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ.
Giải quyết bất đồng với cha mẹ khi cưới
Cha mẹ luôn là những người ủng hộ lớn cho đám cưới của các đôi uyên ương. Ảnh: I.M. |
Với đám cưới ở Việt Nam, đa số các cô dâu chú rể sẽ phải lắng nghe ý kiến của cha mẹ, gia đình về cách tổ chức, lên chương trình và phong cách. Tuy nhiên không phải lúc nào quan điểm giữa hai thế hệ này cũng giống nhau và hòa hợp, nên việc bất đồng khi chuẩn bị đám cưới là điều dễ gặp. Để không bị căng thẳng cũng như chịu áp lực từ chính gia đình mình, cô dâu chú rể cần khéo thuyết phục cha mẹ ủng hộ những ý kiến hợp lý mà bạn đề ra.
1. Cha mẹ phản đối đám cưới
Khó khăn đầu tiên đôi uyên ương có thể vấp phải khi chuẩn bị đám cưới là cha mẹ không hài lòng với người bạn đời của bạn. Việc thích hay không có thể dựa vào cảm giác, hoặc những suy luận hay cách nghĩ của các bậc phụ huynh ngay ở lần gặp gỡ đầu tiên. Nếu không nhận được sự đồng ý của cha mẹ, sự chuẩn bị đám cưới của hai bạn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Cách giải quyết: Khi không có mặt người bạn đời tương lai, bạn nên thẳng thắn chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ cũng như lý do vì sao bạn muốn tổ chức đám cưới với anh ấy (cô ấy). Để cha mẹ hiểu hơn về người ấy, bạn cần tạo ra những cơ hội để mọi người gặp gỡ, chuyện trò với nhau thường xuyên. Gia đình sẽ cảm thấy yên tâm khi con cái thực sự yêu thương một người đáng tin cậy.
2. Gia đình muốn quyết định mọi công việc
Nhiều bố mẹ cho rằng đám cưới không phải của riêng con cái mà cũng là sự kiện chung của cả gia đình nên các vị phụ huynh muốn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Một số cha mẹ yêu cầu con cái báo cáo và làm theo mọi chỉ dẫn của người lớn cho đám cưới. Với các cô dâu chú rể trẻ, đây là điều khó chấp nhận vì họ luôn đề cao cá tính và ý kiến của mình. Việc này dẫn đến những bất đồng không đáng có, ảnh hưởng tới không khí vui vẻ ngày cưới và tình cảm gia đình.
Cách giải quyết: Cô dâu chú rể nên nhẹ nhàng thuyết phục cha mẹ với lý do đám cưới cũng là ngày vui trọng đại của hai người, cần có những dấu ấn đặc biệt. Nếu có thể, bạn nên phân chia công việc đám cưới, để cha mẹ tham gia quyết định một số vấn đề trong đám cưới như các phần nghi lễ, các thủ tục truyền thống.
Khi đặt các dịch vụ cưới, đôi uyên ương cũng nên lắng nghe ý kiến của cha mẹ, khiến hai người yên tâm hơn. Chính sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các đôi uyên ương trẻ sẽ làm cha mẹ vui lòng vì thực chất, việc gia đình muốn quyết định mọi công việc cho ngày cưới chủ yếu do cha mẹ quá quan tâm tới sự kiện trọng đại này.
Để gia đình đồng ý, đôi uyên ương không thể chỉ thuyết phục bằng lời mà còn cần chứng minh bằng hành động. Bạn nên để cha mẹ xem kế hoạch chi tiết những công việc bạn sẽ làm cho đám cưới để các bậc sinh thành hiểu được sự đầu tư chuẩn bị của đôi uyên ương. Khi gia đình hiểu được khả năng tổ chức của con cái, hai người sẽ tin tưởng vào những quyết định của bạn.
3. Cha mẹ phản đối phong cách hiện đại
Với phong cách và tâm lý khác biệt, các bậc thân sinh và cô dâu chú rể có thể gặp những bất đồng dễ hiểu. Ví dụ, các gia đình sẽ luôn mong muốn con cái tổ chức cưới với đủ các phong tục truyền thống còn nhiều đôi uyên ương hiện đại lại mong đám cưới đơn giản, không quá rườm rà, không đặt nặng thủ tục nhưng vẫn đáng nhớ. Điều này là nguyên nhân chính khiến cả hai bên đều không vui vẻ.
Cách giải quyết: Thực ra, đám cưới hiện đại là bữa tiệc vẫn giữ những truyền thống cơ bản trong văn hóa cưới hỏi của người Việt, nhưng học hỏi, tiếp thu thêm văn hóa hiện phương Tây. Để cha mẹ đồng ý, bạn nên để gia đình hiểu hơn về tính chất của đám cưới mới mẻ bằng cách đưa ra những dẫn chứng thực tế, hoặc giải thích kịch bản cưới cho cha mẹ hiểu. Bạn cũng có thể cho cha mẹ xem những đám cưới thực tế được tổ chức theo phong cách hiện đại với vẻ đẹp trang nhã, tinh tế, không làm mất đi nét đẹp của nghi thức cưới Việt Nam
4. Bất đồng về nơi ở sau đám cưới
Với quan niệm Việt Nam truyền thống, cô dâu sau khi cưới phải về nhà chồng phụng dưỡng cha mẹ chồng. Nhưng vì nhiều lý do công việc, thói quen, lối sống, một số đôi uyên ương muốn ở riêng để có được cuộc sống tự do giữa hai người. Điều này có thể làm cha mẹ không vui hay phản đối đám cưới.
Cách giải quyết: Nếu ngay từ đầu, quan hệ mẹ chồng - nàng dâu tương lai không tốt, thì hai bạn nên tránh sống chung. Khi đã không muốn ở cngf bố mẹ, cô dâu chú rể tương lai phải nói chuyện rõ ràng, thống nhất để hai người đều ủng hộ nhau. Sau khi đôi uyên ương đã có cùng quyết định, việc tiếp là nên bày tỏ rõ quan điểm của mình với cha mẹ và thuyết phục gia đình. Hai bạn cũng nên thường xuyên về thăm cha mẹ để các bậc phụ huynh không cảm thấy hụt hẫng, trống vắng.
Việc giải quyết các bất đồng với cha mẹ không phải là "nhiệm vụ bất khả thi", điều quan trọng là cô dâu chú rể cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng và luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cha mẹ, từ đó tìm ra cách giải quyết hợp lý, khiến mọi người đều vui vẻ.
Các việc có thể chuẩn bị sớm cho đám cưới
cô dâu chú rể không nên chậm trễ khi bắt tay vào mua sắm và đặt dịch vụ cho hôn lễ ngay từ ngày hè. |
Trong đám cưới, có những việc phải chờ tới đúng hôn lễ mới được sử dụng như trang điểm, làm tóc cô dâu. Nhưng cũng có nhiều công việc cô dâu chú rể có thể đặt trước hay chuẩn bị từ nhiều tháng trước ngày cưới. Ví dụ, nếu cưới vào mùa thu, bạn nên có kế hoạch tìm dịch vụ từ mùa hè là mùa ít đám cưới. Việc đặt trước các dịch vụ cưới này không chỉ giúp các đôi uyên ương thảnh thơi mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể vì vào mùa ít đám cưới, các nhà cung cấp sẽ giảm giá nhiều loại dịch vụ.
- Đặt mua váy cưới: Váy cưới mùa hè luôn giảm giá, nên tốt nhất cô dâu cần tranh thủ dịp này để chọn cho mình chiếc váy ưng ý. Bạn cần lưu ý tìm những mẫu váy đan dây ở phía lưng, vì phần dây này có thể nới rộng hay thu nhỏ, tùy thuộc với việc cô dâu tăng hay giảm cân trước đám cưới. Ngoài ra bạn không nên mua vets chú rể trước vì các chàng trai cũng dễ thay đổi cân nặng, làm bộ lễ phục không vừa. Mà áo vest chú rể lại khó sửa chữa nên tốt nhất cần đợi trước hôn lễ khoảng 1 tháng mới đi đặt may vest.
- Tìm wedding planner hoặc dịch vụ trang trí: Nếu đã nghĩ đến việc thuê wedding planner lo trọn vẹn cho đám cưới, cô dâu chú rể nên tìm tới nhà cung cấp sớm nhất có thể vì thời gian wedding planner tìm hiểu cô dâu chú rể càng lâu, họ sẽ càng hiểu phong cách, tâm lý đôi uyên ương, từ đó mới sáng tạo ra đám cưới phù hợp nhất.
- Chọn nhà hàng cưới và đặt cọc: Với những sảnh tiệc lớn, nổi tiếng, đôi khi cô dâu chú rể phải đặt chỗ sớm cả năm, vì vậy tìm khách sạn ngay từ mùa hè cho đám cưới cuối năm không phải là quá sớm mà thực tế, đó lại là điều cần thiết mà đôi uyên ương không thể bỏ qua. Khi ký hợp đồng với địa điểm cưới, bạn đừng quên đưa ra yêu cầu phải giữ nguyên giá tiền thực đơn cưới tới tận ngày cuối năm, tránh tăng giá bất hợp lý.
- Tìm ý tưởng, chủ đề cho đám cưới: Việc tìm phong cách trang trí cho đám cưới không bao giờ là sớm, nhưng cô dâu chú rể nên nghiêm túc nghĩ tới chủ đề đám cưới vào mùa hè để bắt đầu thu thập các phụ kiện cần thiết. Mùa hè cũng là mùa giảm giá nên việc xác định chủ đề đã chọn sẽ giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng mua được nhiều phụ kiện trang trí với mức giá hợp lý.
- Thiết kế các loại phông, thiệp: Cô dâu chú rể nên dành khoảng 1 tháng để thiết kế các loại phông, thiệp hay backdrop chụp ảnh nói chung. Việc này diễn ra càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để chuẩn bị cho các vấn đề khác.
Cô dâu chú rể có thể chuẩn bị thiệp cưới từ nhiều tháng trước hôn lễ. |
- Chụp ảnh cưới: Chụp ảnh cưới vào mùa hè là lời khuyên mà nhiều nhiếp ảnh gia dành cho cô dâu chú rể.
+ Thứ nhất, khung cảnh mùa hè với ánh nắng rực rỡ sẽ làm cho bộ ảnh đẹp hơn. Nếu ngại nắng nóng, bạn có thể giảm bớt các khung hình ngoại cảnh, thay vào đó chụp tại các quán cafe, hay không gian đẹp trong nhà. Ngoài ra, chụp ảnh vào bình minh hay hoàng hôn cũng sẽ khiến đôi uyên ương tránh ánh nắng gay gắt.
+ Ưu điểm thứ hai khi chụp ảnh cưới mùa hè là giá chụp ảnh rẻ hơn vào mùa cưới, đồng thời các studio cũng chưa bắt đầu thời kỳ bận rộn nên sẽ tận tình phục vụ các đôi uyên ương.
- Mua nhẫn cưới: Với giá vàng tăng, giảm bất thường như hiện nay, các cô dâu chú rể nên tìm mua cặp nhẫn cưới ngay khi có thể. Các cửa hàng trang sức hầu hết đều có dịch vụ bảo hành trọn đời, nên tới sát ngày cưới, bạn có thể mang nhẫn đi đánh bóng hay chỉnh sửa kích cỡ tùy theo tay mình mà không phải trả thêm chi phí nào khác.
Việc chuẩn bị sớm sẽ khiến mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch và làm đám cưới suôn sẻ, vì vậy cô dâu chú rể không nên chậm trễ khi bắt tay vào mua sắm và đặt dịch vụ cho hôn lễ ngay từ ngày hè.
Làm sao để cha mẹ chấp nhận anh ấy?
Có nên ở riêng sau khi kết hôn?
Làm gì khi con lười học, những kinh nghiệm giáo dục trẻ cho bố mẹ
Gây ấn tượng với bố mẹ chồng tương lai
Cách thuyết phục người khác biến điều không thể thành có thể
(ST)