Cách thuyết phục bố mẹ cho đi chơi xa

Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì bố mẹ không hiểu mình? Muốn cải thiện tình hình, chính bạn phải tự thay đổi thôi…





CÁCH THUYẾT PHỤC BỐ MẸ CHO ĐI CHƠI

Bảy cách thuyết phục bố mẹ


Chuyện này sẽ rất đơn giản nếu là con trai, còn là con gái thì hơi vất vả 1 chút. Là con gái thì bạn phải nhờ 1 người thực sự được lòng tin tưởng của gia đình bạn ( quan trọng là người đó phải đi cùng nhé ), đến xin cho bạn đi và kèm theo là sự thuyết phục của bạn nữa mà thôi.

Điều 1: Tránh so sánh

Không phải nài nỉ theo khiểu "Nhỏ bạn con đã được bố mẹ nó mua cho thứ còn đắt tiền hơn..." Các bậc bố mẹ không thích bị ép buộc theo kiểu đó. Bạn nói thế làm bố mẹ dễ bực mình và chấm dứt cuộc trao đổi.


Điều 2: Chọn lúc thích hợp

Bố hoặc mẹ dễ bị thuyết phục lúc trong người thư thái dễ chịu. Vì thế bạn nên tránh hỏi xin một thứ gì khi thấy thấy bố/mẹ đi làm trở về nhà với vẻ mắt không vui. Và cũng phải tránh xin xõ khi bạn mới bị phạt. Hãy để sau một thời gian.

Điều 3: Tạo thuận lợi

Hãy biến mình thành đứa con kiểu mẫu:không đợi phải thúc giục nhắc nhở gọn ghẽ, tự động ngồi xuống nhặt rau khi mẹ chuẩn bị nấu cơm, rửa bát sau khi ăn,...Nhưng tránh đừng sốt sắng quá. Dễ làm bố mẹ sinh nghi!

Điều 4: Hình dung trước lí lẽ bạn sẽ đưa ra để bác bỏ những lời từ chối . Mẹ không muốn bạn đi chơi xa cả ngày  bằng xe máy vì mẹ chưa biết rõ nó? Bạn đề nghị mẹ gọi điện trao đổi với mẹ bạn về chuyến đi ấy. Bạn phải chứng tỏ mình đã cân nhắc kĩ trước khi xin điều đó. Quan trọng là phải làm bố mẹ yên tâm. Bố mẹ bao giờ chẳng thế: luôn tưởng tượng những chuyện không hay sẽ đến với con. Mặt khác, cần nêu bật nhựng điều lợi sẽ đến với em nếu bố mẹ "Ừ". Ví dụ: Đi chơi với các bạn hôm nay bạn sẽ sẽ có dịp tham quan vài di tích lịch sử như vậy sẽ hiểu rõ thêm về truyền thống bất khuất của dân tộc trước nạn xâm lắng của ngước ngoài.

Điều 5: Không xin nhiều thứ cùng một lúc

Đừng tham lam. Nếu bạn xin một lúc nhiều thứ, nào là một lúc nhiều thứ, nào là một mình đi xem chiếu phim, cò tiền tiêu vặt hàng tháng, nào là được mang một con chó về nuôi trong nhà,... bạn sẽ có nguy cơ nhận được một lời từ chới dứt khoát của bố mẹ! Phải từ từ thôi, được mộ thứ rồi sẻ xin tiếp thứ khác.

Điều 6: Biết rút lui

Trường hợp đụng đầu với lời từ chối kiên quyết: của bố mẹ, bạn không nên nài nỉ. Càng không được làm trò trẻ con như nổi giận, dọa dẫm. Làm như vậy chỉ tổ phải nhận hậu quả trái hắn với điều em tìm kiếm. Boe61 mẹ dẽ bực mình bác bỏ lời xin xủa bạn, hết muốn làm bạn vui lòng.

Điều 7: Thực hiện các lời dạn dò

Bạn được bố mẹ chấp nhận lời xin? Vậy thì phải thực hiện bản hợp đồng. Được phép đến chơi nhà bạn, bạn phải về đúng giờ, không nói dối... Hãy chứng tỏ cho bố mẹ thấy có thể tin bạn. Lần sau dễ xin hơn


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Làm gì để bố mẹ hiểu mình?

Nhưng thay đổi bằng cách nào, ra sao, thì không phải bạn nào cũng biết cách đâu nhé.
B.P (16t) kể: “Có những lúc bố mẹ làm mình bực mình chịu không được. Mình cảm thấy mình bị quan tâm quá mức và đôi khi bị mắng một cách oan uổng, trong khi mình chẳng làm gì sai cả.” 
Còn A.V (17t) thì nói: “Bố mẹ làm sai, mình góp ý thì bị mắng như xối nước vào mặt. Đôi khi bố mẹ còn nói nặng lời làm mình cảm thấy bị xúc phạm.
B.D (l17t): “Đi học về mệt, chưa kịp thay đồ, mẹ đã hỏi đủ thứ chuyện trên trời dưới đất… Mẹ hỏi, mình trả lời nhỏ, mẹ hỏi lại liên tục, mình cáu nên nói gắt… Thế là bị ăn đòn…” 
Đó là những lời chia sẻ không riêng gì của ba bạn trên, mà hầu như khá nhiều bạn teen cũng có những nỗi lòng tương tự. Họ cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, có khoảng cách, rồi giữa họ và bố mẹ có một bức tường vô hình lúc nào không hay. Vì vậy, để tránh những mâu thuẫn không đáng có, bạn phải thay đổi mình từ bây giờ thôi.
Nhìn nhận bản chất của sự việc 
Bạn cho rằng bố mẹ không hiểu mình. Nhưng vấn đề ở đây là bạn chẳng bao giờ tạo cơ hội để bố mẹ hiểu bạn hơn. Những gì bố mẹ làm chung quy cũng chỉ vì muốn tốt cho bạn, muốn quan tâm đến bạn và hiểu bạn. Vậy mà chỉ vì những lí do cá nhân, bạn lại lấy đó làm khó chịu và phản ứng mạnh. Chính từ những biểu hiện ấy, bố mẹ cảm thấy buồn vì bạn, vì quan tâm đến bạn nhưng bạn lại khó chịu vì điều đó và tỏ ra hỗn - thế là mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái bắt đầu. 
Trước tiên, bạn hãy suy nghĩ lại, vì không phải bỗng dưng bố mẹ đối xử như thế với bạn. Nguyên do xuất phát từ chính thái độ chưa đúng đắn của bạn. Ai cũng muốn con mình tốt, nên người, teen nên lắng nghe ý kiến của bố mẹ, gần gũi với bố mẹ hơn, đừng cố tình tỏ ra xa cách với bố mẹ của mình.
Trả lời nhỏ nhẹ 
Sự gắt gỏng không khiến bạn cảm thấy thoải mái đâu, trái lại, sự mâu thuẫn giữa bạn và bố mẹ càng tăng. Khi được hỏi, nếu câu hỏi không quá quan trọng và bạn cảm thấy uể oải, không thể trả lời ngay được, hãy thành thật: “Bố/mẹ đợi con một chút, con vừa đi học về, hơi mệt… Lát con nói chuyện sau nhé”. Đảm bảo, với câu nói như thế, không bố mẹ nào bắt bẻ bạn được cả. 
Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tâm trạng bình tĩnh, dành chút ít thời gian cho gia đình và trả lời những câu hỏi của bố mẹ. Khi phụ huynh hỏi mà bạn trả lời qua quýt hoặc lớn tiếng, mắt dán vào màn hình máy tính, tivi hay nghe nhạc thì đảm bảo mâu thuẫn xảy ra ngay. Phải biết lúc nào cần giải trí, lúc nào cần “làm con ngoan” nhé!

Để "kết thân" với bố mẹ không hề khó đâu mà! (Ảnh minh họa)
Đáp lại sự quan tâm 

Mẹ bỏ cả buổi sáng để nấu món ăn bạn thích thì bạn không nên chạy vội ra khỏi nhà và bảo: “Con trễ học rồi!”. Buổi trưa, không nên ăn vặt về nhà và bảo: “Con đã no rồi!” khi cả nhà chờ cơm. Buổi chiều, bạn nên dành thời gian cho gia đình. Bố mẹ hỏi han về chuyện học, chuyện bạn bè, chuyện ngoài đường phố, bạn nên hiểu rằng họ rất muốn được quan tâm, yêu thương và chia sẻ cùng bạn. Do vậy, không nên tỏ thái độ trẻ con bằng cách lảng tránh việc nói chuyện với bố mẹ, bạn nhé! 
Góp ý nhưng với thái độ lễ phép 

Bố mẹ - con cái là hai thế hệ khác biệt, do vậy sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích. Tuy nhiên, không nên khăng khăng bảo vệ quan điểm của bản thân và cho rằng mình đúng, vì ít nhiều gì bố mẹ cũng có nhiều kinh nghiệm hơn bạn. Hãy lắng nghe, sau đó chia sẻ những suy nghĩ của mình. Tất nhiên, nếu điều đó sai, bố mẹ có quyền “vặn” lại. Nhưng nếu nó đúng và hợp lí, thì chỉ cần bạn trình bày nhẹ nhàng, phân tích thêm, thì không phụ huynh nào cố chấp đến mức vẫn không chịu tin con mình đâu.
Bày tỏ nguyện vọng 

Chờ những khi bố mẹ vui, hãy trao đổi với bố mẹ những suy nghĩ, mong muốn của bản thân mình, chẳng hạn như: không đọc tin nhắn trong điện thoại của bạn, bạn sẽ đi ngủ sớm vào mỗi tối nhưng bố mẹ không nên quát ầm ĩ nếu bạn bận học bài khuya… Tất nhiên nếu đó là những mong muốn chính đáng thì không bố mẹ nào khước từ cả. Nhưng nếu bố mẹ chấp nhận mong muốn của bạn thì bạn cũng phải làm hài lòng bố mẹ nữa đấy: bảng điểm tốt này, không thức khuya chat chit này...
Thể hiện sự yêu thương 

Bằng việc giúp đỡ bố mẹ làm những việc lặt vặt, khoe thành tích học tập, tổ chức sinh nhật, thể hiện yêu thương qua cử chỉ… và tâm sự với bố mẹ khi họ cần được nghe (tất nhiên phải đúng lúc, đúng thời điểm). Quan trọng hơn hết, bạn cần tạo niềm tin nơi bố mẹ, có như thế thì bố mẹ sẽ không còn lo quá nhiều về bạn, từ đó sẽ không nhắc nhở dư thừa, hoặc quan tâm thái quá làm bạn cảm thấy bó buộc. 
Muốn hiểu được bố mẹ không khó, quan trọng là sự kiên nhẫn và thay đổi trong cách ứng xử của bạn. Chúc teen sẽ sớm "kết thân" được với bố mẹ của mình nhé!

Gỡ rối" cho những xích mích của teen với bố mẹ

Tình huống 1: Bố mẹ cứ xem bạn như một đứa trẻ

Tuổi trẻ luôn muốn tự do dấn thân, trong khi những người lớn chỉ thích trật tự và yên bình. Thế là bạn cảm thấy khó chịu khi phải hỏi ý kiến bố mẹ trước khi quyết định một việc gì đó, xin xỏ trước khi ra khỏi nhà, hay bị từ chối trước những đòi hỏi mà mình cảm thấy thật chính đáng.

Lời khuyên: Nhưng hãy nghĩ xem nhé, liệu bố mẹ có yên tâm xem bạn là người lớn không khi mà bạn đi chơi khuya lắc cũng chẳng gọi điện về nhà, hay mới nghe mắng một câu đã nóng nảy cãi lại và vùng vằng? Một sự thật là dù bạn có ba tuổi hay ba mươi tuổi thì đối với bố mẹ, bạn vẫn chỉ là một đứa trẻ thôi. Cho nên chừng nào bạn vẫn chưa tự giải quyết và chịu trách nhiệm về những gì mình gây ra, thì cứ an phận làm một đứa trẻ con nhiều tuổi đi nhé.

Tình huống 2: Can thiệp vào mối quan hệ bạn bè

Trong khi bạn thấy những người bạn mình thật tốt bụng và đáng yêu, thì dưới mắt bố mẹ, họ chỉ là mấy đứa tóc nhuộm xanh nhuộm vàng, đeo khoen mũi, mặc short quá ngắn và thường xuyên nói đệm tiếng Anh, rồi treo thẻ đỏ cấm vận cho họ.

Lời khuyên: Đừng quá khích rồi gây nên chiến sự trong nhà. Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân tại sao bố mẹ không thích bạn bè mình, thỉnh thoảng nói cho bố mẹ hiểu mặt tốt phía sau vẻ ngoài đó, cũng như góp ý cho bạn bè điều tiết cách ứng xử khi đến nhà mình là ổn thôi mà!

Tình huống 3: Tiền bạc và chi tiêu

Bạn cảm thấy ngại khi đưa tay xin tiền tiêu vặt nghe bố bảo tiêu gì nhanh hết thế? Bạn ấm ức khi mở ví đưa bạn tiền mua một cái váy mới, mẹ chép miệng chi tiêu tiết kiệm nhé con... Rồi bạn hậm hực bỏ đi khi cả bố mẹ làm một bài thuyết giảng "tiền không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi"...

"Gỡ rối" nào: Chuyện này xảy ra ở rất nhiều gia đình, khi mà bố mẹ làm việc cả ngày bận bịu, không thể theo sát bạn được. Thêm vào đó là nỗi lo lắng, sợ khi bạn có quá nhiều tiền sẽ không biết quý trọng những gì mình có, sống sung sướng nhưng vô tâm hời hợt và nguy hiểm hơn là có điều kiện để dính vào tệ nạn. Vì thế, bạn nên chủ động một công việc làm thêm phù hợp để vừa tự chủ trong vấn đề tiền bạc, vừa hiểu lý do cho những lo ngại của bố mẹ mình, cũng như biết được rằng kiếm tiền đã khó nhưng biết cách chi tiêu còn khó hơn nhiều.

Tình huống 4: Những áp lực đè nặng

Đôi khi, bạn cảm thấy bế tắc khi bố mẹ không hiểu rõ sở thích hay nguyện vọng của bạn mà cứ chăm chăm bắt vào các trường tốp đầu, cũng như việc ép bạn phải vào trường chuyên lớp chọn trong khi khả năng của bạn hoàn toàn không thể.

Giải quyết: Thay vì đóng sập cửa phòng và nhắm mắt thi đại như ý bố mẹ cho xong chuyện, hãy cố gắng thuyết phục và kiên nhẫn chứng minh bằng hành động thực tế. Nếu cảm thấy bạn có khả năng, có chính kiến và chấp nhận được khó khăn từ quyết định của mình, bố mẹ sẽ hiểu và gật đầu thôi. Vì cuối cùng thì điều mà bố mẹ muốn cũng chỉ là bạn được thành công và sống hạnh phúc thôi mà!

Tình huống 5: Khoảng cách hai thế hệ

Tình hình là bạn thích đi mua sắm cùng lũ bạn hơn là với mẹ, và đến khi bạn khoác những thứ đã mua được lên người thì nổ ra tranh cãi. Bạn thấy những cái áo mẹ mua cho mình dường như dành cho những... quý bà thập niên trước, mẹ thì lại thấy thời trang của bạn thật kỳ cục và khác người?

Hòa giải thế nào đây: Tất cả là do con mắt của mỗi thế hệ khác nhau, cái nhìn về cách ăn mặc, cách sống của mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Thêm vào đó nữa là cảm giác của những bậc làm mẹ làm cha, khi những đứa con lớn dần và định hình suy nghĩ riêng, họ lo sợ một ngày nào đó, không chỉ chuyện quần áo mà cả con người bạn, bố mẹ cũng sẽ không kiểm soát nổi nữa. Vậy thì, thay vì trách móc, bạn cần sự thông cảm và chứng minh cho bố mẹ thấy là mình đẹp và tự tin hơn trong những trang phục này. Hãy siêng năng đi dạo, mua sắm, và nói chuyện cùng mẹ về những vấn đề này, chắc chắn mẹ sẽ hiểu cho bạn thôi.

Tình huống 6: Không thích người yêu của bạn

Bố mẹ không muốn bạn yêu bây giờ để tập trung vào học tập, nên luôn "soi" thấy khuyết điểm của người yêu bạn. Và bạn mặt nặng mày nhẹ đấu tranh cho tình yêu, thậm chí bắt đầu luôn chiến dịch đưa tình yêu vào vùng "hoạt động bí mật" luôn cho yên chuyện?

Làm thế nào nhỉ?: Đừng khiến mâu thuẫn thêm trầm trọng bằng cách đứng hẳn về phía tình yêu của mình rồi chống đối lại phụ huynh. Cứ ở nguyên vị trí ở giữa và tìm cách cho bố mẹ thấy những điểm mạnh của người bạn yêu. Và lưu ý này, bố mẹ có nhiều kinh nghiệm sống lẫn kinh nghiệm nhìn người hơn bạn. Nên nếu như bố mẹ vẫn cảm thấy người ta không tốt, bạn cũng nên tỉnh táo suy nghĩ lại về một số lời khuyên của bố mẹ, nhé!



Làm sao để cha mẹ chấp nhận anh ấy?
Tâm lý trẻ vị thành niên
Gây ấn tượng với bố mẹ chồng tương lai
Cách thuyết phục người khác biến điều không thể thành có thể



(ST)

Lam the nao de bo me cho di choi ma ko bi an doan hay mang
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Làm thế nào để bố mẹ cho đi múa .
hơn 1 tháng trước - Thích
goi de
hơn 1 tháng trước - Thích
1 bi kip
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận