Ảnh hưởng sau khi hiến máu đến cơ thể như thế nào?
Sau khi hiến máu nên ăn thức ăn gì để tốt cho cơ thể?
Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Hãy thử tưởng tượng rằng bạn có cơ hội để thuyết phục ai đó làm theo điều bạn muốn. Nghe có vẻ dễ dàng nhỉ? Thật sự đây không là điều quá khó. Một số chuyên gia đã nỗ lực “nghiên cứu” ra đâu là nghệ thuật của sự thuyết phục. Các phương pháp của họ khá hiệu quả.
Khi bạn không có “quyền” để ra lệnh cho ai đó, bạn phải khôn khéo sử dụng những thủ thuật tâm lý để thuyết phục họ nghe theo lời bạn. Bạn hãy tự đặt mình vào vai một người diễn thuyết, còn người nghe sẽ là khán giả của bạn.
Khảo sát tình hình: Trước khi “trổ tài”, tìm hiểu rất quan trọng khán giả của bạn, họ là ai và tại sao họ lại nghĩ như vậy, làm như vậy. Làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng tiến đến 2 mục đích quan trọng sau đây:
1. Bạn có thể đồng cảm với họ, thiết lập được một mối liên hệ gần gũi.
2. Bạn có thể cấu trúc tốt hơn những tranh luận của bạn để đưa ra tại sao những quan điểm của bạn nghe hợp lý hơn của họ.
Sau khi đáp ứng được những yếu tố trên, bạn hãy thực hiện những mẹo vặt sau đây:
Những mẹo vặt thuyết phục
1. Chiếm được niềm tin. Người ta thường cảnh giác khi nhận thấy ai đó đang cố làm thay đổi suy nghĩ của họ. Do vậy, chiếm niềm tin của mọi người là điều quan trọng nhất. Hãy cho họ thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn. Bạn phải biết rằng bạn đang nói cái gì và chứng mình rằng những điều bạn nghĩ là đúng.
2. Tìm ra những điểm tương đồng. Hãy cho khán giả của bạn thấy rằng giá trị của những ý kiến của bạn gắn với họ. Một lần nữa, bạn cần đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ, hiểu những gì liên quan đến họ và hòa nhịp với những cảm xúc của họ.
3. Cấu trúc vấn đề tốt. Những lời nói có sức thuyết phục thì dù chỉ là một câu hay là một bài diễn văn thì đều phải có cấu trúc rõ ràng. Nói một cách bình dân, một cấu trúc thành công là có sự lặp lại và đột phá của một vấn đề. Khi chứng minh cho mọi người thấy là cần phải nghe theo bạn, bạn hãy để dồn năng lượng nhiều nhất vào lời phát biểu sau cùng, điều này sẽ là “bắt” khán giả của bạn ghi nhớ. Cho nên, sự lặp lại là điều quan trọng nhất cho vấn đề tranh luận của bạn. Sự lặp đi lặp lại một vấn đề sẽ thiết lập nên một ấn tượng và ấn tượng đó sẽ rất “ám ảnh” trong trí nhớ của mọi người.
4. Đưa ra cả hai mặt của một vấn đề. Hãy cẩn trọng cả mặt tốt và không tốt của ý kiến của bạn, càng làm điều này càng làm bạn có vẻ công bình và hợp lý hơn so với người khác. “Mánh” ở đây là nhấn mạnh những mặt không tốt của vấn đề và so sánh chúng với những mặt tốt. Hãy giải thích những mặt tốt sẽ đem đến những lợi ích như thế nào. Nhưng đừng bao giờ nói dối về những cái không tốt, bởi vì khi người ta phát hiện ra mánh khóe lừa bịp của bạn, họ sẽ không hài lòng. Dĩ nhiên, họ sẽ chẳng bao giờ tin bạn nữa.
5. Kích thích vào tính tư lợi. Bạn sẽ dễ dàng chinh phục mọi người hơn nếu như bạn chỉ cho họ thấy rằng họ sẽ được gì nếu làm theo bạn, như thể đây là một câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra trong đầu họ. Để làm được những điều này, bạn phải hiểu khán giả của bạn cần gì. Hãy chộp lấy sự chú ý của họ bằng cách nói cho họ, bạn biết những gì họ muốn, rồi sau đó hãy nói với họ ý kiến của bạn sẽ giúp họ thỏa mãn những gì họ muốn.
6. Nuôi dưỡng cái tôi. Những nhà kinh doanh gọi nó là “tình yêu bom nguyên tử”, người khác lại gọi đó là sự tâng bốc có chiến lược. Bạn đừng nghĩ đây là vấn đề xấu. Khen ngợi những việc làm đúng của mọi người là điều cần thiết. Hãy chỉ ra những điều mà khán giả của bạn rất tự hào, như là sự thông minh hay những sở thích của họ chẳng hạn. Khi bạn khen ngợi ai đó, chứng tỏ rằng bạn nhận ra được những phẩm chất tốt của họ. Họ sẽ cảm thấy phấn khích và mở lòng hơn với những lời bạn nói.
7. Kích thích vào uy tín cá nhân. Mọi người thường nghe theo những ý kiến của các chuyên gia. Nếu một chuyên gia nói ra điều gì đó thì điều ấy sẽ là sự thật. Vì thế, bạn hãy sử dụng điều ấy, hãy trích dẫn ý kiến của những chuyên gia nào đấy phù hợp với vấn đề bạn nêu ra. Những ý kiến ấy sẽ nâng tầm vấn đề của bạn hơn.
8. Tạo sự nhất trí. Người ta thường bảo trăm nghe không bằng một thấy. Bạn phải chỉ ra rằng những gì bạn đưa ra đã được rất nhiều người đã làm trong thực tế. Sử dụng đến thực tiễn sẽ làm ý kiến của bạn dễ dàng thành công hơn ở bất cứ đâu. Bạn cũng có thể dùng đến mẹo tạo ra sự nhất trí đối lập: nếu những gì họ đang làm không được thành công, hãy chỉ cho họ thấy rằng nguyên nhân tại sao và thuyết phục họ nghe theo ý kiến của bạn.
9. Chọn thời gian tốt cho sự thuyết phục của bạn. Bạn cần phát triển giác quan thứ sáu cho việc chọn thời gian tốt. Tránh thuyết phục, tranh luận với ai vấn đề nào đấy trong thời gian họ bị stress hoặc có những mối lo lắng. Hãy tìm hiểu những trạng thái tâm lý chung và đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Hãy chọn lựa thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin, cũng như khán giả của bạn đang không gặp những chuyện đau buồn riêng tư.
10. Là duy nhất. Một quy luật đơn giản của kinh doanh: cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao. Hãy làm cho chính bạn và những ý kiến của bạn trở nên là “hàng độc”, mọi người sẽ lắng nghe nhiều hơn. Bạn có thể làm điều này nếu chứng minh rằng bạn nắm giữ những thông tin độc quyền hoặc đề nghị mọi người hãy chỉ ra “đối thủ” của vấn đề mà bạn vừa nêu. Bạn đã đủ tự tin và thú vị để xoay sở vấn đề thành công chưa?
Những mẹo vặt cá nhân
1. Tự tin. Bạn hãy tự tin vào chính mình trước khi bạn thuyết phục người khác. Nếu bạn có bất cứ những nghi ngờ nào đấy, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. Bạn phải là đồng minh của chính mình một cách cao nhất, vấn đề của bạn sẽ càng có sức thuyết phục.
2. Thú vị. Nếu bạn cứ nói chuyện bằng một cái giọng đều đều với những tiếng “ừm”, bạn sẽ làm khán giả của bạn nghe đi nghe lại vấn đề nhiều lần. Bạn cần phải thật hùng hồn để làm vấn đề của bạn trở nên thú vị. Hãy tác động những giác quan của họ càng nhiều trong mức bạn có thể. Một cử chỉ ấn tượng cũng sẽ có những tác động tích cực đến bài văn hùng biện.
3. Có lý. Mọi người luôn nghĩ rằng họ có lý. Logic luôn được đánh giá cao. Bạn hãy sử dụng thì hiện tại, sử dụng cấu trúc “nếu… thì” nhiều một chút.
4. Có tài ngoại giao. Bạn hãy “tấn công” khán giả của bạn một cách đúng nghĩa: nói chuyện bằng một ngữ điệu đích thực, đừng la hét hay lấn át họ. Quan trọng hơn, đừng làm cho họ thấy họ ngớ ngẩn khi không nghĩ giống như bạn. Bạn muốn mình có lý chứ không phải tranh luận nảy lửa với họ. Ngay cả khi bạn đúng, họ cũng cảm thấy bực bội. Bạn sẽ giữ được sự tôn trọng của mọi người nếu bạn cũng tôn trọng họ.
5. Khiêm tốn. Không ai thích một kẻ tự đắc. Ngay cả khi bạn tin là mình đúng, nếu bạn là kẻ ngạo mạn thì mọi người cũng chẳng muốn nghe bạn. Bạn không chỉ cho là mình đúng mà còn thuyết phục mọi người hiểu vấn đề như bạn.
Andrew Yong, một chính trị gia Hoa Kỳ và là Đại sứ của Liên Hiệp Quốc từ năm 1977 đến 1979 từng nói: “Uy lực giống như tiền để tiết kiệm, càng sử dụng ít, bạn càng nhận được nhiều”. Hãy học cách sử dụng khả năng của mình trong việc thuyết phục mọi người trong những thời điểm thích hợp.
Với thời gian và bài tập này, bạn sẽ có thể thuyết phục ai đó thay đổi ý định một cách không khó khăn.
Những nhà quản lý trẻ thường gặp khó khăn khi tiếp xúc bán hàng cho công ty, đặc biệt là buổi gặp gỡ đầu tiên với khách hàng, bạn cần có những kỹ năng cần thiết.
Dưới đây là 9 bước giúp bạn có thể đàm phán thành công với khách hàng.
1. Thu thập thông tin cơ bản về khách hàng: trước buổi gặp gỡ, bạn nên thu thập thông tin về đối tác. Việc thu thập thông tin có thể qua tờ gấp, catalogue, gọi điện thoại, v…v.. để biết được họ là ai và họ muốn gì. Sau đó, bạn lập một danh mục những biện pháp, đề nghị để chứng minh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đáp ứng tốt cho đối tác.
2. Đặt mục tiêu có tình khả thi: bạn cần đưa ra những mục tiêu cụ thể của từng bước đàm phán, làm sao để đối tác tiến dần đến quyết định mua hàng hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ đối với dịch vụ tư vấn thì mục tiêu đầu tiên là hẹn được gặp để trình bày đề xuất thực hiện dịch vụ của bạn. Nếu là máy móc, trang thiết bị thì mục tiêu là cơ hội được trình diễn, giới thiệu những tính năng, lợi ích của sản phẩm.
3. Chuẩn bị tốt những tài liệu cần thiết: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu giới thiệu về công ty và sản phẩm của bạn như danh thiếp, tờ gấp, catalogue, đề xuất thực hiện, báo giá… và những công cụ trình bày như máy tính, đèn chiếu…
Kiểm tra kỹ lưỡng những tài liệu này trước khi giới thiệu với khách hàng. Ví dụ như nó đã được viết tốt chưa, màu sắc, cách thức trình bày có ấn tượng, dễ hiểu và mang tính chuyên nghiệp không? Nên nhớ sau cuộc gặp gỡ, chúng sẽ được khách hàng dùng để phân tích, so sánh với các đối thủ cạnh tranh của bạn.
4. Tập dượt cách trình bày: Sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn chưa thể trình bày những tài liệu này trước đông người một cách suôn sẻ. Do đó, bạn hãy cố gắng tập dượt nhiều lần cho đến khi thành thục cả về tư thế, giọng nói, sử dụng các tài liệu thuyết minh và các thiết bị hỗ trợ. Bạn nên tập trước với một vài đồng nghiệp để họ góp ý, thậm chí đưa ra những câu hỏi chất vấn có thể xảy ra trong thực tế.
5. Xây dựng mối thiện cảm qua cách quan sát tinh tế: Hình dung bạn đang ở trong văn phòng của khách hàng. Bạn thấy cây vợt tennis dựng cạnh bàn làm việc, một bức tranh về phố cổ Hà nội treo trên tường. Với những quan sát như vậy, bạn đã có hai cơ hội để xây dựng mối thiện cảm một cách rất tự nhiên với đối tác. Bạn hãy khéo léo nói chuyện – những xúc cảm của bạn khi đi dọc những phố cổ Hà Nội, một vài cảm nhận hứng thú về tennis. Những câu chuyện này sẽ phá vỡ sự lạnh lùng, tạo ra mối quan hệ thân thiện dựa trên sự hiểu biết và tin cậy.
6. Quan sát khi đàm phán: Bạn cần quan sát kỹ lưỡng và cảm nhận tinh tế những của chỉ và hàng động của đối tác để có những phản ứng thích hợp.
7. Đặt những câu hỏi và lắng nghe: Bạn cần cân nhắc khi đưa ra câu hỏi. Đừng bao giờ hỏi những câu như: “Anh có phải là người ra quyết định cuối cùng về vấn đề này không?” Các câu hỏi cần tinh tế và có ý nghĩa. Bạn cần chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận các câu trả lời. Nên nhớ, lắng nghe là cách đối thoại tốt nhất.
8. Đưa ra những dẫn chứng tình huống: Nên chuẩn bị từ 10 đến 12, những dẫn chứng tình huống để định vị sản phẩm, dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Lưu ý tránh việc chỉ trích, chê bai trực tiếp đối thủ của mình. Thay vào đó, đưa ra bình luận, nhận xét của khách hàng về những lợi ích và sự hài lòng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.
9. Đưa ra những giải pháp hiệu quả: Nhiệm vụ của bạn là phải làm cho khách hàng tin tưởng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng như những gì bạn đã cam kết. Kết thúc cuộc giao dịch, bạn nên tóm tắt lại những yêu cầu và giải pháp thực hiện, sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của đối tác để làm vững chắc thêm quyết định của họ.
5 CáchThuyết Phục Khách Hàng
1. Tránh sử dụng ngôn từ công ty
Nhiều công ty đã xây dựng và truyền tải các thông điệp ở mức độ công ty, bao gồm những phát kiến ngôn từ đơn nhất hay những từ viết tắt có liên quan.
Thật đáng tiếc, điều này có thể khiến các nhân viên bán hàng dành những quãng thời gian quý báu của họ vào việc nỗ lực xác định và giải thích bản thân nội dung thông điệp mà không diễn tả được giá trị kinh doanh tới các khách hàng.
Thay vào đó, bạn cần phải kể một câu chuyện khai phá các thách thức kinh doanh và phương pháp của công ty bạn để giải quyết những vấn đề đó. Khi nó bắt đầu trở nên thích hợp trong cuộc thảo luận, bạn sẽ phác họa nó trong các cụm từ viết tắt và kết nối nó giữa những bức tranh và các giải pháp. Tiếp theo, hãy biểu lộ rằng: “Tại công ty XYZ, chúng tôi gọi đó là….”.
Bạn cần nhớ rằng các khách hàng muốn biết rõ bạn giải quyết các khúc mắc như thế nào, còn chỉ các nhà phân tích mới mong biết bạn gọi nó là gì.
2. Sử dụng giọng nói của kinh nghiệm và sự hiểu biết
Bạn sẽ khó có thể tạo dựng được những cuộc hội thoại ý nghĩa với khách hàng nếu không nắm rõ nhiều thông tin về họ. Thật tuyệt vời nếu bạn chia sẻ được với các khách hàng các thông tin riêng tư thân cẩn.
Bên cạnh đó, bạn cần ăn khớp rõ ràng với những gì mà CEO của công ty mong đợi ở bạn. Để được như vậy, vai trò của bạn sẽ như một nhà chiến lược và khích lệ trong hội thoại với khách hàng.
Hơn tất cả, bạn cần làm chủ cuộc trò chuyện, ra được những quyết định thích hợp nhất và đảm bảo rằng các khách hàng luôn cảm thấy thích thú với những thông tin, kết luận của bạn.
3. Đảm bảo nó có ý nghĩa với các khách hàng
Có hai đề xuất ở đây. Thứ nhất, bạn hãy giữ các luận điểm được ngắn gọn và có mục tiêu rõ ràng – ví dụ, “Chúng tôi nỗ lực để giải quyết ba thách thức kinh doanh then chốt” – nhằm giúp đỡ các khách hàng của bạn hình dung được một bức tranh tổng thể nhất.
Bạn cần nhớ rằng rất có thể các khách hàng sẽ phải mang câu truyện của bạn tới đồng nghiệp hay người thân của họ trước khi ra quyết định mua sắm. Vì vậy, việc giữ những luận điểm được đơn giản để các khách hàng sau đó có thể thuật lại với những người khác xung quanh luôn thật tuyệt vời để thúc đẩy doanh số bán hàng.
Thứ hai, bạn hãy sử dụng các ví dụ minh hoạ. Hội thoại với khách hàng là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy và bộc lộ những dữ liệu nghiên cứu về các câu truyện kinh doanh thành công của công ty bạn theo cách thức mang tính cá nhân nhiều hơn. Thậm chí nếu bạn không thể sử dụng các tên công ty riêng biệt, bạn hãy trích dẫn các tình huống nơi mà công ty bạn có thể minh hoạ nên một bức tranh thành công nhất.
4. Đảm bảo tính đáng nhớ
Kỹ thuật bán hàng có thể rất phức tạp. Tất cả chúng ta phải biết cách tạo dựng ấn tượng thông qua lời ăn tiếng nói của mình. Và để xây dựng một cuộc nói chuyện thụ vị với khách hàng, trước tiên bạn phải xác định rõ những gì tương thích nhất.
Sẽ rất quan trọng với việc nắm vững các quy tắc diễn thuyết cơ bản. Hãy đảm bảo câu văn ngắn gọn và các kỹ thuật khích lệ hợp lý, chẳng hạn như nghệ thuật lặp lại âm đầu và luyến âm để xây dựng ý nghĩa lời nói. Tránh những thuật ngữ, câu nói hay các viết tắt dài dòng mà các khách hàng cần hỏi thêm để có thể hiểu rõ.
5. Có sự khơi màn hợp lý
Hãy xây dựng những cuộc hội thoại giới thiệu đầy ý nghĩa với khách hàng như một bước đi đầu tên trong chuỗi các hành động bán hàng theo một cách thứ logic và có trọng điểm. Mỗi sự trao đổi nên có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng. Và bạn cần hiểu rõ mục tiêu của từng cuộc nói chuyện với khách hàng cùng những hành động thích hợp sau đó.
Bằng việc xây dựng một con đường đi đúng hướng, trên cương vị nhân viên bán hàng, bạn đang đảm bảo rằng các chương trình và chiến lược tiếp thị kinh doanh của công ty luôn thích hợp nhất với phương pháp bán hàng.
Có thể thấy, một nhân viên bán hàng giỏi là một nhân viên luôn biết cách xây dựng được những cuộc hội thảo đầy ý nghĩa và có mục tiêu với các khách hàng. Nhưng đề thực sự thành công, bạn cần phải quan tâm thấu đáo tới tất cả các nhu cầu của công ty cũng như của khách hàng, làm sao để hai nhu cầu này hài hoà với nhau.
Có những khách hàng quen thuộc của bạn, bỗng dưng họ trở nên ” im hơi, lặng tiếng” không sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn nữa. Làm cách nào thuyết phục họ trở lại chính là một trong nhữngnghệ thuật kinh doanh.
Lý do làm khách hàng “im hơi, lặng tiếng”:
Do “xa mặt cách lòng”, nên việc duy trì tiếp xúc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để khách hàng nhớ đến bạn và quay trở lại với bạn khi họ có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ nào đó mà bạn cung cấp. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng “khách hàng xấu” (tính chung, chiếm khoảng 5 – 10% tổng số khách hàng) mà bạn cần loại bỏ vĩnh viễn, bởi những người này gần như không bao giờ có thể đem lại điều gì tốt đẹp cho doanh nghiệp bạn.
Lập danh sách các khách hàng mục tiêu
Rà soát toàn bộ cơ sở khách hàng để đưa ra danh sách những khách hàng đã có giao dịch với doanh nghiệp trong quá khứ, nhưng xem ra không còn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn nữa. Sau đó, loại bỏ những đối tượng mà bạn không có nhu cầu khôi phục. Bước tiếp theo, phân loại các đối tượng còn lại theo các thông số:
Biện pháp kích hoạt
1. Nhận biết cái khách hàng muốn:
Trước khi tiếp xúc với những khách hàng “im hơi, lặng tiếng” do bất bình, điều quan trọng là bạn cần dành chút thời gian để tìm hiểu về họ, phân tích lý do của việc không tiếp tục hiện diện. Bạn cần chuẩn bị và lường trước phản ứng của họ khi tiếp xúc. Các khách hàng bất bình có những nhu cầu nhất định cần được đáp ứng trước khi họ có thể quay lại với bạn. Dưới đây là những vấn đề bạn cần xem xét trước khi liên lạc với họ:
2. Tiếp xúc:
Bước tiếp theo là liên lạc với những khách hàng đó. Có thể, bạn gọi điện thoại cho họ và đề nghị gặp gỡ. Bạn nên đảm bảo với họ rằng, họ là khách hàng được trân trọng và bạn muốn biết liệu có cái gì đó ngáng trở giao dịch giữa họ với doanh nghiệp bạn hay không. Bạn cần giao tiếp một cách thật sự chân tình và cởi mở.
Nếu khách hàng đã gặp phải vấn đề trong lần giao dịch trước với doanh nghiệp, bất luận đó có phải là lỗi của bạn hay không, bạn cần xoa dịu sự bất bình của khách hàng bằng cách đưa ra chiết khấu nhất định trong lần giao dịch tiếp theo của khách hàng đó, đồng thời cố gắng để sự cố tương tự không tái diễn. Hãy xin lỗi khách hàng, bất luận lỗi của ai, bởi nghệ thuật kinh doanh là “khách hàng luôn luôn đúng”.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị cho thực tế là bạn sẽ không thể giải quyết được mọi vấn đề, tức là trong một số trường hợp, sẽ không có khả năng kích thích khách hàng quay trở lại giao dịch với doanh nghiệp.
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Phong thủy ánh sáng và kinh doanh
Vật đem lại may mắn và không may mắn
Phong thủy văn phòng
(ST).