Hướng dẫn đi du lịch Tây Ninh an toàn và tiết kiệm
Mẹo tiết kiệm ga khi đun nấu bà nội trợ nên biết
Cách duỗi tóc tại nhà giúp bạn tiết kiệm mà vẫn xinh
Giá cả hàng hóa và dịch vụ leo thang không chỉ là vấn đề của Nhà nước - xã hội, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống từng gia đình và cá nhân. Tình hình đó đòi hỏi bạn phải biết cách kiểm soát việc chi tiêu của mình. Sau đây là một số gợi ý để bạn đọc tham khảo.
Cách kiểm soát việc chi tiêu hợp lý |
Hãy lập một cuốn sổ nhỏ theo dõi chi tiêu hàng tháng Tại một cuộc trao đổi về tư vấn cách kiểm soát chi tiêu mới đây trên một mạng trực tuyến, chị H.N.L ở Bình Dương hỏi: “Xin tư vấn cách giúp tôi kiểm soát được chi tiêu hàng tháng khi mà giá cả ngày càng leo thang như hiện nay?” Các chuyên gia đã tư vấn cho chị L như sau: Một cuốn sổ nhỏ theo dõi chi tiêu hàng tháng và kiểm soát dòng tiền đi ra từ những khoản mục trong sự "phân phối thu nhập" sẽ giúp bạn rất nhiều. Bạn hãy bắt đầu ghi lại chi tiết những khoản rút ví trong vòng một đến hai tháng, gắn cho những chi phí đó một cái tên để tiện theo dõi như: chi phí hóa đơn hàng tháng, tiền chợ, tiền trường, chi phí giải trí... Bạn cần phân chia chi phí hàng tháng thành chi phí cố định và chi phí phát sinh có kiểm soát. Chi phí cố định có thể bao gồm chi phí tiền nhà, tiền trả khoản vay, chi phí hóa đơn hàng tháng, tiền sung vào quỹ tiết kiệm. Chi phí phát sinh là những khoản chi cho việc giải trí, mua sắm quần áo… Bạn nên kiểm soát chi phí phát sinh, tự cho phép mình được "tung tẩy" trong một giới hạn và nên xem xét những khoản nào có thể cắt giảm được trong thời buổi khó khăn. Bạn hãy tập thói quen quyết định những thứ bạn cần thay vì những thứ bạn muốn. Nhiều người nắm "tay hòm chìa khóa" trong gia đình thường cố giấu những vấn đề tài chính với người thân trong gia đình. Họ tự xoay sở với "cơm áo gạo tiền" leo thang hàng ngày và lâu lâu "đá thúng đụng nia" những thành viên khác trong những bữa ăn. Bạn hãy chia sẻ với người thân trong gia đình những khó khăn trong thời buổi bão giá và kêu gọi mọi người cùng gánh vác trách nhiệm với mình. Bạn hãy thảo luận những món chi tiêu nào cần thiết phải giữ, những hành vi tiêu xài nào cần phải tiết giảm hoặc cắt bỏ, ví như việc thay đổi địa điểm du lịch trong tháng tới để phù hợp với ngân sách của cả gia đình. Kiểm soát chi tiêu có thể bắt đầu bằng việc chia nhỏ thu nhập vào từng phong bì - một cách thức thủ công nhưng không kém phần hiệu quả. Bạn bỏ từng khoản tiền vào một phong bì, ví dụ phong bì chi trả các khoản hóa đơn hàng tháng, phong bì tiền chợ cho cả tháng, phong bì tiết kiệm… Cách thức này dành cho những ai sử dụng tiền mặt hoàn toàn. Làm thế nào để cắt giảm kế hoạch chi tiêu hàng tháng một cách phù hợp cũng được nhiều người quan tâm, nhất là các bà nội trợ. Về câu hỏi này, các chuyên gia đã đưa ra 5 hướng giải quyết: Thứ nhất, chuyển sang sử dụng nhãn hàng riêng của nhà phân phối: Nhãn hàng riêng - dòng sản phẩm do chính nhà phân phối tổ chức sản xuất với thương hiệu riêng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được 25-50% tiền chợ mỗi tuần. Thứ hai, lên danh mục hàng cần mua sắm: Bạn tập thói quen đi mua sắm với một danh sách những sản phẩm cần mua và bạn phải tuân thủ nguyên tắc chỉ chọn những thứ trong danh mục cần mua. Thứ ba, triệt để khai thác hết sản phẩm cũ trước khi mua mới: Trước khi mua những vật dụng mới, hãy kiểm tra căn nhà một lần để xem liệu bạn còn món nào đang sử dụng dở dang, hoặc lâu chưa dùng đến. Cách này sẽ giúp bạn cắt bớt chi tiêu và cũng dọn bớt những đồ vẫn còn thừa trong nhà. Thứ tư, trả giá khi mua hàng: Hãy thử thách bản thân với kỹ năng thương thảo và mua được món hàng mình thích, bạn sẽ thấy mình có một niềm vui nho nhỏ, món hàng có giá trị thêm một chút mà ví bạn lại bớt vơi đi một chút. Để có kế hoạch tài chính hoàn hảo Còn chị T.T.T.H ở Biên Hòa (Đồng Nai) nhờ tư vấn: “Tôi là công nhân, ở trọ cùng em gái. Thu nhập hàng tháng khoảng 3,5 triệu đồng. Xin tư vấn giúp tôi cách lập một kế hoạch tài chính phù hợp?” Các chuyên gia đã hướng dẫn chị H thực hiện các bước sau để có một kế hoạch tài chính hoàn hảo. Bước 1: Xác định cho mình một mục tiêu ngắn - trung hoặc dài hạn. Ví dụ, một năm nữa mua xe mới, hai năm nữa lập gia đình hoặc mười năm nữa mua nhà... và từ đó, đặt ra tiêu chí tiết kiệm cơ bản để mỗi tháng sẽ dành ra một khoản thu nhập của mình cho tiết kiệm. Đây được xem là chi phí cố định mỗi tháng. Bước 2: Xác định tổng thu nhập mỗi tháng. Bước 3: Thống kê các khoản chi tiêu mỗi tháng bao gồm các khoản chi phí cố định (tiền nhà, tiền điện nước...) và chi phí không cố định (thăm nhà, vui chơi với bạn bè...). Bước 4: Lập ngân sách để đạt được tự do về mặt tài chính. Lúc này, bạn đã biết được mình sẽ được tự do chi tiêu trong một định mức cố định hàng ngày. Hôm nay xài nhiều thì ngày mai sẽ phải bớt lại.
Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả theo chuyên gia Vũ Toàn (người sáng lập một website về quản lý tài chính) cho rằng, việc tiêu tiền quá khoản thu nhập của mình là tình trạng khá phổ biến ở nhiều người hiện nay. Nguyên nhân là họ không làm chủ được túi tiền của mình, không kiểm soát được việc thu chi và không biết “tiết kiệm” một cách khoa học. Thực tế không ít gia đình ở thành phố, thu nhập của vợ 2 triệu đồng/tháng, của chồng 3 triệu đồng/tháng họ vẫn sống đủ. Ngược lại có người thu nhập 10 – 15 triệu đồng/tháng vẫn kêu thiếu. Không ít người trong số những người có mức thu nhập thuộc vào hàng khá đó vẫn bị rơi vào tình trạng “chưa đến ngày lĩnh lương đã hết sạch tiền”. Theo chuyên gia Vũ Toàn, để giải đáp cho những câu hỏi trên, chỉ có một câu trả lời chung là: Hãy tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu không cần thiết. Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả Các lý do có thể khiến bạn không thể cắt giảm chi tiêu:
6 cách để có thể vượt qua những khó khăn trên:
Những công cụ hỗ trợ bạn trong việc cắt giảm chi tiêu:
Chuyên gia Vũ Toàn khuyên rằng, việc cắt giảm những chi tiêu không cần thiết sẽ là một việc làm quan trọng trong việc cải thiện tình hình tài chính cá nhân. Hãy thực hiện chúng thường xuyên và có sự kiểm soát bảng thu chi hàng ngày. Mỗi ngày chỉ cần 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối lên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và kiểm tra quá trình thực hiện việc tiết kiệm trong ngày. Cắt giảm chi tiêu cũng có nghĩa là cắt giảm nhu cầu. Cứ kiên trì và nhẫn nại mỗi ngày như vậy, chắc chắn việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công. Cách Tiết Kiệm 10% Thu Nhập Mỗi Tháng Chắc chắn bạn không thể trở thành triệu phú sau một đêm, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có nếu bạn không thể tự kiểm soát tài chính cá nhân của bản thân mình. Khi đề cập đến vấn đề "làm thế nào để trở nên giàu có", chúng ta thường liên tưởng ngay đến những ông trùm trong giới kinh doanh như Donald Trump - kinh doanh bất động sản, Steve Jobs người hùng quá cố của Apple… Tuy nhiên, chiến lược làm giàu của bạn có thể bắt đầu từ những cấp độ đơn giản hơn rất nhiều, cụ thể như giàu lên từ việc quản lý tài chính cá nhân. Kiểm soát tốt tài chính cá nhân là bước đầu trên con đường làm giàu. Ảnh: internet Quản lý tài chính cá nhân là một phần quan trọng trong tiến trình loại bỏ nợ, kiểm soát chi phí và làm cho bạn trở nên giàu có hơn. Những ngày đầu áp dụng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân vào cuộc sống, ban đầu bạn sẽ cảm thấy gò bó và nhàm chán. Mọi người xung quanh thấy bạn trở nên dè sẻn hơn, sống chi ly và tính toán hơn. Tuy nhiên, khi tham gia các chương trình đào tạo làm giàu của các chuyên gia, họ cũng sẽ chỉ ra rằng, quản lý tài chính cá nhân là một việc thực sự đáng làm. Chắc chắn bạn không thể trở thành triệu phú sau một đêm, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ giàu có nếu bạn không thể tự kiểm soát tài chính cá nhân của bản thân mình. Trò chơi cái xô thủng Hãy thử hình dung chúng ta đang tham gia một trò chơi. Luật chơi yêu cầu sử dụng một cái xô 1 lít cũ, bị thủng nhiều lỗ để xách nước từ A đến thùng chứa 1.000 lít ở B. Chúng ta có 6 giờ đồng hồ để làm đầy thùng B. Bạn nghĩ chúng ta cần di chuyển bao nhiêu vòng để thắng cuộc? Thùng chứa nước B cũng như ước mơ sở hữu 1 triệu đô la đầu tiên. Công việc hằng ngày của bạn giống hành động đi xách nước đổ đầy cái thùng ấy. 6 giờ đồng hồ là cuộc sống 60 năm của bạn. Bạn không thể làm đầy được mục tiêu tài chính của mình thông qua một cái xô thủng. Dù bạn vất vả chạy đi chạy lại nhiều hơn nhưng bạn cũng không thể biết chính xác khi nào nước đầy thùng. Bạn sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn cứ phải đi làm, nhận lương xong rồi chẳng dành dụm được bao nhiêu với số tiền nhận được... Chưa kể tiền bạn sẽ bị rò rỉ vào những chuyện mà bạn còn chẳng biết chắc là nên hay không. Cách chiến thắng Bước đầu tiên ta cần bịt kín các chỗ thủng trong xô. Hãy thu thập tất cả những thông tin tài chính cần thiết của bản thân: thu nhập, lương, nợ nần, cà phê, chi tiêu lặt vặt... Thông tin nên lấy trong khoảng từ 3-6 tháng về trước để chia ra bình quân mức thu nhập và chi phí của bạn trong thời gian vừa qua. Bằng phương pháp liệt kê này, chúng ta sẽ biết được trong tháng mình đã chi bao nhiêu tiền, vào những việc gì, ước lượng bình quân mỗi tháng phải tiêu xài bao nhiêu tiền. Tương tự như thế để tính bình quân thu nhập mỗi tháng. Dựa vào danh sách đã liệt kê, hãy đánh dấu những danh mục nào là "bắt buộc có", danh mục nào "có sẽ tốt hơn". Nếu phân vân, hãy liệt kê theo thứ tự các nhu cầu. Đảm bảo từ ăn no, mặc ấm, sang ăn ngon mặc đẹp. Tiếp đó ưu tiên thanh toán các khoản nợ lãi suất cao, đến lãi thấp ... Cũng có thể tham khảo công thức trích lại 10% tổng thu nhập cho bản thân, rồi sau đó mới dùng số tiền còn để thanh toán các chi phí. Vậy là bạn đã có được con số ước lượng cho thu nhập và chi phí của mình, kèm theo bảng ngân sách những khoản nên chi. Hãy áp dụng vào cuộc sống của mình ngay lập tức. Thời gian đầu, khi chưa quen với những con số và cách sống có kỷ luật, bạn có thể ghi con số tổng chi của bạn vào một mảnh giấy và bỏ trong bóp. Mỗi lần dự định chi thì bạn sẽ biết trong tháng này mình còn được quyền chi bao nhiêu tiền nữa... Tập dần sẽ thành thói quen. Cốt lõi của việc quản lý tài chính cá nhân là bạn phải thống kê được số tiền làm ra và chi tiêu trong từng tháng. Với thu nhập có hạn chỉ nên chi những khoản bắt buộc phải chi, sau đó tập làm quen với việc tiết kiệm 10% thu nhập hàng tháng. Từ số tiền tiết kiệm đó, bắt đầu xây dựng sự giàu có. Hãy lắp những viên gạch đầu tiên giúp bạn tiến đến cuộc sống mà bạn mong muốn. Chúc bạn thành công trong bước đầu tiên trên con đường làm giàu trở thành người quản lý tài chính cá nhân xuất sắc. |