Cách tiết kiệm pin cho smartphone android đơn giản

Không giống như việc sử dụng những chiếc điện thoại bình thường chỉ có thể gọi điện, nhắn tin hay nghe nhạc MP3, việc sử dụng những chiếc điện thoại thông minh đạt được hiệu suất và tiết kiệm tối đa thì đòi hỏi người sử dụng cũng phải âm hiểu
 



 

CÁCH TIẾT KIỆM PIN CHO SMATPHONE ANDROID
 

Khi bạn sử dụng một chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android dù được trang bị cấu hình mạnh, pin hiệu suất cao và do những hãng nổi tiếng sản xuất thì nhiều bạn vẫn cứ bân khuân không hiểu tại sao chiếc điện thoại của mình ngốn pin nhiều quá, xem phim và lướt web có vài giờ thì đã hết pin rồi.

Hãy tham khảo một số cách sau đây để giúp cho chiếc điện thoại Android của bạn có thể tiết kiệm pin và tăng thời gian sử dụng lên cao nhất:

 

Tắt chế độ Roaming

Khi đi du lịch hoặc tiến vào khu vực sóng yếu, điện thoại sẽ tự động chuyển sang chế độ Roaming. Chế độ này sẽ gây hao pin nhiều hơn so với bình thường. Để tắt đi tính năng này, người sử dụng có thể vào các phần Settings > Wireless Networks > Mobile Networks và bỏ dấu tích ở phần Data Roaming.

Độ sáng màn hình

Đây chính là nguyên nhân khiến cho những chiếc điện thoại thông minh mau hết pin nhất. Vì vậy, bạn cần chỉnh độ sáng vừa phải thay cho điều chỉnh tự động thiết lập ban đầu. Nói như trên không phải mình yêu cầu bạn chỉnh độ sáng màn hình xuống tối thui mà bạn chỉ cần chỉnh sao cho máy nhìn vừa phải trong môi trường làm việc tại nhà hay công ty. Những lúc khi bạn đi ra ngoài trời thì lúc này dưới ánh sáng mặt trời bạn có thể chỉnh lại điều chỉnh ánh sáng tự động để giúp hiển thị tốt hơn.

Tinh chỉnh lại thời timeout

Nhìn chung thời gian tắt màn hình và đưa về chế độ ngủ timeout cũng giúp ít nhiều đến thời gian sử dụng pin của máy. Bạn nên chỉnh thông số này về 30 giây hoặc 1 phút để những lúc khi điện thoại không sử dụng trong khoản thời gian này, điện thoại của bạn sẽ tự động tắt màn hình.

Tắt ứng dụng chạy nền

Do hệ điều hành Android là hệ điều hành đa nhiệm nên cùng lúc nó có thể chạy được khá nhiều ứng dụng cho đến khi RAM của máy còn chịu đựng được. Việc chạy nền nhiều ứng dụng quá nhiều cũng sẽ làm cho máy tốn nhiều pin và Ram, điều này ảnh hướng đến hiệu suất làm việc của máy. Bạn chỉ cần sử dụng ứng dụng miễn phí Advanced Task Killer để tắt đi những ứng dụng chạy nền không cần thiết sẽ giúp máy giải phóng RAM và tiết kiệm pin.

Tắt những ứng dụng không cần thiết

Khi bạn không sử dụng các kết nối như 3G, 4G, Wifi, Bluetooth, GPS thì tốt nhất là hãy tắt chúng đi. Những kết nối này sẽ ngốn chiếc điện thoại của bạn không ít pin. Một số máy còn cho phép khi không sử dụng mạng 3G có thể chuyển về sử dụng mạng 2G thì bạn nên tận dụng vì mạng 2G sẽ tiêu thụ ít pin hơn so với mạng 3G hay 4G.

Bên cạnh đó, chỉ những tài khoản thật càn thiết như Gmail, Yahoo Mail, Email, Widget thời tiết … thì mới cho đồng bộ hóa và cũng nên tinh chỉnh trong những tài khoản này nên đồng bộ hóa danh bạ, lịch làm việc, email, up hình ảnh, nhạc … có phù hợp với mình hay không. Nếu không thì bạn nên tắt đi để tiết kiệm pin cho máy. Ngoài ra, một số máy còn cho phép bạn tùy chỉnh thời gian đồng bộ hóa thì hãy chọn mức thời gian phù hợp cho bạn.

Với những ứng dụng ngoài màn hình, bạn cũng nên xem xét ứng dụng nào cần thiết thì bố trí, còn những ứng dụng nào không thật cần thiết thì hãy tháo bổ khỏi màn hình. Nhiều ứng dụng trên màn hình cũng khiến lượng pin của bạn bị ngốn đáng kể.

Tắt tính năng cảm ứng phản hồi (Haptic feedback)

Tính năng cảm ứng phản hồi được cho là làm giảm thời gian sử dụng của điện thoại, đặc biệt là đối với những người dành nhiều thời gian gõ bàn phím ảo trên màn hình. Người sử dụng có thể tắt Haptic feedback hoặc chỉ nên áp dụng tính năng này cho một số ứng dụng.

Làm thể nào để sử dụng thiết bị Android lâu hơn?
 

Những thiết bị Android luôn chiếm được sự ưu ái từ phía các tín đồ công nghệ. Nói không ngoa, có thể coi chúng là những chiếc PC "mini". Tuy nhiên, không vì thế mà nhu cầu về sử dụng cũng "nhỏ" theo. Do vậy, vấn đề về thời lượng pin luôn là nỗi lo cho bất cứ người dùng Android nào. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng liệu mình đã dùng các thiết bị đó đúng cách. Nếu chưa thì những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn một phần nào đó.
 

Tắt những kết nối không sử dụng tới

GPS, Wi-Fi, 4G, 3G, Bluetooth, NFC: bất kể thứ gì bạn không cần dùng tới, hãy tắt chúng đi. Điều này cũng tương tự như bạn tắt quạt, TV hay đèn khi đi ra khỏi phòng vậy. Có thể bạn chưa biết nhưng những kết nối này “ngốn” một lượng đáng kể thời lượng sử dụng của chiếc smartphone cho dù bạn chỉ bật chúng lên và ... chẳng làm gì cả. Hãy thử kiểm chứng với mạng 3G, bạn sẽ thấy thời gian chờ của chiếc smartphone tăng lên gấp đôi đấy.
 

 Kiểm tra thành phần nào đang ngốn pin

Chức năng 'Battery Use' (trong menu Settings > About Phone > Battery Use) liệt kê các thành phần đang ngốn pin của máy và hiển thị mức độ % sử dụng pin. Số % càng cao nghĩa là thành phần đó ngốn pin càng nhiều. Bạn có thể nhấn vào từng thành phần để điều chỉnh cách thức mà chúng hoạt động hoặc tắt bớt các ứng dụng để tránh lãng phí pin.

Điều chỉnh độ sáng màn hình

Nói chung, màn hình có kích thước và độ phân giải lớn cùng độ sáng càng cao thì càng ngốn nhiều pin. Khi bạn ở trong nhà, nên điều chỉnh độ sáng về mức thấp nhất để phù hợp với mắt. Để giảm độ sáng màn hình, bạn vào menu Settings > Sound and Display > Brightness, nhấn vào ô Automatic Brightness Adjustment để máy tự điều chỉnh độ sáng hoặc dùng thanh trượt bên dưới để tăng/giảm độ sáng màn hình. 

Ngoài ra, rút ngắn thời gian đèn màn hình tự động tắt trong phần Screen Timeout cũng giúp kéo dài thời gian sử dụng pin. Thông thường bạn có thể để màn hình tự tắt sau 5 hay 10 phút, tuy nhiên như thế sẽ tốn khá nhiều pin. Chỉ cần giữ thời gian tắt ở trong khoảng 15-30 giây là hợp lý.

 

 Tắt các tính năng đồng bộ hóa và tự động làm mới

Thay vì để các ứng dụng tự động đồng bộ dữ liệu, hãy thực hiện chúng thủ công hay chỉ nên bật chế độ tự động khi mà việc đồng bộ “bằng tay” là quá phức tạp và tốn thời gian. Nguyên nhân thật ra khá đơn giản. Khi bạn chọn chế độ đồng bộ tự động, chiếc smartphone sẽ lên lịch đồng bộ và tự động tìm kiếm các kết nối Internet và quá trình này chắc chắn sẽ “xơi tái” không ít pin của máy. Trong trường hợp máy tìm kiếm được một kết nối nào đó, quá trình kết nối và đồng bộ sẽ tiếp tục “bòn rút” tiếp thời lượng pin vốn dĩ đã ít ỏi của bạn.

Bên cạnh đó, những ứng dụng như Facebook, Twitter, RSS readers, Instagram hay tương tự thế luôn luôn được thiết lập ở chế độ tự động update tin tức mới nhất sau một khoảng thời gian nhất định. Và cũng tương tự như đồng bộ hóa, tính năng tiện dụng này cũng ngốn khá nhiều thời lượng pin của bạn. Bạn hãy vào Menu Settings (hoặc Configurations của từng chương trình) > Refresh interval và tăng mức thời gian trong đó lên để giảm bớt số lần chương trình tự động tải dữ liệu về.

Tắt bớt các phần mềm chạy “ngầm”

Các phần mềm đang chạy “ngầm” không những làm lãng phí pin của máy mà còn khiến chiếc smartphone ì ạch hơn. Tất nhiên nếu bạn đang sở hữu một chiếc HTC One hay Galaxy S4, một vài ứng dụng ngầm cũng chả bõ bèn gì. Nhưng nếu chiếc smartphone của bạn chỉ “thường thường bậc trung”, có lẽ bạn nên liếc qua hướng dẫn dưới đây. Bạn có thể dùng một trong các phần mềm như 'Smart Bar', 'TasKiller' hoặc 'Advanced Task Manager' để xem các ứng dụng nào đang chạy ngầm bên trong điện thoại và tắt chúng đi nếu không cần thiết.

 Sử dụng Power Widget Control 

'Power Control' là một widget có sẵn trong các máy Android dùng để tắt/mở nhanh các kết nối mạng, bao gồm: Wi-Fi, Bluetooth, GPS, Sync và chỉnh độ sáng màn hình. Bạn nhấn và giữ ngón tay lên vùng trống của màn hình ngoài, chọn Android Widgets > Power control để đưa widget này ra ngoài màn hình chờ. Sau này bạn có thể tắt/mở các kết nối nhanh chóng chỉ với 1 cú nhấn.

 Gỡ bỏ bớt các ứng dụng không cần thiết

Vào menu Settings > Applications > Manage Applications để xem danh sách các phần mềm đã cài vào máy, nếu thấy phần mềm nào không cần thiết thì hãy gõ bỏ chúng đi để tránh gây lãng phí tài nguyên của máy và tự động chạy gây ngốn pin. Gỡ bỏ bằng cách chọn vào phần mềm đó, bấm Uninstall.

 Tắt bớt các widget không sử dụng

Màn hình nhiều widget mang lại nhiều tiện lợi cho bản thân nhưng nếu sử dụng quá nhiều widget thì chúng sẽ kết nối mạng nhiều lần hơn, máy phải xử lý nặng nề hơn và do đó cũng hao pin hơn. Để gỡ các widget xuống, bạn nhấn và giữ ngón tay lên widget đó cho đến khi phía dưới màn hình hiện ra biểu tượng giỏ rác, bạn kéo widget đó bỏ vào thùng rác là xong.

. Tắt các Live Wallpaper

Live Wallpaper đem lại sức sống cho màn hình điện thoại với những hiệu ứng hình ảnh sống động như thật, nhưng bù lại cũng ngốn pin hơn. Nếu bạn muốn ưu tiên thời lượng dùng pin hơn sự đẹp mắt thì cũng nên tắt chúng đi bằng cách nhấn và giữ ngón tay lên vùng trống của màn hình chờ, chọn Wallpapers và chọn 1 tấm ảnh tĩnh trong phần Gallery hoặc Wallpaper gallery.

. Dùng các Theme tối màu 

Mẹo nhỏ này có thể không có nhiều tác dụng đối với những thiết bị có màn hình LCD nhưng lại khá hữu ích với những màn hình OLED (bao gồm cả màn hình AMOLED mà Samsung hay sử dụng). Khác với màn hình LCD, các điểm ảnh trên màn hình OLED có thể tạo ra ánh sáng của riêng chúng. Các điểm ảnh càng sáng thì máy sử dụng càng nhiều năng lượng. Vì thế, màu đen sẽ tiết kiệm pin cho máy nhiều nhất. Mặc dù không nhiều, nhưng một theme và wallpaper màu tối sẽ giúp bạn sử dụng thiết bị Android được lâu hơn.

 Root hay không root?

Root máy có thể mang lại một vài bất lợi về các chế độ bảo hành của thiết bị. Tuy nhiên, lợi ích mà root đem đến cho bạn còn nhiều hơn thế và tiết kiệm pin cũng là một trong số đó. Bản thân root máy không làm tăng thời lượng pin của máy. Tuy nhiên sau khi root, bạn được toàn quyền kiểm soát chiếc smartphone của mình. Khi đó, bạn có thể gỡ bỏ một vài ứng dụng vô ích trên Android do các nhà phát triển cài đặt sẵn trên đó. Và càng ít ứng dụng chạy cùng một lúc trên Android, bạn càng kéo dài thời gian sử dụng thiết bị đó. 

Ngoài ra, sau khi root máy, bạn có thể sử dụng được những bản ROM tùy biến, như thế máy sẽ hoạt động tối ưu hơn, pin cũng được phân bổ hiệu quả hơn.

 Sử dụng pin đúng cách

Tránh để điện thoại ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời trong thời gian dài cũng giúp tránh được tình trạng pin nhanh bị cạn kiệt.

Bạn cũng không nên để máy cạn kiệt hẳn pin trước khi sạc lại. Nếu làm thường xuyên, pin sẽ dễ bị chai và những gì bạn đã làm ở trên sẽ trở thành công cốc. Sử dụng pin có nguồn gốc chính hãng cũng là một cách để pin của bạn sử dụng được lâu và ổn định hơn.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

6 cách tận dụng smartphone, tablet Android cũ


 

Bạn có thể dùng điện thoại hoặc tablet Android cũ làm đồng hồ báo thức, máy nghe nhạc MP3 hoặc thiết bị đọc sách chuyên dụng, thậm chí làm điều khiển từ xa cho máy ảnh DSLR.

 



1. Đồng hồ báo thức

Bạn có thể dễ dàng gắn đế và cài thêm ứng dụng cho smartphone biến nó thành một chiếc đồng hồ báo thức chạy Android. Tính năng Daydream của Android 4.2 Jelly Bean có thể giúp chiếc đồng hồ Android của bạn trông đẹp hơn.

Có hàng tá ứng dụng có thể biến tablet hoặc smartphone Android thành một chiếc đồng hồ báo thức (Alarm Clock Xtreme là một ví dụ). Những người là “sâu ngủ” có thể kết nối thiết bị Android với loa để chắc chắn tiếng chuông báo sẽ lôi họ ra khỏi giấc ngủ.

2. Máy nghe nhạc MP3

 



Bạn là người nghiện nghe nhạc? Bạn có thể dùng chiếc smartphone hoặc tablet cũ làm máy nghe nhạc chuyên dụng. Trong trường hợp này, smartphone sẽ phù hợp hơn vì chúng nhỏ gọn, tiện lợi để mang theo người và cho vào túi áo, quần hơn.

Bằng cách nghe nhạc qua một chiếc smartphone hoặc tablet cũ, bạn có thể tiết kiệm pin cho chiếc smartphone chính của mình. Ngoài ra, một chiếc điện thoại Android không gắn SIM là lựa chọn hoàn hảo trong phòng tập thể hình. Bạn có thể vừa tập luyện vừa nghe nhạc mà không bị phân tâm bởi các cuộc gọi hoặc tin nhắn SMS.

3. Điều khiển từ xa cho máy ảnh DSLR

Bạn có thể dùng các ứng dụng như DSLR Remote để kết nối smartphone hoặc tablet Android với máy ảnh DSLR nhằm biến chúng thành điều khiển từ xa cho máy ảnh. Nếu sở hữu một chiếc tablet Android cũ có cổng hồng ngoại (như Samsung Galaxy Tab 7 Plus), bạn cũng có thể dùng cổng hồng ngoại IR blaster để điều khiển máy ảnh DSLR.

Ứng dụng lý tưởng cho mục đích này: DSLR Remote.

4. Sách nấu ăn

 



Thật là tiện lợi khi có một cuốn sách nấu ăn kỹ thuật số trong nhà bếp. Bạn có thể dùng smartphone hoặc tablet cũ để mua ebook dạy nấu ăn trên Play Store hoặc xem hướng dẫn từ các video YouTube.

Giải pháp lý tưởng cho mục đích này: Google Play Store, Youtube, Kindle.

5. Khung ảnh kỹ thuật số

 



Trên thị trường đã có bán hàng trăm loại khung ảnh kỹ thuật số hỗ trợ kết nối Wi-Fi cho bạn lựa chọn, nhưng tại sao phải tốn tiền mua một thứ đã có sẵn. Một chiếc tablet Android gắn thêm đế rất lý tưởng để trưng bày những bức ảnh yêu thích. Có hàng tá ứng dụng giúp bạn biến tablet thành khung ảnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng tablet cũ vừa làm khung ảnh kỹ thuật số, vừa làm đồng hồ báo thức hoặc lịch để bàn.

Ứng dụng lý tưởng cho mục đích này: Photo Slides.

6. Máy đọc sách


 


Tương tự như máy nghe nhạc MP3, bạn có thể dùng smartphone hoặc tablet cũ làm thiết bị đọc ebook chuyên dụng để tiết kiệm pin cho thiết bị chính.

Ứng dụng lý tưởng cho mục đích này: Kindle app, Google Play Books.



Làm sao để điện thoại android chạy nhanh hơn
Mẹo vặt dùng android cho người mới cực tiện ích
Cách bảo quản pin Smartphone tốt nhất để hoạn chế chai pin
Cách chọn điện thoại Android ưng ý nhất
Cách bảo quản pin máy tính bảng tốt nhất để máy lâu hết pin
Cách bảo vệ pin cho Ipad để pin bền sử dụng lâu hết


(ST)