Cách tiết kiệm tiền cho vợ chồng trẻ

Khi kết hôn, bạn và chồng cần thống nhất các quy tắc như ai giữ tiền, công khai các khoản chi tiêu và báo số dư cho nhau.




CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN CHO VỢ CHÔNG TRẺ

Khi bạn kết hôn, việc xây dựng một cuộc hôn nhân hoàn hảo không thể thiếu yếu tố tài chính. Dù bạn kiếm được nhiều hay ít tiền thì việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tính toán linh hoạt vẫn giúp gia đình bạn an toàn "thoát hiểm" qua những cơn bão giá và có một tương lai ổn định hơn.

1. Cởi mở về vấn đề tài chính

Đối với một số cặp vợ chồng, việc thảo luận công khai và cởi mở về chuyện tiền bạc dường như rất khó khăn. Với các cặp đôi mới bắt đầu bước vào đời sống hôn nhân, cần thống nhất các quy tắc như ai sẽ là người giữ tiền, công khai các khoản chi tiêu bằng cách ghi lại và báo lại còn số dư, hoặc thiếu với người còn lại. Càng cởi mở và rõ ràng bao nhiêu, bạn càng đỡ mệt đầu và tránh những xung đột không đáng có giữa hai vợ chồng.

2. Để riêng một khoản dùng khi cần thiết

Dù tình hình tài chính của vợ chồng bạn có tốt đến đâu thì vẫn cần phải để ra một khoản tiết kiệm nhất định vào mỗi tháng và để riêng, phòng trường hợp cần thiết. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và chưa có dấu hiệu chấm dứt, điều bạn cần làm là chuẩn bị sẵn một lượng tiền mặt nhất định để chi trả khi xảy ra biến cố.


 

  Ảnh minh họa: Inmagine.

3. Theo dõi ngân sách

Việc theo dõi số tiền tiêu hàng ngày cũng quan trọng không kém việc thiết lập ngân sách. Nếu bạn không biết chính xác tiền tiêu mỗi ngày vào những khoản gì, cuối cùng bạn sẽ không kiểm soát được mức chi tiêu và phải "rút lõi" từ các khoản tiết kiệm cố định. Theo dõi được các khoản chi tiêu cũng giúp bạn nắm được tình hình tài chính hiện tại của gia đình và có những điều chỉnh cho hợp lý.

4. Kiểm soát tiền linh hoạt

Khi đặt ra những mức chi tiêu cho hàng tháng, bạn cũng nên thay đổi dựa trên tình hình hiện tại. Giá cả các mặt hàng có tăng hay không, nhu cầu cá nhân tốn kém như thế nào, việc bạn sinh con, những phát sinh... Không nên cố định mãi khoản tiền định mức chi tiêu, bạn cần thay đổi để phù hợp hoàn cảnh nhưng vẫn bảo đảm có một khoản nhỏ để tiết kiệm.

5. Tiết kiệm để nghỉ hưu

Tận hưởng hiện tại với những người thân yêu là việc bạn nên làm nhưng cũng cần đề ra một kế hoạch tài chính dài hơi sau khi bạn về hưu. Có một khoản tiết kiệm để sử dụng lúc nghỉ hưu sẽ giúp cuộc sống về già của bạn đỡ vất vả hơn.

6. Sẵn sàng cho các bất đồng

Chuyện tiền nong giữa vợ chồng nhiều khi làm nảy sinh bất đồng. Khi chồng dùng tiền mua những món đồ đắt tiền mà không hỏi ý kiến vợ, hoặc vợ mua sắm quá đà, không kiểm soát được cũng khiến đối phương khó chịu. Nên đặt ra các quy định từ đầu, các khoản chi tiêu quá lớn cần phải có sự thống nhất giữa cả hai người. Ngoài ra, các khoản chi tiêu cho thời trang, làm đẹp của vợ nên có một mức cố định.

7. Trả các khoản nợ sớm

Nếu bạn phải nợ tiền, hãy ưu tiên trả nợ trước khi thực hiện các việc khác. Càng trả sớm nợ càng tốt. Nó không chỉ giúp tinh thần bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà việc trả lãi cũng đỡ nặng nề theo mỗi tháng.

8. Đầu tư vào bảo hiểm

Việc mua bảo hiểm giúp bạn tránh được những khó khăn về sau. Thực tế, vợ chồng bạn cần tạo sự ổn định tài chính cho cuộc sống sau này. Mua bảo hiểm không chỉ là về tiền bạc mà còn bảo đảm tương lai bền vững cho vợ chồng bạn.

9. Mở một tài khoản riêng hoặc chung

Nếu bạn giỏi quản lý tài chính cá nhân, nên mở các tài khoản tiết kiệm riêng biệt. Việc mở chung một tài khoản tiết kiệm với số tiền lớn bạn sẽ kiểm soát đơn giản hơn nhưng cũng sẽ có ít tiền lãi hơn.

 10. Tiết kiệm tiền từ chi tiêu hàng ngày

Hiện nay có khá nhiều cặp vợ chồng trẻ quan niệm rằng, muốn có cuộc sống thật thoải mái thì phải sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà. 10 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn làm chủ ngân sách gia đình nhưng lại không mang tiếng keo kiệt.

- Cả vợ lẫn chồng chi tiêu món gì, nên nói cho nhau biết và ghi vào sổ thu chi gia đình. Bạn cần nhớ, 20.000 hay 50.000 đồng đều có thể đi chợ được, ăn thua là biết chia ra để tiêu được không chỉ một lần. Cần kiệm tuy hơi thiếu một chút nhưng rồi bạn sẽ quen. Hãy nhớ câu ông bà xưa nói: “Khéo ăn thì nó, khéo co thì ấm”.

- Siêu thị chỉ tiện dụng khi bạn cần mua sắm nhanh chóng các mặt hàng cao cấp, còn đi chợ thường ngày thì bạn nên tìm đến các sạp thực phẩm rau quả thân quen. Ở đó, bạn sẽ mua được thực phẩm tươi, ngon rẻ và khi trả giá, trả tiền, bạn sẽ có tâm lý tiếc tiền mà bớt đi chuyện phóng tay. Còn vào siêu thị, với kiểu trả tiền sau, bạn sẽ dễ phung phí khi chất đống hàng vào xe, giỏ vì không thấy trực tiếp số tiền bay ra khỏi túi của mình, trừ khi ra đến quầy tính tiền mà trả lại hàng thì lúc đó cũng ngại.

- Trong gia đình bạn luôn có nhiều thiết bị dùng điện ở trạng thái chờ thường xuyên 24/24 giờ như tủ lạnh, máy lạnh, bình nước nóng, dàn máy nghe nhạc, ti vi, video, đèn trên bàn thờ, đèn sử dụng cho sáng từ hành lang, từ phòng khách tới nhà bếp... Bởi vậy, bạn hãy tiết kiệm bằng cách tắt hết các đồ điện (trừ tủ lạnh), chỉ khi dùng thực sự mới bật công tắc.

- Áo quần bẩn không nên mỗi cái thay ra là bỏ vào máy giặt ngay, trừ khi quá cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nên dồn áo bẩn thành đống tới 3 tuần hay cả tháng mới giặt, tốt nhất là giặt 1 tuần 2 lần.

- Các bữa ăn gia đình, vợ chồng nên dự liệu sao cho cứ 2-3 ngày đảo món một lần, mua sắm thực phẩm cũng nên sao cho vừa đủ một tuần, đừng thừa mứa quá mức sẽ gây ra lãng phí.

- Xoong, chảo, nồi nấu nên dùng loại đáy phẳng chứ không dùng loại đáy bầu tròn vì loại này nếu rộng hay quá nhỏ so với bếp sẽ làm hao thêm 25% năng lượng đốt nóng.

- Chỉ gọi điện thoại khi nào thật cần thiết, tránh lạm dụng vào những cuộc nói chuyện vô bổ, tuy vài phút không đáng là bao nhưng cộng lại một năm bạn sẽ thấy số thời gian phí phạm vào tiền cước linh tinh đó khá lớn.

- Vòi nước cũng nên hạn chế được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Bạn hứng một thau nước, vặn to cho nhanh rồi bỏ quên, cứ tưởng tràn ra một chút không là bao nhiêu nhưng hãy thử tính một năm số tiền phải trả cho phí nước tràn sẽ rất đáng kể, có thể, nó chiếm hơn 20% tổng số nước bạn dùng.

- Vợ chồng nên cùng nhau cân nhắc, so sánh mức chi tiêu gia đình để đi đến thoả thuận chung về chuyện tiết kiệm. Tiết kiệm món nhỏ sẽ giúp bạn tích luỹ món lớn và sẽ làm bạn hài lòng vì tiền của mình vẫn còn đó. Trái lại, tiêu xài hoang phí luôn gây cho bạn và người bạn đời của mình sự tiếc rẻ, hối hận vì tiền cứ bay đi vèo vèo.

- Vợ chồng nên sắm một con heo tiết kiệm, những tờ bạc lẻ thừa trong ví hay đâu đó trong tủ, cả nhà nên tập bỏ vào con heo đó. Cuối năm hoặc sau vài ba năm đập nó ra, bạn sẽ ngạc nhiên đấy!


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Chiêu tiết kiệm điện của các bà nội trợ

Để tiết kiệm điện cho gia đình, chị em có rất nhiều “chiêu” độc đáo, tiện ích


 



Từ ngày sinh em bé, chị Hạ phải mua bình thủy điện để tiện lợi hơn cho việc chăm sóc cô công chúa nhỏ. Từ việc pha sữa, tráng bát, thìa, bình sữa, đến việc tắm, giặt cho con, thứ gì cũng cần đến bình nước nóng suốt cả ngày. “Dùng bất cứ vật dụng gì, nhất là cho con ăn tôi cũng cần phải tráng nước sôi thật kĩ để diệt trừ vi khuẩn. Các bé ăn vào mới yên tâm. Tuy nhiên, đặt bình nước nóng cả ngày như thế cũng khiến mỗi tháng gia đình tôi bị ngốn một khoản tiền điện khá lớn”, chị Hạ cho hay.

Mỗi tháng, khi trả hóa đơn tiền điện gấp đôi so với trước đó, gần một triệu đồng, nghĩ cũng xót. Nhất là thời điểm sắp tới, giá điện lại tăng, nên chị Hạ vô cùng lo lắng.

Được mọi người gợi ý cách cắm phích nước vào những giờ cần dùng cho sinh hoạt của con, chị Hạ giãy nảy: “Không ổn đâu, tôi muốn khi nào cần là phải có nước. Tuy cũng lãng phí thật, nhưng nếu không có cho bé dùng thì tôi không yên tâm chút nào”.

Tuy nhiên, sau một thời gian, chị nhận thấy việc ghi lại giờ giấc ăn, ngủ, sinh hoạt của bé là điều hết sức quan trọng, và chính điều này sẽ giúp chị tiết kiệm khá lớn điện năng khi cắm bình thủy. “Thay vì cắm điện 24 giờ như trước, mỗi khi đến giờ ăn của con, tôi đều cắm nước nóng trước đó 30 phút. Cách này áp dụng được một tháng và cũng giúp tôi tiết kiệm được vài trăm tiền điện”, chị cho biết.

Để tiết kiệm điện cho gia đình, chị Phương lại có cách làm khác. Chị nhận thấy hai cô con gái lớn dùng điện khá lãng phí. Cả lúc hai đứa ngủ, máy tính, điện vẫn thắp sáng trưng. Nhắc nhở các con lại hay quên, nên trước giờ đi ngủ, chị thường đi một vòng kiểm tra, tắt hết công tắc điện không cần thiết trong nhà. Việc làm này cũng tiết kiệm được đáng kể chi phí cho hóa đơn mỗi tháng.

Lập gia đình mới được hai tháng, lo sắm sửa tiện nghi cho ngôi nhà mới khiến đôi vợ chồng trẻ Minh – Lan không khỏi bối rối. Việc sắm đồ điện sao cho hợp lý, lại tiết kiệm thực sự là điều không hề dễ dàng.

“Ban đầu, theo dự tính của vợ chồng mình sẽ mua một cái tủ lạnh to, với dung tích 250 lít, nhưng nghĩ tủ lạnh lớn lại có hai vợ chồng e hơi phí, nên mình chuyển sang dùng tủ lạnh loại 100 lít. Các loại bóng điện tròn đều được thay thế bằng bóng huỳnh quang, bình nóng lạnh vợ chồng mình cũng chọn loại nhỏ, phù hợp với căn hộ và nhu cầu sử dụng. Mua cái lớn cũng không phải quá đắt, nhưng quan trọng mình muốn thực hành tiết kiệm ngay trong chính gia đình mình”, Lan, cô dâu trẻ cho hay.

Không phải cứ giá điện tăng mới nghĩ đến chuyện tiết kiệm. Trên đây chỉ là một vài “chiêu” tiết kiệm, một vài kinh nghiệm nhỏ của các bà nội trợ để giảm tải chi phí hàng tháng cho gia đình mình. Thực hành tiết kiệm điện ngay từ hôm nay, là điều rất quan trọng trong sinh hoạt gia đình.


Cách tiết kiệm khi mua đồ gia dụng

Mua đồ đa năng có thể dùng nhiều công việc một lúc, không nhất thiết phải mua các mẫu mới nhất hay tận dụng chi phí vận chuyển miễn phí là những cách bạn có thể tham khảo để tiết kiệm đáng kể chi phí khi sắm đồ gia dụng.

Sử dụng model cũ

Dù có tuổi thọ lâu nhưng đồ gia dụng cũng luôn được các nhà sản xuất chú trọng cải tiến. Có thể nói mẫu mã và công nghệ được thay đổi hàng năm khiến các model cũ hoặc các thiết bị ra đời trước đều bị rớt giá. Vì vậy có thể sử dụng các model cũ để tiết kiệm tiền hơn.

Điều này không có nghĩa là sử dụng đồ cũ, bạn có thể mua mới nhưng đó là những thiết bị ứng dụng những công nghệ đã ra mắt thị trường một vài năm trước và vẫn đảm bảo được nhu cầu sử dụng cho toàn gia đình.

Đơn giản như một thiết bị gia dụng nào đó trong gia đình bị hỏng, bạn sẽ phải mua chiếc mới thay thế nhưng không nhất thiết phải mua những đồ mới nhất, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất để rồi không sử dụng hết công suất gây lãng phí.

Bạn có thể tìm lại đúng model mà gia đình đã sử dụng, hoặc những model mới hơn đôi chút có tính năng hoạt động tương tự. Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều ngân sách.

Mua sắm đồng bộ giúp tiết kiệm chi phí.

Mua sắm đồng bộ

Cách này thường chỉ áp dụng cho những gia đình mới xây, chuyển nhà mới hoặc ở những gia đình có nhu cầu thay đổi đồ gia dụng thường xuyên.

Việc mua đồng bộ các thiết bị gia dụng nhà bếp hoặc điện tử gia dụng tại một cửa hàng sẽ rẻ hơn nhiều so với việc mua lẻ từng sản phẩm. Với khối lượng lớn bạn có thể được chiết khấu khoảng vài % trên tổng số tiền.

Nhưng bạn cũng nên kiểm tra, so sánh giá, chất lượng sản phẩm và chế độ hậu mãi chăm sóc khách hàng tại một vài cửa hàng khác nhau. Có thể hơi đắt nhưng chính sách hậu mãi tốt bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Mua các thiết bị đa năng

Mua các thiết bị gia dụng đa năng, có thể làm được nhiều công việc khác nhau trên cùng một sản phẩm cũng là cách tiết giảm chi tiêu.

Ngày càng có nhiều thiết bị gia dụng đa năng có mặt trên thị trường, tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể “cặp đôi” với nhau.

Những thiết bị như vậy cần phải có khả năng hoạt động tương đồng hoặc không “phá nhau”.

Để tiết kiệm, bạn có thể mua một chiếc máy giặt kèm chức năng sấy thay vì mua hai chiếc máy riêng biệt. Hay bạn có thể mua một máy xay kiêm máy ép hoa quả, máy đánh trứng,…vừa tiện dụng lại rất tiết kiệm diện tích.

Mua vào dịp khuyến mại

Để cắt giảm chi phí tối đa, nhiều gia đình đã lựa chọn cách mua đồ gia dụng khuyến mại, giảm giá vào những ngày đặc biệt trong năm hoặc tháng kinh doanh theo chiến lược của từng cửa hàng, từng nhà sản xuất.

Có thể mua một cái tủ lạnh sẽ tặng kèm theo một máy xay sinh tố, hoặc điều hòa sẽ tặng thêm máy tạo ẩm,…và có rất nhiều chương trình cho phép người mua lựa chọn quà tặng khuyến mại phù hợp với nhu cầu.

Tuy nhiên chúng có giá trị tương đồng và những đồ khuyến mại thường là những sản phẩm “xả hàng” dịp cuối năm hoặc chuẩn bị đón những model mới xuất hiện nên cũng cần cân nhắc và lựa chọn kỹ càng trước khi mua đồ khuyến mãi.

Vận chuyển miễn phí

.

Một số thiết bị gia dụng nhỏ có thể được bán trên mạng trực tuyến. Với những đồ này, bạn có thể mua qua mạng để tiết kiệm chi phí nhưng nên chọn những gian hàng có dịch vụ giao chuyển hàng miễn phí hoặc hỗ trợ khách hàng.

Mặc dù không nhiều nhưng cũng khiến khách hàng cảm thấy hào hứng hơn và tâm lý người mua vẫn cảm thấy rẻ hơn khi mình không phải bỏ thêm bất cứ khoản phí nào ngoại trừ tiền mua đồ.




Mẹo tiết kiệm tiền cho đám cưới
Cách tiết kiệm tiền để xây nhà thông minh nhất
Cách tiết kiệm tiền để làm giàu nhanh chóng
Cách tiết kiệm tiền điện thoại bằng mẹo đơn giản
Cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất
Cách tiết kệm tiền hiệu quả cho sinh viên



(ST)