Hướng dẫn đi du lịch Tây Ninh an toàn và tiết kiệm
Mẹo tiết kiệm ga khi đun nấu bà nội trợ nên biết
Thật khó để có được lời khuyên về cách tiết kiệm tiền bạc. Nhưng bạn đã từng nghĩ lý do tại sao việc tiết kiệm tiền bạc có ý nghĩa rất lớn không?
CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN ĐỂ LÀM GIÀU NHANH CHÓNG
Bốn lý do để tiết kiệm tiền ngay bây giờ
Chắc chắn một điều quan trọng là bạn phải để dành tiền để sử dụng lúc nghỉ hưu, để cho con cái học đại học và để đề phòng những trường hợp chi tiêu đột xuất, nhưng có một lý do khác để nên tiết kiệm tiền là tiết kiệm tiền bạc làm cho bạn trở thành một người hạnh phúc hơn.
Rõ ràng là mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của chúng ta. Cách chúng ta cảm nhận về tiền bạc ảnh hưởng đến tất cả các phương diện trong cuộc sống của chúng ta - cảm giác bình yên, tự do, an toàn, hài lòng và thậm chí là tình yêu. Trở thành một người tiết kiệm tiền bạc hiệu quả và thành công có thể nâng cao lòng tự trọng và làm tăng hạnh phúc.
Chúng ta tiết kiệm tiền bạc không phải chỉ vì những thứ mà tiền có thể mua được, mà còn vì những cảm giác thăng hoa, tích cực và tốt đẹp mà cảm giác dư dả về tài chính có thể mang lại.
Sau đây là bốn lý do tại sao việc tiết kiệm tiền bạc sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc:
1) Bạn có thể đón nhận những điều bất ngờ mà không cảm thấy sợ hãi
Các trường hợp khẩn cấp xảy ra với tất cả chúng ta - từ chuyện mất việc đến xuất hiện một lỗ thủng trên mái nhà. Có một quỹ dự phòng mang lại cho chúng ta cảm giác an toàn. Một số tiền dự trữ để phòng trong trường hợp khần cấp có thể làm giảm nhẹ sự lo lắng và khiến bạn cảm thấy có khả năng và trách nhiệm.
2) Bạn đã sẵn sàng khi cơ hội đến
Số tiền tiết kiệm của bạn có thể mang lại cho bạn cảm giác tự do và độc lập quí giá. Nếu cơ hội đến, bạn sẽ có những sự lựa chọn và cơ may - để thay đổi công việc, để đổi chỗ ở, để bắt đầu kinh doanh hoặc đầu tư. Cảm giác mình có thể có các lựa chọn sẽ cho bạn cảm giác về sự dư dả và giàu có.
3) Bạn có thể biến ước mơ thành sự thật
Một trong những lý do tốt nhất để tiết kiệm tiền bạc là sự thích thú, tự tin trong việc đặt ra các mục tiêu tài chính và đạt được những mục tiêu đó. Khi đạt được một mục tiêu, bạn đã chứng tỏ bản thân bạn thật sự có khả năng và giỏi giang như thế nào. Bạn cũng sẽ trở thành một tấm gương tốt cho con cái bạn, chúng sẽ thấy rằng cuộc sống này thật tốt đẹp và những giấc mơ có thể biến thành sự thật.
4) Bạn có thể chia sẻ với người khác
Sự thoải mái về tài chính nhờ việc tiết kiệm mang lại có thể giúp bạn cảm thấy tự tin trong việc chia sẻ và đem đến niềm vui trong cuộc sống cho những người khác. Chia sẻ theo những cách có ý nghĩa sẽ mang lại những cảm giác tốt đẹp giúp cuộc sống thăng hoa. Chúng ta có thể dành dụm tiền để mua những thứ mà chúng ta muốn, nhưng chúng ta cũng có thể dành dụm vì nó mang lại cho chúng ta một cuộc sống giàu có hơn, mãn nguyện hơn và thoải mái hơn.
Cần tiết kiệm bao nhiêu tiền/tháng để thành triệu phú đôla?
Hãy sớm lên kế hoạch tiết kiệm và thực hiện thật tốt, bạn sẽ có thể thành triệu phú.
Ý tưởng trở thành triệu phú dường như quá xa xôi.
Đến lúc về hưu, phần lớn người Mỹ lo lắng về việc liệu họ đã tiết kiệm đủ tiền hay đầu tư đủ để nghỉ hưu một cách thoải mái, nói chi đến việc làm triệu phú. Khảo sát của AP và CNBC thực hiện cho thấy khoảng gần 1/3 tương đương 31% người Mỹ tin họ sẽ cần tiết kiệm tối thiểu 100 đến 500 nghìn USD nếu họ nghỉ hưu trong năm nay để có thể yên tâm nghỉ hưu.
22% số người trả lời tin rằng con số tối thiểu phải ở mức khoảng 1 triệu USD hoặc nhiều hơn.
Chỉ 1/5 số người trả lời tin rằng tài sản của họ sẽ lên mức khoảng 1 triệu USD trong 10 năm tới; 62% khẳng định điều này không thể xảy ra. Như vậy phần đông người trả lời (khoảng 61%) tin thật khó để trở thành triệu phú tại nước Mỹ hiện nay.
Dù vậy, nhiều người vẫn đang “sống chết” để vươn tới cái ngưỡng 1 triệu USD và hàng triệu người Mỹ đã làm được việc này.
Số lượng triệu phú tại Mỹ đang tăng nhanh. Nước Mỹ hiện có hơn 10 triệu triệu phú. Bất chấp khủng hoảng nợ châu Âu và những nỗi lo liên quan đến kinh tế Mỹ, báo cáo vào tháng 5/2011 từ trung tâm dịch vụ tài chính Deloitte cho thấy số lượng triệu phú tại Mỹ đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi lên 20,5 triệu, tổng tài sản của nhóm này đạt 87 nghìn tỷ USD, cao hơn so với con số 39 nghìn tỷ USD vào năm 2011.
Thông thường, tiền đẻ ra tiền. Tuy nhiên trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay, thật khó để làm được điều đó. Theo khảo sát của AP-CNBC, 6/10 người Mỹ (62%) cho biết niềm tin vào đầu tư của họ đã đi xuống sau biến động vừa qua trên TTCK. Trước đó, niềm tin đã tăng trong suốt 12 tháng.
Hiện nay, 65% người sở hữu cổ phiếu, trái phiếu và quỹ tương hỗ kém lạc quan về đầu tư. Năm 2010, con số này ở mức 61%.
Những người tham gia trả lời khảo sát của AP-CNBC chia sẻ họ đang đặt mục tiêu tiết kiệm và đầu tư lên hàng đầu. Khi được hỏi sẽ làm gì nếu có 1 triệu USD, người Mỹ cho biết họ sẽ dành 31% để tiết kiệm và đầu tư; 17% cho gia đình; 14% để chi tiêu cá nhân; 13% để trả nợ; 12% để mua bất động sản và 11% quyên góp cho từ thiện.
Tuy nhiên khi chi phí tăng cao, lương thấp và số lượng người thất nghiệp ngày một nhiều hơn, nhiều người Mỹ buộc phải dùng tiền tiết kiệm để trang trải cho cuộc sống hiện tại hay trả nợ.
Sự thật là những nhà đầu tư nào tiếp tục đầu tư, không rút tiền ra khỏi thị trường trong vài tháng qua cuối cùng có thể sẽ lãi khá cao. Dù thị trường giảm 8% tính từ giữa tháng 7/2011, nhưng chỉ số S&P 500 vẫn tăng 8% trong 12 tháng qua. Tất nhiên trong 5 năm qua, thị trường Mỹ khá khó khăn, S&P 500 mất 8%. Tuy nhiên tính cả thập kỷ qua, chỉ số tăng hơn 10%.
Trong phần lớn các trường hợp, con đường đi đến ổn định tài chính lúc về hưu đi kèm với việc tiết kiệm đều đặn, đầu tư chiến lược và nghỉ hưu muộn hơn so với tính toán ban đầu của bạn.
Hãy nhớ quy tắc:
Thứ nhất, bạn nên biết cách sống đúng với khả năng tài chính của mình.
Thứ hai, bạn hãy biết để riêng một khoản tiền để tiết kiệm hàng tháng và duy trì mục tiêu đó.
Thứ ba, bạn phải đảm bảo có một danh mục đầu tư đa dạng bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và tài sản đầu tư thay thế (hàng hóa, bất động sản) và luôn cân bằng lại nó để đạt mục tiêu tăng trưởng của bạn.
Như vậy, mất bao lâu bạn mới thành triệu phú:
Nếu khởi đầu với khoản đầu tư 10 nghìn USD và danh mục đầu tư của bạn tăng trưởng 5%/năm, dưới đây là khoản bạn cần tiết kiệm hàng tháng để đạt mục tiêu 1 triệu USD ở tuổi 70 (theo tính toán của Bankrate):
25 tuổi, cần tiết kiệm khoảng 450USD/tháng, tương đương chỉ khoảng 15USD/ngày trong suốt quãng thời gian bạn đi làm.
35 tuổi, cần tiết kiệm 850USD/tháng
45 tuổi, cần tiết kiệm 1.700USD/tháng
55 tuổi, cần tiết kiệm 4.000USD/tháng (tất nhiên với tỷ lệ lạm phát 3%, càng già càng cần tiết kiệm nhiều hơn).
(Women's Health) Để làm cho một tài khoản ngân hàng sinh sôi nảy nở, bạn đừng ngồi một chỗ và trông mong vào những khoản “trời cho”. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu và áp dụng các quy tắc tài chính dễ nhớ dễ thực hiện...
Tiền bạc vốn đơn giản, chính nhiều người khiến nó trở nên phức tạp. Chúng ta cần sự giản dị khi xem xét các quyết định liên quan đến tiền bạc. Trong cuốn Quy tắc làm giàu: Con đường đơn giản đưa bạn đến cuộc sống no ấm lâu dài, các bí quyết được ghi lại ngắn gọn nhằm loại bỏ sự rắc rối.
Có những điều tự thân chúng đã sáng tỏ, một số khác lại được giải thích bằng các lập luận lô-gích. Nếu nắm rõ lý do, bạn càng dễ thực hiện các quy tắc này vì chúng quá hợp lý. Chúng cũng dễ nhớ và khi đã thuộc lòng, bạn có thể áp dụng và phát huy hiệu quả
1.Kiếm tiền
Công việc luôn luôn là khoản đầu tư quan trọng nhất:
Cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua chứng tỏ công việc đáng giá hơn nhiều so với tài sản. Bạn nên bảo đảm sự an toàn về mặt tài chính bằng cách xem dạng công việc như một khoản đầu tư. Nếu thu nhập của bạn dựa vào hoa hồng hoặc gắn chặt với “sức khỏe” của nền kinh tế như kinh doanh, coi như bạn nắm một cổ phần. Nếu làm công việc với mức lương ổn định như giáo viên, viên chức tại các cơ quan nhà nước là bạn đang giữ một trái phiếu.
Tùy theo mức độ rủi ro mà bạn điều chỉnh mức đầu tư. Với công việc thời vụ hoặc thiếu ổn định, bạn nên giảm sự hăng hái khi đầu tư. Ngược lại, nếu nó an toàn cao, bạn có thể mạo hiểm hơn.
Xem hạnh phúc là nguồn thu nhập:
Khi được mời làm một công việc mà bạn không cảm thấy hứng thú, nhưng lại phân vân vì thu nhập hấp dẫn, bạn cần nhớ điều này: Tiền bạc chỉ mua được hạnh phúc ở một thời điểm nhất định. Ngoài việc đó ra, sở hữu nhiều tiền không làm nên điều khác biệt. Bạn chỉ cần kiếm đủ tiền để trang trải các nhu cầu thiết yếu hằng ngày như ăn ở, thỉnh thoảng đi du lịch hoặc dành dụm một khoản nhỏ. Có nhiều tiền hơn không giúp bạn hạnh phúc hơn, nhưng không nên để mình rơi vào cảnh túng thiếu để phải lo nghĩ và mất niềm vui sống. Công việc luôn luôn là khoản đầu tư quan trọng nhất.
Nhận biết giá trị của bản thân trên thị trường cạnh tranh tự do
Những gì bạn nhận được có xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra? Nếu nhận ít hơn, bạn đang phí hoài năng lực cũng như phần thu nhập mà mình đáng được hưởng. Nếu được trả quá hậu hĩnh, bạn như cá nằm trên thớt và buộc phải cải thiện kỹ năng hoặc năng suất làm việc của mình. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về mặt bằng lương bổng thông qua bạn bè, người quen hoặc các trang web trên internet.
Một giờ làm việc của bạn trị giá…
Đây là một cách nhanh gọn để tính thu nhập theo giờ: Bỏ đi ba số 0 cuối cùng trong tổng lương mỗi năm rồi chia đôi con số. Chẳng hạn, thu nhập của bạn là 130.000.000 đồng/năm, vậy bạn kiếm được 65.000 đồng/giờ. Dùng công thức này kết hợp mức độ yêu/ghét với phần việc sắp phải thực hiện nhằm quyết định khi nào là lúc nên thuê người và việc nào không đáng để bạn động tay. Bạn đang cân nhắc chuyện thuê người giúp việc với giá 50.000 đồng/giờ?
Nếu không thích việc nhà và kiếm được nhiều hơn mức này, thuê người làm sẽ tốt hơn. Nếu thích làm việc nhà và có thu nhập cao hơn, hãy tự mình xông pha chiến trường; còn nếu giá trị cho một giờ lao động của bạn thấp hơn, bạn nên mở nhạc lên và bắt đầu lao vào giải quyết “núi” việc nhà.
2. Dành dụm tiết kiện thật nhiều
Đếm tiền như đếm lượng calorie
Việc ghi chép lại những gì bạn làm không chỉ hiệu quả với người ăn kiêng mà cả với việc chi tiêu hợp lý. Phần lớn mọi người đều không nắm rõ 100% các khoản tiêu xài, đặc biệt là khoản phải trả bằng tiền mặt. Chính vì lý do này mà bạn nên duy trì nhật ký chi tiêu bằng bất kỳ hình thức nào như giấy bút, website hoặc ứng dụng trên smartphone. Thói quen này sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả tình hình tài chính của mình.
Chi tiêu ít, tiết kiệm nhiều
Bí quyết sống còn ở đây là tiêu xài ít hơn nguồn thu nhập. Chúng ta không cần phải bàn cãi thêm điều này, vì sao? Nếu quyết tâm thực hiện bí quyết này, bạn sẽ tự động kiên định trong việc tiết kiệm. Bạn cần đặt mục tiêu dành dụm ít nhất 10% thu nhập. Nếu không thể chạm mức này, bạn nên bắt đầu với mức 3% hoặc 5%. Nếu có thể tiết kiệm hơn 10%, bạn nên hào phóng với chú heo đất của mình. Khi nhìn thấy chú béo lên từng tháng, bạn sẽ càng hứng thú hơn với chuyện dành dụm.
Mang theo tiền mệnh giá nhỏ
Rút ra giấy bạc mệnh giá lớn bao giờ cũng khiến bạn “đau bụng” hơn loại mệnh giá nhỏ. Vì vậy, để tờ 200.000 và 500.000 đồng ở nhà, chỉ mang theo tờ mệnh giá nhỏ sẽ giúp bạn khấm khá hơn đấy.
Tiết kiệm mỗi khi được tăng lương
Thông thường, khi được tăng lương, bạn sẽ khao đồng nghiệp bữa tối hoặc tự thưởng một món quà và chi tiêu thoải mái hơn. Bạn nên nhớ: Mọi đợt tăng lương đều kéo theo một khoản tăng tương ứng trong chi tiêu. Nói cách khác, bạn cần tỉnh táo trong lúc tận hưởng niềm vui từ thành quả lao động và đừng quên lập kế hoạch để “vỗ béo” thêm cho tài khoản tiết kiệm
Tích tiểu thành đại
Vài trăm nghìn đồng không phải là một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, bạn nên dành ra khoản này mỗi tuần để bỏ vào một tài khoản hưu trí và duy trì thói quen ấy trong 30 năm. Sau này, bạn sẽ có một số tiền dành dụm không nhỏ chút nào!
Học cách tiêu tiền của người giàu
Với những người giàu có, đặc biệt là làm giàu bằng chính sức lực mình, họ sống và chi tiêu theo một cách riêng. Họ làm những điều hoàn toàn khác, lối sống khác và cách nghĩ khác. Bởi tiền làm ra bằng chính sức lao động của bản thân bao giờ cũng có ý nghĩa hơn. Vậy cách tiêu tiền của họ như thế nào? Làm sao họ lại có thể giàu có như vậy? Hãy cùng phân tích và học hỏi.
Đúng vậy, những người giàu có luôn tiết kiệm tiền mặt của họ. Thay vì ăn uống mọi lúc mọi nơi, họ nhét những tờ USD vào các quỹ tương hỗ cổ phiếu để thanh toán.
Theo Jean Chatzky, trong Sự khác biệt giữa người giàu và nghèo, 55% người tự sức làm giàu thành công nhờ tiết kiệm.
Hành động: Đừng tiêu khi bạn chưa thực sự cần? Hãy viết ra và tìm kiếm giải pháp thay thế ít tốn kém hơn. Nếu bạn mua sắm tại Starbucks vào mỗi buổi sáng, hãy dừng lại. Đều đặn gửi tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, bạn sẽ có được một khoản tiết kiệm. Khi đã tiết kiệm được chút đỉnh, hãy thử mạo hiểm đầu tư vào một quỹ tương hỗ cổ phiếu và xem nó phát triển.
2. Không chi tiền vào những thứ không cần thiết
Nói cách khác, dừng mua sắm, ăn uống hay đổ tiền vào những thứ không cần thiết và chi ngân sách của bạn thật thông minh đối với những thứ như nhà và xe hơi.
Nếu bạn phải trả 400 USD mỗi tháng cho một chiếc SUV, đó quả thực là một chiếc xe uống đô hằng tuần, hãy tìm cách giảm dần xuống. Bạn có thực sự cần một chiếc SUV? Chiếc xe tải nhỏ thay thế sẽ là lựa chọn hiệu quả hơn?
Đánh giá bản thân và thay đổi: Bạn đang chi cả đống tiền hằng tháng cho một chỗ ở xa hoa? Tại sao bạn không chọn một ngôi nhà nhỏ hơn? Bạn có thể chọn những loại quần áo ít tốn kém? Hãy trung thực trong đánh giá của bạn, hoặc bạn đang lãng phí thời gian của mình.
3. Mặc cả
Đừng bao giờ trả đủ tiền cho một thứ gì đó. Luôn luôn tìm cách để có được mức giá rẻ hơn. Nói chuyện với người quản lý cửa hàng. Xếp hàng, chờ đợi và mua sắm trong những ngày giảm giá. Nếu bạn là một người mua sắm có mục tiêu, bạn chỉ cần chăm chú theo dõi thông tin là biết lịch trình giảm giá của các cửa hàng, siêu thị.
Hành động: Hãy nhanh chóng thực hiện kế hoạch mặc cả. Nếu bạn muốn mua sắm thứ gì đó, hãy tra thông tin những địa điểm bán rẻ hơn, sử dụng phiếu giảm giá, hoặc mặc cả để có một mức giá tốt hơn. Sau đó, nhanh chóng gửi số tiền dư lại vào tài khoản tiết kiệm nếu không muốn tiêu hết mất
4. Chỉ cần làm điều đó
Điều này đúng trên nhiều cấp độ. Những người làm giàu bằng chính sức mình thường có lối suy nghĩ rằng, họ có thể và sẽ thay đổi tình huống của họ. Thay vì chờ đợi những điều tốt đẹp xảy ra hoặc tự hỏi tại sao họ không đến, họ nhận ra và làm cho chúng xảy ra. Họ đầu tư vào các doanh nghiệp. Họ bắt đầu kinh doanh hoặc đầu tư vào những thứ sẽ mang lại lợi nhuận cao.
Hành động: Cho dù bạn đang làm việc ở trung tâm mua sắm hay các cửa hàng tạp hóa, hãy tìm cách để kiếm được nhiều tiền hơn. Đừng tự cho mình thời gian nhàn rỗi. Nếu muốn kiếm được nhiều hơn, bạn phải tìm cách kiếm tiền và làm cho tiền sinh sôi.
5. Thiết lập mục tiêu và đạt được chúng
Công việc của bạn sẽ đạt hiệu quả hơn nếu bạn biết thiết lập mục tiêu cho mình. Những người giàu có biết rõ thứ mà họ muốn kiếm được, và họ thiết lập một kế hoạch trước khi ra ngoài làm điều đó. Họ nghiên cứu kỹ thứ mà họ cho rằng sẽ kiếm được bộn tiền, sau đó thiết lập kế hoạch và hoàn thành mục tiêu.
Hành động: Thiết lập mục tiêu tài chính nhỏ, bạn có thể dễ dàng đạt được và xây dựng sự tự tin cho mình. Khi bạn đã đạt được mục tiêu, hãy tiếp tục thiết lập mục tiêu mới, điều này sẽ giúp bạn không ngừng phấn đấu và tìm thấy niềm lạc quan trong cuộc đời.
6. Sống giản dị
Cuộc sống của những người làm giàu bằng sức mình đơn giản hơn chúng ta tưởng, bởi vì càng dùng nhiều bạn càng phải trả nhiều. Bạn có cần đến 100 đôi giày? Hay dùng đến ba chiếc máy tính xách tay trong nhà?
Bạn có thể tồn tại với một thứ chứ? Chúng ta đang ở trong một xã hội tiêu dùng, và nó phản ánh trong tất cả các "công cụ" mà chúng ta mua. Và hầu hết chúng ta không thực sự cần.
Hành động: Đi quanh nhà, xem xét và loại bỏ những thứ bạn không cần. Sau đó, ghi nhớ không chi tiền cho những thứ không cần thiết. Hãy suy nghĩ ba lần trước khi mua, và luôn luôn tìm cách sống đơn giản.
7. Tự chăm sóc sức khỏe
Vâng, người giàu luôn tự ý thức chăm sóc bản thân. Ai muốn trả tiền viện phí hàng ngàn đô để chữa trị những thứ do chính mình phá vỡ? Không chỉ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và tiết kiệm, họ duy trì sức khỏe bằng cách chăm chỉ tập luyện và ăn uống đúng cách.
Hành động: Nếu bạn chưa tập một môn thể thao nào, hãy bắt đầu. Tăng mức độ tập thể dục và xem kết quả (cả thể chất lẫn tinh thần) sau một vài tuần. Tâm trí và cơ thể của bạn sẽ tiến bộ rõ rệt.
Cách tiết kiệm sai lầm thường mắc phải
Giá cả tăng lên khắp nơi đã khiến mọi người tìm kế thắt lưng buộc bụng bằng mọi cách. Mặc dù việc này nghe có vẻ dễ dàng, song vẫn có một số lớn người mắc các sai lầm khi tiết kiệm, và thực tế lại đang lãng phí hơn. Dưới đây là một vài sai lầm phổ biến như vậy, đưa ra trên chuyên trang tài chính Thestreet mình thấy rất đúng nên muốn chia sẻ với mọi người. Tiết kiệm không đúng cách cũng dẫn đến nhiều sai lầm. Ảnh: internet 1. Ngừng tiêu dùng Đây có vẻ là cách đơn giản nhất để tiết kiệm. Vấn đề là nếu làm điều này mà không có dự tính trước, việc không tiêu tiền có thể làm tăng thêm các khoản phí phát sinh về lâu dài. Bạn nên ngừng mua những thứ không cần thiết, nhưng không nên ngừng tiêu tiền vào những thứ có tính phòng ngừa, bảo hiểm và nền tảng. Bạn sẽ tiết kiệm được tiền hôm nay bằng việc không đến nha sĩ kiểm tra răng, nhưng nếu điều đó dẫn đến bệnh về răng miệng, tiết kiệm hóa ra lại đẻ ra chi phí lâu dài. Điều cần làm là: Đảm bảo bạn tiếp tục có những cuộc kiểm tra định kỳ, và khắc phục ngay khi có những sự cố nhỏ nhất, ngay cả nếu việc này khiến bạn tốn kém chút ít. Nó sẽ giúp bạn không phải bỏ một khoản lớn cho những chi phí sửa chữa về sau. 2. Mua đồ rẻ tiền, không phải là mua theo giá trị sử dụng Mọi người thường nghĩ cách tốt nhất để tiết kiệm là săn lùng những món đồ có giá bèo. Mặc dù việc này đôi khi có ích, song chìa khóa thực sự của việc tiết kiệm là học cách mua bất cứ thứ gì có giá trị tốt nhất. Mua những món đồ rẻ nhất chỉ có thể kéo dài được 1-2 năm, trong khi nếu bạn trả giá gấp đôi thì có thể mua được những thứ dùng cả đời, kết quả là về lâu dài bạn tốn kém hơn nhiều vì phải thay đi thay lại liên tục. Một ví dụ khác: Mua bột ngũ cốc dinh dưỡng đắt hơn một chút, nhưng sẽ giúp bạn khỏe mạnh - chứ không phải là loại rẻ tiền nhất chỉ toàn đường mà chả có mấy dinh dưỡng. Điều cần làm: Chìa khóa quan trọng để tiết kiệm là làm thế nào để đi chợ mua theo giá trị của đồ vật. Giá bán chỉ là một nhân tố bạn cần quan tâm. Các yếu tố quan trọng khác gồm: vật đó có tuổi thọ bao lâu, chế độ bảo hành, và bạn có sử dụng nó thường xuyên không. Học cách xem xét giá trị thay vì giá bán sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền về lâu dài. Những sai lầm về tiền bạc không phải là thứ dễ chữa. Ảnh: internet 3. Vội vàng Khi cần tiền, mọi người thường vội vã tìm biện pháp nhanh để làm giảm chi phí. Họ muốn có thứ gì đó ngay lập tức giải quyết khó khăn của mình, vì thế họ cắt giảm hết thứ này đến thứ khác, chắc mẩm nó sẽ giải quyết vấn đề. Họ làm một cách vội vã mà không nhận ra rằng không có biện pháp quá nhanh nào trong việc tiết kiệm cả. Những sai lầm về tiền bạc không phải là thứ dễ chữa. Nó thường là những vấn đề dài hạn. Vì thế, bạn cần sự kiên nhẫn để thành công. 4. Tự nhủ phải "nhịn" nhu cầu cá nhân Nhiều người cảm thấy rằng tiết kiệm tiền nhất thiết phải là từ bỏ những thứ họ thích, khiến cho toàn bộ quá trình rất "đau đớn". Sự thật là, tiết kiệm không nhất thiết phải đi kèm đau khổ, mặc dù nó sẽ làm thay đổi lối sống của bạn, có liên quan đến việc bạn mua hàng hóa, dịch vụ thế nào. Rất có thể, thời gian qua bạn đang mua hàng hóa và dịch vụ một cách vô tội vạ, và giờ đây, bạn chỉ mua đúng những thứ mình cần thôi. Học cách làm giảm chi phí đi kèm với chúng, thay vì từ bỏ hoàn toàn sẽ là cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm tiền. 5. Tin rằng không cần phải có những thay đổi cơ bản Vì cho rằng thiếu tiền là trục trặc ngắn hạn, nên nhiều người không nghĩ rằng phải có những thay đổi cơ bản trong cách nghĩ và làm. Khi đó, kế hoạch cắt giảm chi phí và tiết kiệm không bao giờ trở thành ưu tiên dài hạn, và dẫn tới kết quả là họ không thể dành dụm được theo cách mà họ nghĩ. Điều cần làm là: Bạn phải thực hiện những thay đổi cơ bản để áp dụng biện pháp tiết kiệm vào trong cách sống của mình. Làm sao để "những lỗ hổng tiền bạc" không lặp lại như các ổ gà trên đường và rồi lớn thành ổ voi. Với một chiến lược dài hơi như thế, bạn sẽ tiết kiệm đủ tiền cho tất cả các nhu cầu tài chính của mình về sau. |