Cách trả lời thư mời nhận việc khôn ngoan nhất
Cách ứng xử khi bị xúc phạm khôn ngoan nhất
Cách giao tiếp với cấp dưới khôn ngoan của người quản lý giỏi
7 bước để thấu hiểu con người
Không có bất cứ nguyên tắc nào để đoán biết thực sự tính cách của con người, dù là 7, 70 hay 700 bước. Nếu thật sự đoán biết con người đơn giản như vậy thì thế giới không còn điều gì thú vị nữa. Nhưng dù sao một số bước căn bản sau đây có thể giúp ích cho bạn:
Hãy lắng nghe cả điều người ta nói lẫn cách họ nói. Mọi người thường có xu hướng nói nhiều hơn họ muốn. Bạn hãy tạm ngừng nói – một khoảng yên lặng sẽ khiến mọi người nói nhiều hơn sau đó.
Bước 2: Quan sát tích cực
Bạn đã bao giờ xem một chương trình đối thoại hay phỏng vấn trên truyền hình và thốt lên: “Ồ, người này đang lo lắng quá!” hoặc “À ha, câu hỏi đó khiến anh ta lúng túng!”?
Rõ ràng, bạn không cần phải đọc sách về ngôn ngữ cơ thể để có thể hiểu những cử chỉ hay động tác nhất định. Cách ăn mặc cũng phản ánh nhiều nét tính cách của một con người.
Bước 3: Nói ít hơn
Làm như vậy, tự nhiên bạn sẽ biết nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn và ít mắc sai lầm hơn. Nếu bạn muốn nói thì thay vì phát biểu gì đó, hãy đặt câu hỏi!
Bước 4: Xem xét lại ấn tượng ban đầu
Tôi thường tin vào ấn tượng ban đầu, song với điều kiện là đã xem xét cẩn thận. Phải có một quá trình suy ngẫm hoặc xem xét từ khi ấn tượng ban đầu xuất hiện cho đến lúc bạn chấp nhận nó như một nguyên tắc của mối quan hệ.
Bước 5: Dành thời gian tận dụng những điều bạn đã biết
Nếu bạn chuẩn bị gặp hoặc gọi điện cho một người nào đó, hãy dành vài phút suy ngẫm về những gì bạn biết và những phản ứng mà bạn muốn có ở họ. Dựa trên những điều đã biết về người đó, bạn sẽ lựa chọn được cách nói hoặc cách hành động để có được phản ứng như mong muốn?
Bước 6: Suy xét khôn ngoan
Để đoán biết con người tốt hơn, bạn cần phải suy xét khôn ngoan. Bạn không nên nói cho họ biết bạn nghĩ rằng họ thật dễ đánh bại, hoặc chỉ ra những điều bạn cảm thấy họ sẽ làm sai. Nếu để họ nắm được những gì bạn biết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng hiệu quả những hiểu biết của mình. Bạn không cần đổi đánh giá của bạn về một người nào đó để có được nhận xét tốt của họ về mình. Hãy nhớ, trong trường hợp này, thông tin chỉ có giá trị nếu ai đó biết về bạn ít hơn những điều bạn biết về họ.
Kể cho người khác nghe mọi điều bạn biết khiến họ có cơ hội xâm phạm đến sự an toàn của chính bạn. Hãy để họ tự tìm hiểu về tính cách và thành tích của bạn từ người khác.
Bước 7: Khách quan
Trong bất kỳ tình huống kinh doanh nào, nếu bạn có thể giữ thái độ khách quan, nhất là khi sự việc đang trở nên gay gắt, căng thẳng thì tự nhiên khả năng quan sát của bạn sẽ tăng lên.
Khi một người bắt đầu nổi nóng, đó là lúc anh ta sơ hở nhất. Nếu bạn cũng đáp trả bằng một câu nóng nảy không kém, thì không những bạn lmà giảm khả năng quan sát, mà còn khiến mình bị sơ hở nữa.
Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động hơn là sự phản ứng bột phát trong các tình huống kinh doanh. Thay vì phản ứng, chủ động sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những gì mình biết, biến những nhận thức thành quyền điều khiển. Nếu tiếp tục để bản thân lâm vào thế bị động, bạn đã đánh mất lợi thế này của mình.
Nếu không phản ứng thì bạn sẽ không bao giờ phản ứng thái quá và thay vì bị điều khiển, bạn sẽ là người điều khiển.
Tìm hiểu về suy nghĩ sâu sắc
Thường thường ta cần có suy nghĩ sâu sắc khi muốn tìm hiểu, khi cần phải lên tiếng, khi cần phải làm một sự việc quan trọng hay phức tạp nào đó.
Suy nghĩ sâu sắc không có nghĩa là lúc nào cũng suy nghĩ, mà là suy nghĩ có mục đích, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và có phương pháp. Có phương pháp nghĩa là chịu thu thập, chịu dựa vào nhiều nguồn thông tin liên quan đến sự việc (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) để phân tích, ngẫm nghĩ trước khi đưa ra ý kiến, trước khi bắt tay vào việc.
Trong cuộc sống ta thấy có một số người, lời nói của họ thường mang nhiều ý nghĩa, hợp lý và có tính thuyết phục cao. Khi làm một việc gì dù gặp khó khăn họ vẫn làm đến nơi đến chốn và thường gặt hái kết quả tốt. Người như vậy ta gọi là người sâu sắc.
Người có suy nghĩ sâu sắc thường tự biết cái gì nên nói, nên làm, và cái gì không nên. Khi làm một việc gì họ chịu khó phân tích, mổ xẻ mọi khía cạnh cả ưu lẫn khuyết hầu tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất, đồng thời vạch ra chương trình hành động một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lý. Có thể nói, người có suy nghĩ sâu sắc thường tự tin, có bản lĩnh và có khả năng xử lý, đối phó tốt với với mọi vấn đề trong mọi tình huống.
Ngược lại, người ít chịu suy nghĩ và không biết cách suy nghĩ thường lặp lại sai lầm cũ, dễ nổi nóng, hay phát ngôn bừa bãi, làm nhiều việc vô ý thức, dễ mất lòng người khác. Họ có thể đảm nhận tốt những công việc quen thuộc hay công việc giống nhau mỗi ngày. Tuy nhiên nếu được giao việc phức tạp thì họ không có khả năng hoàn thành tốt vì đầu óc ít nhạy bén, thiếu kiên nhẫn và họ không thể tự nghĩ ra cách làm việc có phương pháp. Có thể nói, người ít suy nghĩ thường dựa vào môi trường quen thuộc và họ thường yếu kém khả năng làm việc độc lập.
Người có suy nghĩ sâu sắc thường có ít tật xấu (có thể vì họ kềm chế, che đậy giỏi). Trong khi đó, người ít suy nghĩ thì ẩu tả với những việc làm thiếu văn hoá của mình vì họ không ý thức được việc gì đúng việc gì sai. họ không hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải có ý thức. Họ thường không tự nhận ra các thói xấu của mình, trong khi ưa chỉ trích những thói xấu tương tự nơi người khác.
Theo tôi, người có suy nghĩ sâu sắc có vài khác biệt so với người thông minh. Thông minh là một tư chất tốt do được sinh ra như vậy. Người thông minh tiếp thu và sử dụng kiến thức tốt. Người thông minh cũng thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề và lời nói của họ cũng thường có chiều sâu. Khác biệt đáng nói giữa hai loại người này là: người thông minh thường chủ quan, trong khi người sâu sắc chịu suy nghĩ, cẩn thận, kiên nhẫn trong cách đối đáp và trong công việc.
Người thông minh có thể làm xong việc nhanh, nhưng hay gặp những khó khăn bất ngờ. Trong khi công việc của người suy nghĩ sâu sắc thường suông sẻ. Người thông minh có thể bỏ cuộc vì chán nãn, vì gặp khó khăn hay vì kết quả tạm thời không như ý. Còn người sâu sắc thường làm đến cùng vì họ đã có tiên đoán, đã có tính toán kỷ lưỡng mọi sự trước khi bắt tay vào cuộc. Vậy, suy nghĩ sâu sắc là một cách giúp ta đạt được mục đích. Nó bù đắp, hổ trợ cho sự thông minh nhằm giúp ta dễ thành công hơn trong công việc.
Trái ngược với sự sâu sắc là sự nông cạn. Tôi không nghĩ là có người nào nông cạn vì ai cũng có một bộ não nên ai cũng có thể suy nghĩ thật thấu đáo nếu chịu tập. Tuy nhiên, có nhiều người vì lười suy nghĩ nên chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt. Đôi khi họ nói hay làm những việc chỉ có tính thoả mãn tạm thời chứ không thấy, không lường được cái hại sẽ xảy ra sau đó. Họ dễ bực bội, dễ nãn chí, dễ bỏ cuộc nữa chừng. Họ vẫn còn thói quen thích nghe, thích tin những tin đồn nhảm, những điều tán dốc, những sự việc được nghe từ người này qua người khác. Nói chung, suy nghĩ nông cạn chỉ có hại.
Có một số người tự cho là họ suy nghĩ rất nhiều, nhưng họ không làm xong việc tốt hay họ không thể nói được lời nói thuyết phục. Có thể bởi vì suy nghĩ nhiều nhưng chưa được khách quan, chưa đúng cách – ví dụ: họ quá chú tâm đến quyền lợi cá nhân, họ chỉ chọn ra vài ba sự việc liên quan đến vấn đề để xem xét trước khi có quyết định nên họ bỏ xót nhiều nguồn thông tin có giá trị.
Một trong những yếu tố giúp cho ta có suy nghĩ sâu sắc là đọc sách. Đọc sách giúp ta nâng cao kiến thức, có được những hiểu biết có căn bản và có kinh nghiệm lý luận, kinh nghiệm suy nghĩ, kinh nghiệm cảm nhận sự việc một cách khách quan. Chính những yếu tố vừa nêu giúp ta tự tin và có lập trường vững chắc. Đây cũng là những điều kiện cần thiết cho một bộ óc có khả năng nhìn xa thấy rộng. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: phải tìm hiểu tường tận bằng cách tìm tòi trong sách, trên mạng và hãy tập đưa ra câu hỏi/ thắc mắc khi nào có thể.
Tóm lại, hằng ngày ta vẫn suy nghĩ đủ chuyện nhưng có những lúc ta cần phải có những suy nghĩ sâu sắc để bảo đảm việc làm hay lời nói của ta có chất lượng và có giá trị. Sâu sắc rất hữu ích cho người bạn thân, cho người đồng nghiệp, cho người con trong gia đình, cho người chồng và vợ, cho người chỉ huy…. và hữu ích cho tất cả mọi người. Nó còn có thể nâng cao ý nghĩa cuộc đời, niềm hạnh phúc và sự thành công cho ta. Thật vậy ai cũng có thể Suy Nghĩ Sâu Sắc và ai cũng nên tập Suy Nghĩ Sâu Sắc.
Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật
Và bà đã kể lại câu chuyện có nội dung như sau: Bé trai Jasio mới trên dưới một tuổi đã có cô em gái mấy tháng. Bữa nọ Jasio lấy ngón tay chọc vào mắt em gái. Bố mẹ em hoảng quá vội vàng bế thốc em gái lên và mắng bé thậm tệ: “Mày không biết mày làm thế là chọc mù mắt em hay sao!". Tác giả câu chuyện đưa ra nhận xét: Jasio đâu phải là ông anh độc ác, nó chỉ muốn em gái mở mắt ra xem mắt em thế nào. Cũng như phần lớn trẻ em ở tuổi mình, Jasio coi tất cả mọi người quanh bé như những đồ vật để nó tiến hành các thí nghiệm thuần túy vật lý học: Thử xem có thể làm gì với những “đồ vật” đó, nên đẩy ngã, giật tóc, sờ nắn khắp nơi là chuyện bình thường.
Trẻ nhỏ không biết rằng người khác cũng có những trạng thái nội tâm nào đó. Thậm chí nếu chúng có phát hiện ra ở mọi người những cái mà đồ vật không có thì trong mười mấy tháng đầu đời chúng cũng không phân biệt được những cảm nhận, mong muốn của chính mình với trạng thái và mong muốn của người khác. Trẻ em luôn coi mình là chủ nhân của cả thế giới chúng đang sống, cho nên chúng coi tất cả các trạng thái tâm lý của người khác cũng giống hệt như các trạng thái của chúng. Nhà khoa học nổi tiếng người Thụy Sĩ, Jean Piaget, đã gọi hiện tượng này là tư tưởng trung tâm nhận thức. Bằng chứng rõ ràng nhất về tư tưởng này là việc làm của trẻ thể hiện trong trò chơi giấu - tìm. Một cậu bé ở tuổi lên ba lên năm giấu một vật gì đó, chẳng hạn như quả bóng hay con búp bê, ở chỗ cậu tự chọn cho mình (thí dụ trong đôi giầy của bố), một cậu bé khác, khi đó phải ở phòng bên cạnh, không nhìn thấy, có nhiệm vụ tìm ra đồ vật đã được bạn mình giấu đi. Nếu chúng ta hỏi: “Cháu nghĩ sao, bạn cháu sẽ đi tìm các thứ ấy ở đâu ?” thì những trẻ em ở vào độ tuổi lên sáu vẫn hầu như có cùng câu trả lời: trong đôi giầy của bố. Nói cách khác, trong giai đoạn phát triển nhất định của mình, trẻ không phân biệt được cách nhìn của mình với cách nhìn của đứa trê khác hay cách nhìn của người lớn khác. Nó luôn có cảm tưởng rằng người khác cũng nhìn thấy, cũng biết và trải nghiệm những cái giống y như nó, mặc dù các tình huống là hoàn toàn khác nhau. Quan sát phản ứng của những đứa trẻ cùng lứa tuổi bị coi là đồ vật (như việc em gái khóc do nó cố làm em mở mắt ra, hoặc tiếng kêu cũng những giọt nước mắt của bạn trai bị lấy mất quả bóng, bạn gái bị giật tóc), cũng như nhìn thấy phản ứng của người lớn trước những hành động mang tính thăm dò, phát hiện của chúng, trẻ dần dần học được một điều rằng những người khác cũng có sự cảm nhận và nhu cầu nào đó, rằng không phải bao giờ họ cũng muốn những em tưởng tự như chúng, rằng đôi khi chỉ đơn giản là cngười ta không nhìn ra cái mà chúng đang nhìn thấy. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em ở độ tuổi lên năm lên sáu đã biết làm theo nguyên tắc: “Ta sẽ nhìn thấy gì khi ta ở vị trí của bạn kia”’.
Dần dần từng bước, chúng ta học cách ly tâm, tức là chúng ta được chuẩn bị về mặt nhận thức vượt ra khỏi cái không gian của riêng mình, bước vào một không gian khác. Chúng ta có đủ khả năng vứt bỏ tư tưởng, trung tâm nhận thức. Nhưng liệu như vậy đã phải là chúng ta đang lớn dần, vượt ra khỏi nó chỉ một lần và vĩnh viễn, để rồi với tư cách người lớn, chúng ta sẵn sàng đi theo xu hướng phát hiện ra sự khác biệt ở người thứ hai đồng thời hiểu rõ quan điểm của người ấy không? Tại sao ở người lớn vẫn có chuyện ai đó không đủ khả năng vượt ra khỏi cái không gian nhỏ hẹp của mình? Có ba nhóm yếu tố có thể được coi là quan trọng nhất: Những vấn đè gặp phải với cái “tôi” cá nhân, với sự tự đánh giá mình và với nhận thức về giá trị bản thân, coi hình ảnh mình như một khuôn mẫu hay công cụ để hiểu người khác, lười biếng về mặt nhận thức, tức là thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc, không có ý chí và năng lực lắng nghe.
Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.
Để có thể thấu hiểu người khác, cần phải thật sự quan tâm đến anh ta, phải dành cho anh ta khoảng thời gian nhất định của mình, phải có năng lực nhận thức và phải có nhiệt tình. Nhưng chúng ta có thể tập trung vào người khác thế nào được khi chúng ta còn bận bịu với bao suy nghĩ về các vấn đề của chính mình, khi bản thân chúng ta còn chưa biết được là mình thuộc loại thông minh hay đần độn, mình là người bạn tốt hay cũng chỉ là một kẻ xấu xa, đểu cáng, khi chính chúng ta còn chưa xoay xở được với bao thứ trách nhiệm được giao ở cơ quan, còn con cái chúng ta thì học hành chẳng đâu vào đâu ở trường? Trong rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học, người ta đã chỉ ra rằng phát hiện chính xác ở người khác (cả người quen cũ và người mới quen), những lầm lẫn trong việc gán nguyên nhân cho hành động của người thân nhất (vợ, chồng, cha, mẹ, con cái) thường có nguồn gốc ở những vấn đề liên quan đến việc tự đánh giá thấp bản thân. Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu do bà Maria Jarymowicz và các cộng sự của bà tiến hành đã chỉ rõ rằng những người tự đánh giá mình thấp thì cũng đánh giá thiếu chính xác nhất xúc cảm của người khác, còn những người đánh giá tích cực, trung thực về bản thân mình thì bao giờ cũng hiểu người khác một cách đúng đắn nhất. Chưa hết, nếu những người đang trải qua nỗi khó khăn, buồn phiền liên quan trực tiếp đến bản thân mình được tác động để nâng cao những đánh giá vẻ bản thân thì về cơ bản họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước nhu cầu và những vấn đề đang gặp phải của người khác, họ hiểu thấu hơn những người kể trên.
Tâm lý đàn ông khi yêu
Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tìm hiểu trước khi kết hôn
Khi yêu đàn ông sợ nhất điều gì
Đàn ông nghĩ gì về phụ nữ, bật mí để hiểu trái tim chàng
Sau khi chia tay đàn ông nghĩ gì?
(ST)