Cách tìm kiếm thông tin hiệu quả trên internet


Bạn có biết Internet là kho kiến thức của nhân loại? Trên Internet bạn có thể tìm được vô số thông tin bổ ích và các kiến thức về mọi lĩnh vực từ khoa học cho đến lịch sử, văn học... Chính vì thế phương pháp tìm kiếm thông tin trên Internet được xem là một kỹ năng vô cùng quan trọng.





CÁCH TÌM KIẾM THÔNG TIN HIỆU QUẢ TRÊN INTERNET

Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên Internet

Bạn hãy tưởng tượng trước 1 kho thông tin như thế mà bạn chưa có mục đích tìm kiếm rõ ràng thì bạn sẽ vô cùng mất thời gian thậm chí bão hòa kiến thức vì lượng thông tin "nạp" vào trí nhớ quá nhiều. Sau đây, Hiếu Học sẽ trình bày một số phương pháp mà Hiếu Học tổng hợp được để giúp các bạn có thế tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các bước chuẩn bị trước khi bắt đầu dùng Internet tìm kiếm

- Thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng. Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa bằng cách thu hẹp chủ đề, bạn sẽ tìm kiếm thông tin theo chiều sâu. Những thông tin này có thể ít hơn nhưng sẽ sát với chủ đề mà bạn muốn tìm.

- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hay những người trợ giúp nghiên cứu trong các thư viện.

- Liệt kê những trang web nổi tiếng, có các đánh giá, chọn lọc…

- Ghi vào sổ tay các địa chỉ trang web chuyên về chủ điểm đang cần nghiên cứu có thể mục lục, tuyển tập liệt kê theo chủ đề…

- Nhẩm lại những từ khóa hay chủ đề quan trọng trong đầu để sử dụng nó trên công cụ tìm kiếm.

Sử dụng công cụ, chức năng tìm kiếm (search engine)

Sự ra đời các công cụ dò tìm là rất hữu ích cho người dùng Internet. Các trang này được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ, tên người, nội dung trang…nói chung tìm mọi thứ mà các trang web khác đưa lên hoặc tự nó tìm đến.

Bạn nên sử dụng nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Mỗi công cụ tìm kiếm có một dữ liệu khác nhau về danh sách các trang web. Một vài công cụ tìm kiếm cỡ lớn còn tìm ra luôn cả những công cụ tìm kiếm nhỏ khác. Kết quả tìm đối với trang này có thể ít, nhưng trang khác thì rất phong phú hoặc ngược lại. Do đó, bạn nên dùng nhiều trang tìm kiếm khác nhau để tìm cùng một vấn đề mới có hiệu quả. Tất nhiên, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vậy, kiên nhẫn  là yếu tố giúp bạn sở hữu được thông tin cần thiết.

Các trang web có công cụ dò tìm nổi tiếng hiện nay là: google.com, yahoo.com...(nổi tiếng toàn thế giới) hay monava.vn, xalo.vn, zing.vn, bamboo.vn... (ở Việt Nam).

1. Những bước cơ bản để tìm kiếm:

Sau khi gõ từ khóa vào và tìm kiếm thì một loạt kết quả sẽ hiển ra. Mỗi kết quả là một đường link đến trang web có chứa từ khóa hoặc chủ đề mà bạn đang muốn tìm. Việc bạn cần làm lúc này là xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra:

- Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và gõ thêm từ vào ô tìm kiếm.

- Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp/ xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế.

- Bạn cũng nên thử xem qua những kết quả đầu tiên. Nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác

2. Để tìm kiếm một cách chi tiết hơn nữa thì bạn hãy sử dụng mục tìm kiếm nâng cao của chức năng tìm kiếm. Các kiểu tìm có thể dựa vào:

- Kết hợp các từ khóa, bao gồm cả chuỗi Boolean tức là các từ: AND (VÀ), OR (HOẶC), NOT(KHÔNG). Ở đây Hiếu Học xin nói rõ thêm về ý nghĩa từ khóa: Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu, nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó. Ví dụ bạn đang muốn tìm tài liệu để luyện thi đại học thì từ khóa ở đây là "luyện thi đại học" hay cụ thể hơn (để cho ra kết quả chính xác hơn) là "tài liệu thi đại học", bạn có thể chọn từ hay cụm từ đồng nghĩa như với từ khóa đó như "ôn thi đại học".

- Chỗ mà các từ khóa được tìm thấy. Ví dụ: ở tiêu đề, ở đoạn thứ nhất, hay ở đoạn mã.

- Ngôn ngữ để tìm kiếm. Đây là một chi tiết đáng lưu ý vì nếu bạn muốn tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì bạn nên chuẩn bị một bộ gõ tiếng Việt như Vietkey hay Unikey để có thể gõ những từ khóa mà bạn muốn tìm bằng tiếng Việt, khi đó kết quả dò tìm sẽ chính xác hơn nhiều.

- Các trang web bao gồm các file hình ảnh, video, MP3/nhạc, ActiveX, JAVA...)

- Thời gian các trang web được xây dựng hoặc bổ sung thông tin mới.

Sau cùng, bạn nhớ theo dõi quá trình tìm kiếm bằng cách:

- Liệt kê những trang bạn đã xem qua, thời gian xem.

- Xem các trang web, đặc biệt là địa điểm và ngày bạn tìm thấy

3. Những thao tác tải và lưu thông tin sau khi bạn đã tìm được

- Nếu lưu văn bản (file text, htm) : vào File – Save as (chọn các kiểu lưu văn bản)

- Nếu lưu file (.doc,.pdf, .exe) : Nhấp chuột vào file cần tải, sau đó lưu.

- Ngoài ra, bạn có thể dùng những công cụ tải thông tin. Trên Internet hiện nay có khá nhiều công cụ hỗ trợ tải (download) file khá hiệu quả như: Get right, Mass download, Internet Download Manager, Flashget, Gigaget… là những công cụ tải file hay Teleport, Webcopyer…là những công cụ tải web.


Cách tìm kiếm thông tin trên Internet

Internet là một kho tài nguyên thông tin vô tận được cung cấp bởi hàng triệu trang Web trên khắp thế giới. Các thông tin này rất đa dạng và có thể đúng, cũng có thể sai hoặc chưa đầy đủ, do đó người sử dụng cần phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sau đó mới so sánh, tổng hợp để có được kết quả như mong muốn. Ngoài ra việc tìm kiếm được đúng thông tin cần thiết cũng không phải là chuyện dễ dàng.

Các trang web hỗ trợ tìm kiếm trực tuyến

Từ khóa tìm kiếm

Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Words) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn, còn nếu từ khóa quá dài kết quả tìm kiếm có thể không có.

Thí dụ:

Muốn tìm thông tin về cách sử dụng máy vi tính:

  • Nếu nhập từ khóa vi tính thì kết quả sẽ có rất nhiều bao gồm cả thông tin mua bán, lắp ráp, sửa chữa,... máy vi tính.
  • Nếu nhập từ khóa cách sử dụng máy vi tính thì sẽ có rất ít hoặc có thể không tìm thấy thông tin về từ khóa này.
  • Trong trường hợp này nếu dùng từ khóa sử dụng vi tính có thể sẽ cho kết quả tối ưu hơn.

Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn nút Tìm kiếm (Search) hoặc nhấn phím Enter thì sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web mà trong tiêu đề hoặc nội dung có chứa từ khóa cần tìm và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm.

Phép toán trong từ khóa tìm kiếm

Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng cho người dùng, các công cụ tìm kiếm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên từ khóa. Dĩ nhiên mỗi công cụ có thể sẽ hỗ trợ những phép toán khác nhau. Ở đây chỉ nêu ra một số phép toán cơ bản được hỗ trợ bởi hầu hết các công cụ tìm kiếm.

  • Dùng phép cộng + : Để tìm các trang có chứa tất cả các chữ của từ khóa mà không theo thứ tự nào hết thì viết nối các chữ này với nhau bằng dấu +
    • Thí dụ: Tìm trang nói về cách thức viết Linux scripts có thể dùng bộ từ khóa: +Linux +script +tutor
  • Dùng phép trừ - : Trong số các trang Web tìm được do quy định của từ khóa thì công cụ tìm kiếm sẽ loại bỏ các trang mà nội dung của chúng có chứa chữ (hay cụm từ) đứng ngay sau dấu trừ. 
    • Thí dụ: Khi tìm tin tức về các loại xe dùng kỹ thuật lai mới chưa có bán trên thị trường nhưng không muốn các trang bán xe hay các trang nói về hai kiểu xe Prius (của Toyota) và kiểu xe Insight (của Honda) lọt vào danh sách truy tìm thì có thể thử từ khóa: +car +hibrid -sale -Prius -Insight
  • Dùng dấu ngoặc kép " " : Khi muốn chỉ thị công cụ tìm kiếm nguyên văn của cụm từ, có thể dùng dấu ngoặc kép.
    • Thí dụ: Khi muốn tìm hướng dẫn cách cài đặt Hệ điều hành Windows XP thì có thể sử dụng từ khóa "cách cài windows xp" 

Các tham số hỗ trợ tìm kiếm

Nhiều công cụ tìm kiếm còn hỗ trợ thêm các tham số tìm kiếm. Khi dùng các tham số tìm kiếm như một thành phần của bộ từ khoá thì các trang Web được trả về sẽ thoả mãn các đặc tính chuyên biệt hoá theo ý nghĩa mà các tham số tìm kiếm này. Các tham số hỗ trợ này cho phép kiểm soát được các nội dung hoặc trang nào muốn truy tìm.

Các tham số tìm kiếm kết thúc bằng dấu hai chấm (:) và chữ (hay cụm từ trong ngoặc kép) của bộ từ khoá nào đứng ngay sau dấu này sẽ bị chi phối bởi điều kiện của tham số tìm kiếm, còn các thành phần khác trong từ khoá sẽ không thay đổi ý nghĩa.

Tìm kiếm trong giới hạn tên miền

Các tham số tìm kiếm giới hạn công cụ tìm kiếm trả về các trang nằm trong một tên miền, hay một miền con. Tùy theo công cụ tìm kiếm mà các tham số tìm kiếm được sử dụng

  1. Altavista hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá host: Thí dụ: host:mars.jpl.nasa.gov mars saturn chỉ tìm trong mars.jpl.nasa.gov tất cả các trang có chứa chữ mars và chữ saturn.
  2. Excite, Google, Yahoo hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá site:, khi kết hợp với các lệnh khác có thể tìm theo cách chuyên biệt. Thí dụ: "carbon nanotech" -site:www.technologyreview.com cho phép tìm tất cả các trang nào có chứa cụm từ carbon nanotech ngoại trừ các trang xuất sứ từ www.technologyreview.com
  3. AllTheWeb hỗ trợ các từ khoá domain, url, site: cho chức năng này. Thí dụ: để tìm các trang về deutch từ các trang trong nước Đức có thể dùng deutch domain:.de

Tìm kiếm trong giới hạn tiêu đề

Các tham số tìm kiếm dùng để tìm trang có tựa đề chứa một từ (hay cụm từ) đặc biệt

  1. AltaVista, AllTheWeb, Inktomi (MSN và HotBot) dùng từ khoá title: Thí dụ: title: Mars Landing sẽ giúp truy tìm các trang có đề tựa về Mars Landing.
  2. Google và Teoma hỗ trợ các từ khoá intitle:allintitle: (allintitle: sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chữ đứng sau dấu :).

Tìm kiếm trong giới hạn địa chỉ liên kết (URL)

Các từ khoá dùng để tìm các địa chỉ Web nào có chứa từ (hay cụm từ) của bộ từ khoá

  1. Google hỗ trợ từ khoá inurl:allinurl:
  • Muốn tìm địa chỉ các trang Web có một chữ đặc biệt thì dùng inurl. Thí dụ, inurl:nasa sẽ giúp tìm tất cả các địa chỉ Web nào có chứa chữ nasa.
  • Nếu cần truy tìm một điạ chỉ có nhiều hơn một chữ thì dùng allinurl: Thí dụ, allinurl:vietnam thetholucbat sẽ giúp tìm tất cả các trang nào mà nội dung địa chỉ của nó chứa chữ vietnam hay là chữ thetholucbat.
  • Inktomi, AOL, GoTo, HotBot cung cấp từ khoá originurl: cho việc này.
  • Yahoo thì dùng từ khoá u:
  • Exite dùng url:

Tìm kiếm trong giới hạn liên kết (Link)

Các tham số tìm kiếm giúp tìm các trang có cài đặt các liên kết tới địa chỉ trang được ghi trong từ khoá

  1. Google, Yahoo sẽ cung cấp từ khoá link: Tuy nhiên, Yahoo yêu cầu địa chỉ trong từ khoá phải có đủ tiếp đầu ngữ http:// thì mới hoạt động hữu hiệu. Thí dụ: bộ từ khoá link:vi.wikipedia.org sẽ giúp truy ra tất cả các trang Web nào có liên kết tới trang vi.wikipedia.org.
  2. MSN hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá linkdomain:

Tìm kiếm trong giới hạn loại (định dạng) của tập tin

Để truy tìm các loại tập tin có định dạng (format) đặc biệt thì có thể dùng từ khoá filetype:đuôi của tập tin

  1. Google: sẽ hỗ trợ truy tìm các kiểu tập tin: PDF, Word (.doc), Excel (.xls), PowerPoint (.ppt) và Rich Text Format (.rtf) cũng như PostScript (.ps), Text (.txt), HTML (.htm hay .html), WordPerfect (.wpd) và các đuôi khác... Thí dụ: laser filetype:pdf sẽ giúp tìm các trang là các tập tin dạng .pdf (.pdf là loại tập tin đưọc dùng trong cá hồ sơ văn bản của phần mềm Adobe Arcobat).
  2. Yahoo cho phép tìm HTML (htm hay html), PDF, Excel (.xls), PowerPoint (.ppt), Word (.doc), RSS/XML (.xml) và tập tin văn bản dạng (.txt).
  3. MSN chỉ hỗ trợ chuyên tìm các loại tập tin: HTML, PDF, PowerPoint (.pps hay .ppt), các dạng của Word, hay Excel.

Đối với các công cụ tìm kiếm thì các tập tin có đuôi .htm khác với các tập tin có đuôi .html. Do đó, nếu muốn tìm một cách chắc chắc tất cả các tập tin dạng HTML thì nên tìm làm hai lần, một riêng cho htm và một cho html.

Kí tự thay thế và kí tự ~ trong bộ từ khoá

Ký tự thay thế (wildcard character) được hiểu là một ký tự có thể dùng để thay thế, hay đại diện cho một tập hợp con của tập các ký tự chưa được xác định hoàn toàn. Một cách đơn giản hơn, ký tự thay thế là ký tự được dùng để đại diện cho một ký tự, hay một chuỗi ký tự trong một từ khoá, mệnh đề, câu hay dãy các ký tự. Nhiều công cụ tìm kiếm hỗ trợ cho việc sử dụng hai loại ký tự thay thế. Đó là dấu sao * và dấu chấm hỏi ?

  • Dấu sao * : dấu này sẽ thay thế cho một dãy bất kì các kí tự (chữ, số, hay dấu). Thí dụ: trong từ khoá có t*ng thì chữ t*ng có thể hiểu ngầm là tướng, từng, tuồng, ttamxng,...
  • Cần lưu ý sự khác biệt về ý nghĩa đối với kí tự thay thế * dùng trong các hệ điều hành như là DOS, LINUX, Windows,... Theo cách hiểu của các hệ thống này thì dấu * hoàn toàn không bị lệ thuộc vào giới hạn của một từ. Trong khi đó, dấu * dùng trong công cụ tìm kiếm sẽ được hạn chế trong giới hạn của một từ.
    • Ví dụ: Từ khoá My* dùng trong các công cụ tìm kiếm của các hệ điều hành kiểu Windows thì nó có thể là My Downloads, My Documents, My Yahoo!, my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere,.... Trong khi đó my* trong các công cụ tìm kiếm chỉ giới hạn trong các chữ lập thành bắt đầu với my
    • Như vậy, trong ví dụ trên thì My Downloads, My Documents, My Yahoo! sẽ không được công cụ tìm kiếm xem xét mà chỉ có my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere là hợp lệ mà thôi. AltaVista, Inktomi (iWon), Northern Light, Gigablast, Google, Yahoo, MSN, ... đều hỗ trợ cho cách dùng dấu * này.
  • Dấu chấm hỏi ? : dùng thay cho một kí tự duy nhất nào đó. Thí dụ: ph?ng có thể là phong, phặng, ph@ng, ph_ng, ph-ng,... nhưng không thể là phượng, ph ng, phug, phăang. AOL Search, Inktomi (iWon) là các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ dấu ? này.
  • Dấu ngã ~ : Đặc biệt trong Google có một cách để tìm không những các trang có chứa từ khoá mà còn tìm các trang có chứa chữ đồng nghĩa (synonym) Anh ngữ với từ khoá. Ví dụ: ~food facts sẽ giúp truy tìm các dữ liệu có chữ food facts và các chữ tương đương như nutrition facts,... Sự truy tìm theo hỗ trợ này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp các tài liệu cần tìm quá hiếm hoi



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Sáu lời khuyên để tìm kiếm thông tin trực tuyến hiệu quả hơn

Google là một công cụ tìm kiếm tuyệt vời, nhưng nó không phải lúc nào cũng cho bạn biết trang web nào hoặc nguồn nghiên cứu nào là xác thực. Những thủ thư chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu đã giải thích nên tìm kiếm tại những trang chuyên, tập trung chỉ vào một vấn đề mà bạn cần quan tâm sẽ hạn chế được nhiều kết quả tìm kiếm không phù hợp.

Mạng Internet đã khiến cho việc nghiên cứu thay đổi sâu sắc. Hiện nay, rất khó để từ chối các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, một khi các tính năng của nó lớn mạnh. Nhưng bạn có thể sẽ bỏ qua cơ hội nhận được những thông tin quý báu thuộc các chủ đề CNTT nếu bạn chỉ dựa vào các bộ máy tìm kiếm.

Các thủ thư chuyên nghiệp và các nhà nghiên cứu sẽ cho bạn biết Web có những cơ hội để bạn tìm kiếm nhiều thông tin hơn về các chủ đề kinh doanh. Hãy thực hiện 6 kỹ năng sau đây để cải thiện các kết quả nghiên cứu của bạn:

1. Sử dụng bộ máy tìm kiếm và Wikipedia để tìm các nguồn tư liệu có chất lượng

Các bộ máy tìm kiếm là vạch xuất phát thuận lợi. Bạn có thể bắt đầu tìm kiếm ở những trang như Google, Yahoo và Ask.com, và xem liệu có bài viết nào trên Wikipedia hay không. Nhưng hãy sử dụng chúng để đưa bạn đến những nơi tốt hơn.

Theo Ann Cullen, một trợ giảng thuộc chương trình khoa học thư viện tại Trường Simmons và là quản lý các hoạt động giảng dạy tại Thư viện Baker, trường Kinh tế Harvard, “Bản thân Wikipedia có khá nhiều rủi ro. Tôi đã đọc những bài viết trên Wikipedia khiến tôi thấy sốc vì những gì không kèm trong đó. Và những bài khác lại làm tôi thấy phục vì chúng thật tuyệt vời. Wikipedia là một công cụ hoàn hảo để tìm những nguồn khác, nhưng bản thân nó không nên được dùng làm nguồn.”

Những bộ máy tìm kiếm khác như GeniusFind và Beaucoup phân loại dữ liệu cụ thể theo chủ đề, ví dụ như giải pháp mạng lưới hoặc nền tảng phần mềm, và chúng cũng là những nơi bắt đầu tốt.

2. Tìm ở blog những chuyên gia, những người lướt web thay cho bạn

Blog và các diễn đàn là những ngôi nhà trực tuyến đối với nhiều chuyên gia của các lĩnh vực. Một cách dùng Google làm “bệ phóng” là tìm kiếm theo từ khóa với chức năng tìm kiếm blog (Blog Search).

Blog là một cách tuyệt vời để xem những người bạn vòng quanh thế giới đang nghĩ gì về bất kỳ chủ đề cho sẵn nào, từ quản lý dây chuyền cung cấp đến bất kỳ loại hình bổ sung hệ thống nào. Nhưng hãy cảnh giác: Google thường đem đến cho bạn những trang chỉ muốn chào hàng.
Theo Jessamyn West, thủ thư công nghệ và một diễn giả quốc tế, chủ một blog thư viện nổi tiếngww.librarian.net) đang cập nhật cho các chuyên gia thư viện về xu hướng nghiên cứu và công nghệ, “Thật khó mà tách được “buôn bán” ra khỏi việc thảo luận và học tập.”

Nhưng một lần nữa, Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất cho phép bạn lướt blog hiệu quả. Cullen cho biết “Công cụ tìm kiếm blog tốt nhất mà tôi biết là QuackTrack, phân loại theo chủ đề.” QuackTrack là một thư mục các blog với hơn 11.000 blog về công nghệ và các thư mục phụ.

Nếu bạn có thể bỏ qua mục chào hàng, blog là một cách tuyệt vời để thu thập thông tin. Technorati, một trang tập trung nội dung người dùng viết như blog, có danh mục độ phổ biến đối với tài liệu của mình, một cách tốt để xác định thông tin bạn đang đọc đáng tin cậy đến mức nào. “Nếu bạn có thể bỏ qua sự nhũng nhiễu trên các blog, dựa vào chủ đề chúng có thể là một cách tuyệt vời để nắm được mọi người đang nghĩ gì.”

Blog cũng tiết kiệm thời gian của bạn. “Nếu bạn tìm được người viết blog về chủ đề của bạn, thì họ sẽ dẫn đến những trang liên quan và có giá trị khác. Sau đó bạn không cần phải đọc 100 blog, chỉ cần đọc blog của người từng đọc 100 blog.”

Một website nữa giúp định vị blog là Blogdigger.

Nếu bạn tìm thấy một trang blog nào mình thích, hãy đăng ký chế độ RSS feed của nó để được thông báo khi blog này được cập nhật. Kiểm tra có bao nhiêu người đăng ký hoặc nhận xét trên một blog cũng là một cách để xác định có nên tin những gì chủ blog viết hay không.

Đọc các nhận xét có thể cũng có ích như đọc chính blog đấy. Blog có thể tạo ra một môi trường đối thoại, vì vậy không chỉ có ý kiến tác giả là đáng đọc.

Tìm kiếm các diễn đàn của mọi người đang thảo luận cũng là một cách tuyệt vời để hiểu biết về các xu hướng và đề tài nóng bỏng, cũng như nhận được hồi đáp về một công ty hoặc phần mềm cụ thể. Ví dụ, Cullen nhắc đến Harvard Bursiness School’s Working Knowledge, một diễn đàn dành cho các mẩu đối thoại cách tân doanh nghiệp, chia theo chủ đề và ngành nghề. Oracle và Microsoft cũng có diễn đàn dành cho người dùng. Và người dùng cũng có diễn đàn dành riêng cho mình, đối với những chủ đề như lập trình và đảm bảo chất lượng phần mềm.

3. Nghiên cứu website của các trường kinh doanh

Các học viện đều chia sẻ kiến thức của họ trực tuyến. Nếu bạn xác định được một trường có chương trình MBA tốt, một trường kết hợp các yếu tố công nghệ vào chương trình học của mình, bạn có thể đọc thông tin do các sinh viên hoặc giảng viên cung cấp. “Các học viện thường là đơn vị duy nhất đăng tải các số liệu về công nghệ kinh doanh. Và nếu họ quan tâm đến một chủ đề công nghệ nào đó, có khả năng là họ sẽ viết blog về nó.”

Bạn có thể sử dụng Google để tìm các website trường kinh doanh và các chi nhánh thư viện của họ. Có hơn 200 đại học và hiệp hội loại này, và hơn 200 blog về MBA. Mỗi trang có các nguồn nghiên cứu khác nhau. Cullen cũng hướng dẫn các sinh viên MBA Harvard đến với BizSeer, cơ sở dữ liệu trực tuyến miễn phí về các tài liệu kinh doanh học thuật (cũng cho phép bạn tìm kiếm các trường kinh doanh).

Hoặc là, chọn một trường kinh tế và tìm kiếm ở trang các nguồn điện tử thư viện của trường. Ví dụ, Thư viện Baker của Harvard có một trang web liên kết đến các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, ví dụ như Dịch vụ nghiên cứu nhanh của Thư viện công New York, đơn vị có tính phí cho mỗi lần nghiên cứu.

Cullen cho biết “Nhiều dữ liệu nghiên cứu mà một trường kinh tế có được sẽ là nguồn mà các công ty sử dụng. Ở trường Kinh tế Harvard, các nguồn mà chúng tôi chọn cũng thường là nguồn mà sinh viên chúng tôi sẽ sử dụng trong nghề nghiệp của họ.”

4. Tìm các số liệu phân tích từ nguồn chính phủ

Các trang của chính phủ thường công bố các dữ liệu công. Họ có thể không có các thông tin cập nhật về chủ đề bạn chọn, nhưng các trang của chính phủ rất tuyệt đối với các dữ liệu và số liệu khó tìm, cả hiện tại và trong lịch sử.

Hãy thử các chỉ số của FedStats, hoặc trung tâm nghiên cứu của Dịch vụ tham khảo kinh doanh của Thư viện Quốc hội dành cho khoa học, công nghệ và kinh doanh. Nếu bạn hứng thú với việc “xanh hóa” các cửa hiệu IT của mình, hãy kiểm tra các dữ liệu năng lượng trên trang của Cơ quan Thông tin năng lượng.

Và nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin về nghề nghiệp hoặc xu thế, Cục Số liệu lao động (Bureau of Labor Statistics) là cả một kho báu. Định hướng nghề nghiệp cho các ngành công nghiệp (Career Guide to Industries) và Tổng quan về số liệu theo ngành công nghiệp hoặc việc làm (Overview of Statistics by Industry or Occupation) cũng là những nơi đáng để xem xét.

5. Nghiên cứu các nhóm ngành nghề và các ấn bản dành cho chủ đề hiện tại

Các tạp chí chuyên ngành và các hiệp hội nghề nghiệp cập nhật cho bạn về những xu hướng hiện tại trong vấn đề chuyên môn. Chúng cũng là nguồn nghiên cứu các chủ đề nóng tuyệt vời.
Hiệp hội các ngành nghề là những cộng đồng mà mọi người tập trung để chia sẻ ý tưởng và các vấn đề của mình. Cullen cho biết không chỉ các hiệp hội và các ấn bản là nguồn nghiên cứu kinh doanh tuyệt vời mà các buổi trình chiếu chuyên ngành cũng thường rất giá trị. Nếu bạn không thể tham dự, hãy kiểm tra website của buổi trình chiếu dành cho các chủ đề đang được thảo luận để cập nhật kiến thức của mọi người. Lý tưởng là các trang này sẽ có tài liệu cho phép download để bạn lướt qua.

Hãy thử những nhóm như Hiệp hội Công nghệ kinh doanh (Business Technology Association). Một ví dụ về một nhóm chuyên môn thu hẹp hơn là 1394 Trade Association, bao gồm các công ty và nhân viên quan tâm đến việc ủng hộ chuẩn IEEE dành cho hệ thống điện tử người tiêu dùng. Những nhóm như thế có thể giúp bạn với các vấn đề nghiên cứu riêng của mình.

Để tìm những nhóm khác, hãy vào trang tìm kiếm Business.com và chọn ngành mà bạn quan tâm và sau đó click vào các hiệp hội của ngành đó. Bạn cũng có thể tìm kiếm tại Liên đoàn các hiệp hội quốc tế (Union of International Associations) và American Society of Association Executives’ Gateway to Industry Associations.

6. Đến các thư viện để tìm thêm nguồn nghiên cứu và dữ liệu trực tuyến

Các thư viện và tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp được đào tạo để giúp đỡ các nhà nghiên cứu. Bạn nên xem xét việc đến thăm các thư viện thật, hoặc ít nhất trang web dành cho thư viện địa phương hoặc thư viện của một trường kinh tế hàng đầu.

Có vẻ như điều này hơi cổ điển. Nhưng thư viện, đặc biệt ở các khu đô thị lớn, có quyền truy cập vào những dữ liệu chứa tài sản thông tin đáng tin cậy mà bạn khó có thể tìm ở những nơi khác (và không thể tiếp cận mà không có quyền sử dụng miễn phí sự đăng ký của thư viện).

Những dữ liệu nghiên cứu phổ biến như OneSource, Hoover’s, Standard & Poor’s và Data Monitor là các cổng thông tin doanh nghiệp tuyệt hảo. Tập hợp các tin báo in như Factiva và LexisNexis cho phép bạn tìm kiếm theo từ khóa các ấn bản doanh nghiệp như The Wall Street Journal, Fortune và Harvard Business Review – 3 ấn bản tuyệt vời dành cho thông tin doanh nghiệp hiện tại.

Nếu bạn bị quá tải, hãy nhờ đến sự trợ giúp của một thủ thư thật. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy đến thăm Digital Librarian, thư mục các nguồn trực tuyến được phân loại theo chủ đề. Virtual Library là một danh mục theo chủ đề được các chuyên gia trong lĩnh vực đó quản lý.

Trong khi những trang này hữu ích, không có gì thay thế được giao tiếp mặt đối mặt. Theo West “Các trang web tổ chức thông tin có rất ít điểm chung với những gì bạn nhận được từ một thủ thư thật. Cả hai đều hữu ích nhưng tôi sẽ không bao giờ nói ‘Nếu bạn không có thời gian để gặp một thủ thư thật, hãy đến một trang web và tìm các đường link.’ Tôi sẽ khuyên bạn đến thăm một trong những trang tham khảo hoạt động 24/7 để bạn có thể nói chuyện với một thủ thư thực thụ.”

Nếu bạn có khả năng tài chính và cần sự giúp đỡ để chuẩn bị bản báo cáo hoặc thuyết trình, hãy xem xét chọn các dịch vụ của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp.

Nếu bạn nghiên cứu để hỗ trợ nghề nghiệp, hoặc quan tâm đến việc theo sát các chủ đề công nghệ hoặc kinh doanh đặc biệt lâu dài, bạn nên dành ra thời gian để nghiên cứu trực tuyến. Nhưng bạn phải có chiến thuật về phương pháp nghiên cứu của mình nếu không bạn sẽ bị quá tải. Nhìn chung, theo Cullen, “bạn nên xem sự say mê dành cho nghiên cứu như một phần công việc là điểm tốt, vì các đối thủ của bạn cũng làm điều đó vì vậy bạn nên cập nhật các kiến thức chung và ý kiến càng sát càng tốt.”

Cách lựa chọn những thông tin đáng tin cậy

Làm sao bạn biết thông tin trực tuyến nào đáng tin cậy? Sau đây là 5 lời khuyên từ một thủ thư chuyên về nghiên cứu:

1. Tên miền: nếu tên miền kết thúc bằng .edu, .gov hoặc .org bạn có thể tin rằng thông tin bạn tìm được ở đó là nguyên gốc. Các nguồn nguyên gốc thường đáng tin hơn nguồn thứ hai.

2. Số lượng người truy cập. Điều này đặc biệt đúng đối với blog. Càng nhiều người đặt đường link hoặc đăng ký trên trang đó, thì trang đó càng đáng tin.

3. Xếp hạng thành viên. Đối với các hiệp hội nghề nghiệp, hãy kiểm tra danh sách các công ty được niêm yết. Những tên tuổi lớn sẽ giúp bạn nhận ra hiệp hội đó có danh tiếng hay không.

4. Nguồn tham khảo. Hãy nghĩ đến Wikipedia. Bản thân trang Wikipedia không đáng tin vì bất kỳ ai, không nhất thiết là một chuyên gia, đều có thể viết nó. Kéo xuống phần cuối của một bài viết và đi đến các đường link được dẫn ra trong mục Tham khảo. Càng nhiều tham khảo (lý tưởng đối với các tin hoặc sách), thì bài viết wiki càng đáng tin.

5. Chất lượng đường link và nguồn được liệt kê. Nhìn chung, thông tin càng nguyên bản thì càng tốt. Nhưng bạn là người bận rộn. Vì vậy hãy tìm nhóm các thông tin nguyên bản tốt. Ví dụ, một trang blog có thể trích dẫn một quyển sách lấy nguồn từ một báo cáo chính phủ. Bạn không cần phải tin blog hoặc thậm chí quyển sách đó. Báo cáo đó là kết quả của hàng tháng trời nghiên cứu.

Nếu bạn có thể truy cập bản thân các công trình thô đó, đó là nguồn thông tin hoàn hảo nhất nhưng “các báo cáo của chính phủ là cái mà một nên tìm đến, không phải là công trình nghiên cứu. Phân nửa kinh nghiệm trở thành một CIO là tìm những người thu hoạch thứ 2 tốt của các nguồn đầu tiên.”

.
http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Mang-Internet/Cach-tim-kiem-thong-tin-tren-Internet.html

Lời kết

Từ những bước sơ lược trên các bạn đã có thể tìm kiếm thông tin trên Internet một cách dễ dàng rồi đó. Còn chờ gì nữa, bạn hãy bắt tay ứng dụng những phương pháp trên để tìm những tài liệu nghiên cứu cho mình đi, kết quả thu được sẽ không làm bạn thất vọng đâu.



Nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh và những thông tin cần biết
Kinh nghiệm buôn bán trên mạng
Hướng dẫn khắc phục sự cố mất mạng
Cách khắc phục sự cố Wifi nhanh chóng
Phụ nữ kiếm tiền qua mạng không hề khó
Kế hoạch kinh doanh bán hàng qua mạng


(ST)