Cách tính ngày lương theo quy định mới nhất

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và xã hội có tính đặc thù. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-9-2013.




Cách tính lương trong các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị


Theo đó, công thức tính mức lương như sau: Mức lương thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 = (bằng) mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x (nhân) hệ số lương hiện hưởng.

Công thức tính mức phụ cấp (đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở) như sau: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 = (bằng) mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x (nhân) hệ số phụ cấp hiện hưởng. Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được tính như sau: Mức phụ cấp hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 = (bằng) mức lương thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 + (cộng) mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 (nếu có) + (cộng) mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 (nếu có) x (nhân) tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định. Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) được tính như sau: Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 = (bằng) mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x (nhân) hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).

Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thì căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoản 2 Điều 75 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2-4-2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội để tính mức hoạt động phí theo công thức sau: Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 = (bằng) mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng x (nhân) hệ số hoạt động phí theo quy định.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì từ ngày 1 tháng 7 năm 2013, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định số 29/2013/NĐ-CP của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng.

Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).                                                                    

Theo điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung quy định "Người lao động (NLĐ) được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:

- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1-1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10-3 âm lịch).
- Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30-4 dương lịch).
- Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1-5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2-9 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Vậy theo quy định tại điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung thì vào những ngày lễ, NLĐ đương nhiên được nghỉ làm việc nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.

Điều 61 BLLĐ quy định: "NLĐ làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường".

Vậy điều 61 BLLĐ hoàn toàn không có quy định NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, được hưởng lương theo quy định tại điều 61 BLLĐ thì không được hưởng lương theo quy định tại điều 73 BLLĐ.

Trong khi đó theo quy định tại điều 91 hiến pháp, điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất mới có thẩm quyền ban hành nghị quyết để giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay UBTVQH hoàn toàn chưa có ban hành nghị quyết để giải thích điều 61, 73 BLLĐ theo cách "Trong mức tiền lương 300% trả cho NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, đã bao gồm 100% tiền lương của ngày nghỉ có hưởng nguyên lương theo điều 73 BLLĐ".

Như vậy theo nội dung điều 61 BLLĐ hoàn toàn không có quy định mức tiền lương ít nhất bằng 300% trả cho NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, đã bao gồm 100% tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định tại điều 73 BLLĐ. Vậy việc NLĐ được hưởng tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điều 61 BLLĐ hoàn toàn độc lập với việc NLĐ nghỉ làm việc nhưng được hưởng nguyên lương vào những ngày lễ theo quy định tại điều 73 BLLĐ.

Do đó về nội dung điều 61 BLLĐ chúng ta phải hiểu NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì đương nhiên được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Ngoài tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điều 61 BLLĐ thì đương nhiên NLĐ còn được hưởng tiền lương theo quy định tại điều 73 BLLĐ.

Chính vì vậy, chiếu theo quy định tại điều 73, điều 61 BLLĐ, trường hợp NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điều 73 BLLĐ, đương nhiên NLĐ còn được hưởng thêm tiền lương làm thêm giờ theo đúng quy định tại điều 61 BLLĐ.

Tuy nhiên theo khoản 2 phần V thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30-5-2003 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ về tiền lương đối với NLĐ làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp có quy định: "Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của BLLĐ)".

Do đó vào ngày 1-1 và ngày 10-3 âm lịch, khi các bạn đi làm và được công ty trả tiền lương làm thêm giờ là 200%, 100% tiền lương còn lại công ty giải thích rằng đã được tính trong tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ hay đi làm đều được 100%), chúng tôi cho rằng cách hiểu như trên của công ty chỉ phù hợp với cách hướng dẫn tại thông tư 13 năm 2005 của Bộ LĐ-TB&XH nhưng chưa đúng theo tinh thần quy định tại điều 61, 73 BLLĐ.

Vì vậy theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương làm thêm giờ với mức ít nhất bằng 300% theo đơn giá tiền lương công việc đang làm theo đúng quy định tại điều 61 BLLĐ cộng thêm 100% tiền lương trả cho ngày nghỉ được hưởng nguyên lương theo đúng quy định tại điều 73 BLLĐ, như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ  đúng theo quy định của BLLĐ.

Chúng tôi xin dẫn ví dụ cụ thể để bạn tham khảo:

1. Trường hợp NLĐ đi làm vào ngày lễ theo quy định tại điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng không được nghỉ bù vào ngày tiếp theo thì tiền lương ngày lễ của NLĐ được tính theo cách tính của công ty bạn như sau:

Tiền lương làm thêm giờ được trả là 200% cộng thêm 100% tiền lương ngày lễ - ngày nghỉ được hưởng nguyên lương. Vậy tổng tiền lương ngày lễ người được trả là 300%.

2. Trường hợp NLĐ làm việc ngày lễ nhưng được nghỉ bù vào ngày tiếp theo thì tiền lương NLĐ được tính như sau:

- Theo quy định tại điều 73 BLLĐ NLĐ vẫn đương nhiên được hưởng lương ngày nghỉ bù.

- Ngoài ra theo quy định tại điều 61 BLLĐ: "Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương của ngày làm việc bình thường". Vì vậy tiền lương chênh lệch ngày lễ của NLĐ được tính như sau: 300% - 100% = 200%.

Như vậy trường hợp NLĐ đi làm ngày lễ nhưng được nghỉ bù vào ngày tiếp theo thì NLĐ được hưởng nguyên 100% tiền lương của ngày nghỉ bù và còn được hưởng thêm tiền lương chênh lệch ngày lễ là 200%. Vậy tổng cộng tiền lương của NLĐ được hưởng là 300%.

So sánh cách tính lương của hai trường hợp 1 và 2 thì có sự mâu thuẫn. Do đó vào ngày lễ NLĐ đi làm nhưng không được nghỉ bù cũng được tính bằng tiền lương của ngày lễ NLĐ đi làm nhưng được nghỉ bù vào ngày tiếp theo là vô lý.

Như vậy việc tính tiền lương cho NLĐ đi làm vào ngày lễ theo quy định tại điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung như cách tính của công ty bạn thì NLĐ sẽ chọn trường hợp đi làm ngày lễ và được nghỉ bù vào ngày tiếp theo chứ không chọn trường hợp đi làm ngày lễ nhưng không được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Liên Bộ Nội vụ - Tài chính vừa ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí từ ngày 1/5 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp.

Theo Thông tư liên tịch số 03/2009/TTLT-BNV-BTC
do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn và Bộ trưởng Bộ tài chính Vũ Văn
Ninh ký ban hành ngày 22/4, cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động
phí của các đối tượng được hưởng như sau:

Cách tính lương làm việc vào ban đêm

Xin luật sư tư vấn cho chúng tôi cách tính lương làm việc vào ban đêm? - Đặng Tú (Gia Lai).

Trả lời: Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định như sau:

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Làm thêm giờ ban ngày đã được nêu cụ thể tại các trường hợp tại khoản 1, của điều luật.

Theo quy định nêu trên, nếu bạn làm ban đêm, thì lương được tính như sau (lưu ý lương được nói dưới đây là lương tính theo giờ, theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc bạn đang làm):

1. Làm ca đêm vào ngày làm việc bình thường, thì lương của ban sẽ được trả ít nhất là 130% của lương làm việc ban ngày của ngày làm việc bình thường;

2. Làm thêm theo giờ vào ca đêm sẽ được tính như sau:

2.1. Vào ngày thường, thì lương của bạn sẽ được trả ít nhất là: 150% lương của ngày làm việc bình thường thường + 20% lương của ngày làm việc bình thường = 170% lương của ngày làm việc bình thường;

2.2. Vào ngày nghỉ hằng tuần, thì lương của bạn sẽ được trả ít nhất là: 200% lương của ngày làm việc bình thường + 20% x 200% lương của ngày làm việc bình thường = 240% lương của ngày làm việc bình thường;

2.3. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ngoài khoản tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương bạn được hưởng, còn được trả lương làm thêm giờ: 300% lương của ngày làm việc bình thường + 20% x 300% lương của ngày làm việc bình thường = 360% lương của ngày làm việc bình thường.

Tính lương hưu cho người lao động


 Nhiều bạn đọc đã viết thư tới TCTC hỏi về chế độ nghỉ hưu và cách tính lương hưu như thế nào. Đáp ứng yêu cầu, FinancePlus.vn đã nghiên cứu Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và các chế độ hiện hành để thông tin cho bạn đọc rõ hơn về vấn đề này.


Người lao động tham gia đóng BHXH được Nhà nước đảm bảo trả lương khi nghỉ hưu

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí:

Theo Luật BHXH ban hành ngày 29/06/2006, tại Khoản 1 Điều 2 quy định: Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc.

Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e trong Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH (đã kể ở trên) có đủ hai mươi năm (20) đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ sáu mươi (60) tuổi, nữ đủ năm mươi lăm (55) tuổi (lao động trong điều kiện bình thường);
b) Nam từ đủ năm mươi lăm (55) tuổi đến đủ sáu mươi (60)  tuổi, nữ từ đủ năm mươi (50)  tuổi đến đủ năm mươi lăm (55) tuổi và có đủ mười lăm (15) năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm (15) năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

2. Người lao động quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 2 của Luật BHXH (đã kể ở trên) có đủ hai mươi (20) năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ năm mươi lăm (55) tuổi, nữ đủ năm mươi (50) tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;
b) Nam từ đủ năm mươi (50) tuổi đến đủ năm mươi lăm (55) tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm (45) tuổi đến đủ năm mươi (50) tuổi và có đủ mười lăm (15) năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm (15) năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. 

Mức lương hưu hằng tháng:

Theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ % lương hưu được hưởng tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng cho 15 năm đóng BHXH đầu tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.

Đối với người nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sau khi tính như trên sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

Cách tính tiền lương, tiền công bình quân tháng:

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được xác định như sau:
- Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu được tính:
+ Bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia BHXH trước tháng 1/1995;
+ Bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ tháng 1/1995 đến tháng 12/2000;
+ Bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia BHXH trong thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2006;
+ Bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu nếu bắt đầu tham gia BHXH từ tháng 1/2007 trở đi.

- Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức bình quân tiền lương, tiền công để tính lương hưu là mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian.

Điều chỉnh lương hưu:

Tiền lương, tiền công đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH. Tiền lương, tiền công đã đóng BHXH theo các chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh tăng tại thời điểm hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp lương hưu thấp hơn mức lương tối thiểu chung thì được quỹ BHXH bù bằng mức lương tối thiểu chung.

Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế theo quy định của Chính phủ.

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

1. Người lao động đã đóng BHXH trên ba mươi năm (30) đối với nam, trên hai mươi lăm (25) năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ ba mươi mốt (31) trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu (26) trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH.  

Người hưởng lương hưu được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ BHXH đảm bảo.

Hiện, chế độ hưu trí (tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ tính lương hưu) cho các đối tượng tham gia đóng BHXH (cả nam và nữ) đang được Chính phủ xem xét để điều chỉnh cho phù hợp (sau khi tham khảo ý kiến của người dân và số liệu tính toán quỹ BHXH).




Cách tính giá thành sản phẩm
Chế độ nghỉ thai sản 2012 - 2013
Tính thâm niên của nhà giáo nghỉ hưu sau ngày
Bảo hiểm thai sản 2012



(ST)

Cách tính ngày lương theo quy định mới nhất
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
đối với cán bộ quân đội trực ngày lễ có được trả không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận