Cách viết thư xin lỗi bằng tiếng anh hiệu quả nhất
Cách từ chối khi bị xin số điện thoại khôn khéo
Cách viết thư tiếng anh trang trọng và chuẩn mực hiệu quả nhất
Cách trả lời điện thoại bằng tiếng anh hay và lưu loát nhất. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó có một người nói tiếng Anh gọi điện đến cho bạn. Bạn sẽ bắt đầu câu chuyện như thế nào? Liệu có phải sẽ “A lô” thông thường như tiếng Việt? Và sẽ ra sao nếu đó lại là một khách hàng vô cùng quan trọng của công ty bạn? hãy trang bị những mẫu câu thông dụng để sử dụng trong những trường hợp này nhé!
CÁCH TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI BẰNG TIẾNG ANH
Học tiếng Anh qua điện thoại. Tại sao không?
Khi bạn muốn nói chuyện với ai đó hoặc muốn ai đó nối máy cho bạn:
A: Hello, can I speak to Mr. Al please? Chào chị, xin cho tôi nói chuyện với ngài Al?
B: Speaking (= This is Al speaking here). Tôi đang nói đây (= Đây là Al đang nói điện thoại).
A: Hi, is John there? Chào, John có ở đó không?
B: Hang on and I'll get him for you. Chờ một chút và tôi sẽ gọi anh ta giùm bạn.
A: Good morning, can you put me through to your sales team please? Chào buổi sáng, xin vui lòng cho tôi nói chuyện với bộ phận bán hàng?
B: Certainly. Just hold the line please. / I'll just put you on hold for a moment. Vâng. Xin vui lòng chờ trong giây lát/ Tôi sẽ chuyển máy cho anh/chị trong giây lát.
A: Is that Tonny? Đó có phải là Tonny không?
B: Who's calling please? Xin hỏi ai đang nói chuyện đầu dây?
A: It's Fiona. Fiona đây
A: Hello, Mark here. How can I help you? Chào, tôi là Mark. Tôi có thể giúp gì cho anh/chị đây?
Bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu câu thông dụng sau:
- Who would you like to speak to? Anh/chị muốn gặp ai ạ?
- Hold the line, I'll put you through. I'll pass you over to … department. Xin vui lòng giữ máy, tôi sẽ nối máy cho anh/chị tới…phòng.
- Could I speak to Mr. Tonny, please? Tôi có thể nói chuyện với ngài Tonny được không ạ?
- Am I speaking to Mr. Tonny? Tôi muốn nói chuyện với ngài Tonny, được chứ?
- Could you put me through to Mr. Tom, please? Làm ơn nối máy cho tôi gặp ngài Tom được không ạ?.
- Could you please tell him I phoned? Xin báo giúp ông ấy là tôi gọi được không?
Khi bạn muốn gọi để hỏi hoặc nói về việc gì:
- What does it concern, please? Anh/chị gọi về vấn đề gì ạ?
- Would you mind telling me what you're calling about? Anh/chị có việc gì không ạ?
- I'm calling about …Tôi gọi để nói về việc…
- It’s about…..về viêc….
Khi bạn bận hoặc trả lời là người khác bận, bạn nên khéo léo nói sao cho người khác không bị mất lòng:
- Mr. Tom is speaking on another line. Ngài Tom đang bận điện thoại.
- Mr. Tom isn't in (yet). Ngài Tom chưa về ạ.
- Mr. Tom is away on business. Ngài Tom đi công tác rồi ạ.
- Mr. Tom is on holiday (this week).Tuần này ngài Tom đi nghỉ ạ.
- Mr. Tom is out for lunch. Ngài Tom đi ra ngoài ăn trưa rồi ạ.
- I'm afraid, Mr. Tom is not available at the moment. He will be back any minute. Tôi e rằng ngài Tom không rỗi vào lúc này. Ông ấy sẽ trở lại ngay bây giờ.
- I'm sorry, but the line is engaged. There's no reply. Tôi xin lỗi, máy đang bận, không có ai trả lời.
- If you hold the line, I'll try again. Would you like to hold? Nếu anh/chị chờ được máy, tôi sẽ thử nối máy lần nữa. anh/chị có muốn chờ không ạ?
- Can I take a message? Tôi có thể để lại lời nhắn được không?
- Would you like to leave a message for Mr. Tonny? Anh/chị có muốn để lại lời nhắn cho ngài Tonny không ạ?.
- If you give me your phone number, … will call you back. Tôi sẽ gọi lại nếu anh/chị để lại số điện thoại.
- Could I have your name, please? Anh/chị vui lòng cho biết tên?
- Could I help you? / Maybe I can help you? Tôi có thể giúp gì cho anh/chị đây?
Khi ai đó vắng mặt, bạn muốn yêu cầu để lại lời nhắn:
Vâng, làm ơn. Xin vui lòng nói với cô ấy là tôi sẽ gặp cô ấy lúc 7.30 chứ không phải là 8.00 tại rạp chiếu phim.
B: Can I speak to Mrs.Ina please? Xin vuil lòng cho tôi nói chuyện với bà Ina?
A: I'm sorry she's not at his desk. Would you like to leave a message? Xin lỗi, bà ấy không có mặt ở bàn làm việc. Anh/chị có muốn nhắn gì không ạ?
B: No, that's OK, bye then. Không, được rồi. Tạm biệt.
Các bạn có th��� tham khảo thêm một số ví dụ sau:
- Could you give him a message, please? Xin để lại lời nhắn cho ông ấy giúp tôi được không?
- Could you ask Mr. Tonny to call me back? Anh/chị có thể giúp tôi nhắn ngài Tonny gọi lại cho tôi được không?
- Do you know when he will be back? Anh/chị có biết khi nào ông ấy về không ạ?
Will he be in the office tomorrow? Sáng ngày mai anh ấy có ở văn phòng không?
- I'll try again later / tomorrow. Lát nữa tôi sẽ gọi lại/ ngày mai tôi sẽ gọi lại.
Khi bạn nói chuyện với tiếp tân hoặc tổng đài viên
A: Can you put me through to Mark's office? Anh/chị có thể nối máy cho tôi tới văn phòng của Mark không?
B: I'm sorry the line's busy. Do you want to hold? Xin lỗi, máy đang bận. Anh/chị có muốn chờ không?
A: No, I'll try again later. Không, tôi sẽ gọi lại sau.
A: Can I have extension 397 please? Tôi muốn nói chuyện với máy số 397?
B: I'll put you through. It's ringing for you now. Tôi sẽ nối máy cho anh/chị. Chuông đang reo.
Trong khi giao tiếp qua điện thoại, chắc chắn sẽ có những rắc rối nhỏ ví dụ như sóng điện thoại kém bạn không nghe rõ, người nói nói quá nhanh khiến bạn không nghe kịp… vậy bạn sẽ nói ra sao để người nghe hiểu được những vấn đề của bạn? Hãy sử dụng các mẫu câu sau:
- My English isn't very good. Tiếng Anh của mình không tốt lắm.
- The line is bad. Đường truyền kém quá.
- I can hardly hear you. Tôi rất khó nghe thấy bạn nói gì.
- I didn't get that. Tôi không nghe thấy gì cả.
- Could you speak more slowly, please? Làm ơn nói chậm lại một chút được không?
- Could you speak louder, please? Làm ơn nói to lên một chút được không?
- Could you repeat that, please? Anh/chị có thể nhắc lại được không ạ?
- Could you spell that, please? Anh/chị có thể đánh vần được không?
- Sorry? / Pardon? Xin lỗi?/gì cơ ạ?
- I'm afraid you have dialled the wrong number. Tôi e rằng anh/chị đã quay nhầm số rồi ạ.
Chấm dứt cuộc gọi
Khi chấm dứt cuộc gọi bạn cũng nên nói sao cho thật lịch sự, nhẹ nhàng. Những mẫu câu sau đây sẽ giúp bạn làm người nghe ở đầu dây cảm thấy hài lòng nhất:
A: I'm sorry she's not here right now. Tôi xin lỗi cô ấy không có ở đây.
B: OK, I'll call back later. Bye. Không sao. Tôi sẽ gọi lại sau. Chào chị.
A: Bye. Chào anh.
A: Well thanks for that. Bye then. Được rồi, cảm ơn vì tất cả. Tạm biệt nhé.
B: Bye. Tạm biệt
Trên đây là những mẫu câu thông dụng nhất về cách hỏi và trả lời khi giao tiếp bằng điện thoại trong các tình huống. Hi vọng nó sẽ bổ ích và giúp các bạn tự tin hơn trong môi trường giao tiếp quốc tế. Chúc các bạn thành công!
Tiếng Anh trong giao tiếp qua điện thoại
Điện thoại ngày nay đã trở thành một phương tiện liên lạc không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, thế nhưng làm thế nào để có một cuộc nói chuyện qua điện thoại hiệu quả, nhất là khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh? Global Education sẽ mách nhỏ cho các bạn một số bí quyết.
Có rất nhiều mẹo nhỏ trong việc này nhưng trước hết chúng ta hãy cùng xem qua những cụm từ nào thường được dùng trong khi nói chuyện qua điện thoại để cuộc nói chuyện diễn ra một cách tự nhiên nhé!
1. Trước hết là giới thiệu về bản thân, chẳng hạn:
This is Ken, hoặc Ken speaking. (Tôi là Ken hoặc Ken đây).
2. Hỏi xem ai đang cầm máy:
Excuse me, who is this? (Xin lỗi, ai đấy ạ?)
Can I ask who is calling, please? (Tôi có thể hỏi ai đang gọi đến đó ạ?)
Is Jack in? (Đây là một thành ngữ mang tính chất suồng sã có nghĩa là: Có phải Jack đang ở đó không?
3. Đề nghị được nói chuyện với ai đó:
Can I have extension 321? (Làm ơn cho tôi nhánh số 321).
Could/Can/May I speak to ….? (Tôi có thể nói chuyện với …..)
4. Đề nghị ai đó giữ máy để chuyển máy cho người khác::
I will put you through….(Tôi sẽ nối máy cho ….)
Can you hold the line? / Can you hold on a moment? (Bạn có thể cầm máy một lúc được không?)
5. Nếu ai đó không có ở đó thì bạn sẽ trả lời khách như thế nào. Sau đây là một vài ví dụ:
I am afraid Mr. A is not available at the moment. (Tôi rất tiếc rằng ông A không có ở đây).
The line is busy right now. (Đường dây đang bận).
Mr Jack is not in. Mr Jack is out at the moment. (Ông Jack không có ở đây. Ông Jack vừa đi ra ngoài).
6. Nếu bạn muốn đề nghị họ để lại lời nhắn thì bạn có thể dùng một trong các cách sau:
Could/ Can/ May I take a message? (Bạn có gì nhắn lại không?)
Could/ Can/ May I tell him who is calling? (Tôi có thể nhắn lại với ông ấy rằng ai gọi đến chứ?)
Would you like to leave a message? (Bạn có muốn để lại lời nhắn không?)
Introduction (giới thiệu) - - - Hello, this is Ken. OR Hello, My name is Ken (Xin chào, tôi là Ken hoặc Xin chào, tên tôi là Ken).
State the time of day and your reason for calling (nói rõ ngày và lý do gọi đến)- - - - - It's ten in the morning. I'm phoning (calling, ringing) to find out if ... / to see if ... / to let you know that ... / to tell you that ... (Bây giờ là mười giờ sáng và tôi gọi điện cho bạn là để tìm hiểu…/để biết rằng nếu …./ để cho bạn biết rằng…./ để nói với bạn rằng…).
Make a request (yêu cầu) - - - Could you call (ring, telephone) me back? / Would you mind ... ? / (Bạn có thể gọi lại cho tôi được không? Bạn không phiền chứ nếu…?)
Leave your telephone number (Để lại số điện thoại của bạn)- - - - My number is .... / You can reach me at .... / Call me at ... (Số điện thoại của tôi là…/ Bạn có thể gọi cho tôi theo số…).
Finish (Kết thúc)- - - - Thanks a lot, bye. / I'll talk to you later, bye (Cảm ơn nhiều, tạm biệt./ Tôi sẽ nói chuyện với bạn sau, tạm biệt).
Đó là trong trường hợp nói với máy, còn khi nói chuyện với người bản ngữ mà họ nói nhanh quá, bạn không thể hiểu được vì khi nói qua điện thoại cũng khó nghe hơn là nghe trực tiếp vì vậy cách tốt nhất là bạn hãy đề nghị họ nói chậm lại. Ví dụ bạn có thể nói: Can you speak slowly, please. (Bạn làm ơn nói chậm hơn được không?) Nếu bạn không nghe rõ số liệu hoặc chưa hiểu được ý của người nói thì bạn có thể đề nghị họ nhắc lại. Ví dụ: Can you repeat it? (Bạn có thể nhắc lại được không?)
Ngay cả khi không có người bản ngữ nào để bạn thực hành thì bạn vẫn có thể thực hiện việc này trên lớp. Hãy rủ bạn nào đó cùng thực hành vì như vậy sẽ vui hơn rất nhiều. Hai bạn có thể ngồi đối diện nhau trên tay cầm điện thoại và thực hành bài nói chuyện của mình. Bạn luyện tập càng nhiều thì kỹ năng tiếng Anh của bạn càng tốt.
Cách giao tiếp bằng tiếng Anh qua điện thoạiLời nhắn ở hộp thư thoại có thể vô cùng đơn giản nếu là bạn bè hoặc người thân, không cần theo quy chuẩn nào cả. Nhưng với đối tác hay những mối quan hệ không phải là thân mật, chúng ta cũng cần có một vài nguyên tắc nhất định các bạn ạ.
Linh: Hello anh John! Anh lại đến muộn rồi đấy nhé.
John: Đâu có, anh đến từ sớm mà. Anh John vừa ở dưới nhà giúp một bạn nhân viên mới, chả là bạn ấy hỏi một chút về cách trả lời điện thoại trong tiếng Anh. Thế Linh đã biết cách trả lời điện thoại bằng tiếng Anh chưa?
Linh: Tất nhiên là em phải thông thạo rồi, ha ha. Nhưng về sự phong phú trong câu nói thì chắc chắn chưa thể bằng anh John được.
John: Cũng không có gì khó đâu, chỉ cần thực tập một vài lần là ai cũng có thể làm được í mà. Bây giờ khi có tiếng chuông reo, Linh là người nhấc máy thì em sẽ nói gì đầu tiên?
Linh: Thông thường em sẽ giới thiệu về mình trước, sau đó mới hỏi ai ở đầu dây bên kia:
This is Linh. May I ask who is calling, please?
(Tôi là Linh. Cho phép tôi hỏi ai đang gọi thế ạ?)
Hoặc là:
Linh’s speaking. Excuse me, who is this?
(Linh nghe đây. Xin lỗi, ai đấy ạ?)
John: Nghe cũng khá chuyên nghiệp đấy. Thế em là người gọi đến, muốn gặp anh giám đốc tên là John thì em phải nói những gì?
Linh: Nếu thế thì em vẫn phải giới thiệu bản thân đầu tiên, rồi mới nói cần gặp ai:
I’m Linh from AAC. May/Could I speak to John?
(Tôi là Linh ở AAC. Tôi có thể nói chuyện với John không?)
Hay là có số máy lẻ của “giám đốc” rồi thì em sẽ nói:
Can I have extension 114?
(Tôi có thể nối máy tới số 114 không?)
Mà không biết đến bao giờ em mới được chờ nhân viên của anh John nối máy cho giám đốc nhỉ?
John: Haha, chắc cũng phải hơn mười năm nữa đấy. Và khi đó cô thư kí xinh đẹp của anh sẽ trả lời Linh là:
I’ll put you through Mr. John.
(Tôi sẽ nối máy cho bạn tới ông John.)
Can you hold the line? / Can you hold on a moment?
(Bạn vui lòng giữ máy nhé.)
Tuy nhiên lúc đấy gặp được John không phải dễ đâu, giám đốc phải bận rộn liên tục chứ, haha. Linh sẽ chỉ nhận được câu trả lời:
I’m afraid Mr. John isn’t available at the moment. Would you like to leave a message?
(Ông John hiện giờ không thể trả lời điện thoại. Bạn có muốn để lại lời nhắn không?)
Hay:
The line is busy now. May I take a message?
(Đường dây đang bận. Tôi có thể chuyển lại lời nhắn giúp bạn không?)
Linh: Á à, nếu thế thì lúc sau anh John gọi lại cho Linh cũng chỉ nhận được lời nhắn tự động từ hộp thư thoại thôi nhé.
John: Haha, anh John đùa thế thôi, chứ Linh đã gọi thì anh John lúc nào cũng nghe máy hết. Mà Linh đã biết cách để lại lời nhắn ở hộp thư thoại cho đúng cách chưa?
Linh: Lời nhắn ở hộp thư thoại có thể vô cùng đơn giản nếu là bạn bè hoặc người thân, không cần theo quy chuẩn nào cả. Nhưng với đối tác hay những mối quan hệ không phải là thân mật, chúng ta cũng cần có một vài nguyên tắc nhất định các bạn ạ.
Đầu tiên phải giới thiệu, sau đó nói rõ thời gian và mục đích cuộc gọi, để lại yêu cầu, số điện thoại để liên lạc và cuối cùng là lời chào tạm biệt.
Anh John thử để lại lời nhắn cho Linh đi.
John: Hello, I’m John, from XYZ company.
(Xin chào, tôi là John, gọi từ công ty XYZ.)
It’s 9 o’clock. I’m calling to inform you that the 11 o’clock interview has been rescheduled to 3 o’clock, today afternoon.
(Bây giờ là 9 giờ sáng. Tôi gọi để thông báo rằng buổi phỏng vấn lúc 11h đã được dời lại vào lúc 3h chiều nay.)
If you require any further information, please feel free to contact me at …
(Nếu bạn cần thêm thông tin, vui lòng liên lạc lại với tôi tại số điện thoại …)
Thank you very much, Goodbye.
(Cảm ơn nhiều, tạm biệt.)
John & Linh: John và Linh vừa hướng dẫn các bạn một số tình huống khi giao tiếp bằng tiếng Anh qua điện thoại. Mong rằng các bạn sẽ tự tin và thoải mái hơn trong giao tiếp, kể cả khi nói chuyện qua điện thoại.
6 bí quyết giúp bạn giao tiếp tiếng Anh qua điện thoại hiệu quả
Bạn đã học tiếng Anh được bao lâu? Bạn có đủ tự tin để nói tiếng Anh không, đặc biệt là nói qua điện thoại, khi mà bạn không thể nhìn thấy người khác?
Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn một số bí quyết nhỏ để mỗi lần nhấc điện thoại lên gọi, bạn không phải băn khoăn về cách diễn đạt ngôn ngữ.
1. Nói chậm và rõ ràng
Nghe điện thoại bằng ngoại ngữ có thể là một thách thức lớn bởi bạn không thể nhìn thấy người mà bạn đang nói chuyện cùng. Tuy nhiên, đó cũng là khó khăn đối với người nghe ở đầu dây bên kia bởi có thể họ cũng cảm thấy không hiểu hết ý bạn nói. Bạn có thể không nhận ra rằng cách phát âm của bạn không rõ, bởi ở trên lớp học, giáo viên và bạn bè đã biết và hiểu bạn.
Hãy chú ý đặc biệt tới những phần bạn thấy là mình yếu nhất khi nói chuyện (như các âm "r's" và "l's" hay "b's" và "v's"). Nếu bạn thấy lo lắng khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh bạn có thể dễ nhận thấy rằng bạn đang nói rất nhanh. Vì vậy, hãy luyện tập và viết ra những điều bạn sẽ nói và hãy thở sâu một vài lần trước khi nhấc máy điện thoại lên.
2. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu người nói
Đừng giả vờ hiểu tất cả mọi điều mà bạn nghe thấy qua điện thoại. Thậm chí ngay cả người bản ngữ đôi khi cũng vẫn phải yêu cầu nhắc lại và xác nhận lại thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang nghe hộ điện thoại cho người khác.
Hãy học những cách diễn đạt mà người bản ngữ thường dùng khi họ không nghe rõ người khác nói. Đừng e ngại việc nhắc nhở người khác giảm tốc độ nói. Hãy để điện thoại tránh xa những nơi có tiếng ồn, có thể gây ra sự mất tập trung như tivi hay đài.
3. Hãy luyện tập với một người bạn
Hãy luyện tập cách nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh với bạn mình. Bạn có thể chọn ra một buổi tối trong tuần, gọi điện cho nhau vào một khoảng thời gian nào đó. Hãy cố gắng nói trong vòng ít nhất 15 phút.
Bạn có thể nói những điều thường ngày hoặc đóng vai trong các tình huống thương mại giả định. Nếu không, bạn cũng có thể luyện bằng cách đặt hai chiếc ghế quay lưng vào nhau và nói chuyện với nhau. Điều quan trọng khi luyện nói chuyện điện thoại là bạn không thể nhìn thấy miệng của người kia.
4. Gọi điện và nghe lời nhắn
Có rất nhiều cách đơn giản để luyện tập kỹ năng nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh. Sau những giờ làm việc, bạn có thể gọi điện và nghe những lời nhắn đã được ghi sẵn. Lần đầu tiên, hãy viết ra những gì bạn nghe được, sau đó gọi lại và kiểm tra độ chính xác.
Hãy sử dụng điện thoại hàng ngày. Gọi cửa hàng mang bánh pizza đến thay vì đi ra ngoài ăn. Gọi đặt chỗ ở tiệm chăm sóc sắc đẹp. Thậm chí bạn cũng có thể gọi điện tới rạp chiếu phim để hỏi về danh sách các bộ phim đang được công chiếu thay vì xem thông tin trên báo.
5. Học những quy tắc nói chuyện điện thoại
Cách bạn nói chuyện điện thoại với bạn thân không giống như khi nói với đối tác trong công việc. Rất nhiều người mắc sai lầm vì đã quá “thẳng thắn” và “bộc trực” qua điện thoại. Có thể người nghe sẽ nghĩ bạn thô lỗ và không lịch sự nếu bạn không sử dụng những ngôn từ trang trọng trong những tình huống nhất định.
Đôi khi chỉ cần một từ như “could” hoặc “may” cũng đủ tạo nên ý nghĩa trang trọng trong lời nói. Bạn nên sử dụng cùng những động từ khuyết thiếu vẫn thường sử dụng trong các tình huống “mặt đối mặt”. Hãy dành thời gian để học cách trả lời điện thoại và chào tạm biệt thật lịch sự, cũng như các cách khác nhau để bắt đầu và kết thúc cuộc thoại thông thường
6. Hãy luyện tập cách nói ngày tháng và con số
Ngày tháng và con số thường hay được sử dụng trong khi nói chuyện điện thoại. Chỉ mất một chút thời gian để nhớ mặt chữ nhưng bạn cũng nên dành thì giờ để nói to ra những từ chỉ ngày tháng và các con số. Bạn cũng có thể viết ra giấy các từ đó và lần lượt đọc cho nhau nghe qua điện thoại. Hãy ghi lại những gì bạn nghe thấy, trao đổi cho nhau để kiểm tra lại.
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Cách thuyết trình bằng tiếng Anh
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh
Kinh nghiệm ôn thi đại học môn Tiếng Anh
Hướng dẫn viết Cv xin việc bằng tiếng Anh
Kinh nghiệm học phát âm Tiếng Anh cực chuẩn
(ST)