Cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ và những câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị một số câu hỏi thường gặp nào trong quá trình phỏng vấn xin visa?

1) Thủ tục xin Visa du học Mỹ cần các loại giấy tờ gì?

Trả lời :

+ I-20
+ Mẫu xác nhận đã điền hoàn tất Form DS160
+ Hóa đơn phí SEVIS bản gốc hoặc bản online
+ 1 tấm hình 5×5, nền trắng
+ Phiếu hẹn phỏng vấn
+ Giấy tờ cá nhân: hộ chiếu, giấy khai sinh, CMND, hộ khẩu…
+ Giấy tờ học vấn: học bạ, bằng cấp, bảng điểm CĐ/ĐH, chứng chỉ tiếng Anh, giấy khen…
+ Giấy tờ chứng minh tài chính

2) Cần chuẩn bị một số câu hỏi thường gặp nào trong quá trình phỏng vấn xin visa?

Trả lời:
a/ Em tên gì? Hiện tại em đang làm gì?
b/ Em và gia đình có từng xin visa Mỹ lần nào chưa?
c/ Em và gia đình có từng đi du lịch nước ngoài không?
d/ Tại sao em chọn du học Mỹ mà không phải là những nước khác?
e/ Tại sao em không tiếp tục học ở Việt Nam mà muốn đi du học?
f/ Em biết gì về thành phố nơi em học?
g/ Em sẽ theo học trường nào tại Mỹ?
h/ Kế hoạch học tập của em là gì?
i/ Em học chuyên ngành gì? Tại sao em chọn học ngành này?
j/ Em biết gì về trường mà em theo học tại Mỹ? Làm sao em biết được trường này?
k/ Em có kế hoạch gì sau khi tốt nghiệp tại Mỹ?
l/ Em có người thân ở Mỹ không?
m/ Gia đình em có từng làm hồ sơ bảo lãnh định cư không?
n/ Ai tài trợ cho em đi du hoc?
o/ Cha mẹ em làm gì? Cho biết khả năng tài chính của gia đình em.

3) Tôi nghe nói xin visa du học Mỹ rất khó, điều này có đúng không?

Trả lời: Có ba điều căn bản du học sinh phải đáp ứng khi xin visa du học Mỹ.
(1) Bạn phải cho người phỏng vấn thấy bạn là du-sinh nghiêm túc với mục đích đi du học thực sự. Họ phải nhận thấy bạn có khả năng trả lời những câu hỏi cơ bản về trường xin học, vì sao bạn chọn trường đó, những chương-trình mà bạn dự định học, cũng như kế hoạch khi trở về VN.
(2) Bạn phải chứng minh được rằng, bạn hay người bảo trợ, (a) có đủ tiền ngân hàng để lo liệu cho năm thứ nhất, và (b) có nguồn tài chánh vững bền để lo liệu cho bạn trong những năm học kế tiếp. Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ có thể chứng minh được nguồn tài chánh: giấy tờ kinh doanh của gia đình, hồ-sơ thuế, giấy tờ nhà đất, giấy chứng nhận ngân hàng, giấy chứng nhận của sở làm của cha mẹ hay người bào trợ, học bổng (nếu có). Xin nhớ rằng, có thư xác nhận nhiều tiền gửi ngân hàng cũng chưa đủ để chứng minh được nguồn tài chính vững bền.
(3) Bạn phải trình bày được ý định trở về sau khi học xong, như đã qui định nơi Điều 214 (b) Luật Di trú Mỹ.

4) Trường hợp có thân nhân ở Mỹ, điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp visa không?

Trả lời: Không. Du học sinh phải khai rõ có thân nhân ở Mỹ hay không. Viên chức Lãnh sự hiểu việc có thân nhân sống ở Mỹ là điều bình thường, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Hãy thành thật về tình trạng của gia đình. Nhưng họ sẽ không cấp visa nếu họ nghĩ rằng bạn xin visa chỉ để qua đoàn tụ với gia đình ở Mỹ.

5) Trình độ Anh văn như thế nào mới xin du học được?

Trả lời: Theo lẽ thường, bạn phải học Anh văn và thi TOEFL (Test of English as a Foreign Language) với số điểm 500 (nếu học Cử-nhân) hay 550 (nếu học Cao học hay Tiến-sĩ). Tuy nhiên, trên đầu của giấy I-20 có ghi hàng chữ “Certificate of Eligibition for Nonimmigrant F-1 Student Visa. Status – For Acadamic and Language Students”. Có nghĩ là, theo luật di-trú, visa du-học F-1 là loại visa cấp cho người xin Học Đại-Học hay Ngôn Ngữ. Vì thế, có rất nhiều người đã được cấp Visa vào Mỹ để học Anh Văn trước rồi thi TOEFL ở Mỹ sau (hay thi Nhập Đại-Học như ở Đại-học Delgado hay nhiều trường khác). Nếu xin vào Mỹ để học ESL trước như vậy, thì khi phỏng vấn không phải biết tiếng Anh.

6) Tôi nói tiếng Anh không được, tôi có thể phỏng-vấn bằng tiếng Việt được không?

Trả lời: Được. Các viên chức phỏng vấn thường đều biết tiếng Việt. Nhưng nếu họ “gỉa vờ” không biết nói tiếng Việt thì họ cũng có thông dịch viên bên cạnh họ.

7) Bị từ chối theo Điều Khoản 214(b) của Luật Di Trú nghĩa là gì? Nếu bị từ chối thì có được nộp đơn xin visa lại không?

Trả lời: Bạn bị từ chối theo một trong 3 lý do dưới đây.
(1) Bạn không thuyết phục được người phỏng-vấn rằng, bạn có nhiều ràng buộc ở VN, để sẽ trở về, sau khi học xong;
(2) hoặc bạn không thuyết phục được người phỏng-vấn rằng mục đích của bạn là đi học thực sự và bạn có khả năng học tốt ở Mỹ;
(3) hoặc bạn không chứng minh cho người phỏng-vấn thấy rằng, gia-đình (hay người bảo-trợ) (a) có đủ tiến ngân hàng để lo liệu cho năm thứ nhất, và (b) có nguồn tài chánh vững chắc để lo liệu cho bạn trong những năm học tại Mỹ. Bạn có thể xin tái phỏng-vấn bất kì lúc nào, tuy nhiên bạn nên xem xét kỹ hồ sơ trước khi tái phỏng-vấn. Chỉ nên xin tái phỏng vấn nếu những “yếu điểm” của bãn đã thay đổi “mạnh hơn”.

8) Giấy Ngân Hàng và Giấy Sở Làm thường gây khó khăn. Phải làm thế nào cho đúng?

Trả lời: Theo luật lệ hiện hành, viên chức phỏng-vấn sẽ giựa trên cả 3 yếu tố căn bản để quyết định cấp hay không cấp visa. Ba phần đó là Khả-Năng Đi Du-Học, Khả Năng Yểm Trợ Tài-Chánh cho du-sinh, và Kế-Hoạch Trở Về VN sau khi học xong. Cứ tạm coi là mỗi phần có 33 điễm. Nếu bạn có 70 điểm trở lên là “đậu”. Như thế, việc chứng minh rõ ràng nguồn Tài Chánh của người bảo-trợ rất quan trọng. Nếu ngườo bào-trợ không xin ngân-hàng và sở làm ghi đầy đủ những điều qui định, thì bạn thường bị từ chối cấp visa, mà lại không được cho biết lý do một cách rõ ràng (vì luật bí mật riêng tư của Mỹ rất khắt khe trong việc nói các vấn đề riêng tư). Nếu người bảo-trợ chỉ làm hồ-sơ lấy lệ, thì viên chức phỏng-vấn có thể hiểu ngầm rằng, người đó không có khả năng hay đã đổi ý, không còn muốn mang gánh nặng giúp bạn nữa.