Cách trả lời phỏng vấn hay nhất nhà tuyển dụng bị thuyết phục

Cách trả lời phỏng vấn hay nhất nhà tuyển dụng bị thuyết phục. Có ít nhất 4 trong số 10 câu hỏi sau luôn được hỏi trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể quá quen thuộc với chúng, nhưng hãy cẩn thận! Nếu không có cách trả lời phù hợp, bạn vẫn có thể bị loại ngay từ vòng đầu!





CÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN HAY NHẤT NHÀ TUYỂN DỤNG BỊ THUYẾT PHỤC
10 câu hỏi kinh điển trong buổi phỏng vấn

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn
Có đến 98% các
cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi này. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Cái NTD muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…). Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh hóa chất!

Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết được điều này.

Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân. Hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”.

Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?
Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD. Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào NTD. Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP. HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em, môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp”. Theo chị X, ứng viên này là người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.

Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?
Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng
công việc. Như vậy, NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?
Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu hỏi này. Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục NTD. Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt. Đồng thời, bạn cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện. Chẳng hạn: “Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần mềm cho một bệnh viện. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”

Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?
Lưu ý đối với câu hỏi này, nếu bạn trả lời: “Tôi chưa bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp”, NTD sẽ nghi ngờ và tiếp tục “tra hỏi” cho đến khi tìm ra sự thật. Cách tốt nhất là bạn nên “nói giảm, nói tránh” một chút, đồng thời chỉ ra cách giải quyết của bạn, chẳng hạn: “Không đến mức gọi là mâu thuẫn. Tôi chỉ có một vài lần bất đồng ý kiến với đồng nghiệp. Khi chuyện xảy ra, tôi đề nghị được gặp trực tiếp họ và dành thời gian để lắng nghe quan điểm của họ. Sau đó, chúng tôi thảo luận cho đến khi tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho đôi bên.”

Câu hỏi 8: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới là gì?
Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với NTD. Ví dụ: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng phân tích tài chính của một doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa Chartered Financial Analyst (CFA) ở Trung tâm FTMS.”

Câu hỏi 9: Bạn đề nghị mức lương ra sao?
Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó kết hợp với mức lương bạn mong muốn và mức lương gần đây nhất của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu "khoảng" hơn là một con số chính xác.

Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự nhiệt thành của mình với công việc! Hãy
hỏi NTD ít nhất một câu, có thể là về chế độ phúc lợi, điều kiện và thời gian làm việc …; chẳng hạn: “Tôi có phải làm việc vào ngày thứ bảy không?”. Không nên nói “Không, anh/chị đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.”

Trả lời phỏng vấn tuyển dụng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì là nghệ thuật nên bạn cần nghiên cứu mới biết cách trả lời. Tuy nhiên, do cũng là nghệ thuật nên bạn phải linh hoạt, khéo léo thì mới trả lời phỏng vấn tuyển dụng thật sự tốt được. Vì thế, bạn đừng bao giờ học thuộc lòng những ví dụ trên đây rồi “trả bài” cho NTD! Chúng chỉ đóng vai trò định hướng, gợi cảm hứng cho bạn sáng tạo và tìm ra những cách trả lời phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn may mắn khi tìm việc nói chung và dự phỏng vấn tuyển dụng nói riêng!

35 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời


Vậy hãy cùng “xử lý” các câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và chọn phương án tối ưu nhé:

Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.

Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?

Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…

Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?

Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.

Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?

Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.

Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.

Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?

Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.

Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.

Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?

Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ bi��t là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.

Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?

Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?

Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại những câu nói đó.

Câu hỏi 11: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?

Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức nếu như thấy tốt cho cả hai”…

Câu hỏi 12: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi?

Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.

Câu hỏi 13: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?

Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý, sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.

Câu hỏi 14: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?

Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty, giúp tăng hiệu quả cho dự án B…

Câu hỏi 15: Triết lý trong công việc của bạn là gì?

Cách trả lời: Tuy câu hỏi có vẻ “cao siêu”, nhưng hãy trả lời ở mức độ đơn giản nhất. Hãy nói tới những giá trị công việc mà bạn hướng tới, đồng thời gắn nó với tập thể, với công ty.

Câu hỏi 16: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự án X của chúng tôi?

Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là hiệu quả cuối cùng.

Câu hỏi 17: Những điều gì từ phía đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?

Cách trả lời: Có thể bạn khó chịu với một số tính cách nhất định hay thậm chí vùng miền, tuy nhiên khi bạn không biết người đang phỏng vấn mình có yếu tố đó không thì không nên nói ra. Thay vào đó hãy trả lời rằng khó chịu hay không do cách mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề, và cho dù khó chịu thì bạn cũng vẫn phải làm việc và giải quyết công việc ổn thỏa.

Câu hỏi 18: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?

Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn tương tự bạn đã từng trải qua.

Câu hỏi 19: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?

Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó. Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho công ty.

Câu hỏi 20: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?

Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.

Câu hỏi 21: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?

Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng: “áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể làm việc có áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.

Câu hỏi 22: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc này?

Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)

Câu hỏi 23: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?

Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”… thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ hội học hỏi…

Câu hỏi 24: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?

Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”

Câu hỏi 25: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân không?

Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.

Câu hỏi 26: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn?

Cách trả lời: Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…

Câu hỏi 27: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?

Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết vươn lên và có động lực tốt.

Câu hỏi 28: Bạn đã học được điều gì từ những sai lầm trong công việc?

Cách trả lời: Không nhất thiết phải giấu giếm quá nhiều, nhưng cũng đừng dại mà mô tả quá nhiều sai lầm. Thay vào đó hãy nêu một vài sai lầm do thiếu kinh nghiệm và những bài học cũng như cách bạn khắc phục hiệu quả.

Câu hỏi 29: Nếu bạn là nhà tuyển dụng thì bạn sẽ tuyển người như thế nào vào vị trị này?

Cách trả lời: Rất khó để bạn có thể đoán được ý định của nhà tuyển dụng bởi bạn không phải là họ, hơn nữa đây là công việc bạn đang nộp đơn và mục tiêu bạn cần làm là cho họ thấy “Bạn là người phù hợp”. Vậy hãy nhớ kỹ những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã đặt ra, kết hợp với các điểm mạnh hoặc kỹ năng phù hợp của bạn, qua đó đưa ra những câu trả lời có tính gợi ý cho chính họ.

Câu hỏi 30: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?

Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc, do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 31: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?

Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.

Câu hỏi 32: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?

Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.

Câu hỏi 33: Bạn nghĩ gì về công ty bạn vừa nghỉ việc?

Cách xử lý: Nên tránh những nhận xét tiêu cực, thay vào đó hãy nói về những điều bạn đã học hỏi được từ công việc trước đó. Cũng không nên đi sâu quá vào những bí mật kinh doanh của công ty cũ của bạn.

Câu hỏi 34: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?

Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.

Câu hỏi 35: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?

Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi người.


Cách Trả Lời Phỏng Vấn Hay Nhất khi đi xin việc



Giới thiệu :

Câu hỏi nào là khó trả lời nhất khi phỏng vấn xin việc? Hầu hết mọi ứng cử viên đều trả lời đó chính là câu "thế anh/chị đề nghị mức lương bao nhiêu?".



Câu chuyện hay và những bài học kinh nghiệm :

Từ trước đến giờ, không kể các dạng làm theo hợp đồng, tôi có apply vào tổng cộng 3 công ty. Hầu như lần nào tôi cũng đề nghị một mức lương thấp hơn tôi dự tính rồi nhận một mức lương thấp hơn tôi xứng đáng được nhận.

1.
Công ty đầu tiên đầu tiên của tôi là FPT Telecom, hồi cuối năm 2003. Lúc người phỏng vấn hỏi câu trên, tôi đã rất thành thật khai báo mất lương hiện tại của tôi là 2.500.000/tháng (lúc đó tôi làm cộng tác viên cho Tuổi Trẻ Online) và chỉ muốn nhận bằng khoản lương đó.
Bài học đầu tiên: Mỗi lần đổi công việc là mỗi lần phải được tăng lương, nghĩa là bạn phải yêu cầu một mức lương cao hơn công việc cũ, coi như là chi phí để làm quen với môi trường mới.

2.
Công ty thứ hai là Mai Linh, đầu năm 2004. Lúc thỏa thuận vấn đề lương bổng, tôi đã không thống nhất một con số cụ thể mà lại chỉ thỏa thuận phần lương cứng quá thấp (còn thấp hơn ở FPT Telecom), phần còn lại tính theo từng dự án.
Bài học thứ hai: Nên thỏa thuận một con số cụ thể, chí ít con số này phải đủ nuôi sống bạn theo cách bạn muốn, trước khi bàn đến những nguồn thu nhập khác.

3.
Công ty thứ ba cũng chính là công ty hiện tại, hồi cuối năm 2004. Lần này tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn rồi, thành ra lúc phỏng vấn, tôi đã mạnh miệng đề nghị một mức lương cao gần gấp ba so với mức lương ở công ty trước. Nếu bạn nghĩ bạn xứng đáng, hãy mạnh dạn đề nghị mức lương của mình, không có việc gì phải e dè.
Các sếp đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị, dẫu vậy, họ yêu cầu trong thời gian thử việc, tôi chỉ nhận được 70% mức lương đó (và sau hơn 2 năm tôi mới được tăng lên đúng mức lương mà tôi đề nghị).
Bài học thứ ba: Phải thỏa thuận thời gian thử việc là bao lâu để tránh trường hợp làm hoài mà lương không thấy tăng về mức thỏa thuận ban đầu.

4
. Công ty hiện tại cũng cho tôi một bài học khác về việc tăng lương.
Bài học thứ tư: Phải thỏa thuận hoặc biết chính xác chính sách tăng lương và chế độ thưởng của công ty là như thế nào trước khi ký hợp đồng. Thường các công ty 6 tháng tăng một lần tùy theo từng đối tượng, cũng có công ty 3 tháng một lần và công ty 2 năm một lần như ở chỗ tôi đang làm. Còn thưởng thì vô chừng, nhất là đối với các công ty đã cổ phần hóa.

Một vấn đề nhỏ khác cũng cần phải lưu ý là khi thỏa thuận mức lương, bạn phải chắc chắn rằng đây là lương mà bạn sẽ được nhận, sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế...

Từ đầu đến giờ tôi đề cập đến những kinh nghiệm rút ra được từ những lần thỏa thuận lương bổng mà chưa đề cập đến lý do tại sao trước đây khi đi phỏng vấn, tôi lại thường có xu hướng chọn mức lương thấp hơn dự tính. Tôi thấy đây không phải là vấn đề của riêng tôi, mà là vấn đề của khá nhiều người, nhất là những bạn chưa có kinh nghiệm đi làm.

Có lần tôi phỏng vấn một anh xin vào công ty của tôi, tôi hỏi anh câu hỏi trên, và nhận được câu trả lời thế này: "Lương đối với em không quan trọng lắm, quan trọng là được học hỏi, rèn luyện blah blah blah...".

Tôi đánh giá anh này thành thật nhưng hơi khờ. Nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm với những người không đi làm vì tiền, bởi nó là một dấu hiệu của sự chưa trưởng thành. Nếu tiền đối với bạn không quan trọng, nhà tuyển dụng sẽ suy ra công việc đối với bạn cũng không quan trọng luôn, đơn giản vì mục tiêu lớn nhất của công việc là kiếm tiền.

Cứ so sánh thế này xem. Giữa một ông bố mỗi ngày phải chạy lo miệng ăn cho hai đứa con nhỏ và một anh sinh viên mới tốt nghiệp "tiền chả là cái đinh gì hết", ai sẽ làm việc chăm chỉ hơn?

Hơn nữa, trong mắt nhà tuyển dụng, những người trả lời theo kiểu trên thường là những người không có năng lực, hoặc không tự tin vào khả năng của họ, hoặc không biết được khả năng của họ đến đâu. Không có một doanh nghiệp nào muốn biến công ty của họ thành nơi thực tập miễn phí cho những người như thế cả.

Do đó, dẫu mục tiêu của bạn là học hỏi, rèn luyện kinh nghiệm (đây là một mục tiêu chính đáng), bạn vẫn phải quan tâm đến lương bổng nếu bạn muốn tìm được việc làm. Bạn phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn tự tin vào giá trị của mình thông qua mức lương mà bạn đề nghị.

Vậy đề nghị bao nhiêu là vừa? Tôi nghĩ mỗi người khi apply vào một công việc nào đó, cũng đã có sự lựa chọn mức lương cho mình, bằng cách tham khảo mức lương của các đồng nghiệp hoặc mức lương trung bình trên thị trường. Nói chung, nguyên tắc chủ đạo là: “Bạn phải cảm thấy vui vẻ và thoải mái với mức lương của mình” .

Nếu bạn nhận một mức lương quá cao so với giá trị của bạn (điều này hiếm khi xảy ra, vì những lý do ở trên), vô tình b��n lại tự đặt áp lực lên bản thân. Tiền càng nhiều thì trách nhiệm càng cao” mà bạn. Khi bạn nhận một mức lương thấp hơn mong đợi, bạn sẽ khó có thể toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc của mình. “Có thực mới vực được đạo”mà bạn.

Trong cả hai trường hợp này, cả bạn và nhà tuyển dụng đều gặp nhiều thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất; do đó để tốt cho cả hai phía, bạn nên mạnh dạn đề nghị một mức lương giúp bạn thật sự cảm thấy vui vẻ và thoải mái.

Cách trả lời phỏng vấn xin việc, kỹ năng trả lời

Cách trả lời phỏng vấn xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn

Cách trả lời phỏng vấn xin việc là một trong những kỹ năng cần thiết cho những bạn đang tìm việc làm? Bạn nộp CV và được công ty mời đi phỏng vấn. Nhưng bạn chưa có kỹ năng trả lời trước nhà tuyển dụng. Hay nói cách khác bạn chưa có các cách trả lời phỏng vấn xin việc thành công. Bạn biết rằng “Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung”.

Kỹ năng trả lời như thế nào thì có thể giúp bạn thành công trong vòng phỏng vấn? Dù bề ngoài hình thức của bạn có đẹp đến đâu cũng chỉ chiếm được 50% thành công của buổi phỏng vấn. Vậy 50% kia ở đâu? Xin thưa đó chính là những kỹ năng trả lời, ứng xử của bạn với nhà tuyển dụng.

Hình thức là cái dễ thay đổi nhất mà bạn có thể làm được cho một buổi phỏng vấn tốt đẹp. Nhưng còn kỹ năng trả lời phỏng vấn của bạn thì sao. Kinh nghiệm của các nhà tuyển dụng cho biết: “Phải mất đến gần 1 năm để các ứng viên có thể học được cách trả lời phỏng vấn xin việc cơ bản”. “Cách trả lời phỏng vấn xin việc cơ bản” tôi xin nhấn mạnh 2 từ “cơ bản”. chắc nhiều người nghĩ rằng sẽ chẳng phải mất 1 thời gian dài như thế để có được 2 từ “cơ bản” trong kỹ năng trả lời nhà tuyển dụng. Ai cũng nghĩ mình làm được, mình sẽ trả lời tốt hơn thế trước nhà tuyển dụng đang “rất cần người”. Nhưng 90% các ứng viên đâu có biết 99% nhà tuyển dụng chỉ cần người đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc đề ra và còn lại là thái độ, cách ứng xử, trả lời của ứng viên đó trong giao tiếp.

Cách trả lời phỏng vấn xin việc tốt nhất là có sự luyện tập kỹ năng trả lời

Cách trả lời phỏng vấn với những câu hỏi cơ bản chỉ đơn giản nằm ở sự chuẩn bị trước một cách kỹ càng. Câu hỏi mà các ứng viên đặt ra sau những buổi phỏng vấn thất bại là: “Tại sao mình lại trả lời phỏng vấn “ngây ngô” đến vậy? Trong đầu mình đã nghĩ ra những lời đó cơ mà…”. Chẳng ứng viên nào quan tâm, dường như họ chỉ biết rút “kinh nghiệm” sau thêm vài lần phỏng vấn thất bại tiếp theo. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, “làm trò cười”, các ứng viên hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cơ bản nhất.

Kỹ năng trả lời phỏng vấn – làm thế nào để có được?

  • Kỹ năng trả lời đầu tiên là luôn nở nụ cười trong tất cả các tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra trong buổi phỏng vấn. “1 nụ cười bằng 10 câu trả lời”, đúng vậy cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ cởi mở, thân thiện và hòa đồng. Cười luôn làm cho buổi phỏng vấn trở nên gần gữi hơn, thu hẹp khoảng cách giữa nhà tuyển dụng với ứng viên hơn. Vì vậy trong các cách trả lời phỏng vấn xin việc đầu tiên, bạn dễ thực hiện nhất đó là cười và cười thật nhiều. Nhưng cười như thế nào cho “vừa lòng nhà tuyển dụng”, đó mới là bản chất của vấn đề. Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc của nhà tuyển dụng đưa ra rằng “90% họ cảm thấy vừa lòng khi thấy các ứng viên “cười” trước khi trả lời mỗi câu hỏi. Và đến 99% các nhà tuyển dụng phì cười khi bạn đáp lại lời họ bằng nụ cười kèm theo câu “tán” về chuyện gì đó mà họ đưa ra.

Cách trả lời phỏng vấn xin việc gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng là “biết cười”

  • Kỹ năng trả lời thứ 2 là luôn trả lời phỏng vấn xin việc thành thật. Điều này giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng về độ tin tưởng. Cách trả lời phỏng vấn xin việc thành thật như thế nào? Đó là luôn nhìn vào mắt người tuyển dụng, trả lời những điều bạn biết rõ ràng, mạch lạc. Nếu gặp câu hỏi khó nên trả lời “Tôi không biết” một cách chắc chắn nhất, nhưng với ánh mắt cầu thị và có thể đặt thêm vấn đề về nó với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ ghi điểm rất cao vì bạn cho nhà tuyển dụng biết, tôi có kỹ năng trả lời vấn đáp rất tốt.

VD: Khi nhà tuyển dụng hỏi anh có biết về những thủ thuật Seo không? Nếu bạn không biết hãy trả lời thành thật “Tôi không biết”. Và đặt thêm những câu hỏi cho nhà tuyển dụng về vấn đề này? Như “Tôi từng nghe nói về nhiều thủ thuật SEO nhưng chưa bao giờ được nghiên cứu về nó một cách chính thức. Tôi rất muốn trở thành chuyên gia nghiên cứu về nó nếu được làm ở công ty?

Kỹ năng trả lời để gây ấn tượng là thành thật và biết nói “Tôi không biết”

  • Kỹ năng trả lời tiếp theo cần chú ý là không bao giờ nói tất cả điều gì về công ty cũ bạn đã làm việc. Tất cả mọi thứ tốt, xấu ở đó. Vì nó gây cho bạn lỗi “tiết lộ bí mật” công ty. Các nhà tuyển dụng cực kỳ kiêng kỵ điều này. Đây là điều cơ bản mà mỗi ứng viên phải nắm được khi tham gia trả lời phỏng vấn xin việc.

VD: Nếu nhà phỏng vấn có hỏi “Anh (chị) thấy việc làm ở công ty trước thế nào? Môi trường việc làm ở đó có gì khác biệt không?”. Hãy trả lời “Xin lỗi ông (bà), vì lý do bảo mật về công việc của công ty trước, tôi không thể trả lời điều đó được nhưng tôi có thể chia sẻ một số trải nghiệm của tôi về kinh nghiệm công việc trước tôi đã làm…

  • Kỹ năng trả lời thứ tư là trả lời tự tin và pha chút hài hước. Điều này các ứng viên sẽ dễ dàng ghi điểm tối đa trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng phương pháp này lại khó thực hiện nhất trong 4 cách trả lời phỏng vấn xin việc. Tại sao khó? Bạn luôn tự ti trước nhà tuyển dụng mặt “lạnh như tiền”, bạn thấy lo lắng, tim đập nhanh khi đối mặt với họ. Điều đó là hoàn toàn chính xác, vì bạn luôn đặt vị trí của bạn là người đi xin việc và tôi đang rất cần việc làm. Bạn đâu có biết các nhà tuyển dụng kia cũng đang cần người làm việc cho họ, cả một đống dự án của họ không có nhân sự triển khai, tiền họ đầu tư đang “vất qua cửa sổ” từng ngày. Vì thế bạn hãy tự tin khi trả lời phỏng vấn xin việc với họ theo vị thế “đối tác” của nhau, ông cần tôi làm việc và tôi có thể giúp ông.

Vậy trả lời hài hước như thế nào? Cái này phải tùy thuộc vào năng khiếu của mỗi người. Nhưng học điều này cũng không quá khó, hãy tập nói những từ ngữ “cười” nhất, hay những hành động của khuôn mặt có thể làm người khó tính cũng phải “che miệng”cười tủm.

Cách trả lời phỏng vấn xin việc với 4 phương pháp trên, phần nào chỉ giúp bạn đạt được những điểm số quan trọng nhất trước nhà tuyển dụng. Còn rất nhiều cách để trả lời phỏng vấn xin việc thành công mà tôi chưa thể đề cập được trong bài viết này. Điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải luôn tự tin về chính mình. Dù bạn có là ai, có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ muốn nhất từ bạn là năng lực làm việc và thái độ làm việc. Hãy chuẩn bị cho bạn những kỹ năng cơ bản đó sẽ giúp cho bạn có một buổi trả lời phỏng vấn thành công nhất.





Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Phong thái khi đi phỏng vấn

Kinh nghiệm phỏng vấn học bổng Úc
Làm gì khi được mời phỏng vấn

(ST)