Thịt ba chỉ chiên ngũ vị hương thơm ngon hấp dẫn
Hướng dẫn làm ốc hấp tiêu thơm ngon hấp dẫn
Thịt thỏ chế biến như thế nào cho hấp dẫn
Cách trang trí bằng dưa leo cho món ăn thêm hấp dẫnTỉa dưa chuột thành lá và hoa là một trong những bài học cắt tỉa đầu tiên của người học tỉa rau củ quả. Bạn hãy cùng thử sức nhé!
CÁCH TRANG TRÍ BẰNG DƯA CHUỘT CHO MÓN ĂN THÊM HẤP DẪN
Tỉa dưa chuột thành hoa lá đẹp mắt
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
- Dưa chuột vỏ trơn: 1 quả to tỉa thành 2 bông hoa, 1 quả nhỏ tỉa thành 2 lá
- Dao tỉa dưa hoặc dao nhỏ, nhọn, sắc
- Cà rốt: chỉ cần 2 lát tròn mỏng 0,5cm
Bước 1:
Bổ đôi quả dưa chuột nhỏ theo chiều dọc, nên giữ cuống dưa để tạo cuống lá tự nhiên. Cắt giảm chéo hai cạnh bên phía trên nửa dưa chuột để tạo thành hình chiếc lá. Tỉa khe dọc lá, bạn có thể tỉa một hoặc hai khe làm sống lá.
Bước 2:
Tỉa các răng cưa lá hình chữ V uốn lượn, gần đầu lá thì tỉa chữ V nhỏ, gần cuống lá tỉa chữ V to hơn. Chú ý tỉa đối xứng hai bên lá. Bạn có thể khoét tỉa thêm các khe nhỏ trên mỗi lá con, đường cách điệu này vừa gợi hình gân của lá lớn vừa gợi hình sống thẳng của lá nhỏ. Chỉ cần đặt giao nghiêng chút và nhấn dao hai lần (trái chiều nhau) cùng một chỗ là tạo được khe này.
Bước 3:
Cắt bỏ hai chúm đầu cuối của dưa. Cắt giảm bỏ đoạn dưa ở giữa, lấy hai đoạn dưa hai bên, mỗi đoạn dài gấp rưỡi rộng ngang (đường kính) quả dưa. Khoét bỏ phần ruột dưa bằng dụng cụ lấy ruột hoa quả hoặc đơn giản hơn bạn tự khoét tròn ruột dưa bằng đầu dao nhọn và lấy bỏ từng chút ruột dưa một.
Bước 4:
Dùng dao khía trên mặt thành dưa hai lần 2 đường vuông góc để tạo thành 8 phần dưa đều nhau. Bổ dọc từ mặt thành dưa theo các đường khía đánh dấu này dài xuống gần sát đầu dưa phía dưới. Cắt giảm chéo hai bên mỗi cánh dưa thành hình cánh hoa.
Bước 5:
Gọt từng cánh dưa một thành lát vỏ mỏng ở lớp cánh ngoài. Gọt thêm lớp cánh nữa phần cùi dưa, nếu chưa thạo tỉa thì bạn cứ gọt dày hơn so với lớp vỏ để đỡ gãy dưa. Tỉa xong hai lớp cánh bạn có thể khoét bỏ phần dưa thừa phía trong. Tẽ nhẹ cánh dưa. Ngâm dưa trong nước lọc chừng 15 - 20 phút để cánh hoa dưa khẽ uốn cong, nếu không dùng dưa để ăn mà chỉ trưng bày thì bạn có thể ngâm trong nước hòa phèn chua cho cánh dưa được cứng bền.
Bước 6:
Cắt 2 lát tròn từ củ cà rốt, khía các đường vuông góc liên tiếp tạo thành lưới ô vuông nhỏ trên hình tròn này để làm nhị hoa. Gắn nhị hoa màu cam sậm này vào giữa bông hoa dưa trắng xanh, trông sẽ rất nổi bật.
Hoa và lá dưa chuột là một trong những mẫu tỉa cơ bản nhất cho người mới làm quen với tỉa rau củ quả. Vì thế bạn hãy tự tin học tỉa theo hình ảnh nhé. Hoa dưa có thể bày riêng trên một đĩa trắng như thế này.
Hoặc bày cùng thức ăn mặn sậm màu trông cũng rất sinh động. Một bông hoa dưa và hai chiếc lá cách điệu sẽ giúp cho đĩa thức ăn hấp dẫn, tự nhiên và tươi mát hơn rất nhiều!
Hướng dẫn cách cắt tỉa dưa chuột.
Đĩa thức ăn của bạn sẽ ngon hơn nếu có vài bông hoa được tỉa bằng dưa chuột. Chỉ cần nửa quả và một chút thời gian là bạn có thể cắt tỉa được.
Chuẩn bị:
Chọn quả tươi, thân tròn đều, thẳng, đặc ruột, đem rửa sạch. Bổ đôi theo chiều dọc quả, lấy một miếng dài khoảng 10 cm.
Cách làm:
Cách 1: Cách này đơn giản, có thể bày cho các món thịt quay rán, vừa dùng trang trí, vừa ăn kèm.
Để úp phần ruột quả dưa xuống mặt thớt, dùng dao sắc thái vát mỏng đều.
Úp bàn tay trái lên phần đã thái, đặt dao hớt dưa để vào thành đĩa.
Dùng tay ấn nhẹ cho các lát cắt so le nhau, chạy viền cong theo mép đĩa.
Cách 2: Tỉa hình rẻ quạt
Tương tự như cách 1 nhưng để mũi dao chéo nhiều hơn cho lát cắt dài và không để dời từng miếng mà dính nhau ở một đầu. Thái xong, tẽ từng lát ra và ngâm nước khoảng 3 phút. Sau đó vớt ra, bày vào góc thức ăn.
Cách 3: Tỉa bông hoa
Làm như cách 2, sau đó dùng tay uốn các lát dưa vào một đầu, tạo các cánh hoa. Chú ý phải nhẹ nhàng, tránh làm gãy cánh. Sau đó đem bông hoa ngâm nước, tạo độ cứng nhất định.
Tỉa hoa trang trí từ dưa leo, ớt, cà rốt, củ cải
Hê hê mấy hôm nay mình lại có trò mới là tỉa rau củ.
Tuy không có đồ nghề chuyên nghiệp nhưng mình vẫn tự mày mò bắt chước làm 1 số mẫu đơn giản, chỉ với 1 cái kéo và 1 con dao cùn. Tác phẩm làm ra trông cũng ổn ổn.
Đầu tiên là hoa tỉa từ cà rốt, và kiểu dưa leo trang trí rất cơ bản (xếp dẻ quạt). Cách làm xem video
Tiếp đến là hoa hồng môn làm từ ớt, cách làm xem ở link dưới
Hoa hồng từ củ cải trắng, cách làm:
THAM KHẢO THÊM: Cách trang trí làm món ăn thêm hấp dẫn
1. Trình bày món ăn đẹp trên đĩa
Thực tế, những đầu bếp chuyên nghiệp đều sử dụng các loại gia vị có trong món ăn để chế biến. Thí dụ như món cá không thể thiếu thì là trong nguyên liệu trình bày. Món cà tím không thể thiếu tía tô... Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, bạn có thể biến đổi theo ý thích của mình, không nhất thiết phải theo những quy tắc nhất định. Mỗi loại đĩa, mỗi loại thực phẩm có một cách trình bày riêng, tùy từng kiểu đĩa mà bạn trang trí sao cho phù hợp.
Đĩa tròn
Đa phần các gia đình đều sử dụng đĩa tròn để đựng món ăn. Đây là loại đã có cách trình bày đơn giản và đa dạng nhất. Bạn có thể sử dụng cách tập trung trang trí tại một góc đĩa, cũng có thể trang trí chung quanh đĩa. Cách trang trí này làm nổi bật món ăn bên trong. Trong cách trang trí, ta có thể kết hợp sắc xanh của dưa chuột với mầu đỏ của cà chua, mầu vàng của cà rốt. Cách trang trí tròn chung quanh làm cho đĩa có vẻ sâu hơn, đựng được nhiều đồ ăn hơn. Cách trang trí phân bố đều các trảng mầu quanh đĩa, không làm mất đi diện tích của đĩa. Với cách trang trí này, bạn có thể thay thế những bông hoa cà rốt bằng cà chua anh đào. Dưa chuột bày thành hình trái tim không thu hẹp diện tích của đĩa mà còn làm cho món ăn có vẻ đầy đặn hơn. Bạn nên dùng cách trang trí này cho những món xào, món nộm.
Đĩa bầu dục
Thông thường, người ta sử dụng đĩa bầu dục để bày các món cá. Cá được đặt dọc theo thân đĩa, tập trung chủ yếu trong lòng đĩa. Vành đĩa bên ngoài và phía đầu cá thường trống nên việc trang trí nên tập trung ở đó. Cách trang trí tròn này che bớt khoảng trống thừa bên ngoài đĩa mà không làm mất đi giá trị của món ăn. Việc trang trí tập trung tại một điểm trên đĩa làm nổi bật hơn món ăn được trình bày trong đĩa. Trong cách trang trí này, bạn có thể đặt lên mặt thức ăn, tuy nhiên, nên tránh quá nhiều, che kín thức ăn. Trang trí tạo thành một dải bên cạnh đĩa cũng hay, bạn nên dùng cách này với các món rau.
Đĩa vuông hoặc chữ nhật
Với các loại đĩa này, bạn không nên dùng rau, củ quả trang trí theo hình vòng cung hoặc hình tròn vì nó sẽ tạo ra các góc trống trên đĩa, tạo cảm giác món ăn không được đầy đặn. Với hai loại đĩa này, bạn nên trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh.
Đĩa lá
Với đĩa lá, bạn chỉ nên trang trí ở một góc đĩa bởi đĩa có các điểm gẫy, khó đẹp. Bạn chỉ nên tập trung trang trí ở cuống lá. Đĩa này nên sử dụng để đựng các món chiên.
2. Nghệ thuật làm "ngon" con mắt
Một món ăn được trình bày đẹp không chỉ nằm ở việc sắp đặt trên bàn tiệc, mà phụ thuộc ngay từ khâu ban đầu là lựa chọn mua thực phẩm, ví dụ mua rau phải tươi, non thì ăn mới ngọt (người có kinh nghiệm lấy móng tay bấm sẽ biết rau mới và non ra sao).
Nếu phải sử dụng rau khô hay rau mua về bỏ tủ lạnh, rau bán ở siêu thị thì khó có thể trình bày một món ăn cho bắt mắt, đảm bảo ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Các thứ củ (cà rốt, củ cải, khoai tây, su hào, bắp cải…) cũng không nên mua loại đã để lâu ngày vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng, có thể bị biến chất, dễ làm biến đổi vị ngon của món ăn.
Tương tự, các loại thịt cá cũng phải tươi, mới, vừa đảm bảo dinh dưỡng, lại dễ chế biến cũng như trình bày. Ngoài ra, việc xắt, chặt cũng rất quan trọng. Phải xắt sao cho miếng thức ăn vừa đủ lớn, không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình đun nấu và nấu xong thì trở nên bắt mắt, tạo cảm giác muốn được thưởng thức ngay cho thực khách.
Vật liệu dùng để trang trí trên bề mặt (hành, ngò, cà chua, dưa leo, hành tây, cà rốt…) có vai trò rất quan trọng vì không chỉ tạo cảm giác tươi mới, mà còn phải phù hợp với món ăn (món nào phải cho hành, món nào cho ngổ hay món nào dùng rau răm, tía tô, rau thơm khác). Chỉ riêng trái ớt cũng có rất nhiều cách cắt tỉa trình bày, lúc thì xắt lát, lúc tỉa hoa, khi lại để nguyên trái.
Cũng là tô canh, nhưng hành hoa thì rải thế nào và những cọng ngò phải đặt ra sao, rau răm phải nhuyễn cỡ nào mới dậy mùi và tăng thêm phần hấp dẫn, rồi rau ngổ phải xắt nhỏ và đều đến mức nào… Với món hấp hành thì để nguyên phần củ của hành lá, với tô bún bò, phở, mì quảng thì phải chẻ ba, chẻ tư…
Món ăn ngon mắt còn tính đến việc hài hòa màu sắc, sao cho món ăn được nổi bật, kích thích vị giác thực khách. Bên cạnh đó phải tính đến việc tạo dáng cho món ăn, chủ đạo là gì, trang trí ra sao, sắp xếp theo thứ tự nhỏ, to thế nào…
Một yếu tố cũng quan trọng không kém là vật dụng chứa đựng thức ăn. Cũng là món cá chiên nhưng với cá chiên giòn hay chiên xù nguyên con thì dùng dĩa bầu dục, cá chiên từng lát thì dĩa tròn…
Khi làm cơm gà, món gà luộc xé phay thì dùng dĩa tròn, gà chặt miếng có thể dĩa tròn hay bầu dục tùy theo cách bới cơm (nếu bới cơm kiểu xới ra dĩa thì dứt khoát phải dùng dĩa tròn, còn bới cơm thành chén rồi úp xuống dĩa thì có thể dùng dĩa tròn hay dĩa bầu dục). Nói chung, quan trọng nhất của đĩa cơm gà là làm sao nổi bật được phần gà, cơm vừa phải và thêm vài lát cà chua, dưa leo, vài cọng rau ngò… để tăng phần hấp dẫn.
Biết trình bày rau tươi cho các món ăn cũng dễ làm đẹp bàn ăn. Chẳng hạn dưa leo trong món xíu mại xốt cà chua có thể được cắt tỉa theo hai cách và bày trong một dĩa. Phần dưa nhỏ thì đặt xíu mại, phần trái lớn thì tỉa hoa, có cà chua làm nhân. Khoai tây xắt cả mỏng lẫn dày để trình bày trên dĩa đựng món thịt bò khoai tây tùy theo hình dáng dĩa tròn hay bầu dục…
Với món mực hấp, cũng là mực hấp có ớt, nhưng có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể là mực được chẻ hoa, cũng có thể cắt khoanh…
Khi bài trí bàn tiệc, tránh việc bày biện nhiều làm rối mắt, tạo cảm giác mới nhìn đã thấy no, nhưng nếu ít quá, lơ thơ quá thì lại không hấp dẫn, dễ gây thất vọng cho thực khách.