Cách trang trí góc lớp mầm non cực yêu cho bé vui chơi

Giới thiệu:

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của bé, để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo chúng ta phải tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh....

Chúng ta cùng tìm hiểu xem các cô giáo đã trang trí các góc lớp như thế nào nhé!!!

Cách thực hiện:

1) Bảng điểm danh (Bé đến lớp): Với những đồ dùng được đan bằng mây tre lá như: quạt, rổ, miếng lót ly, tấm thảm kê...các cô giáo đã tạo thành 1 chiếc thuyền buồm có khuôn mặt bạn gấu.

Sử dụng 1 đoạn dây thừng trang trí viền xung quang cánh buồm, cắt những sợi đề can mảnh chia thành 4 phần (4 tổ)

Dùng gai dính để gắn hình các bé vào các ô, mỗi tổ 1 màu.

Mỗi buổi sáng đến lớp các bé sẽ gắn hình của mình vào vị trí tổ của mình, nếu hình bạn nào chưa được gắn lên là bạn đó nghỉ học ngày hôm đó!  chiều đi học về các bé gỡ hình ở cánh buồm gắn phía dưới thân thuyền.

Một cách khác: Chúng ta có thể sử dụng những miếng vải vụn 20cm x 25cm với nhiều màu sắc khác nhau (cắt 4 miếng) 4 tổ. Trang trí những khuôn mặt, những hoạ tiết tạo thành những nhân vật bạn trai bạn gái. Phía dưới các nhân vật có những chiếc túi nhỏ để đựng ký hiệu (hình) trên thân các nhân vật chúng ta gắn những gai dính để đính ký hiệu hình theo từng tổ.

Thêm  cách làm khác: Trang trí thành 1 đoàn tàu, chở các bạn tí hon đến lớp

2) Một ngày của bé:

Dùng những chiếc đĩa CD, VCD..cũ, dán những hoạt động của bé trên mặt đĩa.

Cắt 1 miếng micca trong hình tròn có đường kính 60cm.Gắn 1 kim chỉ ở tâm hình tròn sao cho kim chỉ có thể xoay tròn được.

Dán 1 miếng đecan tròn  màu xanh dương, trang trí thêm những hoạ tiết xung quanh hình tròn. 


Hoặc chúng ta có thể sử dụng đồng hồ thật để làm bảng hoạt động 1 ngày của bé.

Và 1 cách khác là chúng ta sử dụng nguyên vật liêu bằng giấy. với những chiếc đồng hồ giấy, và tên gọi các hoạt động.

3) Bảng mừng sinh nhật bé:

Sử dụng nguyên vật liệu chính là giấy

Giấy bìa cứng màu đỏ đậm diện tích 50cm x 70cm làm nền

Dùng 1 miếng giấy hình vuông 40cm x 50cm màu hồng kim tuyến dán xéo phía trong, lấy đê can màu xanh nõn chuối viền xung quanh.

Giấy màu xám, nâu...có gân sọc làm thân bánh, hai miếng bìa trắng làm mặt trên và mặt đáy của bánh (xem hình)

Cắt giấy thành những ngọn nến gắn lên mặt trên của bánh.

Dùng những bông hoa vải (hoa giả) trang trí xung quanh bánh.

Ngoài ra chúng ta còn có thể tạo ra một bảng sinh nhật khác cũng được làm từ nguyên vật liệu chính là giấy.

Dùng len và nút áo tạo thành khuôn mặt, cắt hai trái tim gắn thành 2 cánh tay. Chừa khoảng trống để dán hình của những bé có sinh nhật trong tháng.

4) Tranh treo tường làm từ những bàn tay, bàn chân

Cô chuẩn bị tranh nền trên giấy A3, cho trẻ in hình bàn tay của mình lên mặt tờ giấy. Sau đó cô vẽ thêm những hoạ tiết để tạo nên những chú cá, bông hoa, những nhân vật thật ngộ ngĩnh... viền khung và treo ở góc lớp.

  

5) Góc gia đình:

Cho trẻ cắt  những loại thực phẩm trên họa báo, và dán phân loại chúng theo nhóm. Bên cạnh đó là các công thức pha nước chanh, làm bánh....hay các bước làm vệ sinh cá nhân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để chuẩn bị đi học.

  

6) Góc toán: Với các bài tập toán như: đếm các đồ vật, khoan tròn các nhóm đối tượng, tìm số lượng tương ứng.

  

7) Góc kể chuyện sáng tạo và làm quen chữ viết

Chuẩn bị những khung giấy hình vuông, (chữ nhật) nhiều màu.. trẻ gắn những tranh minh hoạ truyện do trẻ vẽ, hay cô sưu tầm theo thứ tự rồi tự kể lại truyện.

Phía dưới cô chuẩn bị những túi bìa trong cứng có viền decan màu, trẻ bỏ tranh vào những chiếc túi đó và kể chuyện sáng tạo..

Với góc làm quen chữ cái, chúng ta có thể ghi những bài thơ, câu đố có kèm hình ảnh ,cho trẻ làm quen với các chữ cái và tập di chữ