Cung Cự Giải và cung Bọ Cạp một sự kết hợp hoàn hảo
Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Cách lập kế hoạch phát triển bản thân hoàn hảo nhất
Cách trang trí hồ sơ xin việc thật hoàn hảo và chuyên nghiệp. Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.
CÁCH TRANG TRÍ HỒ SƠ XIN VIỆC THẬT HOÀN HẢO CHUYÊN NGHIỆP
Cách viết hồ sơ xin việc nào phù hợp nhất với bạn?
Về cơ bản, có 3 cách viết hồ sơ: viết theo trình tự thời gian, viết theo trách nhiệm công việc và dạng phối hợp. Mỗi loại hồ sơ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Bạn cần linh hoạt chọn lựa hình thức phù hợp nhất tùy thuộc vào tình huống và mục đích của bạn.
Hồ sơ viết theo trình tự thời gian giúp bạn trình bày kinh nghiệm làm việc, thành tích, trình độ học vấn, kỹ năng đạt được… theo trình tự thời gian gần đây nhất. Ví dụ công ty hiện tại hay công ty bạn làm việc gần đây nhất được trình bày trước tiên. Dạng hồ sơ này gồm các mục chính sau:
Mục tiêu nghề nghiệp hay Tóm lược nghề nghiệp:
Kinh nghiệm làm việc: nêu rõ tên công ty hiện tại hoặc trước đây, công việc phụ trách, ngày tháng làm việc, các chức vụ bạn nắm giữ… theo trình tự thời gian gần đây nhất và lùi dần về sau. Bạn có thể mô tả ngắn gọn sơ lược về công ty, các hoạt động và thành tích nổi bật của công ty cũ, ví dụ “công ty gần đây nhất của tôi là công ty nước giải khát hàng đầu có doanh thu hàng năm lên đến 100 triệu đô la”.
Trình bày Trách nhiệm chính và Thành tích đạt được: Bạn cần nêu bật những thành tích đạt được trong mỗi vị trí công việc bạn từng phụ trách và nêu rõ mối liên quan của những thành tích này với công việc bạn dự tuyển.
Lưu ý:
Sử dụng các động từ như “đạt được”, “quản lý” thay cho những từ nghe không được “hoành tráng” như “có được”, “trông nom”… và sử dụng con số để trình bày thành tích của bạn nghe thuyết phục hơn.
Mô tả ngắn gọn và súc tích vì câu chữ dài dòng sẽ không thu hút nhà tuyển dụng đọc hết hồ sơ của bạn.
Đối với vị trí quản lý, bạn nên nêu rõ số nhân viên mà mình quản lý trong hồ sơ.
Ưu điểm: Hồ sơ viết theo trật tự thời gian thể hiện rõ ràng công việc bạn đã phụ trách trong các khoảng thời gian cụ thể và liền mạch, vì vậy giúp nhà tuyển dụng nắm rõ quá trình công tác của bạn. Đây là dạng hồ sơ được phần lớn các nhà tuyển dụng quan tâm.
Khuyết điểm: bạn sẽ ít có cơ hội được gọi phỏng vấn nếu công việc gần đây nhất của bạn không liên quan đến vị trí dự tuyển.
Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.
Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.
Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.
Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.
Cách viết một hồ sơ xin việc hoàn hảo
Cách viết một hồ sơ xin việc hoàn hảo
1. Thông tin cá nhân: Bạn nên cung cấp đầy đủ như: họ & tên, giới tính, năm sinh, email, số điện thoại. Đặc biệt chú ý, để tránh hiểu lầm bạn không nên viết tên hiệu (nickname). 2. Học vấn: Trình độ của bạn, bạn đã học trường nào? Chuyên ngành gì? Các khóa học có liên quan, thành tích (kèm theo giấy chứng nhận nếu bạn có 3. Kinh nghiệm làm việc:
Cách viết một hồ sơ xin việc hoàn hảo
Phần 1. 10 bước cơ bản để bạn có được một CV hoàn hảo nhất:
1. Thông tin cá nhân:
Bạn nên cung cấp đầy đủ như: họ & tên, giới tính, năm sinh, email, số điện thoại. Đặc biệt chú ý, để tránh hiểu lầm bạn không nên viết tên hiệu (nickname).
2. Học vấn:
Trình độ của bạn, bạn đã học trường nào? Chuyên ngành gì? Các khóa học có liên quan, thành tích (kèm theo giấy chứng nhận nếu bạn có
3. Kinh nghiệm làm việc:
Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách như theo thứ tự từ công việc gần nhất hay theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất.. Qua đó nói thêm các điểm mạnh của mình như qua công việc đã trau dồi thêm kiến thức, sự sáng tạo, phương thức làm việc... Tuy nhiên cần tránh thể hiển thái quá sự việc (thổi phồng sự việc).
4. Khả năng trình bày:
Cách viết phải đặc sắc: Viết ra những điểm chính và vắn tắt. Vì nhà tuyển dụng hàng ngày họ đọc rất nhiều CV, chính vì thế CV quá dài sẽ không hiệu quả, những nội dung nào trùng nhau nên loại bớt, nên viết sao cho dễ đọc, dễ thấy, dễ hiểu...
5. Những kỹ năng khác:
Bạn có những sở trường đặc biệt? Năng khiếu mà bạn có?...
7. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ cần trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy, thái quá,...
8. Sở thích mối quan tâm:
Chỉ ghi khi thật sự cần thiết hoặc có liên quan hay đặc trưng cho nghề nghiệp.
9. Các kỹ năng liên quan đền công việc:
+ Khả năng giải quyết vấn đề.
+ Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình.
10. Người tham khảo:
Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng và kinh nghiệm đã có, người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty có nhu cầu thẩm tra về bạn. (cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại, địa chỉ liên lạc của người tham khảo...).
Để tránh những sai sót không đáng có khi đã viết xong bản CV bạn cần phải xem lại nội dung, kiểm tra, chỉnh sửa lại tất cả các lỗi dù là nhỏ nhất. Ví dụ như lỗi chính tả, font chữ,...trước khi gửi cho nhà tuyển dụng
Phần 2. Những lưu ý khi viết CV
* CV thực chất là một phương tiện tiếp thị hình ảnh bản thân bạn. Mục tiêu của bạn là gây ấn tượng với nhà tuyển dụng để có cơ hội đến phỏng vấn. Vậy CV của bạn phải đạt được những mục tiêu sau:
- Bộc lộ bạn rất có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc
- Khác biệt với các ứng viên khác
- Thể hiện cá tính và những phẩm chất phù hợp với công việc
- Bộc lộ những thành tích tốt mà bạn đã đạt được
- Thể hiện bạn rất sẵn sàng cho một cuộc phỏng vấn sắp tới
* Đừng để CV và thư xin việc của bạn quá lộn xộn hoặc quá rập khuôn theo khuôn mẫu có sẵn. CV và thư xin việc nên là một cách để khẳng định đặc điểm cá nhân của bạn và là lời giải thích tốt nhất cho câu hỏi vì sao nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn và chọn bạn chứ không phải là người khác.
* Hãy để CV và đơn xin việc của bạn khác biệt với ứng viên khác. Vậy thì thư xin việc của bạn đừng bao giờ mở đầu với cách xưng hô chung chung như nhiều người khác: “Thưa nhà tuyển dụng”, “Thưa quý công ty”…
Thường thì khi đăng tin tuyển dụng công khai, các công ty bao giờ cũng ghi rõ người cần liên lạc, số điện thoại, email để ứng viên nộp hồ sơ đúng địa chỉ. Bạn đừng bỏ qua những thông tin quan trọng đó, đừng quên mở đầu CV của mình một cách chuyên nghiệp bằng cách ghi rõ tên công ty, thậm chí ghi rõ tên người duyệt hồ sơ. Nhà tuyển dụng sẽ thấy: Bạn đã tìm hiểu kĩ thông tin về họ trước khi gửi hồ sơ đến, và bạn có chỉnh sửa hồ sơ khi gửi cho họ. Và thế là bạn đã ghi điểm rồi!
* Một lá thư xin việc nên bắt đầu với những câu ngắn gọn chắc chắn và cởi mở. Trọng lượng của bức thư xin việc của bạn tùy thuộc vào mức độ tự tin của bạn, nhưng tự tin không có nghĩa là kiêu căng ngạo mạn. CV của bạn phải tránh tuyệt đối những từ ngữ khiến người đọc có cảm giác bạn là người quá sắc sảo và giả dối. Hãy để thư xin việc khẳng định bạn là người tinh tế, chuyên nghiệp, lịch sự và có năng lực vượt trội.
* Một CV hay thư xin việc ấn tượng nghĩa là phải có điểm nhấn. Bạn đừng quên đi sâu vào những điểm quan trọng nhất về năng lực, hiểu biết của mình. Bạn có thể in nghiêng, tô đậm những chữ, những câu mà bạn cho là quan trọng nhất và nổi bật nhất trong thư xin việc (nếu đánh máy), và nhất thiết cuối trang phải có tên và chữ ký.
*Một lỗi dù nhỏ nhất về ngữ pháp, chính tả, có thể là nguyên nhân khiến CV của bạn bị loại ra khỏi danh sách ứng viên sáng giá. Đừng quên đặt email, điện thoại của mình bên dưới thư xin việc hoặc CV.
Phần 3.Bài trắc nghiệm đúng/sai cách viết một CV
1. Khi miêu tả kinh nghiệm làm việc, tôi thích miêu tả từng công việc theo những đoạn nhỏ lẻ hơn là viết một đoạn văn và nói chung chung về tất cả.
Đáp án: Sai. Những nhà tuyển dụng cho những công việc bán thời gian này thường có rất ít thời gian để xem xét kỹ CV, vì thế một đoạn văn ngắn liền mạch sẽ dễ dàng cho họ theo dõi hơn là từng đoạn rời rạc.
2. Tôi thường tránh việc miêu tả chi tiết các trách nhiệm trong công việc trước đây tôi đảm nhận.
Đáp án: Đúng. Thay vì nói những điều họ đã biết bạn nên miêu tả bạn đã làm những công việc đó tốt như thế nào.
3. Tôi nghĩ cách xưng hô tốt nhất trong CV là sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”.
Đáp án: Sai. Bạn nên tránh sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” hết mức có thể. Thay vì nói điều gì đó như “Tôi đã phục vụ khoảng 60 khách hàng mỗi ca làm việc của mình” bạn chỉ cần nói “Đã phục vụ trung bình 60 khách hàng mỗi ca làm việc”.
4. Những từ chuyên ngành liên quan đến công việc nên được sử dụng nhiều trong CV.
Đáp án: Đúng. Những từ ngữ này thể hiện bạn là người có kỹ năng và kinh nghiệm đi làm lâu năm.
5. CV ấn tượng nhất là CV cô đọng, đủ thông tin và những kết quả bạn đã đạt được trong thời gian đi làm hơn là chú trọng vào miêu tả những công việc bạn đã làm.
Đáp án: Đúng. Kết quả công việc trước đây mới là điều họ thực sự muốn biết. Trong quá trình làm việc đó thì bạn đã làm gì để cải thiện hiệu quả công việc?
6. Các thông tin cá nhân như tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thường không cần thiết để đề cập trong loại CV này.
Đáp án: Đúng. Bạn không nên cho thông tin cá nhân cũng như ảnh của mình vào CV bởi vì đây chỉ là công việc bán thời gian và tạm thời. Bạn chỉ cần để địa chỉ mail để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn.
7. Thư giới thiệu cũng không cần thiết phải có khi gửi kèm CV.
Đáp án: Đúng. Thư giới thiệu chỉ dành cho những CV chuyên nghiệp và vị trí công việc ứng tuyển khó khăn, đòi hỏi cạnh tranh cao, làm việc toàn thời gian.
8. Khi nội dung là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất trong CV thì hình thức bề ngoài, cách trình bày của CV cũng cần phải đặc biệt và thu hút.
Đáp án: Đúng. Nghĩa là bạn cần phải chú trọng tới cả hình thức lẫn nội dung nếu muốn có một CV hoàn hảo.
9. Dù là CV cho độ tuổi nào và loại công việc gì thì cũng không chấp nhận những lỗi đánh máy và sai chính tả.
Đáp án: Đúng. Dù là vị trí công việc nào hay nhà tuyển dụng nào thì khó ai có thể chấp nhận những lỗi sai cơ bản đó. Đó là ấn tượng đầu tiên của họ về bạn (vì họ chưa được gặp mặt mà chỉ xem qua hồ sơ) vậy nên bạn cần xem xét cẩn thận các lỗi này trước khi gửi CV đi.
10. Có thể tìm thấy dễ dàng một kiểu CV điển hình mà nhà tuyển dụng nào cũng ưng ý.
Đáp án: Sai. Thực tế, tùy vào tính cách của từng người mà họ có cái nhìn khác nhau. Có thể tất cả chỉ cần một cách chỉnh sửa hình thức nhưng về cách trình bày nội dung thì bạn cần phải sáng tạo. Làm sao để một CV vừa dễ đọc, nắm bắt nhanh thông tin lại vừa ngắn gọn.
* Với mỗi câu trả lời đúng bạn được 1 điểm:
9-10 điểm: Bạn đã biết làm sao để viết được một CV cơ bản.
7-8 điểm: Bạn có kiến thức tổng thể về cách viết CV nhưng bạn cần thực hành nhiều hơn.
Dưới 7 điểm: Bạn không có chút kiến thức cũng như kinh nghiệm về việc này. Hãy cố gắng hơn để có một CV bắt mắt nhé.
Phần 4. Tham khảo một trong những cách viết CV cơ bản nhất sau đây:
1. Chuẩn bị dàn ý:
Trước khi viết CV, bạn cần dành thời gian để tự đánh giá bản thân. Hãy viết ra dưới dạng dàn ý những kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm làm việc và những hoạt động ngoại khoá của bạn. Công tác này sẽ giúp bạn có thể viết một CV thật suôn sẻ dễ dàng hơn
2. Nội dung:
• Phần thông tin liên lạc (họ tên, điạ chỉ, điện thoại, email):
- Tránh nêu biệt danh.
- Dùng địa chỉ và số điện thoại cố định (có thể của bố mẹ, hoặc của họ hàng, bạn bè (nếu người đó sẵn lòng nhắn tin cho bạn)
- Nêu cả hai địa chỉ và hai số điện thoại liên lạc tạm thời và cố định nếu bạn hiện đang ở trọ hoặc ở tại ký túc xá và khi tốt nghiệp sẽ chuyển đến một chỗ ở mới).
- Nêu địa chỉ emai của bạn (nếu có). Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay có thể sẽ liên lạc với bạn qua email.
- Nêu địa chỉ website của bạn nếu như trang web này thể hiện khả năng, nguyện vọng nghề nghiệp của bạn.
• Phần công việc dự tuyển:
- Phần này giúp nhà tuyển dụng biết bạn mong muốn làm công việc gì.
- Nêu thật cụ thể nguyện vọng cuả bạn.
Ví dụ: Một công việc thư ký đòi hỏi có khả năng giao tiếp, thương lượng và soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh tốt. - Không nên viết một cách mơ hồ, chung chung.
Ví dụ: Mong muốn mở mang kiến thức trong lĩnh vực hành chính văn phòng.
• Học vấn :
- Những sinh viên vừa tốt nghiệp không có nhiều kinh nghiệm nên đưa phần học vấn lên trước.
- Nêu tên trường, khoa, chuyên ngành, bằng cấp (cử nhân, thạc sỹ,.), niên khoá (1997 -2001, .).
- Nêu điểm trung bình (nếu điểm trung bình của bạn trên 7).
- Nêu những thành tích học tập, học bổng, khen thưởng (nếu có).
• Kinh nghiệm làm việc :
Nêu tên công ty, chức vụ, nơi làm việc, thời gian làm việc, miêu tả những công tác và nhiệm vụ của bạn, cần nhấn mạnh những kỹ năng cụ thể và thành quả của bạn trong công việc.
• Hoạt động ngoại khóa:
Ðây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.
• Những thông tin khác :
- Những khoá học ngắn hạn về kỹ năng Anh văn, vi tính, có liên quan đến công việc của bạn.
- Những kỹ năng và khả năng quan trọng hay đặc biệt .
- Kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức Ðoàn, Ðội, các tổ chức hoạt động xã hội,..
- Thành tích thể thao (một số nhà tuyển dụng đánh giá cao những ứng viên vừa học tập tốt vừa chơi thể thao tốt). 3. Kiểm tra lại:
• Nội dung:
Khi đã viết xong, bạn nên xem lại lời văn và kiểm tra lỗi chính tả, nếu có thể bạn nên nhờ bạn bè, người thân giỏi tiếng Anh xem giúp và chữa lỗi văn phạm, cách hành văn, hoặc nhờ nhân viên tư vấn việc làm nhận xét.
• Cách trình bày:
- Nên trình bày trên giấy trắng, khổ A4.
- Chỉ viết trên một trang A4, dùng một font chữ, khổ chữ 10 đến 14, không dùng font chữ hoa, chữ để trang trí.
• Tránh gấp hồ sơ; nếu cần gửi qua bưu điện, nên để hồ sơ vào một phong bì loại lớn.
Phần 5. Nhà tuyển dụng nghĩ gì khi xem hồ sơ ứng viên?
Dưới đây là các suy nghĩ của nhà tuyển dụng khi xem một CV. Biết được suy nghĩ của họ, bạn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi thắc mắc và tâm lý khó chịu của mình. Quan trọng hơn, bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm quí báu cho lần xin việc sau:
* Liệu ứng viên này có phù hợp với nhu cầu của công ty?
Đây là câu hỏi thường trực và gần như là quan trọng nhất khi các nhà tuyển dụng xem một bản CV. Họ sẽ tìm kiếm những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc. Có thể bạn rất tự tin về chuyên môn và có một danh sách dài những kinh nghiệm, nhưng bạn vẫn không được gọi đơn giản vì những kinh nghiệm và kỹ năng đó không phù hợp với yêu cầu của công ty.
* Liệu ứng viên này có khả năng làm việc lâu dài?
Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng phải trăn trở. Thực tế cho thấy mỗi một lần thay nhân viên, công ty sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất. Một là về tiền bạc. Hai là mất công tìm kiếm nhân viên mới và đào tạo nhân viên đó làm việc cho tốt. Vì vậy, yếu tố ổn định lâu dài luôn được các nhà tuyển dụng đề cao. Họ sẽ tìm hiểu mức độ nhảy việc của bạn, thời gian làm việc.
* Bạn là một ứng viên tiềm năng?
Hãy tưởng tượng bạn cố gắng thuyết phục ai đó một sản phẩm, cung cấp cho họ một tờ mô tả nhưng lại không cho xem cũng như kiểm tra. Nghe có vẻ rất khó hiểu? Thực tế, đó chính là thách thức của bạn khi viết một bản CV. Các nhà tuyển dụng chỉ qua một vài trang giấy để đánh giá khả năng của bạn và đưa ra quyết định tuyển dụng.
Tham khảo một mẫu CV sau
Đây là CV của một ứng viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học được đánh giá cao, bạn có thể tham khảo
Thông tin cá nhân:
Đỗ Khoa Hồng An
08/09/1982
207/13 đường 3/2 phường 11, quận 10, TPHCM
Quan điểm nghề nghiệp:
Thích hợp với những vị trí ngoại giao, thương thuyết. Những công việc đòi hỏi về khả năng ứng xử giao tiếp tốt. Rất mong được làm việc trong một môi trường hiện đại, cạnh tranh lành mạnh và có cơ hội thăng tiến.
Khả năng và bằng cấp:
+ Giao tiếp tốt
+ Thông thạo tiếng Anh và tiếng Pháp
+ Có năng khiếu viết.
+ Nhạy cảm cao đối với nghề giao tiếp.
+ Tốt nghiệp đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, khoa ngữ văn Anh loại giỏi.
+ Đạt IELTS 7.0
Kinh nghiệm làm việc:
+ Cộng tác với các báo
+ Cộng tác với Đài truyền hình TP HCM 8 năm trong vai trò MC.
+ Thực hiện vài quảng cáo cho một số sản phẩm của Pepsi và Uniliver.
Hoạt động ngoại khoá:
+ Tham dự và đoạt giải các cuộc thi hát đơn ca của SVHS hàng năm.
+ Tham gia 5 kịch truyền hình và 3 phim
+ Làm ngừơi mẫu quảng cáo và mẫu ảnh.
+ Lồng tiếng quảng cáo.
+ Dẫn chương trình cho Đài và các lễ hội của sinh Việc
Cách viết CV xin việc
Theo lời các chuyên viên tư vấn nhân sự, có các lỗi sau đây thường gặp phải trong quá trình ứng viên viết CV:
- Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.
- Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.
- Nói dài dòng về gia đình
- Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì
Ngoài ra, đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:
- Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang ứng tuyển.
- Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển
- Trình bày CV rõ ràng, dễ hiểu
- Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thâu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua
- Sau cùng, đối với các công ty hiện đại thì CV tiếng Anh luôn được ưu tiên hơn CV tiếng Việt vì nó tạo cảm giác bạn ở một đẳng cấp khác. Nên nhoè viết CV tiếng Anh thay vì một sơ yếu tiếng Việt.
Hồ sơ xin việc thuyết phục
HS xin việc thường bao gồm:
- Đơn xin việc (Cover Letter)
- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé)
- Bằng cấp - Thư giới thiệu.
- Các tài liệu chứng minh thành tích.
Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.
Curriculum Vitae (CV) thuyết phục
Có 4 kiểu CV cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.
Các nội dung chính của một CV:
1. Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.
2. Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).
3. Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.
4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:
Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.
Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2005”.
Khả năng trình bày.
Khả năng quản lý thời gian.
Khả năng quản lý dự án.
Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.
5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn.
6. Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.
7. Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.
Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo.
Thư xin việc thuyết phục
Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.
Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.
Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn.
Thông tin cá nhân
Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.
Quan điểm - nguyện vọng nghề nghiệp
Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.
Khả năng và bằng cấp
Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.
Kinh nghiệm làm việc
Sinh viên Việt Nam hơi thiếu khoản này. Vì vậy, ngay bây giờ phải gấp rút lăn xả vào thực tế, hòng kiếm cái để ghi vào mục này đi nhé. Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.
Hoạt động ngoại khóa
Đây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.
Ngày tháng tốt nghiệp đại học: là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn. Đừng che giấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn.
CV Mẫu - Dành cho người mới tốt nghiệp
LE THU THAO
Địa chỉ: 20 Nguyễn Công Hoan, Hà Nội
Di động: 0908 123 456
E mai l: lttt@yahoo.com
HỌC VẪN:
Kỹ sư Quản trị Công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2006)
Bằng: Khá (Điểm trung bình: 7.8)
Học bổng:
- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của trường năm 2004 và 2005.
- Học bổng cho sinh viên xuất sắc của Công ty Cáp quang Fujikura
- Học bổng tiếng Anh thương mại của công ty Dầu khí Petronas – Malaysia
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA:
- Dự án xây dựng nhà hàng phục vụ thức ăn dinh dưỡng (Bài tập nhóm)
+ Nghiên cứu và khảo sát các nhu cầu của người tiêu dùng về các bữa ăn dinh dưỡng
+ Thu thập và phân tích các thông tin khảo sát
+ Cùng với các thành viên trong nhóm viết kế hoạch dự án
- Tham gia Chương trình “Mùa hè xanh” năm 2003 và 2004
+ Dạy toán cho các em học sinh
+ Tham gia dựng nhà giúp người nghèo
- Thành viên Câu lạc bộ Anh văn của trường
KỸ NĂNG:
- Sử dụng thành thạo Microsoft Word, Excel, Power Point
- Giao tiếp tiếng Anh thuần thục
- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày tốt
- Chăm chỉ, biết tổ chức sắp xếp công việc và có tinh thần trách nhiệm
- Dễ dàng thích nghi với môi trường mới
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC:
2003 – 2005: Gia sư Toán cho học sinh lớp 8, 9
2002 – 2003: Phục vụ bàn tại Quán cà phê Liễu Giai
SỞ THÍCH:
Giao tiếp với mọi người, đọc sách và chơi cầu lông.
Các bước cơ bản để có được CV tốt.
Công sở tương lai II” là tên chuỗi chương trình gồm 3 hội thảo sẽ diễn ra vào tháng 4 tới, do câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực, Đại học Ngoại thương tổ chức. Chuỗi chương trình đã gây một tiếng vang lớn đối với sinh viên Ngoại Thương nói riêng và cộng đồng sinh viên của 7 trường trong khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội nói chung vào lần đầu tiên tổ chức năm 2008. Ba hội thảo của “Công sở tương lai” được tổ chức xen kẽ nhau, như một hành trình của sinh viên đến với môi trường công sở, bắt đầu từ việc viết VC, đi phỏng vấn, đến làm bài test tuyển dụng và thích nghi với văn hoá công ty. Tiếp nối thành công của “Công sở tương lai I”, câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực, Đại học Ngoại Thương tiếp tục tổ chức “Công sở tương lai II” năm 2010. Hội thảo cuối cùng được tổ chức vào ngày 25/4/2010 mang tên “Hành trình công sở”. Hội thảo sẽ đem lại cho sinh viên những kiến thức cơ bản để viết một CV hoàn chỉnh. Đến với hội thảo, bạn có thể tìm thấy những kỹ năng viết CV cần thiết.
Viết một hồ sơ xin việc (resume) cũng giống như tập thể dục. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, sức lực và sự hết mình. Tuy nhiên về lâu dài, nỗ lực của bạn sẽ được đền bù và bạn sẽ có cơ hội đặt chân vào công ty bạn hằng mơ ước.
Tại sao bạn không thử tập viết hồ sơ để nâng cao triển vọng nghề nghiệp của mình với năm bước viết resume cơ bản:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Mục đích cuối cùng của người tìm việc là một công việc tốt. Hãy bắt đầu bằng việc đưa mục tiêu nghề nghiệp của bạn lên hồ sơ. Mục này phải thể hiện rõ được mục tiêu nghề nghiệp của bạn và khả năng của bạn cho vị trí đó. Dù đây không phải là mục bắt buộc, việc nêu mục tiêu nghề nghiệp cho phép bạn điều chỉnh hồ sơ theo mô tả công việc.
Bạn cần đảm bảo rằng nội dung của mục tiêu hướng tới công ty và công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: “Tôi tìm kiếm một vị trí khởi đầu tại một tạp chí cho tôi cơ hội áp dụng các kiến thức tiếng Anh và kinh nghiệm ba năm làm biên tập viên cho tờ báo trường.”
Bước 2: Hãy làm nổi bật năng lực của mình
Phần lớn các công ty muốn ứng viên trình bày kinh nghiệm làm việc của họ theo trình tự ngược, bắt đầu bằng công việc gần đây nhất. Đừng quên đưa thông tin về vị trí công việc, công ty, địa điểm, và thời gian làm việc. Sử dụng các động từ mô tả thành tích và trình bày chi tiết bạn đã tạo ảnh hưởng tốt như thế nào tới công ty. Ví dụ thay vì nói:”Tăng doanh thu khu vực phụ trách lên cao hơn so với mục tiêu của công ty” bạn hãy nói “Tăng doanh thu khu vực phụ trách thêm 25% trong vòng sáu tháng, vượt chỉ tiêu ban đầu là 15%”, như thế sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
Nếu bạn đã không đi làm trong một thời gian hoặc đang muốn chuyển nghề, hãy sử dụng mẫu hồ sơ theo chức năng công việc thay vì theo trình tự công việc đã làm.
Bước 3: Loại bỏ các thông tin thừa
Đừng làm kiệt sức người đọc bằng những thông tin không liên quan tới công việc. Ví dụ, nếu bạn đang làm một công việc về tài chính và là fan hâm mộ xiếc, chẳng có lý do gì để bạn kể về sở thích đu dây của mình. Hoặc nếu bạn muốn nêu một kỹ năng đặc biệt chưa nhắc đến trong mục quá trình công việc, như khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft, hãy liệt kê các khóa học bạn đã tham gia và các bằng cấp bạn đã nhận. Đừng đưa vào các sở thích cá nhân không liên quan tới công việc.
Bước 4: Đừng quên bước gút cuối cùng
Sau khi viết xong hồ sơ, bạn nên kiểm tra lại lần cuối ngữ pháp, dấu chấm câu, chính tả và lỗi đánh máy. Định dạng hồ sơ sao cho chúng trông dễ đọc và bắt mắt. Chỉ sử dụng font in đậm cho tên các mục, tên công ty và chức danh công việc, chừa đủ khoảng trống để phần trình bày không bị dày đặc chữ.
Nếu bạn nộp hồ sơ qua email, chuẩn bị file dưới dạng văn bản thuần túy để có thể đọc được trên mọi hệ thống máy tính. Không dùng các định dạng màu mè như gạch chân, in đậm và thay các dấu đầu dòng bằng hoa thị hay gạch đầu dòng.
Bước 5: Nhờ người khác kiểm tra hộ
Trước khi nộp hồ sơ, đưa cho bạn bè hoặc chuyên gia trong lĩnh vực xem qua và hỏi xem nó đã nhấn mạnh được các kinh nghiệm và kỹ năng của bạn chưa. Người ngoài có thể dễ dàng phát hiện những lỗi mà bạn đã bỏ qua.
Viết hồ sơ là một thách thức, nhưng đừng để nó đè nặng lên vai bạn. Hãy chia nhỏ ra thành từng bước, bỏ thời gian và tập trung công sức cho mỗi bước. Chỉ cần một chút nỗ lực và ý chí, bạn có thể tăng cơ hội nhận được công việc bạn hằng mong muốn.
Cách làm mới hồ sơ xin việc
Tìm việc làm là một quá trình khó khăn nên bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản trong thời gian chưa tìm thấy được cơ hội làm việc hoặc lời mời phỏng vấn mới. Thế nhưng, bạn cần có thái độ tích cực, kiên trì hơn và đây chính là lúc để làm mới hồ sơ xin việc. Dưới đây là những cách giúp bạn làm mới hồ sơ xin việc của mình.
Hãy kiên nhẫn và tìm cách làm mới hồ sơ xin việc nếu vẫn chưa tìm thấy cơ hội mới. Ảnh: internet
Viết lại CV
Một trong những cách để làm mới hồ sơ xin việc là viết lại CV của bạn. Một số chuyên gia cho rằng chúng ta nên viết CV riêng cho từng vị trí ứng tuyển khác nhau. Tuy nhiên, như vậy sẽ làm mất khá nhiều thời gian và cách hợp lý hơn là viết CV theo các loại như CV tập trung nhiều vào kỹ năng, CV tập trung nhiều vào kinh nghiệm làm việc, CV tập trung nhiều vào các thành tích đạt được. Ngoài ra, nếu đọc kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có thể nhận ra điều quan trọng nhất nhà tuyển dụng cần ở các ứng viên là gì.
Thư xin việc
Nếu bạn đang muốn làm mới hồ sơ xin việc thì cũng nên làm mới cả thư xin việc nữa. Vì nhiều người thường phạm sai lầm khi chỉ sử dụng một thư xin việc duy nhất và chỉnh sửa lại chút ít mỗi khi nộp hồ sơ cho các công ty khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chịu khó viết từng thư xin việc cho mỗi vị trí bạn ứng cử. Hơn nữa, hãy xem lại các chi tiết trong thư, bạn có chắc là mình đã đề cập đủ những thông tin cần thiết và chúng sẽ giúp bạn nổi bật hơn các ứng viên khác không?
Định hướng nghề nghiệp
Trước hết, hãy lập kế hoạch nghề nghiệp trong thời gian sắp tới và xác định lại định hướng nghề nghiệp trong hồ sơ. Hãy luôn đảm bảo rằng, định hướng bạn viết trong hồ sơ luôn phù hợp với những kế hoạch nghề nghiệp trong thời gian sắp tới. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng trong sự nghiệp và tập trung vào các mục tiêu đã đề ra.
Bạn nên thường xuyên làm mới hồ sơ xin việc của mình trên các trang web tìm việc làm. Ảnh: internet
Lập mục tiêu mới
Hãy thường xuyên đặt ra các mục tiêu mới cho mình vì như vậy, bạn mới có thể luôn hào hứng và hăng say với công việc. Chẳng hạn như nếu bạn vẫn chưa tìm được một công việc nào ưng ý thì hãy lập mục tiêu hàng tuần để theo dõi các thông báo tìm việc và cập nhật thông tin trên những trang web tìm việc làm.
Bổ sung thành tích
Trong quá trình làm việc, hầu hết nhân viên có năng lực thật sự sẽ thường xuyên đạt được nhiều thành tích mới. Do vậy, bạn chẳng cần phải e dè mà hãy tự tin bổ sung thành tích mới của mình vào hồ sơ vì đó chính là những thành quả lao động của bạn.
Làm mới hồ sơ
Ngày nay, khi internet phát triển, càng ngày càng có nhiều bạn trẻ đăng CV trên các trang web tìm việc làm. Thế nhưng, với sự cạnh tranh gay gắt, hồ sơ của bạn sẽ được đăng tải bên cạnh hồ sơ của các ứng viên khác và có thể rớt xuống các trang sau. Do đó, đừng bao giờ quên làm mới hồ sơ của mình trên các trang web để nhà tuyển dụng luôn tìm thấy hồ sơ của bạn ngay trang đầu tiên.
Hướng dẫn viết Cv xin việc bằng tiếng Anh
Hướng dẫn viết CV xin việc bằng tiếng Việt
Những điều nên tránh khi viết đơn xin việc
Cách viết Email xin việc ấn tượng
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu ích
Cách tạo CV ấn tượng để nhà tuyển dụng chọn bạn
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
(ST)