Cách trị bệnh rối loạn lo âu đúng phương pháp nhất

Cách trị bệnh rối loạn lo âu đúng phương pháp nhất. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc phải cảm thấy lo lắng hồi hộp trước một sự việc quan trọng. Ðó là những lo lắng mang tính chất bình thường và là một sự đáp ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng khi sự việc đó không còn, mà sự lo lắng vẫn tồn tại và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động về công việc, học tập, giao tiếp thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý.
 



CÁCH TRỊ BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU  ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP NHẤT

Rối loạn lo âu, căn bệnh gây phiền toái!

Bạn có bị rối loạn lo âu hay không?

Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “có” cho các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu:

• Bạn có thường xuyên thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình?

• Sự lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?

• Bạn cảm thấy sợ hãi mà bạn biết là mình sợ rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó?

• Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ?

• Bạn có né tránh những tình huống hoặc những hoạt động nhất định nào đó bởi vì nó gây cho bạn lo lắng?

• Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?

• Bạn có cảm giác như là có điều gì nguy hiểm và thảm họa gì đó sắp xảy ra đối với bạn không?

Biểu hiện thế nào?

Rối loạn lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Vì vậy biểu hiện lâm sàng có thể rất khác nhau và ngay từ ban đầu người bệnh thường đi khám ở những chuyên khoa khác nhau như là tim mạch, hô hấp, thần kinh… chứ ít khi người bệnh đến chuyên khoa tâm thần. Ngay từ đầu người bệnh ít khi công nhận đây là những bệnh lý về tâm thần, đôi khi họ còn rất khó chịu, nổi cáu với thầy thuốc khi chuyển họ đi khám chuyên khoa về tâm thần. Với người này, bệnh có thể biểu hiện dưới dạng một cơn lo âu kịch phát mà không có dấu hiệu báo trước, nhưng với người khác bệnh lại có thể xuất hiện từ từ, có người lại có những sự căng thẳng, lo lắng về mọi thứ trong cuộc sống nhưng tất cả những rối loạn này tập trung vào việc lo lắng hoặc sợ hãi một cách nghiêm trọng về một tình huống mà hầu hết người bình thường không có ai cho là nghiêm trọng với biểu hiện ở những nhóm rối loạn sau:

- Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.

- Những biểu hiện về triệu chứng cơ thể: rối loạn lo âu không chỉ là triệu chứng của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng và làm cho cơ thể có những biểu hiện về triệu chứng cơ thể khác nhau và chính điều này làm cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được điều trị đúng chuyên khoa hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ.

Các dạng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu lan tỏa: Thường bắt đầu từ 20-30 tuổi gặp ở nữ nhiều hơn nam, đặc điểm của rối loạn này là sự lo âu lan tỏa, dai dẳng và không giới hạn hay nổi bật trong bất cứ tình huống, đối tượng đặc biệt nào. Bệnh có các biểu hiện về tâm trạng như luôn bất an, hồi hộp, còn thể chất thì hay run rẩy, căng cứng bắp thịt, vã mồ hôi, thắt ngực, nóng lưng, đau bụng, khó ngủ.

Rối loạn hoảng sợ: được đặc trưng bởi những cơn hoảng hốt sợ hãi, tim đập nhanh, thở nhanh, nông, run rẩy chân tay, cảm giác buồn nôn, cảm thấy như mất sự kiểm soát hoặc cảm giác như mình bị điên. Bệnh nhân thường kèm theo tình trạng sợ đám đông hoặc sợ khoảng trống, tránh đến những nơi công cộng như siêu thị, đi máy bay…

Sợ đặc hiệu: là một sự sợ hãi không có thật hoặc một sự sợ hãi quá mức một đồ vật, một hành động hoặc một tình huống thực sự không nguy hiểm. Sợ đặc hiệu phổ biến là sợ động vật. Ví dụ như sợ rắn hoặc nhện, sợ độ cao hoặc sợ đi máy bay. Trong những trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài và người bệnh thường tránh những tình huống gây sợ này. Điều này làm cho bệnh nặng thêm.

Rối loạn stress sau sang chấn là một sự lo lắng sau khi gặp một biến cố lớn. Ảnh: internet

Rối loạn stress sau sang chấn: là một sự lo lắng xảy ra sau khi gặp phải một sự kiện gây shock hoặc sự kiện gây đe dọa cuộc sống của bạn với những biểu hiện hồi tưởng hoặc ác mộng về những việc xảy ra, tăng sự cảnh giác, hay hoảng hốt, thu rút quan hệ với người khác, tránh những tình huống gợi lại sang chấn.

Rối loạn lo âu sợ xã hội: bạn có sự sợ hãi là người khác đánh giá không tốt về bạn ở những nơi công cộng, nói một cách dễ hiểu hơn là bạn quá mất tự tin, ngượng ngùng khi ra trước đám đông. Trong những trường hợp nặng người bệnh thường tránh hết mọi giao tiếp xã hội.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: được đặc trưng bởi những ý nghĩ hoặc những hành vi không mong muốn nhưng không thể kiểm soát hoặc không thể không thực hiện được, ví dụ như bạn rất sợ tay bẩn và có thể mất hàng tiếng đồng hồ để rửa tay, bạn luôn sợ rằng mình quên không khóa cửa và phải kiểm tra nhiều lần…

Rối loạn lo âu khi xa cách: biểu hiện sự lo âu thái quá khi phải xa cách môi trường hoặc người đem lại cảm giác an toàn. Bệnh có xuất hiện ở người trưởng thành nhưng đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em. Cần nhớ rằng lo âu khi xa cách là một giai đoạn trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ (rất dễ quan sát ở trẻ sơ sinh chúng có thể khóc ngay khi đến nhà người lạ) do vậy chẩn đoán mắc bệnh chỉ có ý nghĩa với các biểu hiện vượt mức cần thiết.


Các tình huống hàng ngày qua cách nhìn của người bệnh đều rối như tơ vò, mọi cái dường như đều bất thường, đáng phải âu lo. Ảnh: internet

3.Các phương pháp điều trị

3.1.Điều trị bằng tâm lý

- Tư vấn giúp bệnh nhân, gia đình bệnh nhân hiểu được bản chất của rối loạn lo âu ( nguyên nhân, lâm sàng, tiến triển )

-Chiến lược kiểm soát lo âu và giảm stress:

·Liệu pháp nhận thức hành vi

·Tập thư giãn, tập thở, tập khí công, tập yoga.

·Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thể lực ( để thư giãn hoặc lôi cuốn bệnh nhân )

·Tránh lạm dụng rượu, thuốc ngủ.

3.2.Điều trị bằng thuốc

* Nhóm thuốc Benzodiazepine (BZ)

   Tác dụng yên dịu, giải lo âu, gây ngủ

· Tùy thuộc cá thể và liều

· Nhóm có thời gian gian bán huỷ dài (diazepam,prepazepam, clorazepame…):

· Đòi hỏi liều thấp hơn

· Nồng độ trong máu ổn định hơn

· Ít triệu chứng cai

· Có nguy cơ rối loạn vận động

· Nhóm có thời gian gian bán huỷ ngắn ( alprazolam, oxazepam, lorazepam…)

· BZ có tác dụng tốt đối với triệu chứng cơ thể của GAD

· Có hiệu quả trong cả điều trị duy trì

· Cần giảm liều từ từ, không dùng rượu

· Thường có tác dụng sau 4-6 tuần điều trị

· ít nhất 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lo âu trong vài tháng

· 1/3 các bệnh nhân không tái diễn lo âu trong 1 năm tiếp theo → giảm và ngừng BZ sau 6 tuần điều trị để phân biệt bệnh nhân đã khỏi với bệnh nhân cần điều trị kéo dài

* Thuốc giải lo âu Buspirone

·Chất chủ vận 5 HT- 1A ( vai trò serotonin trong lo âu )

·Hiệu quảsau 4 tuần ( tương đương với BZ)

·Sau 6 tháng điều trị giảm đến 60% triệu chứng lo âu

·Liều khởi đầu 5mg/ngày, liều tối đa 30mg/ngày

·Ưu thế hơn BZ:

·Không có tác dụng chéo với rượu, thuốc ngủ và BZ khác

·Không có triệu chứng cai.

* Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI

   Cơ chế tác động nên hệ serotonin

·Là chọn lựa hàng đầu hiện nay

·Khởi đầu tác dụng nhanh hơn

·Không có tác dụng phụ về tim mạch, kháng cholinergic.

·Liều Sertraline là 50- 200mg/ngày, Paroxetine là 20-60mg/ngày, Escitalopram là 5-20mg/ngày.

·Có hiệu quả tốt trong điều trị GAD; Tỷ lệ đáp ứng:Sertraline 63%. Escitalopram 58%, Paroxetine là 62% (Richard P.S và cs- 2006 )

·Nhiều nghiên cứu so sánh:không thấy sự khác biệt về hiệu quả giữa Setraline và Paroxetine, giữa Paroxetine và Escitalopram

* Nhóm thuốc chống trầm cảm SNRI
   - Thuốc Venlafaxine XR có hiệu quả rất tốt đối với GAD: nhiều tác giả cho rằng tới 60- 70%.

   - Cơ chế tác động nên cả hệ serotonin và noradrenalin

   - Khả năng dung nạp tốt, thường có hiệu quả sau 2 tuần điều trị.

   - Sau 6 tháng điều trị , giảm đến 70% triệu chứng lo âu

   -Liều khởi đầu là 37,5- 75 mg/ngày, tăng dần nếu chưa có đáp ứng. Liều tối đa là 225mg/ngày

·Mirtarapine: 15- 45mg/ngày; an dịu, gây ngủ tăng cân

·Hydroxyzine: 37,5-50mg/ngày; kháng cholinegic, ít sử dụng

·Pregabaline: 150-600mg/ngày

*Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng

·Có hiệu quả trong điều trị GAD

·Khởi đầu tác dụng chậm

·Nhiều tác dụng phụ kháng cholinergic

·Imipramine được chỉ định nhiều trong điều trị,

Tác dụng tốt trên các triệu chứng tâm thần của GAD

Liều: 25- 150mg/ngày

*Các thuốc chống loạn thần

·Sulpirid, amisulpride, olanzapine, risperidone, quitiapine…

·Hiệu quả trên rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hỗn hợp lo âu-trầm cảm.

·Chống loạn thần liều thấp → thay thế BZ và chống trâmg cảm trong điều trị các rối loạn dạng cơ thể

·Liều thấp, ít tác dụng phụ, không gây lệ thuộc thuốc

·Gây tăng cân, rối loạn chuyển hóa

·Chỉ định ngày càng phổ biến trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu

4.Kết luận

·GAD là phổ biến và ngày càng gia tăng, đặc biệt trong chăm sóc sứckhỏe ban đầu

·GAD thường phối hợp với trầm cảm. Từ GAD có thể tiến triển mạn tính, thành rối loạn trầm cảm

·Điều trị nên bao gồm cả tư vấn để hiểu về GAD và dùng thuốc hợp lý

·Liệu pháp nhận thức hành vi thường được lựa chọn trong các liệu pháp tâm lý

·Các thuốc chống trầm cảm thế hệ mới như Paroxetine, Sertraline, Escitalopram,Venlafaxine XR là lựa chọn đầu tay trong điều trị GAD

·Các thuốc này cũng rất hiệu qủa trong điều trị duy trì.

·Các thuốc chống loạn thần mới cũng đang được đề cập, nghiên cứu trongđiều trị GAD

      Nên điều trị duy trì lâu dài (ít nhất là 12 tháng) để tránh tái phát.



Cách để kiểm soát được sự lo âu

RLLATT gây những hậu quả nặng nề hơn, nó có thể làm người bệnh bị trầm cảm; lạm dụng chất gây nghiện; mất ngủ; những vấn đề về dạ dày ruột; nhức đầu; nghiến răng. Do đó cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Điều trị RLLATT bao gồm dùng thuốc đơn độc hoặc kết hợp với tâm lý liệu pháp. Cần phải điều trị thử bằng nhiều loại thuốc trước khi tìm được loại phù hợp nhất cho bạn.

Dùng thuốc

- Các thuốc chống lo âu: Benzodiazepines là những thuốc an thần có ưu điểm làm giảm bớt lo âu trong vòng 30 đến 90 phút. Nhược điểm của chúng là gây lệ thuộc thuốc nếu dùng quá vài tuần. Do đó, bác sĩ chỉ dùng thuốc này trong thời gian ngắn để giúp bạn vượt qua giai đoạn đặc biệt căng thẳng. Những thuốc này có thể gây lảo đảo, choáng váng và mất phối hợp vận động. Dùng liều cao và trong thời gian dài có thể gây rối loạn trí nhớ. Không được lái xe và vận hành máy móc khi đang uống thuốc.

Buspirone (buSpar) là một loại thuốc khác thường dùng để điều trị RLLATT. Thuốc này phải mất vài tuần mới cải thiện được các triệu chứng, tuy nhiên ưu điểm của nó là không gây lệ thuộc thuốc. Tác dụng phụ thường gặp của buspirone là cảm giác lâng lâng trong một thời gian ngắn xảy ra sau khi dùng thuốc. Những tác dụng phụ ít gặp hơn là nhức đầu, buồn nôn, cảm giác bồn chồn và mất ngủ.

- Thuốc chống trầm cảm: Các thuốc này ảnh hưởng đến hoạt động của một số chất dẫn truyền thần kinh được xem là có vai trò trong hình thành rối loạn lo âu. Các thuốc chống trầm cảm thường dùng điều trị RLLATT gồm: fluoxetine (prozac), paroxetine (paxil), imipramine (tofranil), venlafaxine (effexor), escitalopram (lexapro) và duloxetine (cymbalta).

Dù dùng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm hoặc cả hai, bác sĩ cần điều trị thử vài thứ thuốc trước khi chọn được một loại thích hợp và ít tác dụng phụ nhất cho bạn. Bạn không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tâm lý liệu pháp

Còn gọi là điều trị qua đối thoại và tư vấn. Tâm lý liệu pháp cần được sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tâm thần qua sự lắng nghe và trao đổi.

Có bằng chứng cho thấy việc điều trị bằng phương pháp nhận thức ứng xử (cognitive behavior therapy) có thể cải thiện các triệu chứng của RLLATT. Điều trị bằng nhận thức ứng xử giúp bạn phân biệt giữa những niềm tin và cung cách ứng xử không lành mạnh, tiêu cực với những niềm tin đúng đắn và cung cách ứng xử tích cực. Nó dựa trên cơ sở là những ý nghĩ của bạn - chứ không phải là người khác và những tình huống sẽ xác định cách bạn sẽ ứng xử ra sao. Ngay cả khi một tình huống bạn không mong muốn vẫn cứ tồn tại, bạn vẫn có thể thay đổi suy nghĩ của mình và ứng xử sao cho tích cực. Phương pháp điều trị nhận thức ứng xử thường được dùng trong một đợt ngắn hạn, nó nhấn mạnh đến việc học hỏi để hình thành và phát triển khả năng làm chủ tư duy và cảm xúc của bạn.

Việc điều trị RLLATT hoặc bất kỳ bệnh lý tâm thần nào khác cần phải thích ứng với từng trường hợp. Không có một chế độ điều trị kiểu mẫu nào có thể áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân. Chủ yếu là điều trị ngoại trú, nhưng có một số trường hợp nặng cần phải nhập viện.

Những Điều Cần Biết Về Rối Loạn Lo Âu


Có người liên tục rửa tay vì lo sợ tay mình bẩn. Đây là một triệu chứng của rối loạn lo âu. Ảnh: internet

Phòng và điều trị

Rối loạn lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến tim mạch, hô hấp nhiều hơn. Vì ngay từ ban đầu người bệnh thường đi khám ở những chuyên khoa như là tim mạch, hô hấp, thần kinh… chứ ít khi người bệnh đến chuyên khoa tâm thần.

Để làm giảm lo âu, bạn hãy thực hiện những điều sau:

- Dành thời gian hàng ngày để thư giãn và tạo sự hài hước, vui vẻ;
- Tìm cho mình sự chia sẻ về cảm xúc;
- Chăm sóc cơ thể về chế độ ăn, ngủ;
- Giảm bớt áp lực công việc;
- Tìm sự giúp đỡ của mọi người trong gia đình, cơ quan;
- Tìm cách đưa sự mất cân bằng trong cuộc sống của mình trở về trạng thái bình thường, có cái nhìn lạc quan hơn về cuộc sống.

Nếu tình trạng bệnh lý kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn điều trị tình trạng lo âu bằng các liệu pháp tâm lý như nhận thức hành vi, liệu pháp tránh phơi nhiễm hoặc được chỉ định những thuốc giải lo âu.

Lối sống và các biện pháp khắc phục

Trong khi hầu hết mọi người mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cần trị liệu tâm lý hoặc thuốc để có được sự lo lắng dưới sự kiểm soát, thay đổi lối sống cũng có thể tạo sự khác biệt. Dưới đây là một vài điều có thể làm:

Tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục là giảm căng thẳng mạnh mẽ, có thể cải thiện tâm trạng và có thể giữ cho khỏe mạnh. Tốt nhất nếu phát triển một thói quen thường xuyên và làm việc hầu hết các ngày trong tuần. Bắt đầu chậm và dần dần tăng số lượng và cường độ tập thể dục.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh béo, thức ăn có đường và chế biến. Bao gồm các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống giàu axit béo omega-3 và các vitamin B.

Tránh uống rượu và thuốc an thần khác. Có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng.

Sử dụng kỹ thuật thư giãn. Kỹ thuật trực quan, thiền và yoga là những ví dụ của các kỹ thuật thư giãn mà có thể dễ dàng gây lo lắng.

Hãy ngủ ưu tiên. Hãy làm những gì có thể chắc chắn đang nhận được đủ giấc ngủ chất lượng. Nếu không ngủ, gặp bác sĩ.

Thuốc thay thế

Bổ sung nhất định có thể giúp giảm lo lắng, mặc dù nó không rõ ràng bao nhiêu giúp có thể có những tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số bổ sung được sử dụng để điều trị lo âu bao gồm:

Kava. Loại thảo dược này được báo cáo để giúp thư giãn mà không làm cho cảm thấy bình thản. Một số nghiên cứu đã liên kết Kava ​​vấn đề về gan, vì vậy nó không phải là một ý tưởng tốt để có nó nếu có một tình trạng gan, uống rượu hàng ngày hoặc uống thuốc có ảnh hưởng đến gan.

Valerian. Phổ biến nhất được sử dụng như là một trợ giúp giấc ngủ, valerian có tác dụng an thần và cũng có thể làm giảm lo âu.

Vitamin B và acid folic. Các dưỡng chất này có thể làm giảm lo lắng bằng cách ảnh hưởng đến việc sản xuất các hóa chất cần thiết cho bộ não hoạt động (chất dẫn truyền thần kinh).

Nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng các biện pháp khắc phục hậu quả thảo dược bổ sung để đảm bảo rằng chúng an toàn và không tương tác với bất cứ loại thuốc nào có.

Đối phó và hỗ trợ

Để đối phó với chứng rối loạn lo âu tổng quát, đây là một số điều có thể làm:

Tham gia một nhóm hỗ trợ lo lắng, có thể tìm thấy sự thông cảm, sự hiểu biết và kinh nghiệm chia sẻ. Có thể tìm thấy các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng, và cũng có một số có sẵn trên Internet.

Hãy hành động. Làm việc với nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần để tìm ra những gì đang làm cho lo lắng và giải quyết nó. Ví dụ, nếu tài chính là mối quan tâm, làm việc hướng tới xây dựng một ngân sách.

Hãy để nó đi. Đừng bám víu vào mối quan tâm trong quá khứ. Thay đổi những gì có thể và để nghỉ ngơi.

Phá vỡ chu kỳ. Khi cảm thấy lo lắng, đi bộ nhanh hoặc đi sâu vào một sở thích để tái tập trung tâm trí tránh khỏi lo lắng.

Tham dự vào kế hoạch điều trị. Dùng thuốc theo chỉ dẫn. Giữ các cuộc hẹn điều trị. Tính nhất quán có thể tạo sự khác biệt lớn, đặc biệt là khi nói đến việc dùng thuốc.

Hòa nhập xã hội. Đừng để lo lắng cô lập từ những người thân yêu hoặc các hoạt động thú vị. Tương tác xã hội và các mối quan hệ chăm sóc có thể làm giảm bớt lo lắng.

Phòng chống

Không có cách nào để dự đoán chắc chắn một người nào đó phát triển các rối loạn lo âu tổng quát, nhưng có thể thực hiện các bước để giảm tác động của các triệu chứng nếu đang lo lắng:

Nhận giúp đỡ sớm. Lo lắng, giống như nhiều điều kiện sức khỏe tâm thần khác, có thể là khó khăn hơn để điều trị nếu chờ đợi.

Giữ nhật ký. Theo dõi cuộc sống cá nhân có thể giúp và nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần xác định những gì đang làm căng thẳng và những gì có vẻ để giúp cảm thấy tốt hơn.

Ưu tiên cuộc sống. Có thể làm giảm lo lắng bằng cách cẩn thận quản lý thời gian và năng lượng.

Tránh sử dụng chất không lành mạnh. Rượu và ma túy sử dụng và thậm chí caffeine hoặc sử dụng nicotine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm sự lo lắng. Nếu đang nghiện các chất này, bỏ thuốc có thể làm cho lo lắng. Nếu không thể bỏ thuốc lá, gặp bác sĩ hoặc tìm một nhóm hỗ trợ để giúp.

Tôi năm nay 54 tuổi bị chứng rối loan lo âu cách đây khoảng 30 năm , đã điều trị nhiều nơi ( chủ yếu là Bệnh viện tâm thần ), nhưng không hết có lúc tăng , có lúc giảm ,và mất ngủ rất nhiều , bây giờ tôi tự chữa cho mình bằng cách loại bỏ những tác nhân có thể gây lo lắng , mất ngủ ...làm theo một số hướng dẫn của các Bác sĩ ...tập thể dục ( đi bộ ) thường xuyên thì có bớt ,tôi uống thêm trà HOàn Ngọc 7 Nga tây Ninh ,và viên dầu cá omega 3 . Tôi muốn hỏi vậy tôi dùng trà và omega3 có được không ?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
As
hơn 1 tháng trước - Thích
làm sao để cắt cơn suy nghĩ lo lắng
hơn 1 tháng trước - Thích (35)
Roi loan lo au man tinh chua khoi khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Roi loan lo au man tinh chua khoi khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Lam cach nao chua khoi benh roi loan lo au hieu qua nhat ma khong can dung thuoc?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận