Cách trị bệnh rối loạn lo âu và những điều người bệnh nên biết

Lo lắng là một phản ứng thông thường của cơ thể, khi bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng trong cuộc sống. Nhưng nếu thường xuyên thấy bất an mà không rõ căn nguyên, có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh.

Bỗng dưng hoảng sợ - triệu chứng Rối loạn lo âu 

Rối loạn lo âu là biểu hiện thường gặp của suy nhược thần kinh. Chứng bệnh này đi kèm với các dấu hiệu khác như trầm cảm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu thường tự nhiên có cảm giác hoảng sợ mà không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Theo thống kê, khoảng 273 triệu người (chiếm 4,5% dân số thế giới) từng mắc chứng bệnh này, trong đó nữ giới thường gặp hơn. 

Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày
(Ảnh minh họa)

Rối loạn lo âu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra như: 

- Sang chấn tâm lý: Gặp cú sốc về mặt tinh thần (ly hôn, người thân qua đời, vỡ nợ... ).
- Thường xuyên sử dụng cà phê, rượu, thuốc ngủ khiến tình trạng lo âu thêm nặng.
- Căng thẳng thần kinh (stress): Mối lo về tài chính hoặc bệnh tật mạn tính có thể gây rối loạn lo âu. Tình trạng này thường gặp ở người già hoặc người trẻ tuổi làm việc trong môi trường áp lực cao.
- Theo các nghiên cứu, yếu tố gia đình cũng liên quan đến việc mắc chứng rối loạn lo âu. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh thường bị nguy cơ cao gấp 6 lần so với bình thường.

Duy trì lối sống lành mạnh để có tinh thần sảng khoái, lạc quan.
(Ảnh minh họa)

Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị chứng rối loạn lo âu. Song, điều trị tâm lý là mấu chốt quan trọng nhất nhằm giúp bệnh nhân quen dần với vấn đề làm họ hoảng sợ, góp phần cải thiện bệnh, tránh sự trở lại của những biểu hiện tiêu cực. 

Chúng ta có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục;không lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích; tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ cũng như tránh được tâm lý chán nản. Đôi khi, chia sẻ với người thân những nỗi buồn, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể, thần kinh) sẽ làm cho tâm lý được giải tỏa, thoải mái và lạc quan hơn về cuộc sống. 

Lưu ý cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh:

1. Chế độ dinh dưỡng:
- Nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo trong ngày, bổ sung khoáng chất, vitamin, ăn thực phẩm giàu magie (rau mùng tơi, rau muống, hạt bí, hạnh nhân); dùng thức ăn cung cấp tryptophan giúp an thần (chuối, đậu phộng, hạt sen, thịt gà…).
- Không nên sử dụng thức ăn có nhiều chất béo; không dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, vitamin C, đường tinh chế, muối vào buổi tối.


2. Chế độ sinh hoạt:
- Ngủ đều đặn và đúng giờ. Với người suy nhược, ngủ 8-9h/ ngày là hợp lý.
- Thể dục - Thể thao: Vận động vào sáng sớm giúp thư giãn thần kinh, kết hợp những trò thể thao nhẹ như bơi, cầu lông, tennis,…
- Tránh áp lực công việc, phân bố thời gian học tập, lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

Toi 32t bi roi loan lo au lan toa da dieu tri 2 nam chua giam co cach nao chua tri co hieu qua hon khong
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận