Cách ứng xử khi bị xúc phạm khôn ngoan nhất
Cách giao tiếp với cấp dưới khôn ngoan của người quản lý giỏi
Cách lấy lòng thầy cô giáo của học sinh khôn ngoan
Cách trị học sinh quậy cho các em hết quậy trở nên chăm ngoan. Thay vì bắt phạt, la rầy mỗi khi học sinh phạm lỗi, thầy lại ngồi uống trà, tâm sự với các em như một người thân trong gia đình. Bằng sự nghiêm khắc nhưng tận tình với các thế hệ học sinh, bà đã giúp nhiều cậu học trò cá biệt nên người.
CÁCH TRỊ HỌC SINH QUẬY HIỆU QUẢ
Má Hai' chuyên trị học trò quậy
Chỉ là bảo vệ trường ở thị xã An Khê, Gia Lai, nhưng tên tuổi của má Hai "lẫy lừng" đến mức hầu như người dân thị xã nào cũng biết, tin tưởng và yêu quý. Bằng sự nghiêm khắc nhưng tận tình với các thế hệ học sinh, bà đã giúp nhiều cậu học trò cá biệt nên người.
Người ta gọi bà Nguyễn Thị Hạnh (54 tuổi, trú tổ 7, phường Tây Sơn, thị xã An Khê, bằng cái tên hết sức trìu mến “má Hai” hay “má Hạnh”, dù bà chỉ là bảo vệ cho trường THCS Đề Thám (phường Tây Sơn). 32 năm làm nghề này, má Hai luôn được các thế hệ học sinh kính trọng và yêu thương như một người mẹ hiền dù tính rất nghiêm khắc. Bởi ngoài là bảo vệ, má còn như một “bảo mẫu” hiểu rõ ngọn nguồn các chiêu trò của những học sinh cá biệt để dạy dỗ các em nên người.
Do đó, giấy khen, bằng khen mà má được các tổ chức nhà nước từ địa phương đến trung ương trao nhiều đến nỗi giờ má không nhớ hết. Đó là những bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào “toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc”, trong đó đáng trân trọng nhất là Kỉ niệm chương của Bộ Công an, giấy khen của UBND tỉnh Gia Lai và UBND thị xã An Khê. Má Hai kể lại, năm 22 tuổi, má bước vào trường THCS Đề Thám làm việc với vai trò cấp dưỡng, quản lý bếp ăn tập thể. Thời gian này, hoàn cảnh gia đình má hết sức khó khăn khi chồng bị bạo bệnh rồi qua đời, để lại một đứa con thơ đang chập chững và một mẹ già. Nhiều lúc túng quẫn, má phải đi vay bạn bè, người thân để đong gạo. Dù vậy, khi gặp hoàn cảnh bất hạnh hơn, má Hai vẫn không bỏ lơ. Một lần thấy cậu học sinh tên Lâm cứ lang thang ở sân trường với vẻ mặt buồn rười rượi. Má kêu lại hỏi nguyên nhân vì sao trưa rồi mà không về nhà? Lâm kể, mẹ mất, cha cưới mẹ ghẻ. Người mẹ kế này không hề thương Lâm, bà ta luôn không để phần cơm cho cậu, do đó có về nhà thì cậu cũng bị đói. Nghe xong chuyện, má Hai liền lấy cơm cho Lâm ăn… Từ chuyện này, tình cảm của các cô, các cậu học trò với má ngày càng thắm thiết. Nửa năm sau, bếp ăn tập thể của trường đóng cửa. Không nỡ rời xa lũ học trò, má xin ở lại trường làm bảo vệ. "Cũng có con nên tôi rất hiểu tâm trạng của lũ học trò bất hạnh, tuy hiếu động nhưng đầy tâm tư", má Hai nói. Má luôn nắm rõ hoàn cảnh, tính cách và nhất là các chiêu nhất quỷ, nhì ma của các học trò cá biệt trong trường. Lớp nào má cũng cắm những học sinh thân thiết làm “tay trong” nên hễ có chuyện gì, bạn nào nghỉ học má đều nắm hết. Vậy là sau thời gian điểm danh, lớp nào có học sinh trốn học đi chơi là má đều được “nguồn tin” mật báo. Sau khi học sinh đã ổn định, má sắp xếp công việc xong rồi xách chiếc xe đạp cà tàng dạo khắp nơi tìm kiếm những học sinh bỏ học. Những nơi má kiếm thường là tiệm Internet, một số ao hồ, hay một quán nhậu bình dân… Khi phát hiện “đối tượng”, má nói ngon ngọt hoặc dùng biện pháp mạnh để lôi về cho bằng được. Cách đây không lâu, do gia đình chỉ chăm chú làm ăn, ít quan tâm đến chuyện học hành của con trai mình nên em Tình thường xuyên bỏ học để đi chơi game. Biết chuyện, bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra cũng như tuyên truyền sắc bén, má đã khai thác được chuyện Tình thường xuyên trộm tiền của cha mẹ để đi chơi game. Đến bây giờ, cậu đã cai được game và không còn bỏ học nữa. Với những học sinh vì chán hoàn cảnh gia đình mà học đòi nhậu nhẹt cho quên đời, má biết chuyện cũng lập tức bắt tay vào “chuyên án”. Khi vận động mà học trò không nghe lời, đôi khi má cũng phải dùng đến biện pháp mạnh là cho roi cho vọt. Rồi những học sinh lang thang đi tắm sông, tắm ao, má biết chuyện cũng bắt về làm kiểm điểm cùng với vài roi để răn đe. “Đứa nào lì quá, má bắt nằm xuống giường rồi lấy roi quất cho vài cái vào mông. Nhiều khi đánh đau nhưng chúng ngược lại làm trò để cho má cười. Nhìn vậy chứ không đơn giản đâu, ở nhà cha mẹ chúng chẳng làm gì nổi, thậm chí chẳng dám la lớn ấy vậy mà chúng lại cho tôi đánh đấy. Tình cảm của chúng tôi thân thiết đến mức không thể diễn tả, chứ dễ gì đánh mà chúng không phản kháng. Chúng cũng hiểu tình cảm của tôi, đánh là thương chúng”, má Hai tâm sự. Chưa hết, má còn tìm cách giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nghe chúng tâm sự, chia sẻ để góp ý. Rồi biết học sinh nào vì sao không đi học, má liền đạp xe đến nhà chở chúng đi học, đứa nào đau ốm ở trường, má liền tự bỏ tiền túi mua thuốc… Trước tình cảm lớn lao và nhất là hiểu tâm lý học trò của má Hai, những học sinh dù cá biệt đến mấy nhưng khi “vào tay” má đều trở nên ngoan ngoãn. Đánh giá về má Hai, một cán bộ công an phường Tây Sơn cho biết: "Nhiều năm nay, má Hai không chỉ có công trong việc bảo đảm an ninh trật tự tại trường, má còn giúp phường tham gia phá nhiều vụ án như đánh nhau, trộm cắp tài sản xung quanh trường và trên địa bàn. Các vụ đánh nhau, gây lộn… ở khu vực trường luôn được má phát hiện kịp thời, phối hợp với công an để kịp thời ngăn chặn”. 32 năm làm bảo vệ và “bảo mẫu”, má Hạnh đã được hàng vạn học sinh tin yêu và kính trọng. Giờ đây, rất nhiều học trò xưa của Trường THCS Đề Thám đã trưởng thành, nhiều người giờ đã làm lãnh đạo chủ chốt của thị xã An Khê hay các huyện lân cận, có người làm công an, thậm chí có người theo ngành giáo đã quay trở về trường Đề Thám công tác. Mỗi khi nhắc đến má Hạnh, học trò dù cũ hay mới luôn rất tự hào, thường về trường thăm má trong những dịp lễ Tết. Thậm chí những người có con đang học trường Đề Thám cũng gửi nhờ má trông coi, bảo ban hộ. Người thầy chuyên 'trị' học sinh chưa ngoan Thay vì bắt phạt, la rầy mỗi khi học sinh phạm lỗi, thầy lại ngồi uống trà, tâm sự với các em như một người thân trong gia đình.
Thầy Trần Ngọc Minh - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Q.4, TP.HCM), nay là hiệu trưởng của Trường THPT Nguyễn Văn Tăng, Q.9, TP.HCM - là một người như thế. Kể về 8 năm làm hiệu trưởng tại Trường Nguyễn Hữu Thọ (2003-2011), thầy cho biết có quá nhiều kỷ niệm đáng nhớ, nhất là với những học sinh chưa ngoan. “Ban đầu, nhận được phân công về trường này, tôi thật sự lo lắng. Vì trường khi đó nằm ngay 'khu xóm rác', dân cư rất phức tạp, chuyện đánh nhau diễn ra như cơm bữa. Hơn thế, đầu vào của trường cũng thuộc dạng thấp nhất thành phố”, thầy Minh chia sẻ. Thầy Trần Ngọc Minh. Chuyện học sinh “choảng” nhau diễn ra nhiều đến mức mỗi tháng, trường phải họp hội đồng kỷ luật đến 2 lần. “Có khi, một ngày học sinh đánh nhau mấy lần, đánh trong trường, ngoài đường, lôi cả giang hồ vào đánh”, thầy Minh cho biết. Vấn đề nhức nhối trong thời điểm đó là giáo viên mới rất sợ về trường này dạy. “Hầu như giáo viên chỉ dạy khoảng 1-2 tuần là xin nghỉ vì không chịu nổi sự quậy phá của học sinh. Tôi chỉ còn cách cố gắng động viên: Nếu dạy được ở trường này thì có thể dạy được ở bất cứ nơi đâu”, thầy Minh nói. Trước khi về Trường Nguyễn Hữu Thọ, thầy Minh mày mò tìm tài liệu về giáo dục tâm lý cho học sinh chưa ngoan. Từ những kiến thức có được, thầy vận dụng vào việc giáo dục học sinh. “Tôi nhớ có trường hợp khi tôi mời một học sinh lên phòng làm việc, thái độ em này rất bất cần. Sau khi tâm sự với em, tôi mới biết hoàn cảnh của em rất đáng thương (cha mẹ ly tán, phải ở nhờ nhà người thân). Câu chuyện cứ tiếp diễn và rồi em này khóc nức nở khi nói về gia đình mình”, thầy Minh kể. Từ những lần như vậy, thầy thường tìm việc cho những học sinh hư: khi thì thông tin cho thầy những vụ ẩu đả, lúc giữ vai trò là trật tự viên trong các buổi lễ, văn nghệ… Theo thầy Minh, việc làm này sẽ giúp các em tự có trách nhiệm với bản thân, xóa dần tính quậy phá. Nói về phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan thành ngoan, thầy cho biết mình ví học sinh như “hạt nhân”. Nếu dùng vào mục đích sản xuất điện thì nó có ích, tạo bom hạt nhân thì có hại. Vì vậy, thầy đã cho thành lập hàng loạt câu lạc bộ: âm nhạc, hội họa, võ thuật… và tìm cách tuyên truyền để học sinh chưa ngoan tham gia. “Khi học sinh tiêu hao năng lượng trong hoạt động vui chơi thì còn sức đâu để quậy phá, đánh nhau”, thầy Minh đúc kết. |
THAM KHẢO THÊM:
Cách trị những cậu nhóc siêu quậy
Ngày càng nhiều bố mẹ sử dụng biện pháp này để quản lý các cô cậu nghịch ngợm.
|