Hướng dẫn làm mặt nạ Trung Thu đơn giản mà đẹp
Hướng dẫn làm chong chóng tre đơn giản
Những món ăn ngon không sử dụng nhiệt làm đơn giản cực kì
Cứ vào mùa xuân, đi nương tôi rất hay bị ngứa và khó chịu do chạm phải lông sâu róm. Xin quý báo giải thích và cho biết cách xử trí.
Nguyễn Thu Bình (Nghệ An)
Sâu róm là ấu trùng của bướm, thân sâu róm được bao phủ bởi nhiều lông, gai - nơi cung cấp các độc chất. Quan sát sâu róm dưới kính hiển vi sẽ thấy có lông độc trông như những cây kim, có cái có răng hình mũi tên, rỗng ruột như kim tiêm vậy. Phần gốc của nó nối liền với tuyến độc, tiết ra dịch độc lấp đầy lông.
Khi chạm phải sâu róm, lông độc ở bên ngoài cơ thể sâu róm sẽ châm vào bên trong da người, đầu nhọn bị đứt và dịch độc lập tức chảy vào da thịt, gây triệu chứng mẩn ngứa, đau rát, da phồng,… thậm chí hoại tử da.
Lông sâu róm - nơi cung cấp các độc chất. |
Do vậy, việc đầu tiên là loại bỏ chất độc và làm dịu triệu chứng mẩn ngứa, đau,…. bằng gắp bỏ sâu bám trên da, phủi sạch các lông gai thấy được, sau đó dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại. Sau đó nhẹ nhàng rửa sạch da bằng nhiều nước và xà phòng.
Nếu vùng da bị mẩn ngứa, phồng,… trong dân gian chữa lông sâu bằng cách giã lá chàm (hay lá xuyên tâm liên, lá bỏng) rồi đem xoa vào chỗ ngứa. Nếu có điều kiện có thể dùng nắm xôi nóng để lăn lên vùng da bị lông sâu, xôi sẽ dính và nhổ lông sâu ra. Sau đó dùng nước vôi rửa hoặc xà phòng sẽ giảm bớt ngứa và phồng da. Cũng có thể dùng khăn lạnh để đắp làm giảm sưng và giảm đau.
Chú ý, tránh gãi nhiều lên vết sâu đốt vì sẽ làm lông và gai đâm sâu vào trong dagây triệu chứng mẩn ngứa kéo dài sau đó. Nếu vùng da mẩn ngứa, phồng,… kéo dài bạn cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám và điều trị.