Chữa rôm sảy cho bà bầu hết khó chịu
Chữa đầy bụng xì hơi hết khó chịu cực nhanh
8 mẹo trị ngứa sâu róm an toàn mà hiệu quả bất ngờ
Sâu róm, hay còn gọi là sâu rọm, là loại sâu có lông rậm hoặc gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải.Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày.
Xử lý khi bị lông/gai sâu róm đâm
Ngoài ra còn có thể bị sưng hạch lân cận và sưng cả tay chân. Những triệu chứng khác gồm nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Nếu không xử lý tại chỗ thích hợp, những lông gai sẽ đâm sâu vào da và ở lại đó gây triệu chứng kéo dài.
Cách xử lý khi bị lông sâu
- Thấy sâu róm bám, cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Dùng băng keo dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại.
- Rửa sạch da bằng nhiều nước và xà phòng.
- Đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau.
- Tránh gãi nhiều lên vết sâu đốt vì sẽ làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài sau đó.
Với trẻ nhỏ khi bị lông sâu đâm, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu trẻ vẫn ngứa dữ dội không giảm, có phản ứng nặng biểu hiện toàn thân hoặc xảy ra ở trẻ quá nhỏ.
Trường hợp nơi cư trú xuất hiện quá nhiều sâu róm thì nên cho trẻ tạm di cư đến nơi khác một thời gian vì không chỉ chạm vào sâu mới bị ngứa mà lông sâu có thể có cả trong những cơn gió thoảng qua.
Phương thức dân gian
Dân gian chữa lông sâu bằng cách dùng nắm xôi nóng để lăn lên vùng da bị lông sâu, xôi sẽ dính và nhổ lông sâu ra. Sau đó dùng nước vôi rửa (xà phòng cũng được vì chúng đều có tính kiềm).
Phần lớn các loài sâu không đốt, nhưng có một số loài sâu róm gây ra các vết đốt khi tiếp xúc với chúng. Khi bị sâu róm đốt, các phản ứng của cơ thể có thể từ hơi ngứa, đau buốt đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra. Ngứa luôn xảy ra ở những nơi mà da tiếp xúc với các lông sâu róm, và điều thực sự quan trọng và cần thiết để biết được cần phải điều trị vùng da đó như thế nào.
Một số hướng dẫn dưới đây có thể giúp điều trị khi bị sâu róm đốt:
1. Dùng băng dính để dính và lôi tất cả các lông sâu róm còn dính trên da trước khi rửa.
2. Rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng thật kỹ bằng xà phòng nước và nước thông thường, sẽ giúp loại bỏ bớt các lọc độc còn lại của sâu róm trên da.
3. Chườm nước đá ở vùng da bị sâu róm đốt, sẽ hỗ trợ làm giảm đau và sưng tấy. Nếu sưng tấy kéo dài, cần liên lạc với bác sĩ vì có thể bị dị ứng nghiêm trọng xảy ra.
4. Xem xét một số loại thuốc dị ứng có thể hỗ trợ điều trị các phản ứng dị ứng khi bị sâu róm đốt. Bất cứ loại thuốc gì điều trị ong đốt thường sử dụng tốt để điều trị sâu róm đốt. Về kỹ thuật mà nói, một con sâu róm không châm đốt vì nó không có ngòi. Nọc độc thực sự truyền qua các lông và gai trên cơ thể của sâu róm vào da.
5. Gãi ở vùng da bị ngứa sẽ tiếp tục kích thích phản ứng ngứa. Nếu bạn vẫn không hết ngứa, hãy hỏi bác sĩ về các giải pháp bằng các toa thuốc. Có một số sản phẩm có thể giúp điều trị giảm ngứa.
Khi bị lông sâu / sâu róm
Sâu róm, hay còn gọi là sâu rọm, là loại sâu có lông rậm hoặc gai tiết chất làm ngứa rát da khi chạm phải.
Bị lông/gai sâu đâm sẽ gây ngứa, đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, các triệu chứng khó chịu do nọc độc của sâu hoặc bị nổi mề đay ngứa do dị ứng da. Một loạt các sẩn xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2–3 giờ và có thể tồn tại trong nhiều ngày.
Ngoài ra còn có thể bị sưng hạch lân cận và sưng cả tay chân. Những triệu chứng khác gồm nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Nếu không xử trí tại chỗ thích hợp những lông gai sẽ đâm sâu vào da và ở lại đó gây triệu chứng kéo dài.
Xử trí khi bị lông sâu
- Thấy sâu róm bám cẩn thận dùng que để lấy sâu ra, phủi sạch các lông gai thấy được. Dùng băng keo dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại.
- Rửa sạch da bằng nhiều nước và xà phòng.
- Đắp lạnh để làm giảm sưng và giảm đau.
- Tránh gãi nhiều lên vết sâu đốt vì sẽ làm lông và gai đâm sâu vào trong da gây triệu chứng kéo dài sau đó
Với trẻ nhỏ thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu: trẻ vẫn ngứa dữ dội không giảm, có phản ứng nặng biểu hiện toàn thân hoặc xảy ra ở trẻ quá nhỏ.
Trường hợp nơi cư trú xuất hiện quá nhiều sâu róm thì nên cho trẻ tạm di cư đến nơi khác một thời gian vì không chỉ chạm vào sâu mới bị ngứa mà lông sâu có thể có cả trong những cơn gió thoảng qua.
Dân gian
Dân gian chữa lông sau bằng cách dùng nắm xôi nóng để lăn lên vùng da bị lông sâu, xôi sẽ dính và nhổ lông sâu ra. Sau đó dùng nước vôi rửa (xà phòng cũng được vì chúng đều có tính kềm).
THAM KHẢO CÁCH TRỊ NGỨA KHÁC
Mẹo hay trị ngứa
Ngứa là một triệu chứng gây khó chịu trên da. Các tác nhân thông thường gây ngứa da bao gồm dị ứng, mồ hôi, da bị bẩn, da bị khô, da bị phát ban, tác dụng phụ của các loại thuốc chống dị ứng… Tuy nhiên bạn đừng nên gãi quá độ để loại trừ cơn ngứa, vì có thể gây trầy xước da và tạo cảm giác bỏng rát.
Theo các chuyên gia, không có gì mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc trị ngứa bằng các bài thuốc tự nhiên. Hãy tìm trong nhà bếp, bạn sẽ tìm được nhiều loại thực phẩm có thể chữa trị ngứa hữu hiệu. Trong bài viết này, các nhà khoa học sẽ cung cấp cho bạn một số phương pháp cũng như bài thuốc khác nhau để trị triệu chứng khó chịu này:
1. Tắm thường xuyên:
Vào mùa hè, do thời tiết nóng và ẩm, các vết mẩn đỏ trên da như rôm sảy sẽ thường xuyên xuất hiện. Tình trạng thiếu vệ sinh thân thể là một trong những nguyên nhân thông thường nhất gây nên triệu chứng rôm sảy. Để loại bỏ các vết mẩn đỏ da do rôm sảy, bạn phải giữ sạch da bằng cách tắm hai hoặc ba lần mỗi ngày, giúp làm sạch mồ hôi, dầu và các chất bẩn bám trên da. Sau khi tắm xong, bạn nhớ lau khô người một cách cẩn thận bằng các loại khăn mềm.
2. Dầu dừa và long não:
Đôi khi da bị khô quá độ cũng có thể khiến bạn có cảm giác ngứa, đặc biệt trong mùa đông. Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng dầu dừa tinh chất massage lên da để trị ngứa. Để tăng hiệu quả, bạn nên hòa lẫn một nhúm long não đã được nghiền thành bột vào dầu dừa khi massage lên khu vực da bị ảnh hưởng. Phương pháp này giúp trị triệu chứng ngứa rất nhanh.
3. Lá húng quế và mật ong:
Lá húng quế và mật ong là loại thuốc trị ngứa có công dụng tuyệt vời vì lá húng quế có đặc tính sát trùng. Bạn hãy nghiền nát vài lá húng quế với mật ong để tạo thành một chất làm ẩm tự nhiên. Sau đó xoa chất bột sệt này lên da, đặc biệt trong trường hợp khi da bạn có cảm giác ngứa dữ dội.
4. Chanh và mật ong:
Nước chanh có tính axít nên rất hiệu quả trong việc trị ngứa. Để thực hiện, bạn hãy cắt đôi quả chanh và chà lên khu vực da bị ngứa mỗi ngày. Phương pháp này có thể khiến bạn có cảm giác nóng rát, nhưng triệu chứng ngứa sẽ dịu ngay lập tức. Hoặc bạn cũng có thể vắt một ít nước chanh hòa lẫn với mật ong rồi bôi lên khu vực da bị ngứa để chữa trị.
5. Lá bạc hà:
Lá bạc hà có đặc tính chống khuẩn và làm dịu triệu chứng ngứa rất nhanh. Bạn hãy nghiền nát vài lá bạc hà tươi, chắt lấy nước rồi bôi lên khu vực da bị ngứa. Nước ép lá bạc hà mang lại cảm giác mát lạnh cho da vì nó có chứa một lượng lớn tinh dầu, giúp làm dịu cơn ngứa. Phương pháp này giúp làm ngừng và điều trị triệu chứng ngứa rất hiệu quả nếu bạn áp dụng hằng ngày.
6. Sữa chua và dâu tây:
Nghiền nát 2-3 quả dây tây rồi trộn đều với một ít sữa chua. Sau đó xoa chất bột sệt này lên khu vực da bị ngứa. Khi bạn thường xuyên sử dụng bài thuốc này sẽ giúp loại trừ chứng ngứa rất hiệu quả.
(ST)