Nhiệt miệng hay viêm loét miệng là 1 chứng bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng và nó thường xảy ra trong những thời điểm tệ hại và bám riết lấy bạn. Cách chữa nhiệt miệng cũng rất đơn giản không khó như bạn nghĩ đâu nhé.
1. Nguyên nhân và cách chữa nhiệt miệng
Sẵn đây mình đang bị nhiệt miệng và cảm thấy vô cùng khó chịu , sau 1 hồi tim kiếm cuối cùng cũng đã tìm ra 1 số phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản và cũng khá hiệu quả:
Nguyên nhân của nhiệt miệng
Đầu tiên ta cùng tìm hiểu 1 vài nguyên nhân gây nên nhiệt miệng nha:
1.Những cơn loét miệng khi không mà có
Hầu hết các trường hợp này thường do ngẫu nhiên như thức ăn quá nóng hoặc vô tình cắn vào phần bên trong miệng (trường hợp này chủ yếu xảy ra đối với bạn nào sở hữu cặp răng của ma cà rồng ^”^ tui là hay cắn nhầm miệng nhất)
Thong thường nó sẽ tự lành và mau hết.
2.Nhiệt miệng do stress
Điều tồi tệ nhất là khi bạn đang trong trạng thái lo lắng buồn phiền, tâm trạng âm u mà còn bị những cơn đau do nhiệt miệng hành hạ
Đa số các bạn trẻ thường hay bị nhất ,nhất là khi bạn đã ra trường và làm việc (nhớ hồi xưa còn đi học có bao giờ mình bị đâu mà bây giờ tháng nào cũng bị .hic hic ~”~!)
Vết loét sẽ tồn tại khá lâu từ vài tuần cho tới khi bạn cảm thấy yêu đời trở lại(mà đã stress thì gần cả tháng may ra mới bớt)vì vậy muốn mau khỏi bạn nên tìm cách làm mình vui vẻ , yêu đời nhé.
3. Nhiệt miệng nghiêm trọng
Chủ yếu thường do virus herpes gây ra , đôi khi cũng là do viêm ruột hay rối loạn miễn dịch
4. Thiếu vitamin và khoáng chất
Đôi lúc loét miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin b12, sắt, folate. Vì vậy nhanh nhanh bổ sung 1 vài vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để cải thiện tình hình nha.
Làm thế nào để ngăn không cho nhiệt miệng xảy ra?
Ai cũng biết đó là giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ , tránh ăn đồ nóng (đặc biệt là sầu riêng ,lần nào ăn món này mình cũng bị)
Cung cấp vitamin đầy đủ và cốgắng giải tỏa cơ thể bạn khỏi những căng thẳng mệt mỏi bằng cách tự thưởng cho mình ngày cuối tuần vui vẻ.
1 số cách chữa trị hiệu quả:
Ngoài trường hợp bị quá nặng và lâu khỏi bạn mới nên nhờ bs kê toa , nếu không bạn có thể uống paracetamol để giảm đau trong trường hợp mới bị nó cũng sẽ tự lành.
Liệu pháp từ thiên nhiên
- Trước khi ăn bạn nên súc miệng với nước đá sẽ làm giảm đau nhanh chóng.
- Dùng 1 ít ngải đắng xát vào vết loét.
- Dầu đinh hương ở lượng thấp cũng làm giảm đau.
- Mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vết loét sẽ nhanh chóng làm lành vết thương do mật ong có tính sát khuẩn mạnh(tuy là hơi rát chút xíu nhưng 1 hồi sẽ hết , mình thấy cách này ok nhất)
- Rau dấp cá rửa sạch giã nhỏ uống ngày 2 lần
2. Mẹo chữa nhiệt miệng từ dân gian
Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải
Hôm qua đến nhà Hải, thấy nó đang tẩn mẩn ngồi rửa rồi gọt củ cải sống. Nó làm khá nhiều so với hai vợ chồng nó ăn, tôi nghĩ vậy nhưng không dám hỏi, sợ nó lại nghĩ rằng tôi chê vợ chồng nó ăn nhiều.
Củ cải sau khi cạo vỏ, rửa sạch, tôi thấy nó kì cạch xắt miếng nhỏ rồi cho vào một cái cối nhỏ và lấy chày ra định giã. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Này, cậu định làm món gì mà giã củ cải ra thế, giã ra thì còn cái gì nữa mà ăn?”. Nó phì cười: “Bà có làm sao không, có ai ăn món củ cải giã bao giờ không chứ hả?”.
Thế rồi không đợi tôi hỏi đến câu thứ hai, nó nói luôn: “Chả là ông xã nhà tôi rất hay bị nhiệt miệng, có thể nói là nhiệt quanh năm ngày tháng luôn. Cứ ăn đồ cay, đồ nóng hôm trước là hôm sau nhiệt luôn, khổ lắm!
Tôi thấy chị bạn mách là hàng này, giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng luôn. Thế là mỗi lần ông xã nhà tôi bị nhiệt, tôi lại phải làm thế này đấy. Mất công một tí nhưng mà hiệu quả lắm”.
Nhìn nó cặm cụi giã, thỉnh thoảng miếng củ cải còn bay ra ngoài do giã trượt mà tôi không thể nhịn được cười. Cuối cùng, tôi bảo nó: “Tôi hiến cho bà một kế này, nhưng phải trả công tôi hậu hĩnh vào nhé”.
Hải nhìn tôi ra vẻ không tin. Có gì đâu, tôi chỉ bảo nó cho củ cải vào máy xay sinh tố mà xay, xay hơi đặc một chút, sau đó cho một ít nước vào lọc để lấy nước cho chồng súc miệng hàng ngày.
Hải cười ré lên và tự “xỉ vả” mình sao không nghĩ ra cách ấy sớm hơn, cứ thủ công nghe theo lời chị bạn mách mà kỳ cạch cắm đầu ngồi giã thôi.
Dùng nước rau ngót hòa mật ong chấm vào chỗ nhiệt miệng
Tôi nhớ là bà nội tôi cũng có một bài thuốc trị nhiệt bằng “cây nhà lá vườn”, mà theo bà nội thì “cứ thử đi, sẽ biết ngay kết quả ấy mà”. Bài thuốc của bà nội tôi cũng rất đơn giản: Chỉ cần lấy lá bù ngót (rau ngót) đem rửa sạch, nhớ là chỉ lấy lá thôi nhé, sau đó giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong.
Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Tôi vội vàng mách cho Hải cách này để nó bổ sung vào “kho kinh nghiệm” chữa nhiệt cho ông xã nhà nó. Ai dè nó cười phá lên, bảo: “Tôi thử rồi, cũng hiệu nghiệm lắm. Nhưng mà mùa này kiếm rau ngót khó lắm bà ơi, phải mua được của người quen cơ, chứ cứ mua ào ào ngoài chợ, sợ mua phải rau ngót phun thuốc sâu lắm, về dùng còn hại thêm”.
Nghe Hải nói cũng có lý. Thế mà tôi chẳng nghĩ ra. Đổi lại, nếu là chồng tôi bị nhiệt miệng, chắc tôi cứ cắm đầu mà mua rau ngót về giã lấy nước cho chồng đắp vào vết loét mà chẳng nghĩ gì đến hậu quả cũng nên.
Vừa lúc đó, chồng Hải về. Chắc anh xã nhà nó bị nhiệt đau lắm hay sao mà khi chào hỏi tôi miệng cứ méo xệch một bên. Thú thực là tôi rất hiếm khi bị nhiệt miệng, nhưng tôi cũng thấy khá nhiều người phàn nàn về bệnh này và nói rằng bệnh rất dễ mắc trong cái thời tiết giao mùa, chuyển sang nóng này.
Vốn là người hay tỏ ra quan tâm, tôi hỏi han chồng Hải về bệnh tình thì được biết, nhiệt miệng là khi trong miệng xuất hiện vết loét tròn hoặc elip, nhiều khi có đốm trắng ở giữa gây nóng rát và đau nhiều, kèm theo đó là hôi miệng, hơi thở khô, tiểu tiện khó…
Theo Đông Y, nhiệt miệng phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là dùng các bài thuốc, thảo dược thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết.
Nước khế đun sôi để nguội rồi ngậm và nuốt dần
Nghe đến độc tố bốc lên sinh lở loét, tôi chợt nhớ ra hồi xưa, một lần đi sinh viên tình nguyện, tôi cũng đã từng thấy các bạn cùng phòng chữa nhiệt bằng cách giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Hải gật gù: “Cách này cũng rất dễ làm, để mai tôi thử xem”. Rồi nó hóm hỉnh vừa nhìn tôi, vừa nhìn chồng nó cười: “Hay bà làm vợ hai của ông ấy đi để mà chữa nhiệt quanh năm cho ông ấy, chứ tôi… mệt lắm rồi”.
Chồng Hải quát vợ: “Ăn nói linh tinh” rồi đi vào nhà, bỏ mặc hai đứa tôi đứng cười rũ rượi. Cũng may mà sang chơi đúng lúc nên mách bạn thêm được một bài chữa nhiệt miệng hiệu quả cho anh xã.
Các mẹ, các chị còn có cách nào chữa nhiệt miệng hay nữa không thì hãy chia sẻ để tôi giúp bạn tôi với nào.
3. Chữa nhiệt miệng bằng thuốc tây
Nhưng nếu bạn muốn nhanh chóng khỏi loét miệng có thể áp dụng một vài cách sau:
-Mua các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin giúp làm sạch và bảo vệ vết thuơng. Các loại thuốc chứa tinh dầu bạc hà, dầu bạch đàn. Chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị.
- Cố gắng đánh răng hoặc dùng nước súc miệng nhẹ nhàng không có chứa các chất SLS
- Nước súc miệng tại nhà cũng có tác dụng giảm đau. Cố gắng súc miệng ít nhất 4 lần/ ngày với một lượng dung dịch ôxy già và 2 thìa nước hoặc 4 thìa nước trộn với một thìa muối và một thìa soda. Chỉ nên ngậm trong miệng khoảng một phút. Nhớ đừng nuốt vào trong miệng nhé.
- Chấm nhẹ thuốc nước có chứa ôxy trực tiếp lên chỗ loét và sau đó thêm một lượng nhỏ magie cacbonat. Phương pháp điều trị này có thể làm giảm cơn đau, mau lành vết thương.
- Phương pháp túi chè: pha túi chè đen vắt ráo, thấm trực tiếp vào chỗ loét 3-4 lần/ngày, axitamin sẽ làm lành vết thương nhanh chóng.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến cách ăn uống trong lúc bị viêm loét miệng để tránh đau xót miệng như:
- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axit có vị chát hay tẩm nhiều gia vị (ví dụ như chanh, ớt, hạt tiêu cà chua, bưởi… sẽ làm xót vết thương gây đau đớn hơn)
- Uống nhiều nước và cẩn thận khi đánh răng. Tránh để bàn chải hoặc thức ăn đồ cứng, sắc nhọn cọ xước nhiều lần vào vết thương sẽ làm vết thương lâu lành.
- Để giảm đau bạn có thể dùng ống hút khi uống nước.
Nếu sau một vài tuần không thấy dấu hiệu khả quan bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra sức khỏe tìm ra căn nguyên của bệnh. Có thể bệnh loét miệng là triệu chứng của những bệnh khác ẩn dấu bên trong cơ thể bạn chứ không đơn thuần chỉ là nhiệt miệng.
4. Chữa nhiệt miệng bằng thuốc Nam
Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu chứng nhiệt miệng như sau:
Làm giảm đau ở miệng: Dùng tế tân 4g, đinh hương 10 – 15 cái, cam thảo (xé tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu) hãm với nước sôi khoảng 15 – 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng từ 2 – 4 phút và nhổ ra cũng làm dịu đau nơi vết loét trong miệng, lưỡi.
Thuốc sắc lấy nước uống:
Sinh địa, chút chít, lá tre mỗi vị 16g, ngọc trúc, huyền sâm, mộc thông mỗi vị 12g, thạch cao 20g, cam thảo 6g, sa nhân 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang liền, sau nghỉ vài ngày lại uống một đợt nữa.
Sử dụng phương thích hợp cho người bệnh nhiệt miệng có các triệu chứng như lưỡi đỏ, táo bón, tiểu tiện nóng, đỏ, ngủ kém: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20g, ngọc thông 6g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu mỗi vị 12g, thạch cao 40g, thăng ma 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần uống trong ngày, cần uống 3 – 5 thang khi thấy các dấu hiệu táo bón đỡ thì dừng. Sau đó có thể sử dụng lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống tái phát.
Trị nhiệt miệng thuộc chứng hư nhiệt:
Thường gặp ở người có thể trạng gầy gò, miệng lưỡi khô, ráo, các vết loét không sưng hoặc sưng đỏ ít, đau nhẹ, lưỡi đỏ, nước tiểu ít, vàng, đại tiện táo..., bệnh tái phát nhiều lần, tưởng khỏi rồi lại thấy xuất hiện. Tùy theo hoàn cảnh từng vùng mà có thể áp dụng 1 trong các phương sau:
Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 – 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 – 3 đợt.
Nếu viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn (nghĩa là từng đợt rồi tái phát hay có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn diện, có khi phải chẩn đoán nguyên nhân bằng cách lấy mẫu bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn, nấm, xét nghiệm tế bào học... Ở trẻ em đang bú mẹ hay người bị suy giảm miễn dịch, hoặc có thói quen uống sữa cũng có thể gây loét lưỡi, miệng; cũng có thể do nấm mà thường gặp loại nấm candida abical. Do vậy nếu không được trị liệu kịp thời làm bệnh phát triển khiến trẻ bú khó khăn, thậm chí nấm lan xuống đường tiêu hóa gây tiêu chảy, sống phân...
Việc chữa trị không khó khăn, chủ yếu làm thay đổi môi trường, kiềm hóa tại chỗ, như dùng gạc vô khuẩn thấm mật ong xoa miệng lưỡi cho trẻ, vì các kết quả nghiên cứu cho thấy với dung dịch mật ong có hàm lượng 30% đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn hay nấm. Cũng có thể sử dụng lá rau ngót sạch giã nát cùng vài hạt muối sau vắt lấy nước cốt thấm vào gạc sạch xoa vào miệng lưỡi cho trẻ cũng thấy hiệu nghiệm.
Để phòng chống nhiệt miệng cần lưu ý vệ sinh răng miệng như đánh răng sau mỗi lần ăn, ăn ít thức ăn nhiệt như tiêu, ớt, đồ nướng, chiên rán, thịt chó, giảm uống rượu, tăng cường ăn rau củ quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamine... Uống nước chè tươi hàng ngày...
(ST).