Cách trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ an toàn nhất

Cách trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ an toàn nhất. Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.






CÁCH TRỊ VIÊM PHẾ QUẢN Ở TRẺN NHỎ AN TOÀN NHẤT

Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, cách phòng và chữa

Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân, có thể xuất hiện lẻ tẻ, đôi khi thành dịch. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.


Trẻ nào dễ mắc bệnh?

Tác nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do các virut như: virut hợp bào hô hấp (VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.
Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.

Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, chật chội, hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.

Dấu hiệu để nhận biết

Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3 – 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Cá biệt có một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn.

Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước Âu – Mỹ vì bệnh có khả năng trở thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản hằng năm. Ở Việt Nam, theo một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đây cũng là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, với một con số ước tính khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp.
Biến chứng nào có thể xảy ra?

Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.

Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.

Điều trị và phòng bệnh

Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà: tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.

Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ bệnh khác. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp). Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.

Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.

Thuốc điều trị hen phế quản ở trẻ em


Cho đến nay, hen phế quản vẫn là bệnh lý hô hấp phổ biến nhất đối với trẻ em trên toàn thế giới, đặc biệt tỷ lệ gặp rất cao ở các nước phát triển. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, gia tăng ô nhiễm môi trường sống, tỷ lệ hen phế quản ở trẻ em trên thế giới ngày càng tăng.

Bệnh nhân hen phế quản nên thường xuyên mang theo thuốc xịt giãn phế quản.


















Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở có sự tham gia của nhiều loại tế bào viêm và các thành phần của tế bào: chủ yếu là tế bào mast, bạch cầu ái toan, lympho T, đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào biểu mô phế quản. Ở những cơ địa nhạy cảm, quá trình viêm này gây khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn thường bị về đêm và sáng sớm. Những đợt này thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc do điều trị. Quá trình viêm hay đi kèm với tăng tính phản ứng phế quản với nhiều tác nhân kích thích khác nhau.Tỷ lệ mắc hen ở trẻ em theo các nghiên cứu gần đây thì ở Australia và New Zealand có tỷ lệ cao nhất (29 – 30%), còn các quốc gia khác (trong đó có nước ta) tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 10 – 15%.

Cơn thở rít ở trẻ em: cơn khó thở rít hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi có nhiễm virut đường hô hấp. 1/3 số bệnh nhân sau này có thể bị hen nhưng thường được chẩn đoán viêm phế quản co thắt. Chẩn đoán như thế dẫn đến điều trị không thích hợp (dùng kháng sinh phối hợp với giảm ho) bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể. Có 2 loại cơ địa kèm theo thở rít ở trẻ em:

- Không có cơ địa dị ứng, chỉ bị thở rít khi có nhiễm virut đường hô hấp, khi trẻ lớn hơn đường thở của trẻ phát triển thì tự khỏi.

- Có cơ địa dị ứng: cũng bị khó thở nặng hơn khi có nhiễm virut đường hô hấp nhưng sẽ bị hen phế quản ở suốt thời kỳ trẻ con (nhóm này thường bị kèm theo các bệnh dị ứng như: eczema, viêm mũi dị ứng, dị ứng với thức ăn hoặc các dấu hiệu khác của dị ứng).

Cả 2 nhóm trên cần điều trị tích cực như hen phế quản thì có hiệu quả tốt, vì vậy nhiều nước thống kê chung tỷ lệ trẻ em bị hen phế quản và trẻ thở rít.

Khi trẻ em có các triệu chứng sau phải nghĩ đến hen phế quản:

Trẻ bị thở khò khè trước 3 tuổi và:

- Có một yếu tố nguy cơ chính là cha mẹ bị hen phế quản hoặc bị chàm.

- Có 2 yếu tố nguy cơ phụ: tăng bạch cầu ái toan trong máu, khò khè dù không bị cảm lạnh và viêm mũi dị ứng.

Những lưu ý khi điều trị

Có thể áp dụng điều trị thử theo hướng hen phế quản để hỗ trợ cho chẩn đoán, khi trẻ trên 5 tuổi mới áp dụng đo thông khí phổi để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh.

Điều trị hen ở trẻ em cần chú ý điều trị dự phòng là quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ.

Hình ảnh phế quản bình thường (trên) và phế quản bị co thắt (dưới).

Cần chú ý phát hiện dị nguyên của từng bệnh nhân và tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó, ví dụ: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá.Bệnh nhân cần được tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu.

Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít (pulmicort, flixotide) cho bệnh nhân hít qua buồng đệm (babyhaler) với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình nếu hen chưa kiểm soát được. Liều cao corticoid dạng hít là khi dùng ulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày.

Cần thận trọng khi hạ liều, cứ 3 tháng nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều, nếu hen không được kiểm soát thì phải tăng liều. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng.

- Thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít không kiểm soát được.

- Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở những bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoide (pulmicort > 400 mcg/ngày, hoặc flixotide > 500 mcg/ngày).

- Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh (trên 70 lần/phút), khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ đưa trẻ đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

- Do có nhiều tác dụng phụ, nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ.

Diếp cá - 'thuốc' trị viêm phế quản

Em xin chia sẻ một mẹo dân gian trị ho cực hay mà em đã 'thử nghiệm' hiệu quả.


Suốt một mùa đông bọc Bíp trong nào quần, nào áo, nào yếm, nào khăn... em lúc nào cũng ngay ngáy lo con bị cảm lạnh nên chỉ mong mong đến mùa hè cho con được ăn mặc xênh xang ra đường vui chơi cùng các bạn. Nhưng dè đâu hè đến cũng kéo theo lắm rắc rối do thời tiết quá nắng nóng, hoặc ngay việc bé đang trong phòng mát rồi ra ngoài oi bức cũng khiến bé dễ dàng bị ho, sụt sịt hoặc thậm chí là viêm phế quản. Các mẹ đã chắc mình luôn sẵn sàng ứng phó với những cơn ho của trẻ vào mùa hè chưa? Em xin chia sẻ một mẹo dân gian trị ho cực hay mà em cũng vừa mới được "trải nghiệm".


Không chỉ mùa đông mà cả mùa hè trẻ cũng rất dễ bị viêm phế quản (ảnh minh họa)

Bíp nhà em mới được hơn 10 tháng. 1/6 vừa qua là ngày quốc tế thiếu nhi đầu tiên của bé nên em và ông xã quyết định cho bé đi chơi xa một chuyến. Gọi là xa cho oai chứ thực ra cũng là đi ô tô chưa đến 30 phút để lên thăm ông bà trẻ vừa về nước. Dù biết trời hôm đấy rất nắng nhưng vì an ủi rằng ô tô có điều hòa mát nên em và ông xã vẫn cố gắng đưa con đi lên thăm ông bà, kết hợp cho con vui chơi. Ai dè đâu vừa về đến nhà Bíp bỗng nhiên ho sù sụ, rồi liên tục sổ mũi, hắt hơi suốt một đêm. Cả nhà em ai cũng cuống lên vì sợ những cơn ho ở phế quản sẽ lan xuống phổi. Bà nội thì xót cháu nên không bằng lòng với hai vợ chồng, chồng em xót con thành ra cũng mặt nặng mày nhẹ với vợ, cứ giục em mau gọi bác sĩ đến khám rồi kê thuốc cho con.

Dù biết chẳng thể nào cứ bao bọc con trong lồng kính vô trùng nhưng em vẫn buồn và tự trách mình nhiều lắm, chẳng muốn con mới bé xíu xiu đã phải uống kháng sinh vào người. Thế nhưng nhìn em bé mới vài tháng tuổi mà đã phải đỏ cả mặt vì những cơn ho liên tiếp đến tức ngực, em chỉ biết khóc lóc gọi điện cầu cứu mẹ đẻ.

Biết tin Bíp bị viêm phế quản, mẹ em đã mách cho em một mẹo dân gian từ rau diếp cá. Bà bảo đây là phương pháp chữa ho rất hiệu quả, chỉ cần kiên trì 2-3 ngày là con sẽ khỏi.

Vậy là ngày ba lần, em tự mình ra chợ chọn những mớ rau diếp cá tươi ngon nhất, nhặt lấy lá ngâm muối sạch, ép lấy nước. Sau đó hòa với nước vo gạo đặc hấp cách thủy trong khoảng 30-40 phút. Để Bíp dễ uống, em còn cẩn thận bỏ thêm chút đường phèn vào hỗn hợp. Cứ thế liên tục trong 3 ngày, trộm vía vậy mà giờ Bíp đã hết sạch ho, mũi cũng chẳng còn thấy những cơn sụt sịt. Em mừng rỡ vô cùng. Hóa ra, bài thuốc từ rau diếp cá và nước gạo này thật hữu dụng biết bao, vừa không mất thời gian, mà lại lành tính, hiệu nghiệm tức thì. 

Em chợt nhận ra, đôi khi chị em chúng mình nuôi con cũng phải tham khảo các cụ nhiều lắm đấy.Những kinh nghiệm của các bà, các mẹ thời xưa đâu phải cứ là cổ hủ lạc hậu chị em nhỉ.  Có những mẹo nhỏ như thế ta mới giữ con vừa "cách ly" được với kháng sinh mà lại mau khỏi bệnh.

An tâm với bài thuốc là thế, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Trời mùa hè các bé không tránh khỏi ở điều hòa, do đó các mẹ nhớ đừng để nhiệt độ phòng quá thấp để tránh chênh lệch quá nhiều với nhiệt độ bên ngoài. Em đã rút ra kinh nghiệm chỉ nên để nhiệt độ phòng con từ 27-28 độ rồi bật quạt nhẹ chĩa vào tường cho gió thoảng. Ngoài ra em cũng chỉ cho Bíp nằm điều hòa cứ 2 tiếng một lần là phải mở cửa phòng rộng ra để con quen với nhiệt độ bên ngoài.

Nằm điều hòa dễ khiến cơ thể bị khô, mất nước nên chúng mình phải nhớ cho các bé yêu uống thêm nước, đặc biệt nước cam hay trái cây đều cung cấp vitamin cho bé sức đề kháng tốt hơn trong mùa hè. Và cuối cùng, các mẹ nhớ lau mồ hôi liên tục cho bé và cho bé mặc những bộ quần áo có chất liệu thoáng mát nhé !

Chúc các mẹ và  bé yêu có một mùa hè vui vẻ và khỏe mạnh.





Bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản mãn tính
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản -
Chữa Viêm phế quản
Bé bị viêm phế quản mạn tính
Cách chăm sóc em bé bị hen phế quản nhanh khỏi
Bài thuốc dân gian chữa hen phế quản
Giãn phế quản nguyên nhân và cách điều trị
Mẹo chữa hen phế quản đơn giản hiệu quả

 


(ST)

các mẹ ơi cho em hỏi tí ai biết bày em với ạ bé nhà em vừa được 3 tháng tuổi bị ho khò khè và khó thở nữa có phải bị viêm phế quản không ạ.nếu phải thì em phải làm sao cho nhanh khỏi đây ạ ai biết chỉ cho em với
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận