Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Cách thiết kế slide master chuyên nghiệp
Cách chọn phông nền cho slide đẹp và chuyên nghiệp
Ngoài ra không phải lúc nào khách hàng cũng có nhu cầu tiếp nhận thông tin của Công ty Bạn, quyển profile là một tài liệu có giá trị lưu giữ, lưu chuyển, khách hàng có thể tìm hiểu Công ty bạn mọi lúc mọi nơi khi có nhu cầu.
Quyển profile ấn tượng và chuyên nghiệp được thể hiện như sau:
- Nội dung Copy Write của quyển profile
- Cách sắp xếp truyền tải nội dung thông qua hình ảnh một cách sáng tạo
- Sắp xếp bố cục một cách khoa học
- Truyền tải đầy đủ thông tin
- Chất liệu in ấn
Đây là những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế một quyển profile giới thiệu Công ty đến khách hàng mục tiêu. Hãy xem profile Công ty là tài liệu quan trọng không thể thiếu khi tiếp xúc khách hàng.
Thiết kế profile như thế nào?
Thường một quyển nên ngắn gọn súc tích thường thiết kế khoảng 16 – 20 trang đủ để truyền tải đủ nội dung một cách khái quát về Công ty nhưng không sơ sài.Hình ảnh và layout thiết kế phải thể hiện nghành nghề kinh doanh. Màu sắc sẽ theo màu chủ đạo của Logo và màu sắc của Cty.
Chi phí thiết kế và in ấn profile hết bao nhiêu?
Đặc tính của company profile là giới thiệu một cách khái quát về công ty và nội dung thì luôn được cập nhật liên tục. Vì thế việc in một số lượng nhiều hay thiết kế để sửdụng lâu dài thường không phù hợp với các công ty vừa và nhỏ.
Ngân sách dùng cho việc thiết kế và in ấn luôn là vấn đề quan tâm của các công ty vừa và nhỏ thông thường ngân sách cho một gói dịch vụ này khoảng lệch từ 8 đến 10 triệu cho việc thiết kế và in ấn cho 500 bản có thể đáp ứngđược nhu cầu đại đa số các doanh nghiệp.
Cấu trúc một quyển Profile giới thiệu công ty
Profile công ty là một tài liệu giới thiệu về công ty dành cho khách hàng. Một công ty có thể có nhiều brochure giới thiệu sản phẩm nhưng chỉ có một profile để nói về mình. Thông qua profile của công ty, khách hàng có thể biết được mức độ chuyên nghiệp và tầm cỡ quy mô ngành nghề kinh doanh của công ty một cách khái quát.
Cơ cấu một quyển profile như sau:
Trang bìa đầu tiên:
• Logo Cty
• Tên Cty: Thể hiện song ngữ Anh – Việt
• Để tạo sự mạnh mẽ vững chắc sang trọng – thường in với chất liệu Couché, offset 4 màu. Và phụ thuộc vào phong cách của từng profile.
Trang bìa thứ 2, 3
• Bao gồm nội dung sau:
– Bảng phụ lục: Bao gồm những nội dung trong profile.
– Một câu slogan thể hiện tin thần hoặc định hướng phát triển của Cty hoặc phương châm hoạt động của Cty.
– Lịch sử phát triển của Cty
• Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công Ty đối nếu đã hoạt động lâu năm.
• Những biến cố quan trọng xảy ra làm nền tảng ra đời của một Cty mới.
– Sử dụng hình ảnh thể hiện ngành nghề của Cty hoặc những hình ảnh để truyền tải thông điệp của Cty.
Trang số 4
• Giới thiệu sơ bộ về Cty
– Nội dung giới thiệu tổng quát Cty bao gồm chức năng và lĩnh vực hoạt động.
– Tầm nhìn dài hạn (Vision) và mục tiêu ngắn hạn (mission) của Cty
– Nội dung kèm theo hình ảnh thể hiện tính minh họa nội dung
Trang số 5, 6
• Trang 5 hình ảnh thành viên chủ chốt của Cty.
• Trang 6 thiết kế sơ đồ tổ chức gắn liền với những nhân vật chủ chốt trong Cty.
• Nếu một công ty mới có thể giới thiệu điểm mạnh các thành viên của Cty
Trang 7, 8
• Giới thiệu những nghành nghề hay lĩnh vực Cty đang hoạt động và hình ảnh kèm theo để minh họa nhắm tạo yếu tố thuyết phục.
• Có thể trình bày một quy trình làm việc của Cty một các khái quát để người xem biết được cách thức làm việc của Công ty.
Trang số 9 ,10
• Giới thiệu những dự án mà Cty đã thực hiện được, kết hợp với hình ảnh minh họa
• Có thể trình bày tất cả những dự án đã thực hiện hoặc một vài dự án chủ chốt.
• Đối với các công ty cung cấp dịch vụ có thể nêu những dịch vụ mà mình đã cung cấp kèm theo hình ảnh.
• List các dự án hoặc các công trình mình đã thực hiện nếu Cty đã có thâm niên và dự án thì quá nhiều.
Trang tiếp theo
• Phát triển kinh doanh trong thời đại ngày nay, các công ty đang nhắm đến các hoạt động xã hội, vì cộng đồng bảo vệ môi trường . . .thể hiện chiến lược phát triển bền vững . . .
Trang bìa cuối
• Logo của công ty
• Thông tin của công ty
• Các chi nhánh
• Văn phòng đại diện
• . . . . . .
Chú ý: Đây chỉ là bố cục chung của một profile, để thể hiện chi tiết cho từng nghành nghề và lĩnh vực kinh doanh, nội dung và thứ tự nội dung bên trong phải được cân nhắc thể hiện một cách khoa học phù hợp mục tiêu là tạo sự tin tưởng– thẩm mỹ
MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ PROFILE DO ISTAR THỰC HIỆN
Vậy làm thế nào để chỉ với 4 phút ngắn ngủi đó, bạn đã có thể lôi cuốn được khách hàng tham gia vào bài thuyết trình của mình? Sau đây là 6 bí quyết giúp bạn một phần thực hiện mong muốn đó.
1. Mở bài bằng một tình huống gây sốc
Tôi đã từng tham dự một buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm của một công ty kinh doanh theo mạng. Thay vì vào đề một cách thông thường, người chủ trì buổi giới thiệu sản phẩm hôm đó đã tặng cho 3 người tham gia mỗi người một phong bì chứa 100 ngàn. Tất cả mọi người đều bất ngờ và không hiểu điều gì đang xảy ra. Người chủ trì buổi giới thiệu sản phẩm hôm đó chậm rãi đặt vấn đề: Các bạn có mong muốn kiếm tiền dễ như 3 vị khách vừa rồi? Và ngày hôm nay tôi sẽ mang đến cho bạn cơ hội kiếm tiền nhanh hơn và nhiều hơn cho bạn.
Mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc cũng là một cách thức bạn có thể sử dụng trong những bài nói của mình. Những tình huống gây sốc sẽ khiến khách hàng bất ngờ và bị thu hút vào bài nói của bạn, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không nên gây ra những tình huống quá sốc và phản cảm cho người nghe.
2. Những con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu ngạn ngữ được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là bạn hãy đưa ra cho họ những con số thống kê cụ thể.
Ví dụ để thuyết phục khách hàng lựa chọn hình thức học trực tuyến trong đào tạo nhân sự, bạn hãy mở đầu bài thuyết trình của mình bằng các con số nghiên cứu: giảm 70% chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, tiết kiệm 60% thời gian học tập, tăng năng suất làm việc cho nhân viên của bạn lên 25%.
3. Một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý mà bạn cần biết, dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước. Hãy để người nghe thỏa mãn mong muốn của họ. Nếu đó là một buổi thuyết trình kinh doanh hãy kể câu chuyện về một khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn và họ cảm nhận tốt như thế nào.
Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Một lời khuyên cho bạn, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác hãy tránh xa cách thức này.
4. Chiếm lấy trái tim người nghe
Larry King, một trong những chuyên gia thuyết trình nổi tiếng của đài CNN thường sử dụng phương pháp này. Trong nhiều cuộc thuyết trình, thay vì một tác phong trang trọng ông lại bắt đầu bằng cách nói lên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Những sự chia sẻ chân tình của ông thường kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim khách hàng. Nhưng bạn hãy nhớ, đó phải là những cảm xúc thật, đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe như vậy sẽ phản tác dụng.
5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp của bạn
Một giọng nói truyền cảm, ấm áp, giầu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn mong muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát Obama, Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn vẫn có thể luyện rèn bên cạnh việc hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
6. Những câu hỏi bất ngờ
Khách hàng luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài nói của mình bởi một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình kinh doanh chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của mình.
Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ như chỉ là những câu hỏi đơn giản: Hôm nay quý vị cảm thấy thời tiết như thế nào?, Trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?...
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng, khách hàng vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp khách hàng gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và cuốn vào bài nói của người thuyết trình. Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một nửa trong bài thuyết trình kinh doanh của mình. .
Nếu muốn giành được tình cảm của người nghe và biến họ thành khách hàng của mình, bạn phải biết thốt ra “những lời có cánh” để thu hút sự chú ý của họ. Công việc này không dễ dàng chút nào, bởi nó đòi hỏi ở bạn một số kỹ năng và kiến thức nhất định.
Trình bày và giới thiệu là cách thức để bạn truyền đạt thông tin tới người nghe. Trong hoạt động tiếp thị và bán hàng, việc này đóng vai trò rất quan trọng. Lúc đầu, mọi người ghé qua công ty bạn chỉ để “xem cho biết” các sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp, nhưng rồi trước sức thuyết phục của những lời giới thiệu, họ quyết định mua hàng ngay. Thật tuyệt! Chắc bạn cũng muốn mình có được những kỹ năng như vậy phải không? Mời bạn tham khảo 6 lời khuyên dưới đây để điều chỉnh các kỹ năng trình bày, giới thiệu của mình:
1. Phù hợp với nhu cầu người nghe
Cách nhanh nhất để khiến người nghe bỏ đi là bạn chỉ toàn nói về những điều mà bản thân bạn muốn nghe. Đúng là như vậy đấy! Và nếu bạn muốn thu hút các khách hàng tiềm năng, bạn phải biết nói ra những điều mà họ muốn nghe. Các chuyên gia tiếp thị cho rằng phần lớn mọi người đều thuộc một trong bốn nhóm sau:
- Lãnh đạo: Đó là những người luôn bận rộn, vì thế họ muốn bạn bắt đầu và kết thúc đúng giờ, đồng thời họ chỉ quan tâm đến những vấn đề chính yếu.
- Cảm tính: Đó là những người thiên về tình cảm, Họ bị thuyết phục bởi những cảm giác chứ không phải những lý lẽ logic.
- Hoà đồng: Đó là những người thích giao tiếp. Thật khó để giữ họ ngồi yên một chỗ.
- Lý trí: Đó là những người thích tranh luận và có đầu óc thực tế.
Vậy bạn cần phải xác định những người đang nghe bạn nói thuộc nhóm nào để từ đó đưa ra những lời giới thiệu phù hợp. Trong trường hợp người nghe thuộc nhiều nhóm khác nhau, hãy tìm xem ai là người có ảnh hưởng quyết định để tập trung tác động vào họ.
2. Làm mê hoặc người nghe
Một số người có năng khiếu bẩm sinh trong việc thuyết phục người khác. Họ có thể mê hoặc chúng ta bằng động tác, cử chỉ hoặc lời nói. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rèn luyện được những kỹ năng này. Muốn vậy, trước tiên bạn hãy tạo cho mình:
- Vẻ bề ngoài lịch sự, vì điều đó thể hiện rằng bạn đang tôn trọng người nghe.
- Luôn vui vẻ, mềm mỏng, hòa nhã.
- Chiều theo ý muốn của người nghe. Lưu ý, “Đừng đánh giá quá thấp hoặc quá cao trí thông minh cũng như học thức của họ”. (C.P.Scott)
- Tìm hiểu đủ thông tin về những người đang nghe bạn nói nhằm trình bày, giới thiệu phù hợp với yêu cầu của họ.
- Những lời đề cao lịch sự: “Như một chuyên gia nhiều kinh nghiệm, chắc anh/chị biết rằng...”
- Tỏ ra sẵn lòng giúp đỡ họ.
3. Tranh thủ sự chú ý của người nghe
Bạn hãy hình dung người nghe của mình có thể có những thái độ khác nhau như thích thú, trung lập và hờ hững. Người nghe phản ứng ra sao sẽ phụ thuộc vào việc bạn tranh thủ được sự chú ý của họ tới mức độ nào.
Nguyên tắc AIDA là một công cụ đắc lực giúp bạn đạt được mục đích này. Hãy làm sao cho bài giới thiệu của bạn hội đủ các yếu tố sau:
- A: Attention (Chú ý) - tạo ra sự chú ý,
- I: Interest (Quan tâm) - tạo ra sự quan tâm,
- D: Desire (Ham muốn) – tạo ra sự ham muốn,
- A: Action (Hành động)– dẫn đến hành động mua hàng.
Để đảm bảo rằng không thính giả nào “bỏ ngoài tai” những điều bạn nói, thỉnh thoảng hãy dừng lại và hỏi: “Liệu những điều tôi nói có hữu ích với các bạn không?”.
4. Níu giữ sự quan tâm chú ý của người nghe trong suốt thời gian nói chuyện
Làm cho mọi người quan tâm đến điều mình nói đã khó và để giữ được sự quan tâm đó trong suốt bài nói chuyện còn khó hơn nhiều.
Vì thế, bạn phải nỗ lực chiến đấu để chống lại sự buồn tẻ bằng lối nói chuyện hài hước, song có chừng mực, và luôn cố gắng nhận thức được những vấn đề người nghe quan tâm để đáp ứng mong muốn của họ.
5. Dẫn dắt người nghe
Hãy theo sát người nghe để dẫn dắt họ vào bài giới thiệu của mình, hãy lôi kéo họ bằng cách liên tục đưa ra các câu hỏi và lắng nghe ý kiến phản hồi. Đừng tự biến mình thành “nhà hùng biện” chỉ biết “thao thao bất tuyệt”, mà phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Đi đến gần vị trí của người nghe. Minh họa cho bài trình bày của mình bằng những chủ đề quen thuộc với họ, giảm thiểu những chủ đề mới mẻ, không phù hợp.
- Đề phòng và kịp thời nhận ra những dấu hiệu thể hiện rằng bạn không còn thu hút được sự chú ý nữa, chẳng hạn như người nghe thì thầm chuyện riêng, tỏ ra bồn chồn hay ngáp ngủ.
- Sử dụng từ “chúng ta” hơn là từ “bạn” (“Chúng ta có 5 phút để ... Chúng ta hãy bắt đầu với ...”).
- Tìm kiếm điểm chung giữa bạn và người nghe (“Cũng như bạn, tôi đã đi du lịch rất nhiều, vì vậy tôi hiểu được...).
- Luôn lắng nghe những gì họ nói, kể cả trước khi bạn bắt đầu, trong suốt thời gian và sau khi bạn trình bày giới thiệu. Người biết cách trình bày sẽ không chỉ truyền đạt đầy đủ thông tin cần thiết tới người nghe, mà còn biết lắng nghe những ý kiến phản hồi. Bằng việc lắng nghe, bạn sẽ biết được thính giả của mình có hiểu được những thông tin mà minh đang nói hay không; những thông tin đó có quan trọng và cần thiết với họ hay không.
6. Hãy tự tin
Và cuối cùng điều quan trọng nhất là bạn phải tự tin. Nếu bạn mất bình tĩnh, người nghe sẽ có cảm giác rằng, chính bạn cũng không tin vào những gì mình đang nói. Vậy thì chẳng có lý do gì để họ phải nghe theo bạn. Hãy trình bày với giọng nói lạc quan, tin cậy. Điều này hàm chứa thông điệp: “Tôi có lợi và bạn cũng vậy. Chúng ta giúp đỡ nhau để cùng chiến thắng”. Những người tự tin luôn chuẩn bị mọi việc kỹ lưỡng, nhưng không quá nhiều để đến nỗi đánh mất sự tự nhiên của chính mình. Họ luôn biết tự phê bình, và quan tâm đến ấn tượng họ đang tạo ra, bởi vì họ thấy bản thân họ hoàn toàn có năng lực, được chấp nhận, và những gì mình nói được người khác yêu thích.
Nếu bạn tiếp thu và thực hành tốt 6 kỹ năng trên, bạn có thể “sai khiến” bất kỳ người nghe nào làm những điều mà bạn mong muốn. Bạn làm thử xem, và sẽ thấy kết quả sẽ vô cùng kỳ diệu!
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Làm việc ở công ty nhỏ được và mất!
Phong thủy đặt tên cho công ty
Trang phục dự tiệc công ty nên và không nên
Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng
(ST)