Cách trình bày hồ sơ năng lực ấn tượng nhất

Hồ sơ giới thiệu năng lực hay còn gọi là hồ sơ năng lực có thể coi là bức tranh toàn cảnh, tóm lược tất cả sức mạnh vốn của một doanh nghiệp trên hồ sơ. Thông qua hồ sơ năng lực mà chủ đầu tư hoặc các đối tác có thể nắm được cơ cấu và năng lực "chiến đấu" của một doanh nghiệp.







CÁCH TRÌNH BÀY HỒ SƠ NĂNG LỰC ẤN TƯỢNG NHẤT

I. Hồ Sơ Năng Lực Là Gì?


Là bộ hồ sơ giới thiệu năng lực hay còn gọi là hồ sơ năng lực (HSNL) có thể coi là bức tranh toàn cảnh, tóm lược tất cả sức mạnh vốn, năng lực thực hiện các công trình hoặc dự án của một doanh nghiệp trên hồ sơ. Thông qua bộ HSNL mà chủ đầu tư hoặc các đối tác có thể biêt được mức độ chuyên nghiệp và tầm cỡ quy mô ngành nghề hoạt động của Công ty mọt cách khái quát, đầy đủ nhất.


Hồ sơ doanh nghiệp và hồ sơ dự thầu có những nội dung gì ?

01 Giới thiệu doanh nghiêp :

- Giới thiệu chung hoặc thư ngỏ

- Thành tựu và các danh hiệu đạt được ( iso chứng chỉ và huy chương )

- Sơ đồ tổ chức và cơ cấu lãnh đạo

- Lĩnh vực hoạt động và kinh doanh

- Các công trình trọng điểm và khách hàng tiêu biểu

- Biểu đồ tăng trưởng và mục tiêu

02 Giới thiệu dịch vụ sản phẩm :

- Các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu

- Các công trình đã thi công

- Giới thiệu máy móc thiết bị

- Giới thiệu phân xưởng đội ngũ công nhân

03 Các hoạt động doanh nghiệp :

- Hoạt động xã hội và các đóng góp xã hội nếu có

- Hoạt động quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân viên trong công ty

- Hoạt động kỷ niệm và vui chơi

04 Các đối tác chính :

- Đối tác về tài chính

- Đối tác về công nghệ

- Đối tác về bảo hiểm

- Đối tác hoặc các nhà cung cấp ( nhà thầu phụ )

05 Thông tin liên hệ :

- Địa chỉ văn phòng đại diện , nhà máy

- Thông tin liên hệ phòng ban … Khi bạn cầm trên tay một cuốn hồ sơ dự thầu chuyên nghiệp, đẹp mắt bạn sẽ có khái niệm gì đầu tiên về doanh nghiệp đó .?

Mẫu hồ sơ năng lực nhà thầu thi công

Hồ sơ giới thiệu năng lực hay còn gọi là hồ sơ năng lực có thể coi là bức tranh toàn cảnh, tóm lược tất cả sức mạnh vốn của một doanh nghiệp trên hồ sơ. Thông qua hồ sơ năng lực mà chủ đầu tư hoặc các đối tác có thể nắm được cơ cấu và năng lực "chiến đấu" của một doanh nghiệp.

I. Hồ sơ năng lực gồm những gì?

Đối với doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: hồ sơ năng lực có nhiều cách thể hiện khác nhau. nguyenhuutrinh đã được xem nhiều hồ sơ năng lực của các đơn vị lớn và thấy rằng: họ rất có sự sáng tạo trong khâu làm hồ sơ năng lực và sự khác biệt trong cách thể hiện các hồ sơ này là rất lớn. Nổi bật nhất trong số đó là hồ sơ giới thiệu năng lực của TEDI, tư vấn Trường Sơn, Sông Đà và một số đơn vị lớn khác.

Đối với doanh nghiệp thi công xây dựng: hồ sơ năng lực cũng có nhiều cách thể hiện. Tuy nhiên, các hồ sơ đều có những điểm chung nhất định. nguyenhuutrinh công tác trong lĩnh vực thi công xây dựng, cũng đã làm và rất nhiều lần thay đổi các form của hồ sơ năng lực cho phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường thì các hồ sơ năng lực của đơn vị thi công xây dựng bao gồm các nội dung sau (xếp theo thứ tự từ đầu đến cuối):

1. Phần pháp lý:

- Đơn xin dự thầu hoặc văn bản giới thiệu chung nhất về đơn vị.

- Các văn bản pháp lý về đơn vị: như quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các văn bản chuyển đổi hình thức doanh nghiệp hoặc các quyết định công nhận tương tự.

2. Phần giới thiệu về năng lực - kinh nghiệm:

- Bảng kê khai năng lực tài chính và các văn bản pháp lý chứng minh như báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, xác nhận của Cục thuế nhà nước.
- Bảng kê năng lực nhân sự: Bao gồm:
+ Kê khai cơ cấu nhân sự tổng thể của đơn vị (bao gồm cả ban giám đốc hoặc HĐQT).
+ Kê khai chi tiết năng lực từng nhân sự trong bộ máy tổng thể ở trên. Nêu rõ tên tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác và các khen thưởng (nếu có). Kèm theo đó là bằng cấp - chứng chỉ có công chứng để chứng minh.
+ Kê khai cơ cấu bộ máy tổ chức tại hiện trường và thuyết minh tổ chức hiện trường.
- Bảng kê năng lực kinh nghiệm thi công: kê khai các công trình mà nhà thầu đã thi công. Ở phần này có thể kê khai tổng thể các công trình nổi bật mà nhà thầu đã thực hiện và kê khai chi tiết cho từng công trình.
- Bảng kê năng lực tài sản - máy móc thiết bị của nhà thầu: kê khai các văn bản chứng minh về tài sản - máy móc thiết bị của nhà thầu. Đây là phần rất quan trọng, đánh giá năng lực thật sự của một doanh nghiệp. Ở đây có thể liệt kê tổng thể các thiết bị và diễn giải chi tiết cho các thiết bị chủ yếu.

3. Phần quy trình quản lý chất lượng - chính sách chất lượng:

- Bảng cam kết của nhà thầu và quy trình - hệ thống quản lý chất lượng. Có thể giới thiệu về chính sách chất lượng của nhà thầu cũng như chứng nhận về quy trình quản lý chất lượng của nhà thầu vào mục này.

4. Phần thành tích đã đạt được

- Phần này có thể đưa các bằng khen, giấy khen, cách thành tích nổi bật đã đạt được và các hình ảnh của các công trình mà nhà thầu đã thực hiện hoặc đang thực hiện.


Cách để có một bản hồ sơ năng lực ĐẸP cho công ty



Bạn sẽ vô tình “giết chết” cuốn hồ sơ năng lực của công ty mình nếu trong đó chỉ toàn là những hàng chữ dài lê thê khiến cho người đọc vừa mất thì giờ vừa mỏi mắt. Thay vì chỉ quảng bá bằng chữ, hãy tóm gọn những thông điệp của công ty bạn thành những con số, hoặc những từ ngữ đơn giản mà bất kỳ ai cũng hiểu được.

Ví dụ: Thay vì giải thích toàn bộ quy trình sản xuất gồm toàn những thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu, một công ty nọ đã tóm gọn các bước bằng một câu dễ hiểu, có số và chữ như sau:

Các cơ sở địa phương của công ty chúng tôi sản xuất được 15.000 tấn mỗi ngày.

Một quyển hồ sơ năng lực công ty cần thể hiện tính thẩm mỹ cao. Hình thức và phong cách trình bày hồ sơ năng lực cần phải đồng nhất với màu sắc, logo và triết lý của công ty.

Lấy ví dụ về một công ty thiết bị nhà tắm cao cấp. Những màu sắc sử dụng trong quyền hồ sơ năng lực của công ty này cần phải thể hiện tính chất cao cấp, chẳng hạn như những tông màu trầm và tối (gắn liền với sự sang trọng). Họ không thể dùng hình ảnh minh họa là những hình vẽ sặc sỡ như phim hoạt hình được. Thay vào đó, họ nên chọn những hình ảnh về nội thất nhà tắm ở các khách sạn, resort, hoặc những ngôi biệt thự cao cấp, thì sẽ phù hợp hơn.




Đặc điểm về năng lực phụ nữ
Những kỹ năng cần có của nhân viên văn phòng
Bí quyết để được sếp tin tưởng
Bí quyết để được sếp tăng lương
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc


(ST)