Cách trồng hoa lan huệ


Tuy được gọi là Lan Huệ, nhưng loài hoa này vốn không phải là Lan, mà thuộc họ Loa kèn đỏ. Hoa còn có tên là Lan Tứ Diện, vì mỗi vòi hoa thường mang bốn bông hoa nở theo bốn hướng.


Lan Huệ có rất nhiều màu khác nhau, rất phong phú đa dạng, nhưng ở Việt Nam rất khó mua đúng màu, vì những củ Lan Huệ không được đóng bao bì có nhãn mác rõ ràng như ở nước ngoài. Vì thế Lan Huệ vườn nhà tôi chỉ có một màu đỏ duy nhất.





Tết năm 2010, tôi mua được một chậu Lan Huệ đỏ chỉ có 1 vòi mang 2 bông (vì củ còn non). Sau khi hoa tàn, tôi thay chậu và hàng ngày chăm sóc, đến gần Tết thì xử lý cho cây ra hoa đúng Tết. Từ một củ ban đầu, tôi có thêm 2 củ con. Và Tết năm 2011, củ mẹ đã ra hoa đúng sáng Mồng Một. Từ 3 củ đó, năm nay tôi thu hoạch được 5 củ, trong đó 3 củ trưởng thành từ năm ngoái đều đã cho hoa vào Tết 2012. Củ mẹ nở hoa đúng sáng Mồng Một Tết, 2 củ con nở vào ngày rằm tháng giêng.

Thật ra xử lý cho Lan Huệ ra hoa đúng Tết dễ hơn xử lý Hoàng Thảo rừng nhiều, chủ yếu là điều hòa chế độ sáng. Như củ Lan Huệ mẹ, trước Tết 5 ngày mà vòi hoa còn ngắn và nụ chưa lớn lắm, tôi đưa chậu ra nắng hoàn toàn (nắng từ sáng đến chiều). Kết quả là hoa hé nở ngày 29 Tết (năm nay không có 30) và nở bung vào Mồng Một.

Củ Lan Huệ mẹ năm nay cho 2 vòi hoa, mỗi vòi hoa có 3 bông, 2 bông nở trước và bông còn lại nở sau. Hai vòi bông nở cùng lúc, nên chậu vẫn có đủ 4 bông.



Khi 4 bông này tàn thì mỗi vòi bông lại nở tiếp một bông còn lại. Lúc này 2 vòi hoa không còn song song nữa, mà đan chéo trông rất ngộ.



Củ Lan Huệ mẹ ở chỗ có nhiều ánh sáng hơn nên vòi hoa mọc cao mà lá vẫn còn ngắn ngủn. Trong khi đó, hai củ Lan Huệ con vì để trong bóng râm nên lá mọc rất dài rồi chồi hoa mới nhú. Đưa ra nắng hoàn toàn, vòi hoa phát triển rất nhanh.




Như vậy, muốn điều khiển độ dài của lá và chiều cao của vòi hoa, chỉ cần điều tiết ánh sáng. Cây nhiều ánh sáng có vòi hoa và lá ngắn, cây mọc trong bóng râm thường cao và lá dài.

Về cách xử lý ra hoa, tôi áp dụng theo cách đã học được từ Dalatrose, nhưng có thay đổi thời gian theo khí hậu miền Nam. Cụ thể là:
12/10/11 (16/09 âm lịch): bứng củ lên, cắt hết lá, treo ở chỗ mát cho khô nhựa
25/10/11 (29/09 âm lịch): Đưa củ Lan Huệ vào ngăn rau tủ lạnh cho “ngủ đông”
13/12/11 (19/11 âm lịch): Lấy củ ra khỏi tủ lạnh, ngâm rễ trong nước 2 ngày (không để ướt thân củ)
15/12/11 (21/11 âm lịch): Trồng Lan Huệ xuống đất (trước Tết 40 ngày)
23/01/12 (Mồng 1 Tết): Lan Huệ nở

Đến bây giờ 2 củ Lan Huệ con vẫn đang tươi thắm ở vườn nhà. Hy vọng Tết năm sau, 5 củ Lan Huệ của tôi sẽ nối tiếp nhau nở hết tháng giêng…

Trước giờ ở VN hoa lan huệ (Amaryllis hoặc Hippeastrum) chỉ có một màu đỏ là nhiều nhưng không mấy người chú ý bởi vì quanh năm suốt tháng nó chỉ có độc một màu lá xanh biếc.
Hoa lan huệ chỉ trổ bông mỗi năm một lần, có khi đôi lần nhưng không nhiều cây được như thế.
Người VN thường để huệ tự sinh tự dưỡng ở bờ rào góc vườn, không trân trọng cho lắm. Chúng là loại cây dễ sống và cũng nhảy cây con rất nhiều, mỗi năm tùy theo củ có thể nhảy thêm từ 1-5 cây con.
Vì dễ tính như vậy nên huệ bị bỏ bê mãi cho đến vài năm trở lại đây người yêu thích lan huệ cứ tăng dần và nhiều giống huệ có màu khác hơn màu đỏ được mọi người săn lùng. Và cũng đã có nhiều người bắt đầu học tập quy trình ép lan huệ trổ bông vào những dịp năm mới vì huệ có màu đỏ được cho là sẽ đem lại may mắn.



Trồng củ huệ đúng bài bản nhất là chỉ chôn 2/3 củ xuống đất thôi. Chất trồng phù hợp với huệ trồng chậu là loại không có đất (soilless) vì tự thân củ huệ đã tích trữ được khá nhiều nước trong các bẹ lá của nó; nếu chất trồng không thoát nước tốt sẽ dễ gây tổn hại đến củ huệ. Kinh nghiệm cho thấy nếu chất trồng thông thoáng, huệ sẽ ra rất nhiều rễ và lá và đến khi trổ bông thường cho nhiều vòi hoa cùng lúc.
Theo lý thuyết tổng hợp thì vòi hoa được hình thành bên trong các bẹ lá của củ huệ ít nhất 18 tháng trước khi nó nhô ra ngoài và trổ bông. Vì vậy cần phải nuôi dưỡng củ huệ thật tốt quanh năm để đến lúc ép bông sẽ có được vòi bông như ý.




Đã có nhiều "phiên bản ép huệ" được giới thiệu cho loại hoa dân dã này trên cộng đồng mạng và hầu như phiên bản nào cũng đạt được kết quả tương đối tốt.
Điều mong muốn chủ quan của người ép huệ trổ bông là làm sao cho củ huệ trổ bông vào đúng dịp người ta muốn nó trổ. Muốn vậy phải biết lựa chọn đúng củ huệ có "tiềm năng trổ bông". Đó là những củ huệ khỏe mạnh, không nhất thiết phải to theo một kích cỡ nhất định, nhưng là củ huệ không bị bịnh tật gì trong suốt mùa sinh trưởng vừa qua, có được ít nhất 6 lá trưởng thành trở lên và quyết định nhứt là củ huệ đó đã không trổ bông ít nhất là 8 tháng liền kề trước đó. Củ huệ chắc chắn sẽ ra bông là củ huệ mà người ép đã trực tiếp trồng và chăm sóc từ 18 tháng trở lên.




Trồng và chăm sóc phong lan
Hoa cẩm tú cầu bằng giấy làm cực dễ
Trẻ hóa làn da bằng thiên nhiên an toàn, tiết kiệm
Cách làm món nộm hoa chuối
Cách trồng cây thiết mộc lan ra hoa thơm ngát
Hướng dẫn trồng hoa địa lan
Cách trồng hoa tigon làm đẹp cho không gian nhà



(st)


tai sao toi trong loai hoa nay la no thuong o gan goc cay bi nhiem mau do va tren than la thi nhu co phan trang ?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận