Đây là loại hoa cắt cành phổ biến tại Đà Lạt từ trước năm 1975 với nhiều màu sắc khác nhau.Vùng trồng hoa salem phổ biến tại Đà Lạt là Đa Thiện,Thái Phiên và nhiều nơi khác.Diện tích canh tác hoa Salem hàng năm khoảng 30ha ,tập trung vào vụ Đông Xuân.
Hoa Salem có 3 màu chính: Tím, vàng, trắng, bây giờ đang là mùa Salem nở nên hoa được theo các cô hàng hoa đi khắp phố phường.
Hoa Salem không cắm 1 mình mà thường dùng để cắm chen vào các hoa khác làm nền cho các hoa khác, cánh hoa Salem sờ vào có cảm giác khô, hoa thường nở rất lâu mới tàn, khi tàn hoa cũng không rụng mà vẫn còn nguyên chỉ có cành là bị hỏng thôi.Quả là 1 loài hoa bền có thể sánh ngang với hoa bất tử
I. YÊU CẦU SINH THÁI CÂY HOA SALEM
slHoa salem còn gọi là Hoa Olympus: Đây là một loại hoa cắt cành phổ biến tại Đà Lạt, thích hợp trồng trong vụ Đông Xuân hàng năm. Xuất hiện tại Đà Lạt trước 1975. Hoa salem có nhiều màu như tím, trắng, vàng, hồng. Hiện nay trồng tại Đà Lạt gồm hai giống:
- Giống địa phương: Đã có từ lâu, được để giống bằng hạt, phẩm chất hoa không cao, năng suất thấp, sâu bệnh nhiều do giống đã bị thoái hoá.
- Giống mới được du nhập vào nước ta năm 1995 đến nay, gồm các giống trồng bằng hạt và giống từ nuôi cấy mô thực vật cho năng xuất cao, màu sắc phong phú, ít sâu bệnh hơn.
1. Nhiệt độ: Salem thích hợp khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt là 18 - 250C.
2. Ánh sáng: Salem là cây thân thảo cường độ quang hợp cao, đòi hỏi được chiếu sáng tương đối nhiều, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa, trải lá.
3. Độ ẩm: Salem yêu cầu độ ẩm đất không cao. Có khả năng chịu hạn tốt, song Salem có bộ lá rộng phủ trên mặt luống nên cần độ thông thoáng.
4. Thổ nhưỡng: Cây hoa Salem cũng như các loại hoa khác, có thể trồng trên nhiều loại đất, song tốt nhất là đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt, không úng ngập.
II. KỸ THUẬT CANH TÁC
1. Làm đất:
Chọn ruộng nơi cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi xử lý đất, cày phơi ải trước khi trồng ít nhất 10-15 ngày.
Đất được cày bừa kỹ kết hợp với bón phân chuồng, lân, lên luống rộng 1,3m (cả rò rãnh), luống cao 15 - 20cm (tuỳ vào mùa và địa thế thoát nước của ruộng mà có thể lên luống cao hơn).
2. Trồng chăm sóc:
- Mật độ: 30cm x 40cm, 1 luống trồng 3 hàng.
- Cây giống mô hoặc gieo từ hạt khi đạt chiều cao 5-7cm đem trồng. Cây giống chọn những cây to, khoẻ, không bị sâu bệnh. Khi trồng chỉ lấp một lớp đất mỏng lấp phần thân ngầm tránh vùi quá sâu sẽ làm cây bị chết.
- Chăm sóc: Khi mới trồng phải tưới nước thường xuyên với lượng vừa phải để cây bén rễ, tránh tưới quá nhiều sẽ làm cây bị úng. Khi cây bén rễ cần tưới định kỳ 2-3 ngày 1 lần để đảm bảo độ ẩm, do lá cây Salem trải trên bề mặt đất do đó phải thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, lá bệnh.
Khi cây có hoa thì việc tưới nước cho cây Salem hạn chế, có thể 2 tuần tưới 1 lần, tưới nhỏ giọt hoặc tưới tràn, không được tưới phun ướt hoa. Phương pháp tưới đối với hoa salem rất quan trọng vì nếu tưới phun ướt hoa dễ làm cho hoa bị thối đen
- Lưới đỡ: Salem cần phải làm lưới đỡ cây để cành hoa khi phát triển cao không bị nghiêng cong. Đan lưới đỡ bằng dây dù hoặc dây nilông theo dạng hình thoi hoặc ô vuông, lưới cách mặt đất khoảng 20 -30cm.
3. Bón phân (tính cho 1.000m2):
- Bón lót:
+ Phân chuồng: 4-6 m3
+ Vôi: 150 - 200 kg.
+ Lân vi sinh: 300 kg.
+ Ka li: 25 kg.
+ Sunphate Magiê (MgSO4): 10 kg.
Bón toàn bộ lượng phân trên khi làm đất lần cuối.
- Bón thúc:
+ Thúc lần 1 (10 - 15 ngày sau khi trồng): Urê: 10 kg, DAP: 10 kg.
+ Thúc lần 2 (từ 30 -75 ngày sau khi trồng): NPK (20 : 20 : 15) : 15 kg; DAP: 10 kg.
+ Giai đoạn khi khai thác hoa (từ 90 ngày sau khi trồng cho đến hết vụ): định kỳ 15 ngày một lần. Lượng phân dùng cho mỗi lần bón là: NPK (20 : 20 : 15) 15 kg/lần.
Ngoài ra có thể bổ sung phân bón qua lá định kỳ cho cây hoa.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại:
4.1. Sâu hại:
Trên cây hoa Salem rất ít bị sâu hại, chỉ có sâu đất, sâu xanh cắn phá vào giai đoạn cây con.
Biện pháp phòng ngừa: Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng cây giống. Trường hợp sâu nhiều thì dùng các loại thuốc sâu như Proclaim 1.9EC, Pegasus 500SC, Dibamec 1.8EC, 3.6EC... phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
4.2. Bệnh hại
- Bệnh đốm lá: Thường xuất hiện ở giai đoạn từ 30 đến 90 ngày sau khi trồng. Ở khoảng thời gian này, bộ lá phát triển nhiều, dày dẫn đến hiện tượng ẩm cục bộ, cây dễ bị bệnh song mức độ gây hại < 30%, khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thấp.
- Bệnh lở cổ rể: Do nấm Rhizoctonica Solani gây ra, phần cổ rễ có vết bệnh màu nâu, làm nứt vỏ ở gốc cây. Bệnh nặng có thể làm chết cây.
- Bệnh thối lá chân: Do nấm Phytopthora infestans gây ra. Bệnh phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, vết bệnh màu nâu, vàng nâu, thường xuất hiện ở lá già.
- Biện pháp phòng ngừa:
Vệ sinh đồng ruộng sạch, thoát nước tốt, bón phân cân đối NPK (không nên bón quá nhiều đạm sẽ làm cây non yếu, dễ bị bệnh). Tỉa thu gom tiêu huỷ lá già, lá bị bệnh.
Bệnh nặng dùng thuốc hoá học để phòng trừ kịp thời. Có thể dùng một số thuốc sau (phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì):
+ Bệnh đốm lá: Score, Daconil, Ridomil MZ 72 WP, Zineb.
+ Bệnh lở cổ rễ: Aliette 80 WP, Ridomil gold, Topsin-M, Kumulus 80 DF, Zineb...
+Thối lá chân: Champion 57.6DF, Mancozeb, ...
III. THU HOẠCH:
Dùng kéo cắt cành sắc để cắt hoa, thu hoạch hoa vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Trước khi thu cần tưới nước trước một ngày.
Thu những cành hoa đã nở ít nhất 30% số hoa trên cành, thân cành hoa to căng. Cắt cành hoa để trên lưới đỡ sau đó gom về nhà chứa nơi thoáng mát để phân loại và bó thành bó trước khi vận chuyển tiêu thụ.
Một số hình ảnh đẹp về hoa Sa lem
Tự làm chậu trồng cây cảnh
Cây cảnh trong dịp Tết theo phong thủy mang lại tài lộc
Cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy
Hóa giải phong thủy bằng cây cảnh
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Bài trí cây cảnh trong nhà
(st)