Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy nở hoa đẹp nhất

Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy nở hoa đẹp nhất. Cây hoa giấy là loài hoa trồng phổ biến ở nước ta nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc dể hoa phát triển tốt nhất. Sau đây là những hướng dẫn chăm sóc loài hoa này






CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA GIẤY



Hoa giấy là loài hoa được trồng phổ biến ở nước ta, đâu đâu cũng thấy có hoa giấy. Hoa giấy là loài hoa “hữu sắc vô hương”. Có nhiều loại hoa khác nhau, từ đơn tính (hoa một màu) đến loài lưỡng tính (hai màu). Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:
Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).

- Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.
- Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.
- Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.
- Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.
- Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.
- Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.
- Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.
- Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.



 

Trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt. khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.
Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.
Cách trừ sâu bệnh cho hoa, cây cảnh
Cây hoa cảnh thường ít sâu bệnh bởi vì nó được trồng ít, phải chăm sóc tỷ mỹ hằng ngày. Khi phát hiện có sâu bệnh là phải lọai trừ ngay từ trong trứng để chúng khỏi phải sinh sôi.
Chính cây hoa, cây cảnh là môi trường cho sâu bệnh phá hoại dễ nhất vì hoa có sắc, có hương lại có mật ngọt thu hút nhiều ong bướm. Nó giúp cho hoa thụ phấn nhưng lại sinh sản ngay vào đó. Vì vậy chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc phòng bệnh sau đây để các bạn cùng tham khảo:
Nguyên tắc đầu tiên là “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy nên chọn đất kỹ, chọn cây không bị sâu bệnh làm giống, vệ sinh môi trường thật sạch.
Đối với những cây thời vụ thì xử lý hạt giống, xử lý đất bằng vôi, bằng thuốc để diệt trừ mầm mống bệnh và trứng sâu, làm cho cây khỏe để tăng sức đề kháng, tưới rửa lá mỗi buổi sáng có sương để làm trôi các bào tử nấm theo sương bám vào mặt lá, không làm dập nát hay gây vết thương cho thân cành lá mỗi khi trời mưa…
Các bệnh chủ yếu do nấm mốc( Oidium nephenii), phải dùng các lọai thuốc trừ nấm như phèn xanh Ziram, Zinep, Simen nồng độ 0,1 – 0,2%. Tránh dùng lưu hùynh vôi, oxy chlorua Cu, Bordo… để lại vẩn bả vôi lên hoa lá làm mất giá trị hàng hóa, cùng lắm thì dùng nó vào thời kỳ cây con

CÁCH TẠO HOA GIẤY NHIỀU MÀU


 

Hoa giấy là loài hoa đẹp, biết cách trồng và chăm sóc, cây sẽ cho hoa quanh năm và có dáng thế đẹp.

Nhân giống và phát triển loài hoa này có ba cách là chiết, giâm cành và ghép mắt. Độc giả Dương Quốc Đệ sẽ chia sẻ kinh nghiệm nhân giống và tạo hoa giấy nhiều màu bằng cách giâm cành, đây là phương pháp vừa dễ làm, nhanh, tiện lợi lại cho hiệu quả cao nhất:

Trước tiên, thời vụ giâm tốt nhất là đầu mùa thu (thời tiết mát, ít mưa) và hai tháng đầu mùa xuân (thời tiết ấm áp, cành giâm ra rễ nhanh, chồi mầm phát triển mạnh). Có thể giâm cành hoa giấy trực tiếp ngoài đất liền hoặc trong chậu cảnh, song yêu cầu đất phải lên luống cao, chậu phải có lỗ thoát nước.

Đất giâm đảm bảo đủ các thành phần theo tỷ lệ: 3 phần đất màu, 1 phần cát, 1 phần trấu và phân chuồng hoai mục, tất cả trộn đều, đảm bảo lớp đất tổng hợp này dày 20 - 30 cm. Cành giâm, chọn cành bánh tẻ (cành đã ra được 1- 2 năm), những cành này trong thân nhiều chất dinh dưỡng, sức sống khỏe, chóng ra rễ, mầm nảy ra mập, phát triển nhanh, tỷ lệ nảy mầm và sống cao hơn cành già.

Mỗi đoạn giâm cắt dài 20 cm, đảm bảo có ít nhất từ 2 mắt trở lên. Đầu phía gốc cành cắt hơi vát, phía ngọn cắt bằng, vết cắt gọn không bị dập, xước vỏ. Cắt xong bôi vôi vào mặt cắt phía gốc để chống nhiễm khuẩn, còn đầu ngọn buộc kín nilon để chống thoát nước. Khi giâm vào chậu đặt cành giâm chính giữa, nghiêng với góc 15 độ, sâu 10 cm. Giâm ngoài đất, cách đặt như trong chậu với khoảng cách cành nọ cách cành kia là 20cm.

Sau khi giâm xong tưới nước đẫm cho chặt gốc, làm giàn che nắng, mưa bằng phên liếp hoặc lá đảm bảo thoáng mát. Hai ba ngày tưới nước nhẹ một lần giữ độ ẩm vừa phải cho cây là được, tưới nhiều nước, độ ẩm lớn làm cành giâm bị thối vỏ, không ra rễ được. Khi thấy cành nẩy mầm thì bỏ giàn che để cây có đủ ánh sáng phát triển. Với cách làm trên, chịu khó chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ sau 2 - 3 tuần cành giâm sẽ nẩy mầm và ra rễ, đảm bảo kết quả trên 95%, sau hơn một tháng có thể đem trồng luôn vào chậu và sau 1 năm ta đã có.

Cách làm để hoa giấy ra nhiều màu

Việc "chế tạo" một cây bông giấy có nhiều màu không đến mức khó lắm, miễn là các bạn phải kiên trì và có hiểu hiết về chiết ghép một chút là có thể làm được. Để có một cây bông giấy ghép các bạn cần tiến hành một số bước sau:

- Chuẩn bị gốc ghép: muốn có cây làm gốc ghép các bạn sưu tầm một cây bông giấy có gốc tương đối lớn một chút (để chúng có đủ sức gánh trên mình nhiều cành ghép của những giống khác), nếu gốc cây ấy lại có vẻ xù xì, dáng cổ thụ thì lại càng quý. Sau khi có cây làm gốc ghép, các bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây này, chỉ để lại phần gốc dài khoảng trên dưới 1 m (tùy theo gốc lớn hay nhỏ và dáng thế các bạn định tạo sau này), trồng vào một chậu lớn, bón thêm phân, tưới giữ ẩm khoảng một tháng sau phần gốc này sẽ mọc ra nhiều tược mới xung quanh, tỉa bỏ bớt chỉ để lại một số tược ở vị trí thích hợp. Khoảng 1-2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điếu thuốc lá là có thể ghép được.

- Chuẩn bị giống để ghép: Khi những tược mới trên cây làm gốc ghép đạt được tiêu chuẩn ghép thì các bạn sưu tầm những cây bông giấy có màu hoa, màu lá đẹp mà mình ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.

- Thao tác ghép: Khi có đủ cả cành giống và gốc ghép các bạn thực hiện như sau: dùng lưỡi dao lam (dao cạo râu) cắt bỏ phần ngọn của các tược mới ra trên gốc ghép, chỉ để lại phần gốc dài khoảng 10 cm (để dễ hiểu tạm gọi mỗi tược này là một "gốc ghép").

Trên cây cần lấy giống chọn cành bánh tẻ hơi non, có độ lớn tương đương hoặc nhỏ hơn một chút so với "gốc ghép", cắt lấy một đoạn dài 7-10 cm (trên có 4-5 lá, tạm gọi phần này là "cành ghép"), lấy kép cắt bỏ hết là trên "cành ghép".

Tại vị trí cách gốc của "gốc ghép" 3-4 cm, dùng lưỡi dao lam cắt vạt xéo một nhát từ trên xuống dưới (vào sâu 1/3 độ lớn của "gốc ghép"), vết cắt này dài khoảng 2 cm (tạo thành một "miệng ghép"). Tiếp theo dùng lưỡi lam cắt vạt xéo hai nhát ở hai phía đối diện ở phần gốc của "cành ghép" tạo thành hình nêm (vết cắt dài khoảng 2 cm).

Luồn phần hình nêm của "cành ghép" vào "miệng ghép" trên "gốc ghép" rồi dkín cảùng dây nilon quấn vừa đủ chặt, cuối cùng dùng bao nilon bao cành ghép và chỗ ghép để chỗ ghép không bị nước xâm nhập và cành ghép không bị khô mất nước. Che nắng hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát. Sau ghép 10-15 ngày khi cành ghép lẩy tược mới thì tháo bỏ bao nilông và dây nilông quấn ở chỗ ghép. Sau ghép vài tháng là cây ra hoa.

Có thể ghép làm nhiều đợt, mỗi đợt vài màu, các bạn sẽ tạo ra một cây bông giấy nhiều giống. Khi những cành ghép trưởng thành chúng sẽ ra hoa đồng loạt với màu sắc khác nhau từ đỏ đậm, đỏ lợt, tím đậm, tím lợt, tím Huế, hồng cánh sen, đến trắng, vàng, vàng cam, vàng gạch cua rất đẹp và lạ mắt.

CÁCH CHỌN VÀ GIŨ HOA TƯƠI LÂU

 

Thay nước mỗi ngày

Cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ cho lọ hoa của bạn là thay nước hằng ngày, giúp cho nước trong lọ luôn sạch sẽ và việc hấp thụ nước của hoa được dễ dàng hơn. Với những lọ hoa được cắm cầu kỳ, bạn vẫn có thể thay nước bằng cách đặt lọ hoa dưới vòi nước và để nước chảy tràn.
 

Cắt vát cành hoa

Trước khi cắm hoa vào lọ, bạn nên cắt vát cành. Cách làm này giúp tăng diện tích tiếp xúc của vết cắt với nước, khiến cành hoa hút nước tốt hơn. Lý tưởng nhất là bạn cắt lại cành mỗi lần thay nước hàng ngày.

Không để lá ngập nước

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Phần lá ngập nước sẽ tạo ra vi khuẩn, khiến hoa nhanh úa và lọ hoa có mùi khó chịu. Bởi vậy, trước khi cắm, hãy tỉa hết phần lá phía dưới.

Giữ ở nơi mát mẻ

Khí hậu nóng bức và ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến lọ hoa của bạn nhanh héo, có khi chỉ sau vài giờ. Luôn nhớ đặt lọ hoa ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng. Trong những ngày thời tiết quá nóng bức, nếu có thể, bạn nên đặt lọ hoa vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 giờ.



Các chất phụ thêm

Nếu là người thích chơi hoa, hẳn bạn từng nghe tới chuyện thêm aspirin vào nước cắm hoa sẽ giúp lọ hoa tươi lâu hơn. Tuy nhiên, thực tế là chỉ việc thay nước mỗi ngày cũng đã có thể giúp bạn giữ hoa lâu tương đương, thậm chí lâu hơn khi thêm aspirin hay bất kỳ loại phụ gia nào khác.

Ép nụ nở hoa
 
Với những nụ hoa... để mãi không nở, bạn hoàn toàn có thể ép chúng nở to ra bằng cách dùng hai đầu ngón tay tách nhẹ nhàng phần đầu cánh hoa và thổi nhẹ vào đó.
 
Với hoa ly
 
Rất nhiều phụ nữ thích cắm hoa ly, bởi chúng đẹp, lại rất thơm. Một lưu ý cho bạn khi cắm hoa ly là nêu rút hết phần đầu nhị hoa bởi khi hoa nở lớn, phấn hoa sẽ rơi ra và làm bẩn cánh hoa. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ đơn giản là tuốt phần đầu nhị khỏi cuống nhị.
Chọn hoa

Người bán hàng thường xịt nước lên cánh hoa để trông hoa tươi hơn, nên đôi khi bạn cảm thấy khó phân biệt và mua phải hoa cũ. Một cách thử rất đơn giản là hãy thử đặt lòng bàn tay lên đỉnh bông hoa để thử độ cứng của cánh. Hoa cũ và sắp héo sẽ có phần cánh mềm hơn hoa mới.





Trồng và chăm sóc phong lan
Cách chăm hoa phong lan
Cách trồng lan hồ điệp ra hoa -
Cách trồng lan mokara -
Cách trồng lan vanda -
Cách trồng hoa lan huệ -
Cách chăm sóc cây lộc vừng ra hoa




(ST)

: