Cách chăm sóc da tuổi 30 đẹp rạng ngời như thiếu nữ
Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào?
Cách chăm sóc mèo mẹ sinh con đúng cách
Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế để cây luôn xanh tốt. Cây Nguyệt quế (Murraya panicuta) và Mai chiếu thủy (Wrightia religiosa Hook.f) là những loài cây được ưa chuộng vì đặc tính sinh học của chúng là dễ trồng dễ chăm sóc, thậm chí chỉ có tưới nước mà đôi khi quên bón phân mà cây vẫn xanh tươi tốt.
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGUYỆT QUẾ
Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế
CÁCH 1:
1. GIỚI THIỆU
Tên tiếng Việt: Nguyệt quế, Nguyệt quới, Nguyệt quí.
Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.
Tên khoa học: Murraya paniculata (L.) Jack.
Họ: Rutaceae – Họ Cam.
Bộ: Rutales – Bộ Cam.
2. NGUỒN NGỐC
Cây có nguồn gốc từ châu Á.
Ở Việt Nam cây mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa từ các tỉnh miền Bắc đến Trung Bộ, dọc theo các bờ nước, thung lũng, ven khe hay dưới tán rừng nhiệt đới vùng đồi núi trung du.
Ngày nay, cây được trồng ở khắp mọi nơi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm cảnh, làm thuốc,…).
3. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo.
Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.
4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Nhị đực 10. Hoa có quanh năm.
Quả mọng, hình cầu hay trứng, gốc có đài còn lại đầu nhọn, màu đỏ, thịt nạc, 1 – 2 hạt.
YÊU CẦU SINH THÁI
Nhiệt độ: cây có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và chết -5ºC.
Ánh sáng: cây không thích ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt Nam)
Độ ẩm: cây cần độ ẩm cao.
Đất đai : đất thịt pha, thông thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.
5. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GiỐNG
Có 4 phương pháp thường áp dụng :
Gieo hạt:
Chiết cành:
Chọn cây khỏe mạnh, không có triệu chứng bệnh, chọn cành bánh tẻ (không già không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.
6 ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG, CHĂM SÓC VÀ NHÂN GIỐNG
Ghép mắt:
+ Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh.
+Chọn nhánh ghép : Chọn cây mẹ tốt, sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.
Giâm cành
7. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
SÂU VẼ BÙA (Phyllocnistis citrella Stainton).
Sâu đục dưới lớp biểu bì lá thành những đường ngoằn ngoèo. Sự phá hại của sâu làm cho lá co dúm, quăn queo, hạn chế quang hợp. Ngoài ra, các vết thương do sâu nên trên lá và chồi điều kiện cho bệnh loét phát triển.
Biện pháp phòng trừ: chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, thúc cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục có thể hạn chế được phá hại của sâu.
Dùng các loại thuốc nội hấp như Cymbush 8cc/bình 8 lít nước, Bi 58 nồng độ 0,1 %, Lannate 20g/bình 8 lít nước.
RẦY MỀM (Toxoptera sp):
Thường chích hút nhựa ở đầu ngọn làm chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời phân của chúng thải ra tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển.
Phòng trị: Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây như Supracide 40EC (10-15 cc/bình 8 lít), Polytrin P 440EC (8-15cc/bình 8 lít).
RẦY CHỔNG CÁNH (Diaphorina citri Kuwayama).
Tác hại của rầy chổng cánh: trực tiếp gây hại bằng cách chích hút trên đọt non, làm đọt non bị chết.
Tập quán sinh sống của rầy chổng cánh.
Gây hại trên các cây cảnh : Nguyệt quới, cần thăng, kim quýt, quất, phật thủ.
Nguyệt quới là cây được rầy chổng cánh ưa thích nhất.
Di chuyển từ nơi nầy đến nơi khác chủ yếu nhờ gió
Bị hấp dẫn bởi màu vàng và vàng nâu.
Xuất hiện nhiều vào lúc cây ra đọt non.
Thiên địch của rầy chổng cánh: rầy chổng cánh có thể bị hại bởi một số thiên địch ngoài tự nhiên như bọ rùa, ong ký sinh và nấm.
Phòng trừ rầy chổng cánh
Không nên trồng nguyệt quế gần vườn cam quýt
Thường xuyên phun thuốc để trừ rầy
Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để xịt thuốc trừ rầy.
Thường xuyên xem xét để phát hiện ấu trùng và rầy trưởng thành để tiêu diệt kịp thời, nhất là những giai đoạn cây ra đọt non hoặc sau những cơn giông lớn.
Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển bằng cách phun thuốc hợp lý.
8. Phun thuốc:
+Khi cây ra đọt non 1-2 cm.
+Sau những cơn giông mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến.
+Phun tập trung vào các đợt đọt non.
Dùng các loại thuốc như:
Applaud 10wp 8g/bình 8 lít nước
Applaud mipc 12g/bình 8 lít nước
Trebon 10EC 8cc/bình 8 lít nước
Bassa 50EC 16cc/bình 8 lít nước
9. BỆNH LOÉT (Canker)
Do vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv.citri) gây hại. Dễ thấy nhất trên lá và trái. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, sũng nước, màu xanh sậm, sau đó biến thành màu nâu nhạt, mọc nhô trên mặt lá hay vỏ trái, chung quanh vết bệnh trên lá có thể có quầng vàng.
Biện pháp phòng trị: Cắt bỏ, tiêu hủy những cành, lá bệnh
Phun các loại thuốc gốc đồng như Copperzinc, Kasuran BTN (1,5-2%), hoặc Zineb 80 BHN (1/500-1/800)
Xử lý hạt, mắt ghép trước bằng nước Javel hay nhiệt (nước: 5nóng: 5 lạnh) trong 20 phút.
10. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA
Do nấm Phytopthora sp gây ra.Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ, mảnh, ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng.
Phòng trừ: Chọn gốc ghép chống chịu bệnh, đất trồng phải ráo, không tủ cỏ rác, tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Nên theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi dung dịch thuốc tím 1% hay bằng các loại thuốc như Captan 75 BTN, Aliette 80 BHN, Copper Zinc, Copper B,…
CÁCH 2:
Mặt khác cây Nguyệt quế ,Mai chiếu thủy có thể ra hoa thường xuyên , khi cây có hoa tạo ra mùi hương thơm ngào ngạt dễ quyến rũ lòng người.Việc chăm sóc và xử lý cây cho hoa theo ý muốn là việc không khó để thực hiện ,chỉ cần bỏ tí công sức chăm chút là có kết quả , sau đây là các công việc cần thực hiện:
1/ Công tác cắt tĩa cành nhánh :
+Công tác cắt tĩa cành nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng / 1 lần ( mùa mưa) và 2tháng / 1lần ( mùa nắng).
+Thông thường nên kết hợp công tác cắt tĩa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây, trường hợp đơn gỉan nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
+Cần ước lượng kích thước hình dạng tán cây trước khi thực hiện việc cẳt tĩa.
+Vì cây Nguyệt quế và Mai chiếu thủy là loài cây kiểng ra hoa quanh năm, vì thế muốn cây ra hoa nên thực hiện theo các bước sau:
Thời gian khi xử lý đến khi ra hoa là 45-50 ngày.
Các công tác cụ thể:
+Cắt tĩa cành nhánh cho gọn tàn .
+Ngưng tưới nước hoàn toàn từ 4-6 ngày ,khi thấy cây có hiện tượng lá cây héo thì tưới nhẹ qua 1lần / 1ngày vào buổi sáng tránh tưới quá nhiều nước.
+Khi thực hiện tưới nước nhẹ 5 ngày phun phân KNO3 với liều sử dụng là 12g bình 8 lít phun vào buổi sáng ( từ 7h-9h sau khi tưới nhẹ và lá cây đã khô hết nước)
+Thực hiện phun phân nitrát Kali ( KNO3 ) 1tuần 1 lần và thưc hiện 1- 2 đợt.
+Sau đó tưới nước bình thường.
+Sau thời gian bắt đầu xử lý đến thời gian 30-35 ngày cây sẽ xuất hiện những nụ hoa, sau 10-15 ngày hoa sẽ nở trắng cành.
2/ Công tác bón phân:
+ Công tác bón phân thường đi đôi với công tác cắt tĩa,cứ sau đợt cắt tĩa thì thực hiện bón phân để giúp cây sinh trưởng tốt.
+Loại phân bón thường được sử dụng là phân hữu cơ truyền thống như : phân bò hoai, phân trùn đỏ… và một số phân hạt , phân vô cơ như NPK 16.16.8 , DAP,Dynamic Lifter…nhằm giúp cây sinh trưởng tốt.
Liều lượng phân bón cần thiết cho cây mỗi khi bón là :
+Đối với phân hữu cơ : Bón trên mặt chậu rải đều nhưng không bón vô gốc một lớp dày khỏang 1cm
+Đối với phân hạt ,phân vô cơ : Nếu cây kiểng nhỏ ( Gốc > 2,5cm , cao > 1m) dùng muỗng càphê bón 1 muỗng/ chậu , cây lớn dùng muỗng canh 1muỗng / chậu
( nên bón chia đều xung quang chậu ,vùi chôn xuống đất 3-5cm, không để trực tiếp vào gốc cây)
+Nên bón luân phiên giữa các loại phân,sau khi bón phân cần quan tâm tưới nước đầy đủ để cây hấp thu phân bón tốt.
3/ Phòng trừ sâu bệnh:
Cây Nguyệt quế và Mai chiếu thủy là loài cây ít khi bị sâu bệnh , và có sức chịu đựng cao khi gặp thời tiết bất thường .
Tuy nhiên vào thời kỳ chuyển mùa trong năm ( đầu và cuối mùa mưa) cần kiểm tra và phun phòng trừ sâu ăn lá và sâu đục thân.
Khi cây chuẩn bị đơm nụ ra hoa cần chú ý có sâu và hoa có mùi hương thơm thu hút côn trùng nhất là bướm.
Thuốc BVTV cần sử dụng như SecSaigon 5EC , Ofatox, Gà nòi …( Sản phẩm của Công ty TNHH 1 TVBVTV Sài Gòn)
Trường hợp không có thời gian làm các bước trên , thì chỉ cần việc ngưng nước tưới hoàn toàn từ 5-7 ngày khi cây héo lá và tưới nước lại bình thường cũng làm cây ra hoa nhưng mức độ hoa ít hơn, mặt khác cây cũng bị suy yếu dần.
Cây nguyệt quế trang trí sân vườn
Cây nguyệt quế được coi là biểu tượng của sự chiến thắng nên rất được ưa chuộng trong việc trồng trong trang trí sân vườn, ngoài ra hoa nguyệt quế có hương thơm làm quyến rũ lòng người.
trồng cây nguyệt quế về trong nhà với mong ước con cháu sẽ thành danh, có ích cho đời.
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Muraya paniculata (L.) Jack thuộc họ Rutacaea ( họ Cam), cây nguyệt quế có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới thuôc cây gỗ nhỏ thân thẳng, dáng đẹp lá xanh bóng, cành khẳng khiu dễ cắt uốn tạo cảnh hay tạo thế bonsai. Cây nguyệt quế lại dễ ra hoa quanh năm, chỉ cần bón phân, tưới nước hàng ngày và đặt cây nơi đầy đủ ánh sáng là cây ra hoa thường xuyên. Hiện nay mọi người quan tâm đến cây nguyệt quế vì hai quan niệm sau đây
1. Cây nguyệt quế trừ tà ma xua đuổi cái xui cái xấu
Thời gian qua, cây nguyệt quế được nhiều người tìm mua và trồng trong những chiếc chậu, đặt trước cửa nhà. Nhiều người cho rằng cây nguyệt quế có thể trừ tà ma. Đặc biệt không nên trồng nguyệt quế trong chậu bằng sứ đẹp mà trồng trong cái chum, được nung nguyên bản bằng đất sét. Như thế cây sẽ cho lá xanh và hoa thơm hơn rất nhiều.
2. Cây nguyệt quế mang tài lộc vào nhà
hoa nguyệt quế khi nở thơm ngát cả góc vườn
Nhiều nơi buôn bán làm ăn hay chọn trồng nguyệt quế trước cửa với mong muốn gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn, và gặt hái thật nhiều tài lộc.
Cây nguyệt quế cần được nhìn nhận ở gốc độ là biểu tượng của khát vọng chiến thắng, của sự vươn lên. Và đó cũng là điều mà nhiều gia đình đã mua cây nguyệt quế về trồng trong nhà với mong ước con cháu sẽ thành danh, có ích cho đời.
THAM KHẢO THÊM:
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lộc vừng
Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu…lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu
Cũng như hoa giấy, hoa trà, hoa hải đường, hoa lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài lộc vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài hoa mầu đỏ, loài hoa mầu vàng, loài hoa trắng. Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch (mùa mưa nhiều). Tuy nhiên, cùng chế độ chăm sóc, nhưng ta thường thấy loài lộc vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài lộc vừng lá dài.
Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu…lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, vì vậy trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong ang, bể, chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kip thời thì cây cũng chết.
Khắc phục những trường hợp trên, xin nêu một số kinh nghiệm về cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng trong ang, bể, chậu…như sau:
Trước tiên là về cách trồng:
ang, bể , chậu…trồng lộc vừng nhất thiết phải có lỗ thoát nước. Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu…thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu…phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại,ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.
Về cách chăm sóc: cũng tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác. Trồng đảm bảo khĩ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ xung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.
Trường hợp cây lộc vừng trồng trong ang, bể, chậu…không đảm bảo đúng kĩ thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta phai khắc phục ngay bằng cách: Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển. Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân ( từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.
Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây lôc vừng thực tế tôi đã làm nhiều năm và thấy cho hiệu quả rất tốt, xin nêu để các bạn mới vào nghề SVC cùng tham khảo, thử nghiệm.
Công dụng của hoa nguyệt quế
Cách trồng hoa nguyệt quế
Công dụng của vỏ cây quế
Cách làm vòng nguyệt quế bằng giấy làm người thân yêu bất ngờ
Trang trí nhà cửa bằng cây xanh với khu vườn mini độc đáo
Cách bố trí cây cảnh trong nhà tạo không gian hài hòa, tươi mát
Trồng cây trên sân thượng chọn lựa và chăm sóc thế nào cho đúng
Trồng hoa gì trên ban công