Cách từ chối ứng viên của nhà tuyển dụng

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, chuyện người có bằng cấp cao xin làm các công việc thấp hơn khả năng không còn là hiếm. Có một điều tưởng như rất vô lý nhưng lại có lý là, những ứng viên “vượt chuẩn” thường không được nhà tuyển dụng chào đón.






CÁCH TỪ CHỐI ỨNG VIÊN CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG


Nhà tuyển dụng nghĩ gì khi từ chối ứng viên quá "vượt chuẩn"?

Ảnh minh họa.
 
Trong suy nghĩ của bạn, bằng cấp và năng lực cao hơn so với yêu cầu của một công việc rõ ràng là tốt và chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng nhận ngay vào làm. Nhưng thực tế là bạn lại không hề gây được ấn tượng tích cực vào nhà tuyển dụng. Thay vào đó, những ứng viên “tầm tầm” lại được chuộng hơn bạn. Mọi chuyện diễn ra như một nghịch lý, khiến bạn không tránh khỏi cảm giác bị sốc.

Vì đâu mà sự “vượt chuẩn” của bạn lại không nhận được sự hưởng ứng của nhà tuyển dụng? Thực ra, điều này không thực sự khó hiểu. Theo các chuyên gia về việc làm và nghề nghiệp, khi “nói không” với những ứng viên như vậy, trong đầu nhà tuyển dụng xuất hiện những ý nghĩ dưới đây:

1. “Chúng tôi không có đủ tiền để trả lương cho bạn”

Các công ty thường cho rằng, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và bằng cấp cao hơn so với yêu cầu của công việc cần tuyển, kỳ vọng về mức lương của bạn cũng có thể cao hơn mức lương mà họ định trả cho vị trí đó. Đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng nhất khiến hồ sơ của bạn bị loại đầu tiên.

2. “Bạn có thể không thực sự hiểu về công việc mà chúng tôi tuyển”

Các nhà tuyển dụng sẽ lo ngại, khi nộp đơn xin việc, bạn đã quá lạc quan về nội dung của công việc cần tuyển. Chẳng hạn, họ lo, bạn nghĩ là sẽ được làm công việc quản trị cấp cao, nhưng trên thực tế họ chỉ cần một chân nhân viên bàn giấy. Hoặc nhà tuyển dụng đang cần tuyển một nhân viên nhập dữ liệu và mãi mãi bằng lòng với công việc này, nhưng bạn đặt kỳ vọng sẽ nhanh chóng chứng tỏ được bản thân và được trao một công việc thú vị hơn.

3. “Nếu bạn được nhận vào làm, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy buồn chán”

Các nhà tuyển dụng thường có quan niệm cho rằng, một người quen làm những công việc cao cấp và thú vị hơn sẽ không thể hài lòng với những nhiệm vụ đơn giản hơn. Và họ lo ngại bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán, bất mãn, dẫn tới kết cục là bạn muốn bỏ việc và họ lại phải mất công tuyển người mới.

4. "Bạn sẽ không hứng thú khi làm việc với một nhà quản lý có ít kinh nghiệm hơn bạn"

Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm và năng lực hơn vị sếp tương lai ở công ty đang tuyển nhân sự, ông/bà ấy lo bạn sẽ không cảm thấy vui và thoải mái khi nhận sự chỉ dẫn từ cấp trên, và bạn sẽ nghĩ là mình giỏi hơn ông/bà ấy. Thêm vào đó, nếu nhà tuyển dụng không hoàn toàn yên tâm về năng lực của mình, ông/bà ấy có thể sẽ lo bạn làm việc giỏi hơn và sẽ xem thường các quyết định của ông/bà ấy. Vì những lý do như vậy, bạn ít có khả năng được gọi phỏng vấn. Thậm chí, bạn có thể bị loại ngay từ khi xét hồ sơ.

5. "Bạn sẽ bỏ việc ngay khi tìm được một công việc tốt hơn"

Các nhà tuyển dụng thường không thể hiểu được vì sao một người lại muốn một công việc thấp hơn năng lực và bằng cấp của người đó. Vì vậy, họ thường cho rằng, bạn quan tâm tới công việc mà họ đang cần tuyển chỉ vì bạn cảm thấy tuyệt vọng. Họ nghĩ, bạn muốn công việc này chỉ vì bạn cần tiền để trang trải những nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống, và ngay khi tìm được một công việc phù hợp hơn, bạn sẽ “nhảy” việc ngay.

Vậy bạn làm gì nếu bạn được biết mình “vượt chuẩn” cho những công việc mà bạn thực sự muốn? Trước hết, bạn cần phải thấu hiểu những mối lo trên đây của nhà tuyển dụng và giải quyết trước những mối lo đó. Bạn có thể làm được điều này bằng cách lý giải vì sao bạn thực sự quan tâm tới vị trí cần tuyển.

Chẳng hạn, bạn có thể giải thích, vì con bạn đang còn nhỏ, bạn muốn có một công việc ổn định không đòi hỏi mức độ trách nhiệm cao như công việc trước của bạn, hoặc bất kỳ lý do gì thực sự đúng với bạn. Và đó cũng là điều quan trọng nhất, hãy đưa ra những thông tin có thật, đừng nói dối bất kỳ điều gì.

Nếu bạn biết nhà tuyển dụng có thể lo lắng về mức lương mà bạn mong muốn, hãy nói thẳng với họ là bạn đã rõ về mức lương thấp hơn mà bạn nhận được nếu làm công việc này, và mức lương đó hoàn toàn ổn đối với bạn.

Lý tưởng nhất, bạn nên giải quyết vấn đề này trong thư xin việc để tránh hồ sơ của bạn bị loại trước khi bạn được phỏng vấn. Tuy nhiên, một khi đã được phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn sàng để trao đổi lại với nhà tuyển dụng một lần nữa, có thể với nhiều chi tiết hơn.

Tóm lại, chìa khóa để giải quyết vấn đề “vượt chuẩn” nằm ở chỗ, bạn phải hiểu những lo lắng mà nhà tuyển dụng có đối với các ứng viên “giỏi hơn mức cần thiết” như bạn, và giải quyết trước những lo ngại đó một cách tích cực và chân thực.

Từ chối những ứng viên tiềm năng

Từ chối một ứng viên thường rất khó khăn nhất là khi ứng viên có cả khả năng và niềm say mê công việc. Có đôi lúc, bạn tự tạo niềm tin cho chính mình để tránh chuyện chọn sai người cho công ty.

 Nhưng dù sao, ít ra thì cũng phải có một ứng viên phù hợp với công việc chứ. Tôi tin chắc rằng hoặc Quản lí nhân sự hoặc nhân viên nhân sự sẽ gọi cho ứng viên mà bạn đã từ chối cũng như bạn sẽ gọi cho ứng viên mà bạn muốn tạo cơ hội. 

Bạn giữ lại một ứng viên có khả năng phù hợp với công ty của bạn. Ấn tượng tích cực này có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng ứng viên của bạn cho công ty trong tương lai hoặc có thể ảnh hưởng đến những ứng viên tiềm năng khác cho công việc của bạn.
 
Nhiều sếp không đồng ý nhưng tôi tin rằng bạn sẽ gọi một ứng viên sớm khi bạn quyết định anh ấy hoặc cô ấy không phải là người thích hợp cho công việc. Nhiều công ty chờ đợi cho đến khi kết thúc việc tuyển dụng của họ, có thể kéo dài khi ứng viên mới đang bắt đầu công việc để báo tin những ứng viên không trúng tuyển.
 
Điều này thật thiếu tôn trọng và không thích hợp với hành động tuyển dụng ứng viên. Hãy để ứng viên biết sớm. Bất kì hành động nào khác sẽ làm giảm sự chuyên nghiệp của bạn với các ứng viên.

Nếu bạn quyết định một người có đủ khả năng, phù hợp với công việc và phù hợp với văn hóa công ty, hãy gọi cho ứng viên để họ biết tình trạng đơn xin việc của họ. Nói với ứng viên rằng họ đang được xem xét cho vị trí công việc nhưng bạn vẫn có một vài ứng viên thích hợp khác để phỏng vấn.
 
Theo cách  này, bạn sẽ không từ chối bất kỳ một ứng viên nào có khả năng được chọn trong khi đang xem xét những lựa chọn khác của mình. Điều này cũng lịch sự và tôn trọng và nó có thể giúp bạn tránh bắt đầu lại việc tuyển dụng của mình. Ứng viên không thường xuyên được nhận thông tin cập nhật của bạn có thể đã đi làm việc ở một nơi nào khác.
 
Thêm vào đó, bằng cách giữ liên lạc, bạn sẽ tiếp tục xây dựng mối liên hệ tích cực với ứng viên tiềm năng và mạng lưới liên lạc của ứng viên.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Bí quyết sàng lọc ứng viên qua điện thoại

Xác định động lực tìm việc của ứng viên

Trước khi gọi điện cho ứng viên, bạn cần tìm hiểu động lực tìm việc của họ. Vì sao ứng viên tìm kiếm một cơ hội nghề nghệp khác? Họ muốn thăng tiến trong sự nghiệp? Họ muốn tìm kiếm cơ hội phát triển trong lĩnh vực khác năng động hơn? “Mục tiêu nghề nghiệp” trong hồ sơ ứng viên có thể giúp bạn tìm hiểu thông tin này.

Ngoài ra, bạn cần hiểu rõ vị trí đăng tuyển thuộc “phân khúc” nào để tìm được ứng viên phù hợp nhất. Bạn có thể phân chia ứng viên theo những “phân khúc” nhất định như: địa điểm làm việc, mức lương mong muốn, cấp bậc… Mỗi “phân khúc” có những tính chất khác nhau, vì vậy bạn cần nghĩ ra cách tiếp cận thích hợp để thu hút nhân tài ở mỗi phân khúc này.


Làm nổi bật sự hấp dẫn của công việc

Nhiều ứng viên thụ động trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Đặc biệt khi họ không biết bạn là ai, họ sẽ không muốn dành thời gian lắng nghe bạn, chứ đừng nói đến việc họ sẵn sàng thảo luận với bạn.

Vì vậy, bạn cần có khả năng khơi gợi sự tò mò khám phá ở ứng viên về những cơ hội hấp dẫn của vị trí cần tuyển. Nếu ứng viên quan tâm, bạn sẽ mời ứng viên tham gia một buổi phỏng vấn trực tiếp, qua đó bạn sẽ thuyết phục nhân tài này nhận lời làm việc với công ty bạn. Nếu ứng viên không quan tâm, bạn vẫn có thể gợi ý để họ giới thiệu ứng viên khác phù hợp hơn.

Bạn cần biết cách đặt câu hỏi để thu hút ứng viên, chẳng hạn “Bạn có ý định tìm một công việc khác tốt hơn công việc hiện nay không?” Bạn cần “hé mở” cho ứng viên thấy những điều hấp dẫn trong công việc mới này. Chẳng hạn, vị trí mới có gói lương bổng hậu hĩnh hơn so với các vị trí tương đương trên thị trường lao động hiện nay.

Điều quan trọng là bạn biết cách giới thiệu vị trí cần tuyển thật sinh động và hấp dẫn. Nhiều ứng viên không có ý định tìm việc mới, vì vậy họ chỉ tiếp tục trò chuyện với bạn nếu cảm thấy yêu thích cơ hội mới mà bạn mang đến cho họ.

Lấy nhiều thông tin trong thời gian ít nhất có thể

Khi liên lạc với ứng viên, đặc biệt là những ứng viên không biết trước bạn sẽ gọi điện cho họ, bạn cần lấy thông tin về ứng viên càng nhiều càng tốt ngay từ cuộc gọi đầu tiên. Điều đó sẽ giúp bạn quyết định liệu ứng viên có phù hợp với vị trí cần tuyển hay không. Nếu không bạn sẽ mất thời gian trò chuyện với những ứng viên không đủ khả năng cần thiết.

Thông thường những ứng viên không có chủ ý tìm việc mới thường không muốn nói chuyện dông dài với những nhà tuyển dụng bất chợt gọi điện cho họ. Vì thế, bạn nên nhấn mạnh những yếu tố thu hút và hấp dẫn về công việc mới ngay từ những phút đầu tiên để ứng viên biết rằng đây là cơ hội tuyệt vời cần nắm bắt ngay lập tức.

Hiểu rõ giá trị đích thực của ứng viên

Bạn cần xác định ứng viên có những kinh nghiệm và kỹ năng nào đáp ứng được yêu cầu của vị trí cần tuyển.

Vì vậy, nếu bạn không biết liệu các yêu cầu của vị trí cần tuyển có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên hay không, bạn đừng gọi điện cho ứng viên vì sẽ phí thời gian mà thôi. Ngoài ra, chỉ những nhà tuyển dụng nào hiểu rõ yêu cầu công việc liên quan như thế nào tới ứng viên, họ mới tự tin trong việc chuyển tải cơ hội đó đến với ứng viên.

Mở rộng mối quan hệ

Bạn nên chủ động tạo mối quan hệ tốt với các ứng viên giỏi để mở rộng mạng lưới liên hệ với các ứng viên khác. Có thể bạn sẽ thấy hơi “lạ” một chút khi phải kiên nhẫn gợi ý để ứng viên giới thiệu người khác phù hợp hơn với vị trí tuyển dụng khi ứng viên này từ chối cơ hội làm việc với công ty bạn ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên qua điện thoại. Nhưng đây là một cách giúp bạn mở rộng lượng ứng viên tiềm năng và “điền vào chỗ trống” khi một nhân viên ra đi. Các ứng viên giỏi thường không có ý định giới thiệu người khác, trừ phi họ hiểu rằng sự đam mê và mối quan tâm thật sự của họ không phù hợp với vị trí bạn cần tuyển.

Bạn thấy đấy, mỗi cuộc gọi là một cơ hội thu hút người tài. Hãy tận dụng triệt để phương pháp truyền thống này. Không những bạn có thể chọn được ứng viên phù hợp, bạn còn có thể mở rộng mạng lưới liên hệ đến với các ứng viên khác để có một lực lượng nhân tài cho công ty khi có nhu cầu tuyển dụng.



Mức lương mong muốn khi phỏng vấn ứng phó thế nào
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Cách trả lời phỏng vấn qua điện thoại chinh phục nhà tuyển dụng
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Phong thái khi đi phỏng vấn


.
(ST)