Cách tự học hiệu quả nhất bằng mẹo đơn giản

Để có được một thói quen học tập, một phương pháp tự học hiệu quả bạn cần lưu ý đến hai vấn đề : “chuẩn bị – áp dụng”





Cần chuẩn bị gì cho một phương pháp tự học hiệu quả.


Cần chuẩn bị những gì để có phương pháp tự học hiệu quả

Đọc lướt: 

Trước khi bắt tay vào làm việc gì, bạn cần đọc lướt qua hướng dẫn, tài liệu giảng viên cung cấp cho bạn, tạp chí chuyên ngành ….Đọc lướt như cách bạn thường làm trong nhà sách trước lúc mua quyển sách, mượn tài liệu của trường. Bạn có thể lật nhanh từng trang, hoặc mở ngẫu nhiên một số trang nào đó để định hình cho mình cách bố cục, trình bày, mục lục, hình minh họa vị trí các phần tóm tắt, kết luận…….

Ấn định thời gian, số lượng:

Việc cần làm trước tiên là bạn phải ngồi vào bạn học, sau đó tự ấn định cho mình một khoảng thời gian cụ thể, xác định bằng con số. Ví dụ như ngồi vào bàn học, bạn tự đặt cho mình mục tiêu: “đọc 50 trang sách tài liệu chuyên ngành trong vòng 20 phút” chẳng hạn. Ngoài ra việc xác định thời gian, số lượng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được nỗi sợ hãi theo bản năng về những điều bạn chưa biết. Bạn sẽ cảm thấy nặng nề khi phải đọc 1 cuốn sách mà không biết mình sẽ đọc bao nhiêu trang trong bao lâu, nhưng ngược lại nếu bạn ấn định rõ số lượng, thời gian bạn cần đọc quyển sách bạn sẽ thấy nhẹ nhàng. Việc ấn định thời gian, số lượng sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả, tăng năng suất hơn.

Năm phút ghi chú theo sơ đồ tư duy:

Sau khi ấn định thời gian, số lượng thì hãy ghi ra giấy những kiến thức mình đã học, đọc từ môn học của mình.  Bạn nên lưu ý là bạn ghi càng nhiều, càng tốt, càng nhanh càng hiệu quả, và không được dành quá năm phút cho phần chuẩn bị này nhé.

Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu:

Sau khi đã dành năm phút ghi chú theo sơ đồ tư duy, bước tiếp theo bạn cần phải tự đặt câu hỏi, xác định mục tiêu cho chính mình. Đại loại như mình cần phải đọc sách gì liên quan đến chuyên ngành của mình, và mục đích của việc đọc sách này là gì, chúng có liên quan đến vấn đề mình đang gặp phải hay không. Tự đặt câu hỏi và xác định mục tiêu của mình sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề lan mang trong học tập, tăng sự tập trung cho học tập.

Sau chuẩn bị sẽ là áp dụng, vậy áp dụng như thế nào trong học tập để có được một phương pháp tự học hiệu quả.

Đọc tổng quát:

Sẽ giúp bạn nắm được các phần minh họa trực quan của quyến sách.

Đọc trước các chủ điểm:

Nghĩa là xem trước nội dung sách, đọc trước các chủ điểm cũng giống như cách bạn tự vạch ra tuyến đi cho mình từ điểm A đến B nên đi theo đường dài, hay đường tắt. Lưu ý trong quá trình đọc trước các chủ điểm bạn nên cố nhớ phẩn mở đầu, phần tóm tắt đầu tiên nhé. Những phần này thường hàm chứa thông cốt lõi, nhờ đó mà bạn có cơ hội nắm vững nội dung cốt lõi, mà không phí toàn bộ thời gian đọc.

Đọc chi tiết:

Sau giai đoạn đọc tổng quát, đọc trước các chủ điểm nếu bạn cảm thấy thiếu thông tin thì hãy đọc chi tiết. Giai đoạn đọc chi tiết này được xem như một phẩn bổ sung cho những thông tin còn bỏ ngỏ.

Đọc ôn lại:

Sau khi đã hoàn chỉnh các giai đoạn đọc tổng quát, đọc chủ điểm, đọc chi tiết nếu như vẫn cần thêm thông tin để hoàn thành mục tiêu, hay trả lời vấn đề cần giải quyết. Thì ở giai đoạn này bạn chỉ cần đọc lại những phần chưa hoàn chỉnh và xem lại những phần mà bạn đã đánh dấu ở trước đó.

Không quá khó để có được phương pháp tự học hiệu quả, chỉ cần bạn biết mình chuẩn bị – áp dụng những gì đúng không nè.

 

Cách tự học hiệu quả
















Có hai cách học: một là học với Thầy, hai là tự học với sách.

Lúc nhỏ, đến trường, thầy giảng sao, ta học vậy. Học với thầy thì có vẻ hơi “sướng” vì thầy đã chuẩn bị sẵn cho ta mọi thứ, ta chỉ cần ngồi vào bàn và “ăn”. Nhưng lắm khi các “món dọn” ra không hợp khẩu vị, “ăn” mãi một món, chán lắm nhưng vẫn cứ phải “ăn” vì ta không có quyền chọn lựa nào khác.
Còn tự học với sách, ta phải tự chuẩn bị “thực đơn”, đi chợ và tự nấu ăn. Nếu ta biết cách lên thực đơn, khéo đi chợ và nấu nướng thì ta sẽ có một bữa ăn ngon miệng, vừa tiết kiệm vừa bổ dưỡng. Ngược lại, có khi ta tốn cả đống tiền, mất thời gian nhưng rồi chính ta cũng không thể nào nuốt nổi. Tương tự như vậy, khi học với sách, ta có toàn quyền lựa chọn và học những gì mình thực sự cần, bằng cách của mình, thời gian và địa điểm mình thích,… Nhưng kiến thức từ sách là mênh mông, nếu ta không biết lựa chọn, không biết xử lý thông tin để biến kiến thức ấy thành tri thức của riêng mình thì ta sẽ vẫn cứ “dốt” dù đọc, học rất nhiều.

Cách Tự Học Hiểu quả
Vậy cách nào để học với sách hiệu quả?
Trước tiên, bạn nên cẩn thận với “bẫy biết tuốt” trong quá trình đọc sách. Bởi lẽ, câu chữ, lập luận của sách thường rất logic, rõ ràng, không ít khi ta tưởng mình đã hiểu nhưng thực ra mình không hiểu gì cả hoặc hiểu sai hoàn toàn.
Để tránh bẫy này, bạn cần phải vượt qua được vỏ bọc bên ngoài của câu chữ, ngôn ngữ để tìm và hiểu được nội dung bên trong, cái hồn, cái thần của sách. Cái này không phải dễ làm. Bởi vì tất cả chúng ta đều có xu hướng tìm kiếm điều mình cần, mình thích và từ chối những điều trái mong đợi của mình. Nên nếu ngôn ngữ, vỏ bọc của sách hợp với mình thì mình ngấu nghiến ngay và hiểu theo “cách của mình” và bỏ qua những “viên ngọc” còn giấu bên trong. Ngược lại, câu chữ, vỏ bọc của sách trái ý mình thì mình bỏ đi, không đọc nữa, thậm chí có phản ứng tiêu cực.

Làm thế nào để hiểu, để cảm được cái thần, cái hồn bên trong sách?
Trước tiên, bạn cần phải đọc chậm, đọc kỹ, thậm chí đọc đi, đọc lại vài lần nếu thấy nội dung có gì đó trúc trắc.
Học với sách, đòi hỏi bạn phải liên tục suy nghĩ, phải tìm đến những liên tưởng từ sách đến thực tiễn để có thể áp dụng vào hoàn cảnh của mình. Chỉ khi bạn và sách gặp nhau, thì những ý tưởng sáng tạo mới hiện ra. Đó chính là cái thần, cái hồn của sách mà không phải ai cũng có thể cảm nhận được.

Ngoài ra, cũng giống như bất cứ việc gì, học với sách cũng cần bạn phải xác định rõ mục tiêu. Bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình để chọn lọc và xử lý tốt thông tin thu được. Nếu không, giữa biển kiến thức mênh mông, bạn sẽ chết chìm.
Vì vậy, học với sách tuy có khó nhưng lại rất thú vị. Sách không chỉ giúp bạn mở rộng kiến thức mà còn phát huy sáng tạo của bạn rất tốt. Học với sách cũng là một cách học rất tiết kiệm mà ai cũng có thể học được.

Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết đâu là những bí quyết cần thiết để học giỏi mà thôi.

1. Chọn thời điểm và không gian yên tĩnh.

Bạn cần một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào như vậy bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn. Nên ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng.

2. Học buổi sáng là tốt nhất. Không thức đêm nhiều, nhất là trước kỳ thi.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.

Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các bạn có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

3. Ngủ không đủ sẽ làm não bộ hoạt động kém hơn bình thường.

Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp chúng mình mau lớn thêm nữa.

4. Đặt ra mục tiêu và cố gắng hết sức hoàn thành mục tiêu đó.

- Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. - Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu luyện thi đại học của mình:

+ Bạn định thi đỗ trường nào?

+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?

+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?

- Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất.

Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó.

Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.

5. Tập trung cao độ trong khoảng 1 tiếng rồi nghỉ giải lao, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục.

Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

6. Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

- Ghi thành dàn bài:

- Nhẩm trong óc:

- Ghi ra giấy:  

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách.

Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

Nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận...

Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề,  phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết).

Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

- Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực...

- Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau... Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

7. Tận dụng cả 2 bán cầu não để đạt hiệu quả tối đa.

Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh.

Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả. Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

8. Hạn chế nghe nhạc trong khi học. Trừ nhạc Baroque.

Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng. Bạn có nghe thử 1 bản nhạc Baroque dưới đây được trích trong bản giao hưởng Bốn mùa của Vivaldi.Tất nhiên nếu bạn là một người "nhạy cảm" với âm thanh khi học thấy không hiệu quả hoặc không tập trung được thì tốt nhất không nên nghe loại nhạc nào hết.

9. Không học khi vừa ăn xong.

"Căng da bụng, chùng da mắt", điều này khỏi phải bàn cãi nữa nhỉ.

10. Kết hợp giải lao vận động nhẹ nhàng như đi dạo, đạp xe, chơi Wii…

Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.



Mách bạn cách tự học hiệu quả nhất

Về thời gian

Chọn thời điểm yên tĩnh

Nhiều người thường khuyên chúng ta nên học vào buổi tối hoặc sáng sớm, bởi đó là những thời điểm tĩnh lặng nhất trong ngày. Một số nghiên cứu khoa học cũng chứng minh được rằng, không gian yên tĩnh sẽ giúp trí não vận động tốt hơn và không gặp bất cứ “chương ngại vật” nào chen ngang. Việc học tập, nghiên cứu trong thời gian này cũng mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với những khung giờ khác trong ngày.
 

Không gian yên tĩnh sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn trong quá trình tự học

Tuy nhiên, học vào buổi tối hoặc sáng sớm chỉ là một gợi ý trong việc lựa chọn thời gian, các bạn học sinh cần vận dụng linh hoạt và cân nhắc xem bản thân mình thích hợp với thời điểm nào trong ngày để sắp xếp, nhằm mang lại kết quả cao nhất cho việc tự học.

“Giờ nào môn đó”

Một trong những lí do khiến bạn dễ chán nản, không còn hứng thú với việc tự học là không hoàn thành tốt lịch trình đã đề ra. Nhiều lần như thế dễ làm bạn cảm thấy mất dần niềm tin vào chính mình và ngày càng buông thả, bỏ bê chuyện tự học. Kết quả sau đó thế nào chắc bạn cũng hình dung ra.

Để khắc phục được điều này, bạn phải tuyệt đối tuân thủ thời gian biểu mà bản thân lập nên. Đừng vì bất kì lí do nào mà thay đổi chúng và mỗi lần ngồi vào bàn học phải tự giác, nhắc nhớ mình rằng: Bạn đang học vì ai? Nếu không thuộc bài thì ngày mai sẽ ra sao?

Về địa điểm

Góc học tập gọn gàng

Một trong những yếu tố làm tăng sự hứng thú khi học bài là việc bạn sở hữu một góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. Đó cũng chính là nơi mang lại cho bạn sự thoải mái khi một mình nghiền ngẫm, nghiên cứu bài tập.

Hãy đảm bảo rằng trên bàn học chỉ có sách vở và các dụng cụ phục vụ cho việc học tập, hạn chế bày biện những thứ có thể khiến bạn phân tâm như: máy chơi điện tử, máy tính, điện thoại di động…

 

Góc học tập gòn gàng, sạch sẽ tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng khi ngồi học

Không gian thoáng đãng

Việc học tập và ôn thi dễ khiến bạn bị căng thẳng, khi ấy, một không gian thoáng đãng, nhiều oxy sẽ phần nào giúp bạn lấy lại cân bằng. Vì vậy, hãy thiết kế và đặt góc học tập của mình ở nơi có nhiều ánh sáng, hướng ra thiên nhiên trong lành.

Về tinh thần

Tập trung cao độ

Trước khi ngồi vào bạn học và đối mặt với bài tập, bạn phải loại bỏ hoàn toàn trong đầu những vướng bận, những suy nghĩ về thế giới bên ngoài, đây gọi là “quá trình tẩy não tạm thời”. Khi bộ não đã hoàn toàn trống rỗng, bạn dễ dàng nạp kiến thức và đầu tư chất xám vào việc giải các bài tập được giao.

Khi sự tập trung cao độ giúp bạn giải thành công một bài toán thì đó sẽ là động lực thúc đẩy bạn hoàn thành các bài tập tiếp theo. Dần dà, bạn sẽ thấy hứng thú hơn với việc tự học và nhận ra tác dụng to lớn của việc tập trung trong quá trình chinh phục tri thức.

Chỉ khi thật sự tập trung, bạn mới có thể đạt đến hiệu quả của công việc

Kiên định, quyết tâm

Nếu không kiên định và quyết tâm, bạn sẽ nhanh chóng trở thành người đồng hành với sự lười biếng, bê tha. Khi vạch ra một kế hoạch nào đó, bạn cũng cần đặt luôn những chế tài để tự phạt bản thân hay những phần thưởng để khích lệ khi đã hoàn thành đúng với lịch trình. Vì khi ấy, những chế tài và phần thưởng đó sẽ là động lực, là “người giám sát” bạn trong suốt quá trình tự nạp kiến thức.

Không ai có thể bên bạn suốt ngày để nhắc nhở, đốc thúc chuyện học tập của bạn, chỉ có bản thân bạn mới đủ kiên nhẫn để làm điều đó. Vì vậy, hãy luôn ý thức tầm quan trọng của việc học và tránh tình trạng học hành qua loa, đại khái.

Tạm kết

Những kinh nghiệm trên đây nếu được vận dụng linh hoạt sẽ trở thành người bạn đồng hành của mỗi sĩ tử trên bước đường chinh phục và làm chủ tri thức. Để trải nghiệm và thật sự nắm bắt được chúng hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi bạn.

Chúc các bạn thành công và sớm tìm ra những bí quyết riêng của mình trong việc tự học.





Tự học làm bánh Gato với công thức cơ bản siêu đơn giản
Cách tự học tiếng Anh nhanh nhất bằng phương pháp đơn giản
Cách tự học tiếng Trung hiệu quả nhất

Tự học nấu chè ngon

Tự học làm bánh sinh nhật cực đơn giản mà ý nghĩa



(ST)