Cách tự học kế toán đúng phương pháp nhất

Kế toán là một nghề phù hợp với mọi đối tượng, không phân biệt nam hay nữ, là một nghề không bị bão hòa vì vào thời điểm nào, các Doanh nghiệp cũng đều cần kế toán. Bởi vậy, lượng sinh viên chuyên ngành kế toán ở các trường Đại học, cao đẳng hay Trung học chuyên nghiệp tăng đáng kể trong thời gian gần đây.





CÁCH HỌC KẾ TOÁN TỐT NHẤT


. Để có thể trở thành một kế toán giỏi, có thu nhập khá, bạn phải biết cách học kế toán  một cách khoa học, đạt hiệu quả. Vậy cách học kế toán tốt nhất là gì?

Lượng kiến thức trên nhà trường là một khối lượng khổng lồ, nếu như bạn không biết cách sắp xếp và phân bố tốt lượng thời gian, không biết học bài một cách khoa học thì những kiến thức đó cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi.

1. Sắp xếp khoa học

Sắp xếp xem khi nào mình sẽ học, học cái gì? Bạn hãy bắt đầu bằng những việc dễ hoặc đơn giản để khiến bạn có được sự tự tin cần thiết. Sau đó sẽ hướng đến cho mình những việc khó khăn hơn, phức tạp hơn. Đơn giản hoá những chỉ dẫn phức tạp và nâng dần lên từ đó. Luyện tập và lặp lại những bài cơ bản nếu có thể để củng cố kiến thức. Sự khoa học trong học tập là một yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công.

2. Chịu khó học hỏi

Chịu khó tìm tòi, linh hoạt, thử mọi cái có thể, học bằng cách thử. Tìm những ví dụ cụ thể, có thể và những ý tưởng khác để trình bày nên bạn chưa thật sự hiểu bài. Tham khảo thầy cô giáo cho những bản tóm tắt bài giảng, hoặc nguồn thông tin có kiến thức tương tự. Bạn cũng có thể học hỏi những người đi làm kế toán xung quanh bạn. Nguồn kiến thức luôn vô tận, nếu bạn chịu khó học hỏi, lượng kiến thức của bạn sẽ ngày một phong phú hơn

Bên cạnh đó bạn cũng cần chịu khó tìm cách tiếp cận vấn đề mà trong đó bạn tự khám phá, tìm tòi, làm mô hình… Sử dụng các vật cụ thể như giáo cụ trực quan, dùng tay khi giải thích, hoặc cơ thể để diễn đạt.

3. Tìm ví dụ cho những ghi chép trong vở.
Sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để miêu tả các luận điểm. Trao đổi về những ghi chép với một người khác cũng khá về kỹ năng thể chất. Bạn cũng có thể tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ở các doanh nghiệp thực tế để ứng dụng vào bài học của mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách tốt hơn, cụ thể hơn

4. Luyện tập kỹ năng viết.

Bạn cũng cần tập cho mình kỹ năng viết, bạn sẽ thành thạo được các nghiệp vụ khi bạn tập viết ra trên giấy.

5. Sử dụng kỹ năng sơ đồ hóa
Để sắp xếp các thông tin để tiếp thu một cách tốt hơn những điều bạn muốn học, bạn có thể tận dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại để thu thập và sắp xếp thông tin từ các nguồn khác nhau. Những trò chơi hoặc ứng dụng trên máy vi tính có thể giúp bạn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học là vô cùng quan trọng. Bởi công việc kế toán ở các Doanh nghiệp luôn luôn đòi hỏi bạn làm việc với công nghệ, phương pháp hiện đại thông qua công nghệ thông tin.

6. Hình dung rõ ràng vấn đề.

Làm việc với từng phần của công việc và thử nghiệm. Đồng thời phỏng theo, thay thế hoặc luyện trả lời cho những tình huống tương tự có thể gặp phải ở ngoài đời. Mình học là để làm do đó việc xử lý các tình huống thực tế sẽ giúp cho bạn hình dung rõ ràng được vấn đề, hiểu biết một cách tốt hơn các kiến thức có ở trên lớp.

7. Viết ra các câu hỏi và đối chiếu với bạn cùng lớp.
Tập viết nháp các câu trả lời. Thử làm như mình đang làm bài kiểm tra. Thử xem những gì bạn học có thể được kiểm tra qua mô hình, diễn thuyết hay những hình thức khác, ngoài việc làm một bài kiểm tra viết.

Bạn nên đối chiếu với bạn cùng lớp bởi bạn không thể chắc chắn là mình hoàn toàn đúng, sự trao đổi đối chiếu sẽ giúp bạn tìm ra được những sai sót đồng thời học hỏi những kiến thức, kỹ năng từ những người bạn của mình

Ngoài những kinh nghiệm trên, để học tốt kế toán bạn cũng cần có được một sức khỏe tốt, áp dụng những kỹ năng khéo léo về thể chất, tìm cho mình một người có thể đưa ra được những lời khuyên hữu ích trong quá trình học tập của bạn.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Phương Pháp Học Thực Hành Kế Toán Hiệu Qủa Nhất


Khi bạn xác định đi học một khóa học kế toán thực hành nào đó cũng là lúc bạn chấp nhận bỏ ra một lượng thời gian và chi phí nhất định. Vậy làm thế nào để những thứ bạn bỏ ra có thể thu về một kết quả như mong muốn? đó là có thể làm thành thạo mọi việc về kế toán.

Có thể thấy rõ rằng để việc học kế toán đạt kết quả cao nhất thì không chỉ nằm ở sự cố gắng, tâm huyết giảng dạy của giáo viên mà còn là sự cộng hưởng của tình thần học tập của học viên nữa. Hai yếu tố này cần được kết hợp “ ăn ý” với nhau:

      
Việc đầu tiên bạn cần quan tâm khi muốn đi học kế toán thực hành để lấy kinh nghiệm thực tế đó là chọn cho mình được một

thật sự uy tín (Công ty kế toán Hà Nội là một trong những nơi bạn có thể hoàn toàn tin tưởng).

Điều thứ hai vô cùng quan trọng đó là công tác lựa chọn khóa học phù hợp: việc này phải xuất phát từ trình độ của bạn và nhu cầu học tập của bạn nữa:

+ Bạn chưa biết về kế toán thì học thêm lý thuyết, bạn nào học rồi nhưng lại quên thì học bổ sung. Nhưng các bạn cũng nên chú ý rằng đừng nghĩ cái phần lý thuyết này là không cần thiết nhé. Đây là lý thuyết thực hành thực tế, không phải ở dạng nghiên cứu như trên trường lướp “ Xây nhà thì phải có móng” học lý thuyết kế toán về hoạch toán, định khoản sẽ cho bạn rõ nhất về công việc của người kế toán, bản chất của các loại tài khoản, để bạn định khoản đúng. Số sách, BCTC mà bạn hoạch toán định khoản sai thì sai hết mọi thứ. Cũng xin nói thêm, ở những công ty, trung tâm chỉ dạy thực hành trên máy thì sau khi học xong, rời khỏi những hóa đơn, nghiệp vụ phát sinh mà bạn đã được học ở trung tâm đó sau này đi làm bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xử lý hóa đơn chứng từ. Học lý thuyết là học cái chung, hiểu được cái chung thì khi gặp vấn đề gì kế toán cũng đều xử lý được.

+ Các bạn sinh viên mới ra trường thì cần học “ Khóa học thực hành kế toán Tổng Hợp dành cho người đã học qua về kế toán ”(không học lý thuyết) để có đầy đủ các kỹ năng cần có của một kế toán viên chuyên nghiệp thực thụ. Khóa học này có ý nghĩa rất nhiều khi các bạn đi xin việc. Nhà tuyển hiện nay đều rất khó tính, họ muốn nhân viên của mình có thể cùng một lúc làm được nhiều việc. Và để có thể đáp ứng được điều đó thì bạn cần phải biết: lên sổ sách trên máy, kế toán thuế, lập BCTC, làm thế nào nộp ít thuế thôi mà không bị phạt ( tối ưu chi phí).

+ Các bạn đi làm muốn nâng cao nghiệp thì cần phải xem xét kỹ trình độ của bản thân và đặc biệt là tình hình của Doanh nghiệp. Kinh tế khó khăn làm cho rất nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm bộ máy nhân sự, kế toán cũng không tránh khỏi nguy cơ này. Ai có năng lực tốt, làm được nhiều việc doanh nghiệp xem xét để lại nếu không thì “ xin chia buồn”…Nếu có được ở lại cũng rất dễ bị cắt giảm tiền lương. Kế toán luôn phải tự biết nâng cao năng lực làm việc của bản thân, thích ứng thật nhanh trước sự thay đổi, biến động của môi trường làm việc.

Điều thứ 3 đó là ý thức, tinh thần học tập: ngoài thời gian học trên lớp bạn cần dành thêm một chút thời gian ở nhà để xem lại các phần đã học, Vì giáo viên của lớp học là những kế toán trưởng nhiều năm kinh nghiệm nên trong quá trình học tập các bạn cố gắng khai thác hết những gì có thể, đó là hỏi thêm thật nhiều tình huống khó mà các đã từng gặp hoặc có thể “ giả tưởng” là sẽ gặp phải. Trao đổi với bạn cùng lớp để có cái nhìn khái quát hơn về nghề kế toán. Trong những buổi học lý thuyết thì bạn cố gắng nghe nhiều hơn ghi chép, mình chỉ ghi lại những ý chính thôi. Khi học thực hành nếu có thể bạn hãy tự làm ở nhà trước những phần đơn giản, đến công ty bạn dành thời gian vào những phần khó hơn. Hoặc có thể tìm hiểu thêm về một vài kỹ năng khác. Ví dụ : nếu đăng ký học kế toán Excel thì bạn tìm hiểu và hỏi thêm giáo viên về

 Học kế toán không phải chỉ học làm quen với những con số, thao tác trên máy, xử lý một vài nghiệp vụ phát sinh mà cái quan trọng là bạn học được kỹ năng làm việc, cách thức xử lý một vấn đề, bản lĩnh nghề nghiệp mà giáo viên đưa ra trong các tình huống. Bởi sau này bạn còn phải nghĩ tới việc phát triển nghề nghiệp. Muốn có lương cao thì bạn phải làm việc như thế nào? Muốn được sếp và đồng nghiệp quý mến thì bạn cần làm gì? Tất cả những điều đó bạn cần phải học hết từ kỹ năng giao tiếp, tiếp khách…

Tự học kế toán thuế


Hướng dẫn thực hành khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT

Tại điểm 5 điều 9 chương 2 thông tư 29/2011 có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 quy định như sau: 

I.  Khi chưa hết hạn nộp hồ sơ khai thuế ( chưa đến ngày 20) nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ đã  gửi có sai sót thì lập lại tờ khai mới và gửi cơ quan thuế đánh dấu trạng thái trên tờ khai là lần đầu.

II.  Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định 

Trường hợp 1: người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp ( sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty…) thì người nộp thuế có văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, ko lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS.

Cơ quan thuế căn cứ văn bản giải trình, điều chỉnh lại số liệu tờ khai, người nộp thuế kê khai bổ sung, điều chỉnh theo số liệu tờ khai mới.

Trường hợp 2:

Thay đổi làm tăng giảm số thuế phải nộp, số thuế đc khấu trừ

1. Trường hợp kỳ cần điều chỉnh (kỳ gốc ) có số phát sinh phải nộp chỉ tiêu 40. 

Nếu sau khi điều chỉnh tăng số thuế phải nộp, hồ sơ gồm: 

Khai mẫu 01/KHBS, tính phạt chậm nộp trên số thuế tăng thêm kể từ ngày hết hạn nộp thuế của kỳ gốc

Nộp thuế tiền thuế tăng thêm và tiền phạt chậm nộp

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1 năm 2011, công ty hỗ trợ doanh nghiệp HN có chỉ tiêu 40 : 200.000.000 đ

Ngày 1/8/2011: công ty phát hiện đã khai thiếu hóa đơn đầu ra số tiền thuế tăng thêm là 30.000.000 đ ( hóa đơn đầu ra) thuế suất 10%. Biết rằng, doanh nghiệp vừa áp dụng HTKK thuế phiên bản mới tháng 7 nên ko chứa tờ khai của các tháng trước.

cách làm:

Bước 1: Kiểm tra xem trong phần mền HTKK đã tồn tại tháng cần điều chỉnh chưa; trường hợp nếu chưa tồn tại tờ khai đó thì kế toán phải tự gõ tay vào và phải chọn kỳ tính thuế kê khai sai ( ở ví dụ trên là tháng 1) và chọn ở trạng thái khai lần đầu

Bước 2: chọn tháng kê khai sai và chọn trang thái khai bổ sung  

Sau khi điều chỉnh lại số đúng trên tờ khai thì bấm vào nút “ tổng hợp KHBS”

Cách tính số ngày chậm nộp: tính từ ngày 21/2 đến ngày 1/8/2011: 161 ngày

Cách tính số tiền phạt chậm nộp: = số tiền thuế nộp chậm * 0,05% * số ngày chậm 

—>>> 30.000.000 x0,05% x 161

giải thích

Sau đó in làm 3 bộ, ký, đóng dấu 

Chú ý: Trường hợp này ko thực hiện điều chỉnh vào chỉ tiêu 37, 38 của tờ khai tháng hiện tại

Nếu sau khi điều chỉnh giảm số thuế phải nộp, hồ sơ gồm:

Khai 01/KHBS, theo dõi và được trừ vào số phát sinh phải nộp của tháng hiện tại

2.  Trường hợp kỳ kê khai gốc có số thuế còn đc khấu trừ ( chỉ tiêu 43)

Nếu sau khi điều chỉnh làm tăng số thuế được khấu trừ chỉ tiêu 43

Hồ sơ gồm: khai 01/KHBS, số thuế chênh lệch điều chỉnh vào chỉ tiêu 38 của tờ khai thác hiện tại

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế GTGT tháng 2 năm 2011, công ty hỗ trợ doanh nghiệp HN có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau ( chỉ tiêu 43) 150.000.000 đồng

Ngày 31/8/2011 công ty đã phát hiện khai trùng 1 hóa đơn đầu ra số tiền thuế là 40.000.000. VAT 10%.

Nếu sau khi điều chỉnh, giảm số thuế còn được khấu trừ, người nộp thuế chưa dừng khấu trừ, chưa có quyết định hoàn thuế. 

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh âm chỉ tiêu 43, hồ sơ gồm:

Khai 01/KHBS số thuế chênh lệch điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng hiện tại ( là tháng phát hiện) ko phải là tháng gốc sai mô.

Ví dụ: kỳ khai thuế GTGT tháng 3 năm 2011, công ty hỗ trợ có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau 250.000.000 đ ( chỉ tiêu 43) 

Ngày 3/9/2011 công ty phát hiện đã khai trùng 1 hóa đơn đầu vào, số tiền thuế là 60.000.000 đ ( VAT là 10%), yêu cầu điều chỉnh trường hợp trên.

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh dương dư trên chỉ tiêu 40

Hồ sơ gồm: khai 01/KHBS; số thuế chênh lệch dương thì phải tính phạt chậm nộp; nộp số thuế phát sinh dương và tiền phạt chậm nộp

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế tháng 4 năm 2011. Công ty có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43: 50 triệu

Ngày 3/9/11 Công ty phát hiện đã khai trùng một hóa đơn đầu vào số tiền thuế là 140.000.000 đ VAT10%. Yêu cầu điều chỉnh trường hợp trên.

Cách làm: công ty khai KHBS chỉ tiêu 40 là 90.000.000. thì tính ngày phạt nộp từ 21/5 đến 3/9 số tiền chậm nộp = 90 tr x 0,05% x 105 ngày.

Điều chỉnh số tiền 50.000.000 vào chỉ tiêu 37 của chỉ tiêu tháng 9/2011, ko tính phạt chậm nộp

Nếu điều chỉnh, giảm số thuế còn đc khấu trừ, người nộp thuế đã dừng khấu trừ, đã có quyết định hoàn thuế 

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh âm chỉ tiêu 43: hồ sơ gồm:

Khai 01/KHBS số thuế chênh lệch đã đc hoàn phải nộp lại; tính phạt chậm nộp từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.

Ví dụ:  Kỳ kê khai thuế tháng 2/2011 công ty có số thuế đc khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43 : 160.000.000 đồng.

Ngày 3/6/2011, cơ quan thuế đã có quyết định hoàn thuế trong đó đã hoàn hết số tiền này. 

Ngày 3/9/2011 công ty phát hiện khai trùng một hóa đơn đầu vào số tiền thuế là 60.000.000 VAT 10%. 

Cách làm:  công ty điều chỉnh 01/KHBS t2 chỉ tiêu 43 là 100.000.000 đồng.

Do đã có quyết định hoàn thuế nên công ty phải nộp lại số tiền thuế đã hoàn thừa 60 triệu, đồng thời tính phạt chậm nộp từ ngày 4/6 đến ngày 3/9

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh dương chỉ tiêu 40:

Hồ sơ bao gồm: Khai 01/KHBS số tiền thuế chênh lệch đã đc hoàn phải nộp lại; tính phạt chậm nộp từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế

Số thuế chênh lệch dương thì phải tính phạt chậm nộp từ ngày hết hạn nộp thuế: nộp số thuế phát sinh dương, và số tiền phạt chậm nộp.

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế tháng 4/2011, công ty có số thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43 : 70.000.000 đ, ngày 3/7 cơ quan thuế đã ra quyết định hoàn thuế cho số tiền này.

Ngày 3/9/11 cty phát hiện đã khai sót 1 hóa đơn đầu ra, số tiền thuế là 110.000.000

Cách làm: sau khi điều chỉnh có số phát sinh số thuế phải nộp chỉ tiêu 40 là 40.000.000 đồng

công ty nộp lại số tiền đã hoàn, tính phạt chậm nộp từ ngày có quyết định hoàn, từ ngày 4/7 đến 3/9 = 70.000.000 x 0,05% x số ngày chậm nộp
nộp số tiền thuế chậm nộp tăng thêm 40 triệu, đồng thời tính ngày phạt chậm nộp từ ngày 21/5 đến ngày 3/9: 40 triệu x 0,05% x số ngày chậm nộp.




Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Cách tính giá thành sản phẩm
Cách xử lý hóa đơn viết sai đúng cách nhất



(ST)