Cách tạo dáng cây mai kiểng đơn giản, sang trọng
Cách bảo quản bánh mì được lâu đơn giản
Hướng dẫn khôi phục lại máy tính đơn giản
Hiện nay, tập Yoga không còn quá xa lạ với mọi người nói chung và chị em phụ nữ nói riêng. Khắp mọi nơi, không khó khăn mấy để chúng ta tìm thấy các trung tâm hướng dẫn luyện tập môn này với những phương pháp được xem là đúng chuẩn.
KHỎE - ĐẸP CÙNG YOGA
Sự ra đời của hàng loạt trung tâm Yoga đã phần nào đáp ứng nhu cầu luyện tập ngày càng cao của mọi người. Điều này cho thấy, Yoga trở thành một trào lưu thịnh hành bởi chính những lợi ích nó mang lại.
Môn thể thao có nguồn gốc tâm linh
Bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây hơn mấy nghìn năm, Yoga là một phương pháp khoa học rèn luyện sức khoẻ được cả thế giới biết đến với đông đảo người theo tập luyện. Thực tế, đây không phải là một môn thể thao, tuy nhiên hiệu quả trên phương diện khỏe đẹp mà Yoga mang lại tương ứng với việc tập các môn như: thể dục thẩm mỹ, aerobic hay dưỡng sinh… Có lẽ vì thế, người ta xem đây như là một môn thể thao hiện đại. Mặc dù thịnh hành là vậy, nhưng không phải ai cũng biết đến nguồn gốc của phương thức rèn luyện sức khoẻ và sắc đẹp này.
Các bài tập Yoga dựa trên những hệ thống triết lí, cũng như đậm nét tâm linh giữa thể xác và tinh thần. Theo tiếng Phạn, Yoga có nghĩa là sự hợp nhất và khi kết hợp với những học thuyết triết học thì Yoga được xem là sự hoà hợp, thống nhất giữa ý thức cá nhân con người với vũ trụ. Tuy nhiên, để tiến đến sự hợp nhất này thì trước tiên bản thân mỗi con người phải có được sự cân bằng giữa thể xác và tâm lý.
Theo nguyên tắc của sinh học, cơ thể bị ảnh hưởng rất lớn từ môi trường sống. Yoga là cách giúp con người tiếp cận cũng như nhận biết thế giới xung quanh dưới cái nhìn tích cực và tỉnh táo hơn. Một cơ thể tràn đầy sự khoẻ mạnh sẽ xuất phát từ một tâm trí luôn ở trạng thái an bình. Để có được điều đó là khi mỗi người thực hành các bài tập yoga được chọn lọc và phát triển đúng kỹ thuật.
Mỗi khi nhắc đến Yoga, người ta nghĩ ngay đến các động tác Thiền, vốn được xem là phương cách chủ đạo của môn này. Thiền là phương pháp đưa con người vào trạng thái tập trung, lắng đọng. Người ta lựa chọn thiền như là một cách tập luyện để đi đến "sự giải thoát" khỏi những vướng bận của hoàn cảnh, một nghệ thuật nhằm giác ngộ về mặt tinh thần. Sự thanh tịnh trong tâm hồn là ngọn nguồn của sự phát triển của cá nhân cũng như môi trường xã hội.
Việc luyện tập các bài tập Yoga mang lại những lợi ích cả về phương diện thể chất lẫn tinh thần. Ở tư thế thiền định và hít thở đúng nhịp, tâm trí con người sẽ được giữ yên tĩnh và tự chủ, nhờ thế mọi tiềm năng của bản thân sẽ được thấu hiểu và khơi thông. Nếu thực hành các tư thế ấy đạt đến sự ổn định thì sinh lực và sự dẻo dai của thể chất cũng được gia tăng. Từ những triết lý và cách thức tâm linh ấy, yoga trở thành một quá trình giúp người luyện đạt được mức cân bằng về sức khoẻ lẫn cảm xúc của mình.
Yoga – "một cho tất cả"
Ngày nay, cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo nó là những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ và tâm lý. Nó mang đến những chứng bệnh về mặt thể xác lẫn trên phương diện tinh thần như: mệt mỏi, căng thẳng và các bệnh trong cơ thể. Chiếc chìa khoá để mở cánh cửa giải phóng chúng ta khỏi những tình trạng đó chính là Yoga. Hẳn nhiên, điều này đã lí giải cho nguyên do ngày càng nhiều người tìm đến với môn khoa học này. Có thể nói, một mình Yoga có thể mang đến hiệu quả trên mọi phương diện.
- Phòng và chống bệnh. Nhiều người tìm đến với Yoga như là một "phương thuốc" để chữa bệnh, trong nhiều trường hợp nó trở thành liệu pháp cuối cùng. Thực chất, luyện yoga mang đến cho con người sự cân bằng về mặt tâm lý vốn là một phần tác nhân gây trầm trọng cho những căn bệnh. Sự tĩnh lặng trong tâm hồn góp phần đẩy lùi sự đau đớn về mặt thể chất và là động lực thúc đẩy người bệnh vươn lên. Cũng như những môn thể thao, nếu thường xuyên tập luyện thì đây chính là cách thức gia tăng sức khoẻ, dễ dàng đề kháng ngừa bệnh hiệu quả. Vì thế, trước đây người ta tập Yoga để chữa bệnh, còn bây giờ thì nó được chọn là cách "phòng bệnh" hữu hiệu nhất.
- Thư giãn. Như đã nói ở trên, thiền là phương pháp giúp cơ thể thả lỏng và đồng thời mang đến cho tâm hồn một cảm giác thanh thản. Hiện nay, mọi người không thể tránh khỏi những áp lực và căng thẳng mà một cuộc sống hiện đại mang lại. Vì thế bên cạnh các loại hình giải trí khác, Yoga thật sự mang đến sự cân bằng và thư giãn cho tâm trí một cách nhanh chóng nhất.
- Trẻ trung, xinh tươi. Đẹp và trẻ trung vốn là nhu cầu của các chị em phụ nữ, đến với Yoga tất cả những mong muốn đó đều được đáp ứng. Sau khi tập luyện, mọi sự lo lắng và căng thẳng trong cuộc sống đều trở thành "chuyện nhỏ", sắc diện của người tập luôn rạng ngời và những tác dụng xấu trên da, những nếp nhăn cũng sẽ không còn chỗ tồn tại. Mặc dù các bài tập yoga không là cách đốt cháy năng lượng nhanh chóng, tuy nhiên nó giúp phân phối lại lượng mỡ trong cơ thể một cách phù hợp. Thêm vào đó, khi luyện được yoga người tập cũng sẽ tự điều chỉnh được chế độ ăn uống của mình. Có lẽ vậy mà đa số những người thường xuyên luyện môn này có thân hình khá cân đối.
- Hơn cả Viagra. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, Yoga góp phần cải thiện đời sống tình dục. Những mối "nguy hại" cho điều kiện và sức khoẻ làm ảnh hưởng sự hứng thú trong "yêu đương" sẽ bị đẩy lùi nhờ tác dụng của Yoga. Đồng thời, các năng lượng giúp cho quá trình "gặp gỡ" cũng được tăng cường. Hệ thần kinh được thư giãn cũng phần nào tác động đến các hoạt động thần kinh sinh lý, loại bỏ những lãnh cảm hay ức chế khác.
- Bên cạnh các bài tập, chuyện ăn uống trong khi luyện yoga cũng được điều chỉnh, mang lại một sự hợp lý cho cơ thể người tập luyện. Những bài luyện Yoga nhẹ nhàng tưởng chừng chỉ được những người lớn tuổi chuộng, nhưng thực tế giới trẻ cũng rất phù hợp với môn này. Những lợi ích và hiệu quả mà yoga mang đến khẳng định được một điều, đây là môn khoa học dành cho tất cả mọi người.
Các qui tắc khi tập Asana (các động tác Yoga)
1. Nên tắm rửa chân tay và mặt trước khi tập asana
2. Chỉ tập asana trong phòng, chỗ không có gió lùa nhưng nên để cửa sổ cho thoáng khí
3. Không nên có khói nhang hoặc bất kỳ loại khói nào trong phòng tập
4. Nam nữ phải mặc đồ lót vừa vặn khi tập
5. Bạn nên tập asana trên chiếc mền hoặc chiếu
6. Thở bằng mũi khi tập asana (hơi thở nên đi qua lỗ mũi bên trái hoặc cả hai lỗ mũi)
7. Tốt nhất nên có chế độ ăn thức ăn thực vât
8. Không được tập asana khi còn no, chỉ được tập sau các buổi ăn từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng đồng hồ
9. Sau khi tập asana bạn nên xoa bóp toàn cơ thể (từ đầu đến chân, nhất là các khớp xương), việc này rất có ích
10. Sau khi xoa bóp xong, phải nằm thư giãn trong tư thế xác chết (tối thiểu là 2 phút, tối đa là 10 phút)
11. Đi dạo sau khi tập xong tư thế xác chết là rất tốt
12. Sau tư thế xác chết khoảng 10 phút mới được tiếp xúc với nước
13. Sau tư thế xác chết khoảng 10 đến 15 phút mới được ăn thức ăn lỏng, sau 30 phút mới được ăn thức ăn đặc
14. Việc tập thể dục hoặc các môn thể thao khác rất đáng khuyến khích nhưng không nên tập ngay sau khi tập asana
15. Nếu bạn bị đau (cảm cúm..) không nên tập asana
16. Phụ nữ không được tập asana trong thời kỳ kinh nguyệt, trong lúc mang thai và trong vòng một tháng sau khi sinh con
bằng cơ hoành
Thở là sống, một trong những phần quan trọng nhất của luyện tập YOGA là học thở như thế nào cho đúng. Đa số chúng ta thở sai, ta thường thở cạn và không làm đầy phổi. Bác sĩ đã nói rằng người ta chỉ dùng 1/3 hay một nửa thể tích phổi của họ. Một phần lớn phổi của ta chưa được sử dụng, ứ đầy không khí cũ kỹ ứ đọng, là nơi phát sinh bệnh cảm lạnh và tất cả các bệnh về đường hô hấp. Sự cung cấp không đầy đủ oxy liên tục này đến cơ thể làm cho các cơ quan dần dần yếu đi và tăng lão hóa.
Người ta thở sai bởi vì chỉ dùng cơ vai và cơ ngực để phần phổi giữa và phổi trên khi họ hít vào, Vì vậy họ chỉ hít đầy phần trên của phổi
Trong YOGA chúng ta tập thở với cơ hoành
Bên dưới phổi có một cơ rộng, gọi là Hoành Cách Mô. Khi chúng ta hít vào và co cơ bắp bên dưới, phần dưới phổi nở ra, không khí tràn vào phần phổi dưới. Khi ta hít vào theo cách này, cơ hoành đẩy các cơ
Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thở sâu và chậm hơn làm giảm đi căng thẳng về cơ thể và tâm trí. Không những làm cho sức khỏe gia tăng, trường thọ mà còn làm cho tâm trí yên tịnh, tập trung tư tưởng sâu hơn
Bằng cách thở cơ hoành, các bạn có thể sử dụng hoàn toàn sức chúa của phổi. đem vào nhiều không khí, nhiều oxy hơn. Bạn sẽ cảm thấy mát mẻ hơn, năng nổ hơn, lanh lẹ hơn
5 động tác yoga tập buổi sáng
Tư thế con cá (Matsyasana)
Nằm ngửa, hai chân đặt sát nhau, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, giữ hai đầu gối thẳng. Nghiêng bên phải lót tay trái, nghiêng bên trái lót tay phải, hai cánh tay thẳng, lòng bàn tay úp, khuỷu tay giấu dưới thân càng nhiều càng tốt. Hít sâu, bẩy ngực lên khỏi sàn, thả lỏng cổ, buông lỏng đỉnh đầu xuống sàn. Vào thế thì hít thở sâu và đều, lồng ngực ưỡn cong hết mức, 90% độ nặng dồn lên hai khuỷu tay, 10% độ nặng ở đỉnh đầu.
Tác dụng
Tác dụng vào tuyến cận giáp, giúp điều tiết canxi, kiểm soát liều lượng của nó trong máu và khả năng cơ thể hấp thu nó. Chỉnh sửa vai khom. Tăng dung tích phổi. Giảm các cơn co thắt ở khí quản. Giúp làm giảm bệnh suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Kích thích và tăng cường chức năng của tuyến yên và tuyến tùng.
Tư thế cái cày (Halasana)
Nằm ngửa trên sàn, hai bàn chân sát nhau, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, giữ đầu gối thẳng. Hai cánh tay dọc hai bên thân, lòng bàn tay úp. Hai vai thả lỏng. Cằm hướng về phía ngực. Hít vào, nâng hai chân lên qua khỏi đầu, hạ hai chân xuống sàn từ từ có kiểm soát, dùng tay đỡ lưng (bốn ngón tay đỡ lưng, ngón tay cái đỡ hông). Vào thế thì hít thở sâu và đều, mắt tập trung vào rốn, hai khuỷu tay càng gần nhau càng tốt, hai đầu gối thẳng, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, gót chân hướng về sàn.
Tác dụng
Giải toả căng thẳng vùng cổ và vai. Xoa bóp các cơ quan nội tạng, làm giảm bớt các chứng khó tiêu hay táo bón. Làm giảm chứng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Giúp trí não sáng suốt, thăng bằng nội tâm.
Máy bay nghiêng cánh với biến thể hai chân xoạc rộng
Tác dụng
Tăng cường sức mạnh của vai, tay và hông, khiến chúng mềm dẻo, đồng thời tăng cường sự phối hợp cơ bắp và trạng thái cân bằng.
Gập người ra phía trước (Paschimothanasana) với biến thể hai chân xoạc rộng
Xoạc rộng hết mức hai chân. Hít sâu vào, giơ hai cánh tay cao quá đầu, tay song song mang tai. Kéo giãn cột sống tối đa. Thở ra, trong khi hạ thân người ra phía trước, lưng giữ thẳng để kéo giãn tối đa cơ bắp vùng lưng. Tay nắm lấy hai ngón chân cái, bẻ ngược mũi chân lên. Vào thế, hít thở sâu và đều, giữ thân người không nhấp nhổm lên xuống, gối giữ thẳng chạm sát sàn. Nếu được có thể tựa cằm và cuối cùng là ngực xuống sàn.
Tác dụng
Kéo giãn toàn bộ mặt sau của thân người - hông, cột sống và cơ bắp chân và lưng. Giảm bớt sức ép trên cột sống và chứng đau thần kinh toạ. Tăng cường và kéo giãn các dây chằng. Điều chỉnh chức năng tuyến tuỵ, hỗ trợ tích cực cho những người mắc chứng bệnh tiểu đường và giảm glucose huyết.
Tư thế đứng trên vai (Sarvangasana)
Tư thế con cá (Matsyasana)
Nằm ngửa, hai chân đặt sát nhau, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, giữ hai đầu gối thẳng. Nghiêng bên phải lót tay trái, nghiêng bên trái lót tay phải, hai cánh tay thẳng, lòng bàn tay úp, khuỷu tay giấu dưới thân càng nhiều càng tốt. Hít sâu, bẩy ngực lên khỏi sàn, thả lỏng cổ, buông lỏng đỉnh đầu xuống sàn. Vào thế thì hít thở sâu và đều, lồng ngực ưỡn cong hết mức, 90% độ nặng dồn lên hai khuỷu tay, 10% độ nặng ở đỉnh đầu.
Tác dụng vào tuyến cận giáp, giúp điều tiết canxi, kiểm soát liều lượng của nó trong máu và khả năng cơ thể hấp thu nó. Chỉnh sửa vai khom. Tăng dung tích phổi. Giảm các cơn co thắt ở khí quản. Giúp làm giảm bệnh suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Kích thích và tăng cường chức năng của tuyến yên và tuyến tùng.Tác dụng
Tư thế cái cày (Halasana)
Nằm ngửa trên sàn, hai bàn chân sát nhau, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, giữ đầu gối thẳng. Hai cánh tay dọc hai bên thân, lòng bàn tay úp. Hai vai thả lỏng. Cằm hướng về phía ngực. Hít vào, nâng hai chân lên qua khỏi đầu, hạ hai chân xuống sàn từ từ có kiểm soát, dùng tay đỡ lưng (bốn ngón tay đỡ lưng, ngón tay cái đỡ hông). Vào thế thì hít thở sâu và đều, mắt tập trung vào rốn, hai khuỷu tay càng gần nhau càng tốt, hai đầu gối thẳng, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, gót chân hướng về sàn.
Giải toả căng thẳng vùng cổ và vai. Xoa bóp các cơ quan nội tạng, làm giảm bớt các chứng khó tiêu hay táo bón. Làm giảm chứng mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Giúp trí não sáng suốt, thăng bằng nội tâm.Tác dụng
Máy bay nghiêng cánh với biến thể hai chân xoạc rộng
Xoạc rộng hết mức hai chân, chống hai bàn tay trên sàn, phía sau lưng, các ngón tay hướng ra phía sau. Ngửa đầu ra sau và tựa người lên hai bàn tay. Hít vào, đồng thời nâng hông cao hết mức, cố gắng dán hai bàn chân xuống sàn. Vào thế, hít thở sâu và đều, ngửa cổ tối đa, đầu gối giữ thẳng.
Tăng cường sức mạnh của vai, tay và hông, khiến chúng mềm dẻo, đồng thời tăng cường sự phối hợp cơ bắp và trạng thái cân bằngTác dụng
Gập người ra phía trước (Paschimothanasana) với biến thể hai chân xoạc rộng
Xoạc rộng hết mức hai chân. Hít sâu vào, giơ hai cánh tay cao quá đầu, tay song song mang tai. Kéo giãn cột sống tối đa. Thở ra, trong khi hạ thân người ra phía trước, lưng giữ thẳng để kéo giãn tối đa cơ bắp vùng lưng. Tay nắm lấy hai ngón chân cái, bẻ ngược mũi chân lên. Vào thế, hít thở sâu và đều, giữ thân người không nhấp nhổm lên xuống, gối giữ thẳng chạm sát sàn. Nếu được có thể tựa cằm và cuối cùng là ngực xuống sàn.
Kéo giãn toàn bộ mặt sau của thân người - hông, cột sống và cơ bắp chân và lưng. Giảm bớt sức ép trên cột sống và chứng đau thần kinh toạ. Tăng cường và kéo giãn các dây chằng. Điều chỉnh chức năng tuyến tuỵ, hỗ trợ tích cực cho những người mắc chứng bệnh tiểu đường và giảm glucose huyết.Tác dụng
Tư thế đứng trên vai (Sarvangasana)
Nằm ngửa trên sàn, hai bàn chân sát nhau, bẻ ngược mũi chân hướng về đầu, giữ đầu gối thẳng. Hai cánh tay dọc hai bên thân, lòng bàn tay úp. Hai vai thả lỏng. Cằm hướng về phía ngực. Hít vào, nâng hai chân lên, dùng tay đỡ lưng (bốn ngón tay đỡ lưng, ngón tay cái đỡ hông). Vào thế thì hít thở sâu và đều, mắt tập trung vào rốn, hai khuỷu tay càng gần nhau càng tốt, bàn chân thả lỏng, gối giữ thẳng.
Kết thúc bài tập với tư thế xác chết (Sarvasana)
- Nằm ngửa trên sàn, hai bàn chân để cách nhau 50cm (gót chân ngay mép thảm), hai chân thẳng nhưng thả lỏng, các đầu ngón chân ngả sang hai bên.
- Hai cánh tay tạo góc 450 so với thân người (khuỷu tay nằm trong mép thảm), hai bàn tay thả lỏng, lòng bàn tay ngửa, các ngón tay hơi cong.
- Lưng áp sát sàn, đầu về chính diện, cằm hướng về ngực.
- Thả lỏng cơ thể, nhắm mắt lại, hướng ý thức vào hơi thở, hít thở bằng mũi, bụng phồng lên xẹp xuống theo hơi thở nhịp 4 - 8.
Bài tập yoga chữa bệnh đau lưng đơn giản hiệu quả
Phương pháp thiền trong Yoga
Kinh nghiệm học yoga cho người mới bắt đầu
Yoga chữa bệnh đau lưng cực hiệu quả
Bài tập Yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
Những bài tập yoga chữa bệnh đau lưng hiệu quả nhất
(ST)