Cách cách bắt tay trong giao tiếp tạo sự gần gũi khi nói chuyện
Gia đình của ca sĩ Tùng Dương và những chuyện đời tư của chàng ca sĩ đầy chất "ma mị"
Những chuyện tình của Thanh Thảo
Cách nói chuyện lưu loát hấp dẫn cho bạn luôn tự tin khi giao tiếp
Tự tin không phải là đặc tính bẩm sinh của con nguời. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn thành công hơn trong việc đối mặt với người khác và hoàn thành tốt những công việc mà bạn đảm nhận.
CÁCH TỰ TIN KHI NÓI CHUYỆN
Học cách nói chuyện hài hước, tự tin, hấp dẫn.
Làm cách nào để thể hiện mình là một người thông minh, đáng tin cậy, năng động, cũng như để mọi người ghi nhận bạn là người có tài. Để làm được điều đó, bạn cần có được kỹ năng giao tiếp tốt, cách nói chuyện chuyên nghiệp, cách nói chuyện hài hước, tự tin và hấp dẫn.
Mọi vấn đều được đối phương hiểu và đánh giá qua cách mà bạn diễn đạt về chúng. Khi bạn có cách nói chuyện hài hước, diễn đạt trôi chảy chắc chắn bạn sẽ tạo nên một hình ảnh tốt trong mắt mọi người. Vậy làm cách nào diễn đạt trôi chảy và xen lẫn cách nói chuyện hài hước. Hi vọng những gợi ý sau sẽ giúp bạn có cách nói chuyện hài hước, chuyên nghiệp.
Để có thể diễn đạt mọi thứ mọi cách trôi chảy xen lẫn hài hước bạn cần:
Khi bạn chuẩn bị nội dung của buổi nói chuyện có thể là trong một bữa party, họp thì điều bạn cần làm là xác định được mình sẽ nói chuyện với đối tượng nào như, đồng nghiệp, sếp….Vì mỗi đối tượng sẽ có một phong cách phù khi nói chuyện. Không thể nào nói chuyện với sếp như cách nói chuyện hài hước, trêu đùa, nham nhở với một bạn đồng nghiệp được, điều đó sẽ làm cho sếp nghĩ bạn không tôn trọng họ, ý thức kém. Vì vậy việc xác định rõ đối tượng trước khi giao tiếp là điều cần thiết.
Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên list cho mình những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng ngịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết sức biểu cảm của gương mặt. Bạn nên lưu ý, trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời giác. Túm lại là bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì nhé.
Phát âm rõ ràng, sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp.
Đứng trước một vấn đề căng thẳng nào đó hoặc do thói quen sẽ có những lúc bạn nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc trả lời 1 cách lắp bắp. Và càng tệ hại hơn khi bạn nói chuyện giao tiếp với mọi người mà bạn nói chuyện luyến từ, nói nhanh, lầm bầm làm cho người khác không hiểu được bạn muốn nói gì. Bạn nên học cách nói chuyện chậm rãi và cách phát âm tốt. Điều chỉnh lại giọng nói, tốc độ nói. Nếu cần, bạn có thể ngừng một chút trước khi đưa ra quan điểm nào đó.
Sử dụng ngôn từ có chọn lọc, dứt khoát, và nắm rõ ngữ pháp cú pháp.
Bạn nghĩ cách nói chuyện hài hước là thi thoảng sử dụng những ngôn từ thô tục, hay tiếng lóng trong suốt buổi giao tiếp, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé. Có thể khi bạn nói họ sẽ tủm tỉm cười, nhưng đó không phải là cách làm của một người chuyên nghiệp, đừng để người khác đánh giá bạn qua ngôn từ bạn giao tiếp với họ. Ngoài ra khi giao tiếp bạn nên tránh những tiếng “ừm”, “à”, điều đó làm cho người nghe thấy khó chịu. Khi bạn nói một câu dài, nhiều thông tin cần thiết, cách tốt nhất là bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc nếu cần bạn có thể thêm thắt những thành ngữ phổ biến để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu hết những thông tin mà bạn truyền tải.
Mắt luôn hướng về đối phương khi nói chuyện. Những phát thanh viên trên truyền hình như đang nói chuyện với chúng ta vì mắt họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện. Phong thái nói chuyện cũng rất quan trọng, thái độ nghiêm túc rất quan trọng nhưng bạn cũng cần cho nó một chút sinh động, đừng có mà nói chuyện lúc nào cũng cứng đơ, và không được múa tay liên tục khi nói chuyện nhé. Điều cuối cùng là hãy luôn tự tin vào những điều mình nói.
Để tự tin làm quen, trò chuyện với người khác
Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài “mẹo” sau:
- Hình dung trước khi thực hiện: Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. (Xem thêm: Cách khắc phục tính hay đỏ mặt, xấu hổ… ). Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
- Tập nói chuyện phiếm: Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
- Thái độ chân thành: Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”
- Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen: Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…
Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.
Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
- Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác: Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.
Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”.
Năm bước để tự tin trong giao tiếp
Bước thứ nhất: Trang bị vốn từ vựng phong phú – Nhất là từ vựng chuyên ngành
Bạn đã lúc nào đó thấy bí vì không tìm ra được từ thích hợp để diễn tả ý của mình chưa? Đôi lúc chúng ta bối rồi khi đứng trước ai đó mà không biết phải nói với họ như thế nào, bắt đầu một cuộc giao tiếp thật khó khăn nhưng để duy trì nó còn khó khăn nhiều. Bạn muốn một cuộc nói chuyện thoải mái, tự nhiên thì không còn cách nào khác là phải thông thuộc vốn từ vựng để khi có tranh luận cũng đưa ra những lý luận sắc bén, cách diễn đạt chính xác những gì bạn nghĩ. Sự phong phú về vốn từ vựng sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn trong mắt người đối diện, vì nó phần nào thể hiện sự hiểu biết và vốn sống của bạn. Chăm đọc sách báo, tập viết văn, nói chuyện với nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau, bạn sẽ có một vốn hiểu biết và vốn từ kha khá đấy.
Bước thứ hai : Học cách nhận biết đối tượng giao tiếp, đi vào trọng tâm vấn đề
Một trong những điểm yếu của chúng ta là nói dai, nói dài, nói dại. Chính vì vậy mà bạn phải biết đâu là trọng điểm của vấn đề để không lan man sang những vấn đề khác, khi biết mình đi chệch khỏi hướng ban đầu biết điều chỉnh vấn đề trở lại. Nếu không nhắm thẳng vào đối tượng và trọng tâm của cuộc giao tiếp rất có thể bạn sẽ thất bại trong công cuộc tìm tiếng nói chung, thậm chí bỏ qua nhiều cơ hội phát triển của mình. Giao tiếp hàng ngày và chuyện phiếm với bạn bè, bạn có thể nói bao nhiêu tùy thích, song trong những cuộc hội thoại có tính chất trang trọng thì bạn cần phải cân nhắc, vì sự dài dòng làm bạn rớt điểm rất nhiều trong mắt người nghe. Mặt khác, trước khi giao tiếp, bạn cần hiểu một chút về đối phương để có phong cách hội thoại phù hợp. Những người có tính lãnh đạo, thích làm chủ…thường thích nói hơn là lắng nghe người khác. Đàn ông thường thích ngắn gọn, rõ ràng, nhanh chóng, chính xác; trong khi phụ nữ thường thích khía cạnh tình cảm hơn. Vì thế trước khi sắp xếp lịch hẹn với ai hãy dành thời gian để tìm hiểu họ đã bạn nhé.
Bước thứ ba : Điều chỉnh giọng nói sao cho truyền cảm
Bạn thấy giọng nói của bạn như thế nào? Có đủ truyền cảm để lôi cuốn người nghe chưa? Nếu chưa tự tin với giọng nói của mình bạn hãy luyện tập giọng nói của mình sao cho truyền cảm và dễ nghe. Giọng nói là một phần gây ấn tượng đầu tiên với người đối diện đó, và đóng vai trò quan trọng trong suốt buổi nói chuyện. Nói quá to sẽ làm mọi người nghĩ rằng bạn là người thô lỗ, bất lịch sự. Nói quá nhỏ sẽ khiến người khác không nghe rõ lời của bạn và đánh giá thấp khả năng của bạn. (những người có giọng nói nhỏ thường gây cho người khác suy nghĩ là họ kém tự tin, không khỏe mạnh, năng lực làm việc thấp hơn người có giọng nói chững chạc). Để kiểm tra mình nói dễ nghe không, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của bạn bè, hoặc tự ghi âm và phát lại cho mình nghe).
Bước thứ tư: hình thành phong thái tự nhiên, điềm tĩnh
Đây là điểm cộng tuyệt vời cho bạn. Bạn thử nghĩ xem, nếu nói chuyện với một người nhút nhát, rụt rè bạn sẽ rất ngại đúng không? Bạn rất muốn dẫn dắt họ vào câu chuyện của mình nhưng lại không biết phải làm như thế nào. Nếu bạn rơi vào trường hợp là người thụ động trong giao tiếp, hãy học cách nói chuyện tự nhiên và điềm tĩnh. Đừng tỏ ra quá nhút nhát rụt rè, cũng đừng tỏ ra quá khích, sẵn sàng gây chiến nếu hai bên bất đồng quan điểm. Hãy cố gắng với những bài tập làm quen người lạ, từ dễ đến khó, bạn sẽ luyện được cách nói chuyện tự nhiên, thân thiện hơn. Đồng thời, giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm giao tiếp và tự chủ hơn trong các cuộc trò chuyện.
Sự tự nhiên khiến bạn trở nên thân thiện, tự tin, dễ gần. Phong thái điềm tĩnh cho thấy bạn chín chắn, tự chủ. Kinh nghiệm bản thân cũng cho thấy rằng, khi nói chuyện với người có hai đặc điểm này, bạn thấy thoải mái và tin tưởng hơn, đúng không? Hãy tập rèn luyện sự tự nhiên và điềm tĩnh khi giao tiếp với người thân của bạn trước, sau đó mở rộng ra là đối tượng bạn bè – nếu bạn thấy nói chuyện tự nhiên với người lạ là một việc khó thực hiện.
Bước thứ năm: Học cách thuyết phục người khác và lôi kéo họ vào cuộc nói chuyện
Điều này cũng không quá khó khi bạn biết hết những sở thích, sở trường của người đó, chỉ cần bạn nắm được điểm mấu chốt của vấn đề bạn sẽ dễ dàng thuyết phục họ. Thái độ nói chuyện của bạn cũng có tác động rất lớn đến cách đánh giá của người đối diện đấy. Rất nhiều người tự tin, phô bày hết những hiểu biết của mình nhưng lại không nhận được sự đồng tình của đối tác. Đơn giản vì họ quá tự tin, tỏ ra quá hiểu biết khiến người khác e dè. Hãy để cho đối tác của mình ngưỡng mộ ở mức vừa phải. Đừng để họ nghi ngờ về tính chân thật của lời nói hoặc ngần ngại nói chuyện với bạn vì họ sợ bị “khớp”.
Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi người, bạn chứ không ai khác có thể hình thành kỹ năng giao tiếp cho mình. Nhất là sự tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp, bạn hàng hay đối tác. Chỉ cần bạn biết cách thu phục nhân tâm, bạn sẽ sớm gặt hái được những thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, hãy nhớ lời nói đi đôi với hành động mới có giá trị, mới làm nên giá trị thực sự của hình ảnh con người bạn. Giao tiếp chỉ là một phương tiện để khẳng định thêm các giá trị đó mà thôi.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Một vài cách tự tin trong cuộc sống
Bí quyết nói chuyện trước đám đông