Cách giao tiếp với cấp dưới khôn ngoan của người quản lý giỏi
Cách viết mail cho sếp khôn ngoan nhất
Cách thuyết phục bố mẹ cho cưới khôn ngoan nhất
Cách từ chối cho mượn tiền khôn ngoan, không làm mất lòng bạn
Cách ứng xử khi bị xúc phạm khôn ngoan nhất. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về những kiểu xúc phạm khác nhau. Thứ nhất, những xúc phạm bằng lời trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ về xúc phạm bằng lời gián tiếp là những chuyện đùa và những bình luận mỉa mai, những lời khen châm biếm, bắt chước. xúc phạm bằng ngôn ngữ cơ thể như nhìn chằm chằm, 1 nụ cười giả tạo hoặc phóng đại, 1 cái đá lông mày. Những xúc phạm thân thể rõ ràng hơn là đấm, tát hoặc khạc nhổ.
CÁCH ỨNG XỬ KHI BỊ XÚC PHẠM
Những kiểu trên bao gồm sự chủ động làm. Nhưng cũng có những kiểu xúc phạm bỏ sót rất phổ biến. Ví dụ, không mời 1 ai đó, không cười trước những câu chuyện cười của anh í.
Đâu là cách tốt nhất để xử lý với tất cả những kiểu xúc phạm đó?
1. Tức giận. Đây là đáp ứng yếu nhất có thể, và điều này có 3 lý do chính. 1) nó cho thấy chúng ta xem sự xúc phạm và người xúc phạm 1 cách nghiêm túc. 2) nó cho thấy có sự thật trong lời xúc phạm. 3) nó làm chúng ta mất ổn định và đau khổ.
2. Chấp nhận. Điều này dường như là 1 đáp ứng rất yếu, nhưng trong nhiều trường hợp, nó thực sự là đáp ứng mạnh nhất trong tất cả. Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta phải xem xét 3 điều: lời xúc phạm đó đúng không, nó đến từ ai và tại sao. Nếu lời xúc phạm là đúng, người đó có lý và động cơ của anh í là đáng coi trọng thì khi đó lời xúc phạm không phải là 1 lời xúc phạm mà là 1 câu nói lên sự thật và nó có khả năng giúp đỡ chúng ta. Đó là trường hợp chúng ta không và không nên bực mình trước giáo viên, bố mẹ hoặc bạn thân.
Nếu tôi tôn trọng người xúc phạm tôi, tôi phải suy nghĩ về lời xúc phạm, và hoc hỏi nhiều từ nó. Mặt khác, nếu tôi nghĩ người đã xúc phạm tôi không đáng coi trọng thì tôi không có lý do gì để mếch lòng, giống như tôi không có lý do để mếch lòng trước 1 đứa trẻ hư đốn hoặc 1 chú chó đang sủa.
3. Đáp trả sự xúc phạm. Có rất nhiều vấn đề với sự hạ nhục, ngay cả nếu đó là 1 câu hạ nhục rất thông minh. 1) câu đáp trả phải thông minh 2) nó phải xuất hiện đúng lúc. Nhưng ngay cả nếu chúng ta thông minh và dí dỏm như Oscar Wilde, thì vấn đề với câu hạ nhục thông minh là, mặc cho sự thông minh của nó, nó có xu hướng làm chúng ta ngang hàng với người xúc phạm, nâng anh ta lên vị trí của chúng ta và hạ chúng ta xuống vị trí của anh ta. Điều này làm cho anh ta và lời xúc phạm của y quá nhiều sự đáng tin. Trong thực tế, câu hạ nhục thông minh chỉ nên được dùng với bạn bè vào dịp vui vẻ. Nó chỉ nên được dùng với mục đích hài hước.
4. Hài hước. Hài hước là 1 đáp ứng đặc biệt hiệu quả vì 2 lý do: nó làm suy yếu sự xúc phạm, nó làm giảm sự căng thẳng của tình huống.
5. Phớt lờ sự xúc phạm. 1 mặt tiêu cực của hài hước là nó đòi hỏi suy nghĩ nhanh. Ngược lại, phớt lờ sự xúc phạm thì dễ hơn và trong thực tế, có quyền lực lớn hơn.
Tóm lại, chúng ta không cần bực mình trước 1 sự xúc phạm. Sự bực mình không ở trong sự xúc phạm mà ở trong phản ứng của chúng ta đối với nó, và những phản ứng của chúng ta hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Thật vô lý khi mong đợi 1 người thô lỗ không nên là 1 người thô lỗ; nếu chúng ta bực mình trước hành vi xấu của anh ta, chúng ta chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân.
Những quan điểm trong bài viết này đến từ cuốn sách 'A Guide to the Good Life: The Ancient Art of Stoic Joy' của William Irvine.
Ứng xử với lời chỉ trích
Phải nhận về những lời chỉ trích, phê bình, rõ ràng, với ai cũng chẳng bao giờ vui. Tuy nhiên, vẫn luôn có cách để đương đầu với nó theo hướng ít tổn thương hơn và đôi khi, có thể tìm ra được những điều tốt đẹp từ đó.
Đây là một vài chỉ dẫn hữu ích với bạn.
Đếm tới 10 trước khi nói
Nếu ngay lập tức phản ứng với lời chỉ trích, bạn thường vấp phải thái độ quá giận mất khôn. Và những lời lẽ tuôn ra khi đó có thể sẽ quá khích, xúc phạm người khác hoặc vô bổ. Hãy tự đếm ít nhất tới 10 sau khi ai đó buông lời phê phán bạn. Sau đó hãy phản hồi. Cách đơn giản này sẽ giúp bạn bình tâm đôi chút, và việc lường trước được vài viễn cảnh sẽ giúp bạn thoát khỏi những rắc rối và tránh không nói những điều khó rút lại được sau này. Đó cũng là cách ứng xử hiệu quả để tránh việc gây ra những rắc rối không cần thiết.
Hãy hành xử như Đức Phật
Rất có thể bạn đã nghe nói về câu chuyện này. Đó thực là cách ứng xử thực tế và tuyệt vời khi nhìn nhận về sự chỉ trích. Đó cũng có thể hữu dụng hơn nữa trước sự phê phán thiếu tính xây dựng và những xúc phạm cá nhân.
“Một người đàn ông cắt ngang bài giảng của đức Phật bằng một tràng thóa mạ. Ngài bèn chờ cho anh ta dứt lời mới hỏi, “Nếu ai đó tặng người khác một món quà nhưng người đó từ chối thì món quà sẽ thuộc về ai?”
“Tất nhiên là thuộc về người đem tặng”, người đàn ông đó đáp.
“Vậy thì,” đức Phật nói, “Ta từ chối không nhận những lời phỉ báng của ngươi và yêu cầu người giữ nó lại cho mình”.
Hãy đơn giản không chấp nhận món quà của kẻ chỉ trích. Bạn không cần phải nhận. Khi đó, nó sẽ vẫn thuộc về người thốt ra điều đó.
Hãy coi khen ngợi và chỉ trích là như nhau
Ai cũng thích được khen, nhưng bạn hãy rèn luyện để không cảm thấy quá phấn khích tới mức nhảy lên hay hét ầm ĩ vì vui mừng. Lợi thế của tâm trạng này là khi phải nhận lại điều ngược lại, tức những lời chỉ trích tiêu cực, khó nghe, bạn cũng sẽ bình tĩnh đón nhận mà không cảm thấy quá khó chịu hay bị những cảm xúc tiêu cực lấn át. Thậm chí, bạn còn có thể học hỏi được điều gì đó nữa từ những chỉ trích, phê bình.
Về cơ bản, tâm lý này không phụ thuộc nhiều vào những gì người khác nghĩ. Nếu bạn cứ chăm chắm lo lắng về những gì người khác nghĩ, bạn sẽ dễ bị phụ thuộc và để những người khác kiểm soát cảm xúc, kể cả việc bạn cảm thấy buồn hay vui.
Thế nên, bạn hãy dần từ bỏ việc phụ thuộc vào những đánh giá bên ngoài để quan tâm hơn tới những đánh giá từ chính bản thân. Khi tự mình nhìn nhận và đánh giá mọi việc, bạn sẽ bớt quan tâm tới những đánh giá từ bên ngoài. Tuy nhiên, đừng đẩy điều này đi quá xa. Đừng trở thành người bất cần, không muốn nghe lời chỉ trích nào, dù nó giá trị ra sao.
Nếu bạn chẳng học hỏi được điều gì từ những lời chỉ trích, hay đó chỉ là những lời ì xèo vớ vẩn của dư luận hoặc của ai đó muốn xúc phạm bạn, hãy nghĩ về tâm thế ổn định của mình và bỏ qua mọi chuyện. Bạn không quan tâm quá nhiều và sẽ nhanh chóng quên nó đi, thay vì việc dành suốt cả ngày trời để tức giận, buồn bã hay tìm hiểu căn nguyên vì sao.
Tất nhiên, việc giữ một tâm thế bình ổn trước một lẽ khen chê không hề đơn giản. Tất cả đều cần có thời gian và sự kiên trì, nhẫn nhịn trong mọi tình huống của cuộc sống.
Lắng nghe lời chỉ trích và đi vào các chi tiết
Thay vì phản ứng với người khác vì những lời lẽ của họ và tạo ra một không khí căng thẳng, bạn hãy cố gắng làm dịu đi xung đột. Hãy cố duy trì thái độ cởi mở, bình tĩnh và hình dung xem điều này có thể giúp bạn như thế nào. Ngay cả khi ai đó thốt ra những lời vô cùng khó nghe kiểu như “Công việc/blog/sản phẩm của anh/chị thật vớ vẩn!”, bạn vẫn nên hỏi thêm những câu hỏi mở kiểu như: Tại sao anh/chị nói nó vớ vẩn? Tôi có thể cải thiện nó như thế nào? Tôi có thể giải quyết nó ra sao? v.v..
Nếu họ không thể trả lời mọi câu hỏi của bạn, tức là họ chỉ cố ý chê trách mọi thứ. Nhưng đôi khi, cũng có những thông tin giá trị trong sự chỉ trích tiêu cực. Có những điều sẽ chẳng ai nói cho bạn biết. Hãy tìm ra các chi tiết thực tiễn và chính xác về những điều chưa tốt. Có thể đã luôn có một giải pháp cho vấn đề, nhưng bạn cần thêm thông tin để nhận ra điều đó. Bằng cách cải thiện kỹ năng giap tiếp và khiến nó hiệu quả, cụ thể hơn, bạn có thể tiếp cận gần hơn với việc hiểu biết người khác cũng như giải quyết rắc rối.
Và nếu bạn có thể hiểu, giúp đỡ và thay đổi tâm trạng của người đưa ra những lời chỉ trích, hẳn họ sẽ đánh giá bạn cao hơn. Biết đâu, bạn có thể biến một cuộc xung đột thành mối quan hệ giá trị cho mình.
Cẩn trọng trong sử dụng email
Vì ngôn ngữ là một phần nhỏ của quá trình giao tiếp, bởi chiếm phần lớn trong giao tiếp là giọng điệu ngôn ngữ và cử chỉ thể hiện, do đó, sẽ là khôn ngoan nếu bạn không hồi đáp lại những lời chỉ trích qua email. Tốt hơn hết, bạn nên gọi điện hoặc gặp trực tiếp chủ nhân của những lời trách móc. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc tạo thêm một mớ những hiểu lầm. Tương tự, tránh sử dụng email cũng là điều bạn nên làm khi có ý định chỉ trích ai đó.
Khi giận dữ với đồng nghiệp
THAM KHẢO THÊM:
Kỹ năng đối xử với con người!
Trong cuộc sống có nhiều lúc chúng ta không khéo léo trong đối xử và giao tiếp khiến cho không ít người cảm thấy bị tổn thương và xúc phạm. Đã có lúc nào đó có người bật khóc vì câu nói của bạn chưa? Bạn đối xử với họ như thế nào khiến cho họ cảm thấy bị tổn thương như vậy?
Ít người để ý đến cảm xúc của người khác khi chúng ta đối xử với họ, chỉ một số ít người quan tâm đến cách mình đối xử với người đó đơn giản họ nhận thấy mình không cần thiết phải làm như vậy. Họ không biết rằng, đối xử với người theo cách mà ta muốn không chỉ khiến họ cảm thấy bị tổn thương mà còn cảm thấy bị xúc phạm.
Nếu người khác cũng đối xử với bạn một cách thô lỗ và cục cằn, thậm chí mang tính khiêu khích bạn có cảm thấy vô cùng tức giận người kia không? Nếu nói không là bạn đang dối lừa chính bản thân mình đấy. Không ai không cảm thấy tức giận khi bị ai đó xúc phạm đến cá nhân mình.
Nếu bạn không muốn nhận lại những cảm giác tiêu cực như vậy bạn nên học cách đối xử với người khác theo cách mà họ muốn chứ không nên đối xử với người khác theo chủ ý riêng của bạn. Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, cũng như chúng ta ai cũng có cách ứng xử và đối xử với người khác khác nhau. Bạn đừng vì một lý do hay sự ganh ghét cá nhân mà châm biếng, thậm chí xúc phạm họ. Bởi làm như thế vô hình chung bạn đã kéo mình xuống ngang hàng với họ.
Hãy thể hiện một cái tôi cao lớn và đẹp đẽ trong lòng người khác để họ nhớ đến bạn lúc nào cũng nhớ về cách bạn cư xử với họ. Cư xử đẹp bạn sẽ chẳng làm ai tổn thương được họ sẽ yêu quý bạn hơn bởi bạn biết trân trọng những giá trị cảm xúc của con người. Sựu xúc phạm người khác chưa bao giờ đem lại những lợi ích cho con người nó chỉ thỏa mãn cảm giác tức giận của bạn trong chốc lát. Bạn sẽ chẳng có được cái nhìn thiện cảm của người khác chứ chưa nói đến sự tôn trọng của họ giành cho bạn?
Nếu người khác đối xử vởi bạn không tốt làm bạn cảm thấy bị tổn thương và bị xúc phạm bạn sẽ làm gì với họ? Đối xử với họ theo cách mà họ đã đối xử với bạn ư? Đừng làm như thế bạn nhé, bởi con người cần có cái tôi đẹp đẽ để người khác ngưỡng mộ và thán phục. Hãy đối xử thân thiện và nhiệt tình với những người xung quanh bạn. Nếu người bạn căm ghét đến độ không muốn gặp lại thì tốt nhất đừng nên gặp gỡ họ. Nó sẽ khiến cho tâm trạng của bạn tốt hơn rất nhiều.
Tâm hồn con người mong manh dễ vỡ, thế nên nó cũng dễ bị tổn thương. Bạn hãy tôn trọng cảm xúc của những người đối diện, họ sẽ tôn trọng bạn, hay ít ra, những người xung quanh sẽ đánh giá cao điều đó.
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất
Chọn kiểu tóc dự tiệc đẹp như sao -
Nghệ thuật cư xử trong tình yêu
Dự tiệc công ty những điều nên và không nên
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất -
(ST)