Cách ứng xử lịch sự cho bạn thành công trong cuộc sống

Cách ứng xử lịch sự cho bạn thành công trong cuộc sống. Lịch sự ở công sở, theo các chuyên gia tư vấn việc làm, đó là sự khôn khéo và khéo léo theo kiểu của các chính khách thể hiện qua hành động và thái độ của bạn đối với những người xung quanh trong công sở. Một số quy tắc có thể giúp bạn ứng xử lịch sự.





CÁCH ỨNG XỬ LỊCH SỰ

Để bạn lịch sự hơn ở công sở


Quy tắc vàng và là quy tắc cơ bản nhất: Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn người ta đối xử với bạn. Nếu bạn đối xử trân trọng và quan tâm với đồng nghiệp, họ khó có thể làm điều ngược lại với bạn.



Kiểm tra và loại trừ những "chuẩn" không hợp của bạn. Chúng ta đều có những chuẩn mực làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, các chuẩn mực đó nhiều khi lại không phù hợp lắm trong một số tình huống. Một trong những cách dễ nhất để nhận ra những chuẩn mực của bạn là tự đánh giá quan điểm của bạn. Ví dụ: Bạn nghĩ đến điều gì khi nghe một cái họ dân tộc? Hoặc bạn có thành kiến với một đồng nghiệp mắc bệnh đồng tính luyến ái? Nếu như bạn nhận ra ngay những phản ứng tức thời của mình khi đón nhận những thông tin và sự việc tương tự như vậy, bạn sẽ hiểu ra ngay chúng xuất phát từ đâu: Chính từ những điều mà bạn gọi là những "chuẩn mực" hay "quy tắc" của bạn. Và bạn cũng hiểu ngay rất nhiều "chuẩn mực" của mình không thật lắm, không phù hợp trong nhiều trường hợp.

Bước ra khỏi khu vực an nhàn của bạn. Không có gì khó hiểu khi người ta thường "xích lại gần hơn" những người khác giống mình và sẵn lòng chia sẻ quan điểm, mối quan tâm. Điều này thường xảy ra nơi công sở. Bạn chỉ cần vào quán giải khát hay căng tin cơ quan sẽ dễ dàng tìm thấy được những người có kiến thức nền giống nhau thường ngồi với nhau. Bản thân bạn cũng khó ngồi lâu với những ai không giống bạn. Nhưng điều này không nên vì một công ty hiện nay bao gồm nhân viên thuộc nhiều dân tộc khác nhau, nhiều tôn giáo khác nhau và có thể có nhiều quốc tịch khác nhau. Hãy mời ai đó dùng cơm trưa, bạn sẽ thấy mỗi người đều mang lại cho bạn sự ngạc nhiên thú vị.

Cẩn thận với tính hài hước. Sự hóm hỉnh, tính hài hước có thể làm những người xoay quanh bạn vui vẻ. Nhưng nhiều người đã phải chịu khốn đốn sau khi kể những chuyện cười với mục đích chỉ đùa vui. Họ không để ý rằng những trò đùa gây cười vô hại với họ nhưng lại làm tổn thương người khác, có thể người đó đang giữ một chức vụ cao hơn và cho rằng bạn "nói kháy" họ. Những câu chuyện đùa bỡn có liên quan đến những người thuộc cấp, phụ nữ, người mắc bệnh đồng tính luyến ái, người khuyết tật, người cao tuổi không thích hợp trong môi trường làm việc nơi công sở.

Đặt câu hỏi. Bước chân vào một công sở, bạn buộc phải học văn hóa công sở ở đó. Ngày nay, bạn trẻ thường làm việc trong các công ty nước ngoài nơi có nhiều người mang quốc tịch khác nhau. Xây dựng mối quan hệ với những người khác nền văn hóa với bạn, nói như thế nào về sự khác biệt của bạn đối với họ. Bạn sẽ hỏi như thế nào để hiểu biết về quan điểm, nền tảng văn hóa và tìm hiểu ra sao về cách ứng xử sao cho đúng. Đó là cả một cuộc hành trình tìm hiểu văn hóa mà bạn phải làm để ứng xử lịch sự.

Khác biệt về giao tiếp. Cử chỉ, ngôn ngữ điệu bộ trong giao tiếp khác nhau tùy thuộc nền văn hóa khác nhau. Để tránh những sự hiểu lầm đáng tiếc, bạn cần tìm hiểu văn hóa giao tiếp qua sách vở, thực tế và trên mạng Internet.

Tôn trọng ý kiến khác. Mỗi người có một nền tảng học vấn và văn hóa khác nhau. Điều này dễ thấy khi họ có những suy nghĩ và phản ứng khác nhau với cùng một sự việc đang diễn ra. Vấn đề của bạn với tư cách là một đồng nghiệp trong công sở, bạn cũng phải học cách tôn trọng những ý kiến, nhận định khác của các đồng nghiệp và tìm cách thỏa thuận hợp lý vì mục tiêu chung.

10 lời khuyên về cách ứng xử nơi công sở

  Hoà hợp với đồng nghiệp sẽ giúp công việc suôn sẻ và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng xây dựng được một mạng lưới đồng minh tin cậy. Vì vậy, hãy cố gắng ứng xử với mọi người trong công việc một cách khéo léo bằng cách áp dụng 10 lời khuyên sau:

1. Kiểm soát giọng nói

Chắc hẳn có đôi lúc bạn bị sếp la mắng và cảm thấy oan ức. Tuy nhiên, hãy bước đi trong sự im lặng bởi nếu phát ngôn, mọi người có thể nhận thấy sự bực tức, hậm hực trong giọng nói của bạn và như vậy, tình huống có thể phức tạp hơn. Mọi người sẽ cho rằng bạn không chuyên nghiệp và nghiêm trọng hơn nữa là chống đối công ty. Do đó, khi phải đối mặt với những tình huống nhạy cảm, hãy nói ít hơn những gì bạn nghĩ. Kiểm soát giọng nói sẽ giúp tình hình bớt căng thằng hơn và hình ảnh của bạn cũng bớt xấu hơn. Trong công sở, hãy sử dụng từ ngữ khéo léo sao cho chúng thể hiện nhiều hơn những gì bạn nói.

2. Cẩn trọng với những lời hứa 

Nếu bạn muốn đưa ra cam kết nào đó, trước hết hãy đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện chúng. Nhớ rằng cách dễ nhất để mọi người mất niềm tin ở bạn là  hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều. Đồng nghiệp và sếp coi bạn như một người vô trách nhiệm và cảnh giác với bạn khi thực hiện các dự án trong tương lai. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những lời hứa của mình và luôn giữ chữ tín.

3. Đối xử tốt và luôn động viên, khuyến khích mọi người

Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và khuyến khích đồng nghiệp. Hãy hết lời ca ngợi những người hoàn thành công việc xuất sắc, kể cả đó là thành công của người cạnh tranh với bạn. Với cách cư xử như vậy, bạn có thể khiến đồng nghiệp khó tính nhất cũng phải động lòng. Ngay cả khi đưa ra những nhận xét tiêu cực, hãy thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng và không bao giờ tỏ vẻ hằn học. Chắc chắn, bạn sẽ đạt được tình cảm của tất cả mọi người trong công ty.

4. Quan tâm tới mọi người

Hãy tìm hiểu về sở thích, gia đình, kể cả những khó khăn của đồng nghiệp. Khi người khác vui vẻ, hãy vui cùng họ và khi họ có rắc rối, đau buồn, hãy chia sẻ, đồng cảm với họ. Cư xử nhã nhặn với tất cả mọi người, từ anh bảo vệ tới tổng giám đốc. Mọi người sẽ tin tưởng nhiều hơn khi nhận thấy thái  độ quan tâm ở bạn.

5. Luôn vui vẻ, lạc quan

Biểu hiện lạc quan, vui vẻ không chỉ giúp bạn “ miễn nhiễm” với stress mà còn truyền cho những người làm việc cùng. Mọi người sẽ thấy thoải mái, thậm chí yêu thích khi ở bên cạnh bạn. Do đó, đừng chững lại trước rắc rối, thất vọng nhỏ và “ vác” bộ mặt ủ rũ tới cơ quan.

6. Cư xử khéo léo

Đừng để bản thân vướng vào những cuộc tranh luận căng thẳng với đồng nghiệp hay sếp. Hãy thảo luận, chứ không phải tranh cãi. Bất đồng căng thẳng kéo dài có thể biến mọi người thành kẻ thù của nhau. Vì thế, bạn nên bình tĩnh và thoải mái trong mọi tình huống. Và khi phải đối mặt với ý kiến bạn không tán thành hoặc không thích, hãy cư xử thật khéo léo sao cho thể hiện sự bất đồng mà không gây ra bất hòa.

7. Cẩn thận khi nhận xét về người khác

Tốt nhất là bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của người khác khi được gợi ý. Hạ thấp người khác để tự nâng mình lên là việc làm lãng phí thời gian. Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiêu cực, đặc biệt trong công sở, tinh thần đồng đội và nhuệ khí làm việc chung của mọi người sẽ giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghiệp cũng có thể hành động tương tự với bạn nếu bạn cất giọng chống lại họ. Do đó, đừng để những câu chuyện phiếm kiểm soát cuộc sống công sở của bạn.

8. Chú ý tới cảm giác của mọi người

Tính cách hài hước của bạn có thể giúp cho không khí làm việc trong văn phòng thoải mái hơn. Tuy nhiên, đừng để nói lời nói đùa của mình khiến ai đó cảm thấy tổn thương. Tuyệt đối không giễu cợt về vẻ ngoài, bệnh tật, gia đinh, chuyện riêng tư của mọi người. Từ ngữ trong những câu chế nhạo là lời lẽ cay độc nhất. Hãy chú ý tới cảm giác, suy nghĩ của người khác khi bình luận về họ.

9. Không quan tâm tới những bình luận ác ý của người khác về bạn

Hãy nhớ, người nói xấu, bình luận ác ý về người khác sẽ không được kính trọng. Đừng để những nhận xét bất lịch sự đó ảnh hưởng tiêu cực tới bạn. Hãy dùng hành động, thành công của bạn làm sáng tỏ mọi điều tiếng và khiến mọi người có cái nhìn đúng đắn về bạn.

10. Không áp lực về thành tích của bản thân

Hãy thư giãn và làm tốt nhất trong khả năng của bạn. Sốt sắng về thành công của bản thân có thể khiến bạn hành động mù quáng, như cướp lấy danh tiếng của đồng nghiệp. Lo lắng chỉ làm bạn thêm căng thẳng, áp lực. Hãy để mọi người thấy tinh thần làm việc thoải mái của bạn và bạn sẽ đạt được niềm kiêu hãnh, vui sướng khi công việc hoàn thành xuất sắc.




THAM KHẢO THÊM:

Những cách ứng xử con gái nên làm

Một số cách ứng xử lịch sự sẽ giúp con gái tăng cường mối quan hệ, giúp con gái gặp gỡ mọi người hoặc thậm chí là tìm được một công việc ưng ý vì sự lịch thiệp của mình.

Bắt tay không chỉ là cách cư xử lịch sự của phái mạnh. Ảnh: internet

Bắt tay

Bắt tay là cử chỉ đơn giản và thường gặp nhất, không chỉ trong công việc mà cả cuộc sống thường ngày. Nhiều người lầm tưởng hành động này chỉ dành cho phái mạnh nhưng thật ra, nó là cử chỉ lịch sự của tất cả mọi người. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, người đối diện có thể tăng khả năng nhớ đến bạn gấp đôi nếu họ bắt tay bạn. Do đó, các cô gái nên nhớ rằng, bắt tay là hành động thể hiện sự thân thiện và chân thành.

Lễ phép

Bất kể người đối diện là ai thì con gái cũng nên tôn trọng và lễ phép, cho dù đó là ông bà, cha mẹ, những thành viên lớn tuổi trong gia đình hay thầy cô, cấp trên... Bởi vì sự lễ phép sẽ tạo nên nét duyên dáng và đáng yêu của người con gái. Tuy nhiên, hiện nay có những bạn gái rất xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang nhưng lại đánh mất đi nét duyên dáng và đáng yêu của mình.

Biết ơn

Hầu hết các cô gái đều biết đây là một trong những cách cư xử quan trọng và cần thiết. Ví dụ như khi bạn nhờ ai đó giúp đỡ thì đừng bao giờ quên lời cảm ơn, ngay cả đối với những việc nhỏ nhất. Và hãy dành lời cảm ơn cho bất cứ ai, chứ không chỉ cho những người lớn tuổi trong gia đình.

Nói chuyện lịch sự

Hãy giữ cho âm lượng giọng nói của bạn ở mức vừa phải khi nói chuyện, hạn chế sử dụng tiếng lóng, chửi thề hoặc thảo luận về những chủ đề nhạy cảm. Ngoài ra, các bạn gái cũng nên chịu khó lắng nghe và không ngắt lời người đối diện nhé.

Thường xuyên nói lời cảm ơn là một trong những cách cư xử con gái nên làm. Ảnh: internet

Chúc mừng mọi người

Nếu ai đó xung quanh bạn đang có chuyện vui, chẳng hạn như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, kết hôn, tìm được việc làm hay thi đại học đạt kết quả cao thì hãy sẵn sàng chúc mừng và chung vui với họ nhé.

Giữ cửa thang máy

Bạn không cần phải là một chàng trai thì mới có thể giữ cửa cho người khác. Lần sau, nếu có người đang bước vội đến thang máy thì hãy giữ thang máy để chờ người đó nhé. Bạn chỉ mất một vài giây nhưng điều này sẽ khiến mọi người quý mến bạn hơn.

Nhường chỗ ngồi trên xe buýt

Nếu bạn đến trường hoặc đi làm bằng xe buýt mà thấy có một bác cao tuổi, một chị đang mang thai hoặc một người khuyết tật nào đó thì hãy nhường ghế ngồi cho họ. Chắc chắn họ sẽ rất cảm kích và bạn cũng vui nữa.

Sử dụng điện thoại hợp lý

Thật là bất lịch sự khi bạn để chuông điện thoại reo inh ỏi trong khi mọi người đang họp và làm việc. Một điều cần lưu ý nữa là không nên gọi điện thoại làm phiền ai đó vào lúc sáng sớm và đêm khuya, trừ một số trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, cũng không nên gọi vào giờ nghỉ trưa, giờ làm việc và học tập.






Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Nghệ thuật ứng xử với khách hàng -
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Nghệ thuật cư xử trong tình yêu
Ứng xử với bạn của người yêu
Cư xử với gia đình chồng thế nào
Bí quyết cư xử với mẹ chồng




(ST)